Thuyết nhà Phật cho rằng con người sanh ra đời mang số phận của sanh, lão, bệnh, tử là mệnh hệ. Đó là cõi thế; một hình ảnh hóa thân theo thời gian. Bốn cửa thành trong đời, phát nguồn từ nơi sinh ra. Con người nằm trong qũy đạo của tồn lưu, tuần hoàn như một biến thể, một điều kiện ắc có và đủ.Thế giới loài người giờ đây là cả một vấn đề.Dẫn đầu bởi thực thi phán quyết của vua quan và giáo điều của những vị tu sĩ là làm sáng tỏ để thánh hóa, để tuân phục và thờ phượng; lãnh vực đó thuộc về ý thức,vậy hợp thông là phương thức phát huy rộng lớn là đạt được một trò diễn chân lý sáng ngời bên cạnh cuộc đời, tất đánh mất đi cái vẩn đục của những gì vượt tới mục đích –the field of consciousness so contracts that the grand lines of the human comedy are lost in a welter of cross-purposes.Viễn cảnh của nhân loại trở nên phẳng, chỉ thu nhận được một thứ ánh sáng phản chiếu, một nắm bắt bề mặt của hiện hữu. Viễn tượng đó cũng đưa tới một chìm đắm bất tận. Nỗi thống khổ của con người bị đánh mất trong cái nhìn thực tại. Xã hội suy đồi cũng vì nhầm lẫn mà ra và đưa tới tai họa.Tư-kỷ-nhỏ-nhặt đã khống chế bằng chiếc ghế công lý của ngã-mạn. –Society lapses into mistake and disaster; the Little Ego has usurped the judgment seat of the Self.
Đây là một nhập thể; một niềm tin khởi thủy từ đấng siêu nhiên vũ trụ, một phát hiện hư cấu như chuyện hoang đường bằng hình ảnh con người hay sự vật, vì hãi hùng mà thờ phượng, tôn thờ kể cả tử-cung-vĩ-đại (The Enormous Womb by Henry Miller)(*), của thần âm dương Linga và Yoni (Ấn độ và Champa) hiện hữu hay không hiện hữu ‘existent or non-existent’ là những gì thuộc về thần thoại ‘mythtically’ mà còn là một luận đề bất hủ và miên viễn, đấy là tiếng than trầm thống của mỗi con người; một tiếng than cứu chuộc của tử cung (Womb of Redemption). Mong ước của con người là cùng trong một thế giới xoáy quanh giữa tinh thần và thể xác, sẽ thay mặt một lần nữa qua hình ảnh tái sinh, hóa kiếp hay còn gọi là ‘nghiệp báo và luân hồi’/karma and re-incarnation’ hoặc được gọi là hình ảnh cứu chuộc của tử cung vĩ đại, văn chương hơn là Thâm-Cung-Đại-Môn là cửa giải thoát, là nơi phát nguồn tồn lưu của muôn loài.Tại sao phải từ đó? Vì đó là thân xác hữu thể / body subject / sujet, một chủ thể hữu ngã như một chủ thể tại thế; vì đó là tử cung nơi mở đường của người mẹ, ấy là nguyên nhân lớn lao đưa tới sự thống khổ để được cứu chuộc. Một hình ảnh của vô thức hơn là ý thức; con người sống trong một trạng thái thức tỉnh mãnh liệt hơn là vô thức tự tại và không còn sợ hãi vây quanh và từ đó nãy sinh ra vấn đề sanh tồn hơn là dục thể; cho nên chi nhìn tử cung của cứu chuộc hơn là cơ quan sinh dục, bởi; cái nhìn duy tâm là lối về chủ thể hữu ngã mà cần phải vượt qua hai cái nhìn của ‘sự sinh’(born) và ‘tái sinh’(re-born); do đó vai trò của thâm-cung-đại-môn là giải thoát ra khỏi khổ hạnh tức cứu chuộc; ấy chính là quan niệm thân xác chủ thể; một sự vi nhiễu cực tính của con người để không còn thấy những gì vai trò tha thể hay chủ thể. Thuở nguyên sơ con người hệ lụy vào thần thoại để thánh hóa hợp cùng vũ trụ và coi đó là đấng siêu nhiên (super-nature) và từ đó làm chủ linh hồn như một giải thoát cứu chuộc. Dữ kiện đó xuất hiện khắp nơi dưới mọi hình thức biến thể không thực, tuy nhiên vẫn xem đó là tinh thần cứu rỗi, bởi tác tạo cho con người nơi nguồn gốc sanh ra, và; đó là niềm tin thờ phượng. Tử cung của người đàn bà chỉ là sự thừa thải không tác động như một sứ mệnh thiêng liêng; như nỗi tuyệt vọng sâu lắng ở buổi ban đầu, một qui hợp tự nó bởi một điều rất dễ nhận ra cái việc biến hóa thành thông, một quyền lực mới mẻ mà đó là mầu mở vô giá –her womb, remaining fallow as the primodial abyss, summons to itself by its very readiness the original power that fertilized the void. Mà chính con người không nhận ra vai trò kỳ diệu đó : ‘Giờ đây; ở cái ngày đó, trong khi Mary đứng bên cạnh chân núi nhìn trời như hứng chịu cái sự lý đã dựng nên, thiên thần từ trời hiện ra quanh bà, khấn nguyện, ban ơn Thánh thể: Mary; vì tử cung của người mà người đã nhận lãnh cấp thời như đó là môi sinh mà Ngài đã an bài bằng một định mệnh mầu nhiệm -vẫn trinh nguyên- khi nhận ra được thì ánh sáng từ trời sẽ đến và an trú trong trường hợp như nhiên, và xuyên qua đối tượng bằng hào quang chiếu sáng như Thánh-nữ-đồng-trinh trong tất cả vũ trụ’. –Mary; for in thy womb thou hast prepared a habitatation for the Lord. Behold, light from heaven shall come and dwell in thee, and through thee shall shine in all the world’( rút từ Phúc âm của Pseudo-Matthew. Chương IX).
Tín hiệu đó lan tỏa. Qủy sứ hiện ra bằng những giáo điều chống đối với những sự cớ, và; từ đó phát sinh những điều bất tín, những gì mà các mục vụ hết lòng rao giảng về nghiệp chướng (incarnation); sáng tỏ những gì xẩy ra không hẳn đến từ quá khứ, nhưng tất cả đến từ Trời có thể mang lại những gì vượt được bởi xác thân của tử cung đàn bà; một tử cung trinh-nữ dưới máng cỏ làng Guacheta; đó là ý thức đem lại cho Mary bằng tia sáng soi rọi từ cõi trời như một nhập thể để nhận ra mình còn nguyên vẹn hình hài của một đồng trinh giáng thế. Dẫu là gì chăng nữa con của Người vẫn đi từ cửa Thâm-Cung-Đại-Môn / Womb of Redemption như nhận lãnh của sự cứu chuộc. Tin lành đó được đem ra rao giảng như phép lạ nhiệm mầu của tôn giáo. Tín hiệu đó như tia sáng từ Trời để thừa nhận tử cung đồng trinh, để xóa đi những giáo điều qủy ám. Mà; thừa nhận một cách thiêng liêng đó là: Con của Trời / Child of the Sun như một khẳng định với thế gian không một hữu thể thoát thai từ vô thể mà hình thành của vô nhiễm.
Thâm-cung-đại-môn được coi như một tinh thần phát tiết của vũ trụ. Của đấng toàn năng dựng nên đem lại lợi ích tồn lưu cho nhân loại, dưới những bề mặt khác nhau để làm cuộc đời thăng hoa hay bi đát mà con người phải nhận lấy như định mệnh; trong mệnh hệ đó bao trùm cái nhân duyên làm người có nghĩa là nghiệp-chướng; vậy thì tử cung nhận lãnh sứ mạng mở đường để cứu chuộc, để không còn sợ hãi vây quanh, khóc hay thốt là đón nhận khổ hạnh để giải thoát. Đó là kinh nghiệm trôi chảy ‘torrent’, một xối xả không nguôi, một kinh nghiệm chuyển hóa của môi trường phát sinh –the world-generating spirit of the father passes into the manifold of earthly experience through a transforming medium. Thâm-Cung-Đại-Môn trở nên siêu lý ‘Đồng-trinh’ (The Virgin Birth / Sinh-Ra là Trinh-Nữ) của chức năng mầu nhiệm làm mẹ để cứu rỗi –the mother of the world / là mẹ của thế gian .
Huyền thoại Ấn độ giáo, Phật giáo cũng như thần thoại lịch sử Á châu biến thể trong chức năng phụ nữ để cứu khổ, cứu nạn dựa vào cơ duyên ‘sanh ra’ để thánh hóa cứu chuộc ‘face of the water / nước Thánh hay nước Cam-lộ’ đó là tinh anh của Thượng đế chuyển hóa thành thông qua hình ảnh của người đàn bà tự tác như một sáng tạo (self begot all creatures). Mà đôi khi chúng ta cho đó là một cái gì trừu tượng, những gì thuộc biên giới vũ trụ: không gian, thời gian và sự cớ / space, time and causality. Đó là trứng nước của vũ trụ (cosmic-egg). Trừu tượng đó còn để lại trong ta một hấp lực lôi cuốn, hấp lực đó chính là cứu chuộc, một cưu mang vi diệu đến từ đạo dụ của sáng tạo –Self-brooding Absolute to the act of Creation.
Khoa thần thoại nhấn mạnh rằng; sanh nở là nhiệm vụ của người mẹ hơn là nhiệm vụ của người cha (người cha chỉ là hạt giống, người mẹ là ươm mầm) đó là khiá cạnh của ông Tạo, là vai trò bổ nhiệm, một trạng thái hoán chuyển vũ trụ bắt đầu, được chọn trong vai trò phân công dành cho nam tính. Do đó người phụ nữ không còn là một bộ phận ‘sản xuất’ mà là tinh anh (virgin), bởi; hạt giống đó mờ dần vào quên lãng (Inversible Unknown). Một đại diện lạ lùng qua vóc dáng, hình hài đã tìm thấy trong thần thoại, một cố tri miên viễn được thánh hóa. (mầu nhiệm coi như phép lạ ở thế kỷ thứ 7- Thủy Mẫu đã bềnh bồng với thai nhi trong tử cung chớ không sinh ra. Thủy thần cầu khẩn để được sanh ra trong máng tổ con le le).
Biến thể để thánh hóa / Transformation of the saint. Chúng ta có hai giai đoạn diễn trình: -thứ nhất đi từ phát sinh tức thời của cái chưa hẳn tồn lưu sáng tạo (Uncreated Creating) từ một loãng thể vô tính thời gian làm nên thời đại của của những gì thuộc thời đại thần thoại. -Thứ hai là sáng tạo tồn lưu sáng tạo (Created Creating). Cái đó là một trong những phạm trù lịch sử nhân loại. Một dạng thức đông đặc, cố vị thuộc lãnh vực ý thức giải thoát (consciousness). Thân xác hữu thể có thể nhận ra được, giờ đây chỉ là hiệu năng phụ thuộc đến từ tọa độ trong con mắt nhân loại. Trên lãnh vực siêu hình của thời kỳ tiền cổ thì đó chỉ là hình ảnh mờ nhạt và hão huyền ở giai đoạn tiên khởi nhưng tiến trình dần dần một cách chính xác và chi tiết hơn qua từ kinh nghiệm giữa thân xác hữu thể và vô thể để đi tới ý thức giải thoát toàn diện và tử cung vĩ đại biến dạng trong một hư cấu xác thân hữu thể, vô tận trong mọi trường hợp; thần thoại của con người nẩy nở, một dự phóng như thật của ngày nay và chính sự cớ sống dậy trong cảm thức nhận biết dù dưới dạng thức nào thâm-cung-đại-môn hiện ra như một thừa nhận tích cực của xác thân và trí tuệ.Thần thoại là khoa siêu hình học được mở ra xuyên qua mọi quá trình viễn tượng; đó là năng lực vô biên của vũ trụ trút vào con người một hiển nhiên lồ lộ. Hòa nhập vào mọi tình huống, một hình thức xã hội từ tiền sử cho tới nay, tất cả hình ảnh của tử-cung-vĩ-đại trở nên chân phúc để cứu rỗi, cơ bản của huyền nhiệm sống dậy như phép lạ, một thần thoại được thắp sáng khởi từ thâm-cung-đại-môn mà ra.
Lạ thay; đó là những đặc điểm kỳ diệu và hiệu năng mỗi khi chạm đến và tạo nên những thích ứng giữa con người bất cứ ở hoàn cảnh nào và ngay trong những chuyện thần tiên đều mang dấu tích thánh thể; cho dù dưới những ký hiệu của thần thoại vẫn không phải là nơi tác tạo sự việc hiển nhiên, mà ở đây chỉ là tự phát của tâm linh và mỗi chịu đựng nằm trong thâm-cung-đại-môn, không hư hại, do từ nguồn gốc của sức mạnh mầm thai –the germ power of its source. Cái gì là bí mật vô tận của hình ảnh? Và; từ những gì sâu lắng của trí tuệ? Tại sao khoa thần thoại lại bao trùm khắp thế gian đều một sùng bái như nhau với mỗi sắc diện khác nhau? Và; để nói lên điều gì? Tất cả câu hỏi nêu trên đều được phân tích trên bình diện khoa học mà nay vẫn còn là những câu đố khó hiểu. Cái vi nhiễu đó như một ẩn số của ảo ảnh; thâm-cung-đại-môn vẫn là hình ảnh của ảo hóa; đó là phép bí ẩn nhiệm mầu của tôn giáo nhìn hiện thể như một xác thân cứu chuộc con người. Rút kinh nghiệm giữa ý thức và vô thức qua cái nhìn tử-cung-vĩ-đại thì đây là chuỗi vô thức từ mọi hướng đi qua lãnh vực thực hiện hành động không còn lý tính trong phương thức phát tiết của hệ thần kinh, nhưng trong cái hiển lộ đó được coi như ban phép chín chắn và tiết độ, tri nhận về sự tuần hoàn vũ trụ để sống dậy như một thực hành nghiêm chỉnh. Và nếu đây là sự thật để đối chiếu vào thần thoại dân gian là nhìn tử-cung-vĩ-đại để chiêm bái và tôn thờ ở những thời kỳ nguyên sơ; bởi đi qua những biến thể kỳ diệu của vũ trụ. Phép ẩn dụ phản ảnh một cách lớn lao như bản hùng ca Homeric, của ‘Tiên tri Hài kịch / Divine Comedy’ của Dante và những đền đài Đông phương ghi nhận dục xác (libido) là nguồn sinh ra loài người là một sùng bái biết ơn; ẩn dụ đó như phản ảnh một tư duy lớn lao, vĩ đại –cosmic methaphors as those reflected in the great. Đây là một hiệp thông khoa học như một năng lượng; đến từ Melanesian coi tử-cung-vĩ-đại gọi là ‘mana’, Sioux Indians (Da đỏ) gọi là ‘wakonda’, Hindus Indians (Ấn độ) gọi là ‘shakti’ và Thiên Chúa giáo gọi là sức toàn năng mầu nhiệm của Thượng đế.
Tóm lại Tử-Cung-Vĩ-Đại hay Thâm-Cung-Đại-Môn là nơi sinh ra và nhận lãnh như một khế ước của con người. Hình ảnh đồng trinh phổ quát rộng rãi trong nhân gian như chuyện thần tiên, nói cho ngay điều đó trở nên thần thoại –Images of virgin birth abound in the popular tales as well as in myth. Có nhiều chuyện thần tiên hay thần thoại đưa ra để xác định vị trí; dù là ẩn dụ hay trừu tượng đều xây dựng vai trò chủ thể của xác thân, thánh hóa như đấng thiêng liêng mà Thượng đế đã gầy dựng. Nhưng ngược lại đây là một sự cớ vô lý như đã thành thông, lập lại nhiều lần, một chủ đề nói lên sự sống của con người là khởi thủy từ đó để rồi thừa nhận là: Sinh Ra trong Trinh Nguyên (Virgin Birth) qua cái nhìn chủ quan của tôn giáo...
Cuối cùng; vinh quang ở nước Trời là sự thật của những đứa con ra đời.Tưởng như không có thực ở đời ./.
VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. yyc. kỵ mẹ 25/3/2014)
(*) Tổng hợp và trích dẫn qua những bài đã viết của võcôngliêm từ 2008-2014. Đọc thêm:’Henry Miller Nhà văn Dung tục’. (Viết về Tử Cung Vĩ Đại) trên một số mạng báo và giấy hoặc email : lvocong@hotmail.com
TRANH VẼ: ‘Một Nửa Venus / 1/2 Venus’ Trên giấy bià. Khổ 12’X 15’. Acrylics+ Acrylickink. Vcl # 3032014.
MỘT NỬA VENUS / HALF VENUS