Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.122
123.139.718
 
Tri thức thức tỉnh: về màu sắc
Nguyễn Hồng Nhung

CHARON WIKTOR

                               

 

Các màu sắc không tồn tại trong thực tế!

Màu sắc là một cảm giác, là một phản ứng của não với ánh sáng.

Ngần ấy màu trên một bề mặt có màu sắc xuất hiện như sau: từ các màu tổng hợp của ánh sáng mặt trời, hoặc từ ánh sáng nhân tạo, bề mặt phản ảnh một số tia sáng mang màu sắc nhất định, còn các màu khác nó nuốt hết. Các tia sáng phản ảnh mang màu sắc đến cho các bề mặt. Sự phản ảnh và nuốt này đặc trưng cho  mọi vật chất và mọi bề mặt có màu. Tỷ lệ bị nuốt và tỷ lệ sự phản ảnh đem đến cho các bề mặt màu sắc.

 

Từ đó tiếp theo: tác động gợi sự kích thích màu của bề mặt có màu sắc, hay nói cách khác, màu của bề mặt  phụ thuộc vào các thành phần tạo ra màu sắc của ánh sáng chiếu đến nó. Bản thân các vật không có màu sắc riêng. Khi ta thấy một quả chuối vàng, điều ấy không có nghĩa là quả chuối có màu vàng. Chỉ ta nhìn thấy thế, bởi não của chúng ta nhận ra như vậy.

 

Cái chúng ta cho rằng chúng ta nhìn thấy như một sắc tố của vật thể, thực ra là màu của ánh sáng phản ảnh từ vật. Khi một tia của ánh sáng mặt trời chiếu đến quả chuối, ngoài màu vàng của quả, quang phổ (spektrum) đã nuốt hết tất cả các màu khác. Bởi vì ánh sáng vàng phản ảnh lên quả chuối, nên đấy là màu cũng phản ảnh trong mắt chúng ta. Đặc biệt, chúng ta đồng hóa quả với chính cái màu bị chối từ.

 Như chúng ta biết trong cơ cấu nhìn, não xử lý các thông tin nhận được từ mắt. Và cái mà trong thực tại chúng ta nhìn thấy, có vai trò không nhỏ của các kinh nghiệm, của các kỷ niệm. Não có khả năng, từ các hình ảnh thiếu hụt vẫn tạo ra thông tin có thể hiểu được. Do đó cũng có thể bị đánh lừa.

Có ba khái niệm đặc trưng cho màu:

1-     Màu sắc

2-     Sự bão hòa

3-     Ánh sáng

 

  1. Sự xác định màu sắc

Các màu có tọa độ của một x và một y. Bản thân màu chúng ta không biết bởi vì  điểm phi màu sắc. Chúng ta xác định màu bằng cách ta buộc điểm màu vào với điểm E. Trong hướng của điểm màu chúng ta kéo dài thẳng vượt ra ngoài. Như vậy chúng ta cắt một điểm trên vạch quang phổ. Điểm trên vạch quang phổ có giá trị bước sóng. Ta đặt tên giá trị bước sóng này là λd. Sau khi một màu sắc rõ ràng do bước sóng cung cấp, trên cơ sở giá trị bước sóng ta xác định được màu sắc liên quan tới điểm. Nếu ta cũng kéo dài đến một hướng khác, trên vạch tím ta cắt một điểm. Giá trị bước sóng của điểm này là λc.

  1. Xác định sự bão hòa

Dấu hiệu của bão hòa là: Pe

Trên vạch quang phổ các bão hòa chính là các màu sắc. Điểm E giá trị bão hòa của nó là 0, bởi vì ở đấy không có màu sắc. Nghiên cứu sự bão hòa vấn đề là điểm màu xa như thế nào từ điểm E, hay từ vạch quang phổ. Nếu gần vạch quang phổ, sự bão hòa của nó tăng, nếu gần điểm E, lại giảm. Cần xác định khoảng cách từ điểm E và từ vạch quang phổ.

Có thể xác định được hai khoảng cách: điểm màu và khoảng cách của E(xsz), cũng như λd và khoảng cách của điểm E (xd). Cần chia đôi lẫn cho nhau:xsz/xd. Trong trường hợp này giá trị bão hòa rơi ở giữa 0 và 1(0<Pe<1)Bão hòa bằng không, nếu điểm màu rơi vào điểm E và giữa chúng không có khoảng cách.

Bão hòa lớn nhất, là 1, khi điểm màu rơi vào λd. Hai khoảng cách giống nhau và số chia ra chúng ta được là 1. Màu sắc không thay đổi, nếu đường vẽ sẵn trước đó chúng ta đẩy thẳng điểm màu, chỉ có sự bão hòa.

  1. Xác định giá trị ánh sáng

( Đây là giá trị Y)

 

MÀU

BƯỚC SÓNG

TẦN SỐ

ĐỎ

~625 – 740nm

~480 – 405 THz

DA CAM

~590 -625 nm

~510 – 480 THz

VÀNG

~565 – 590 nm

~530 -510 THz

XANH NON

~500 – 565 nm

~600 – 530 THz

XANH LƠ

~485 – 500 nm

~620 – 600 THz

XANH SẪM

~450 – 485 nm

~670 – 620 THz

TÍM

~380 – 450 nm

~790 – 670 THz

 

Trên trục „y” giá trị được xác định là giá trị ánh sáng. „y” song song với trục „z”, nhưng chúng ta cần phân biệt giữa hai cái. Đến „z” giá trị không thể đo được, bởi vì nó bị rơi ra khỏi biểu đồ hình móng ngựa. Có thể nói chỉ có thể lấy được điểm màu trong khu vực được quy định bởi các đường cong – „z” không rơi vào khu vực này, mà là điểm màu không lý giải được nằm ngoài khu vực biểu đồ, như vậy nó cũng không có giá trị độ sáng. Nếu chúng ta đẩy vạch kẻ xuống đến 0, ta sẽ nhìn thấy màu đen, nếu ta đẩy vạch kẻ lên đến 100, ta nhìn thấy màu trắng.

Con mắt người nhìn thấy môi trường của nó khi nó thu nhận các tia ánh sáng chiếu lên các đồ vật khúc xạ lại, phản ảnh lại mắt nó. Những tia ánh sáng này thực chất là những bước sóng nam châm điện (elektromágnes), khu vực mắt người có thể nhìn thấy, hay còn gọi là khu vực tia ánh sáng thấy được rơi vào  khu vực bước sóng khoảng từ 400-700 nm.

 

Mắt người có khả năng tiếp nhận những tia sáng điện từ trường có các bước sóng khác nhau, và bộ óc người kết hợp các cảm giác màu khác nhau từ các bước sóng khác nhau. Như vậy những màu sắc có xung quanh chúng ta là”sản phẩm của bộ óc chúng ta”, trong thực tế các màu sắc không tồn tại, chỉ có các tia ánh sáng nam châm điện (elektromágnes) của các bước sóng khác nhau.

 

Một đặc điểm tiếp theo của mắt người là nếu các điểm màu khác nhau ở bên cạnh nhau quá gần, hoặc trong cùng một điểm màu, các bước sóng thay đổi nhau quá nhanh, lúc đó mắt chúng ta sẽ gột sạch các kích thích màu thành một màu sắc mà thôi. Nói cách khác, từ các màu sắc khác nhau trộn vào thành một màu.

 

Điều này có thể chứng minh được, nếu chúng ta chọn ra (cái gọi là) những màu cơ bản, từ phần lớn các màu cơ bản  đều có thể pha trộn được. Sau nhiều thí nghiệm người ta chọn ra ba màu cơ bản: màu đỏ tía (Red, R, 1=700nm) màu xanh non (Green,G, 1=564,1nm) và màu xanh sẫm( Blue,B, 1=435,8 nm)

 

Nếu chúng ta chiếu ánh sáng màu lên một vật, hoặc bản thân vật có màu đó; hoặc cả hai điều kiện được thỏa mãn, khi quang phổ (spektrum) của ánh sáng phản ảnh từ đó bị thiếu hụt; không cân bằng –hay có màu sắc. Cái này chúng ta gọi là sự kích thích màu sắc. Số liệu sự kích thích màu sắc cung cấp sự đo lường của công cụ.

 

Cơ quan thị giác của con người có khả năng cảm giác tính chất này của ánh sáng, lúc đó trong cơ quan thị giác xuất hiện các cảm giác ánh sáng. Bộ não tiếp tục chuyển cảm giác này từ hệ thần kinh thị giác về, lúc đó trong khung thị giác xuất hiện sự quan sát mang màu sắc. Sự quan sát này được đánh giá một cách phù hợp với đặc tính trạng thái, tâm trạng của não người. Một ví dụ về hiện tượng như vậy: màu sắc tương phản liên tiếp ( sự đánh giá của các kích thích màu sắc trên nền tảng thay đổi nhau liên tiếp của chúng).

 

Một màu sắc có thể bắt nguồn từ ánh sáng đơn sắc, nếu chúng ta nhận ra các tia ánh sáng có bước sóng nhất định, hoặc từ sự trộn lẫn của nhiều tia sáng, nếu chúng ta nhận ra toàn bộ các tia sáng có các bước sóng khác nhau. Màu có cường độ đồng nhất trên quang phổ hoàn toàn, ta gọi là màu trắng.

 

Giống như phần lớn các thực thể sống, thị giác của con người cũng được liên kết với quang phổ của Mặt Trời, từ quan điểm cảm giác chúng ta cũng có thể gọi ánh sáng từ Mặt Trời chiếu xuống là màu trắng, cho dù điều này chỉ là sự cân bằng trong khu vực nhìn thấy của mắt. Còn màu đen không phải do ánh sáng thay đổi mà là sự thiếu hụt ánh sáng hoàn toàn.

 

Nếu chúng ta thừa nhận yếu tố: hình thức, dáng vẻ, màu sắc của vật chất cũng không hề mô tả hiện thực, lúc đó trên cơ sở những điều này chúng ta cần nhìn lại quan niệm về thế giới quan từ trước tới nay của chúng ta. Những đặc tính này quan trọng đối với chúng ta bởi vì vật chất xuất hiện như vậy trong chiều kích không gian này dành cho chúng ta, để chúng ta có thể cảm nhận được chúng, để có thể phục vụ được thể xác vật lý của chúng ta bằng những thông tin phù hợp, có thể nhận biết.

 

 Sau khi cảm nhận, nếu các cơ quan cảm giác của chúng ta khỏe mạnh, các nhiệm vụ tiếp tục sẽ do não của chúng ta hoàn thành, cho dù nó không tạo nhận thức về một hiện tại thực, não cung cấp cho chúng ta những thông tin cho phép đời sống chúng ta trong thế gian hiện tại ở nhận thức vật lý.

 

Thế nhưng đối với một số cá nhân, mà trong ý thức của họ đã có nhiều chiều kích( dimenzio) khác tồn tại, họ biết, sự sống của chúng ta không chấm dứt bằng cái chết, và thế giới vật chất quanh ta được các năng lượng hoạt động có ý thức tạo dựng, và các thông tin nhận được từ các cơ quan cảm giác quen thuộc của chúng ta không nói về ý thức của chúng, mà để các quyết định, các hành động của chúng ta  phù hợp với các luật lệ thế gian theo không gian ba chiều  có thể cảm nhận.

 

Nếu các kích thích của thông tin nhận được không cho phép dẫn ý thức chúng ta đi nhầm đường, chúng ta sẽ nhận ra, tri thức được đưa ra của hệ thống không bao phủ hết toàn bộ hiện thực, như vậy trước-sau thể nào chúng ta cũng sẽ đạt tới việc nhận biết về khái niệm và nguồn gốc của vật chất, hiểu và sử dụng được các khả năng 3D, hiểu rõ khái niệm, sự quan trọng của không gian 3D, và việc tích lũy các thông tin này vào bộ nhớ linh hồn chúng ta, biết đâu mở ra một khả năng để chúng ta có thể bước vào một thế gian có một chiều kích mới, nơi ý thức của chúng ta tiếp tục phát triển.

 

Rất khó để chứng minh trong một thế gian, nơi sự đa dạng của các ảo giác từ các cơ quan cảm giác phát triển của chúng ta tác động rất lớn lên cá nhân chúng ta,  nhưng trong chừng mực sở hữu một ý thức tương ứng có thể, chúng ta hãy xem xét đúng đắn các định luật của Vũ trụ, hãy điều chỉnh hòa nhập  để chúng ta có thể đi về hướng tạo ra một thế gian hạnh phúc.

 

                                      Nguyễn Hồng Nhung dịch từ bản tiếng Hung

                                                  ( Budapest. 2014. március 12.)

 

 

 

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 3039
Ngày đăng: 04.04.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 7] - Phạm Tấn Xuân Cao
“Câu chuyện vô hình” – Sự trỗi dậy của Con Người cá nhân - Hà Thủy Nguyên
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 6] - Phạm Tấn Xuân Cao
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 5] - Phạm Tấn Xuân Cao
Linh hồn là gì? - Cư sĩ Minh Đạt
Tại sao Tân Hình Thức? - Nguyễn Đức Tùng
Mê ở Ta Bà, sực nhớ quê hương là Cực Lạc - Hồ Dụy
Ý thiền trong thơ Nguyễn Trãi - Tâm Nhiên
Sơ thảo tư duy của Heidegger về bản chất tự do của con người - Võ Công Liêm
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 4] - Phạm Tấn Xuân Cao
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)