Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.113
123.142.053
 
Bản chất con người
Võ Công Liêm

 

         

 

     Bản chất là vốn tự tại của con người. Nam nữ, phụ lão ấu đều có bản chất. Vậy bản chất là gì? Có hai cách nhìn; một là tính khí tự nhiên do từ bẩm sinh mà ra. Hai là hiện hữu sự việc nằm trong nhân tính là cái quan trọng lớn lao của con người–the essence of the greatest importance.Bản chất theo tư duy triết học là nội tại tự nhiên của mọi thứ, nền tảng hiển nhiên của nó (bản chất) –the inward nature of anything underlying its manifestations; là ý niệm tất yếu và một tương quan của những gì thuộc bản chất. Khó gọt rửa mỗi khi nó đã ăn sâu vào ‘nội tạng’ của con người. Động đến bản chất tất động đến tình cảm của tự nó (itself). Bản chất lấy từ ngữ ngôn Hy Lạp ‘Essẽnoi’ là cái gì hiện hữu / being / existence. Cổ Do Thái lại định nghĩa khác hơn: bản chất do từ ‘khổ hạnh’(ascetics) và ‘bí truyền’(mystics) được duy trì như một ý nghĩa đúng đắn cho bản chất kể từ thế kỷ thứ 2 trước Thiên Chúa (BC) mãi đến thế kỷ thứ 2 sau Thiên Chúa (AD). Định nghĩa khác cho rằng bản chất là một hiện hữu cố vị và hành vi như nguyên nhân sự cố -something that has independent existence and is acted upon by causes.

 

Bản chất là thực chất của cái cứng ngắc được tạo ra.Cái nhìn của triết gia hoàn toàn khác biệt về ý tưởng của bản chất. Cụ thể thuyết nhị nguyên của Descartes tin vào cái vô hình chung giữa bản chất và chất liệu mà quên đi cá tính của bản chất; nhưng ở đây đưa ra một tư duy thuộc trí tuệ của con người. Vẫn cho rằng mọi thứ tạo ra dù là đơn thuần của chất liệu bản chất thì điều đó có thể có. Hiên hữu ở đây là nhận biết ‘Being in the know’dù mỗi triết thuyết định nghĩa mỗi khác với những lý giải khác nhau.

 

Bản chất tợ như không chấp nhận cái gì thuộc song phương (dualistic), cái nhìn của vấn đề lý trí (mind-and-matter) thuộc về bản chất như gợi ý của Descartes. Hơn thế nữa; tất cả do từ tri giác để nhận biết giữa chủ thể và tha thể, giữa ý thức và vô thức, một cái nhìn chủ quan và duy nhất là đối tượng của hiện hữu không còn gì là vấn đề lý trí, nghĩa là ‘chỉ có ta là ta’. Descartes cho đó là cái nhìn của tư kỷ (egoitism) và đó cũng là cái quá đổi vô hạn của con người. Nhận biết ở đây là một kết tụ vào trong bản chất với chính nó –Knowing is woven in with substance itself. Cho nên chi bản chất nằm trong cương vị cố vị, đánh bại đối tượng tha thể, một tri nhận khác để đả thông thế nào là hiện thực của mệnh lệnh. Theo Spinoza (1632-1677):Thật sự ngoài vóc dáng bản chất đó là sự sắp đặc, che đậy mọi thứ khác. ‘Reality takes shape out of the substance that make up everything’. Còn đối với Leibniz (1646-1716): Thật sự cái vóc dáng đó lấy ra từ vô tận số của nguyên tố độc nhứt (như một tế bào hữu cơ) để cùng đến với nhau. ‘Reality takes shape from an infinite number of monads that come together’ Là những gì phù hợp cái điều mà ông gọi là tái lập sự điều hòa ‘pre-established harmony’ như ý Thượng đế đã an vị vào trong mỗi con người để trở nên bản chất cố vị. Bản chất là chu kỳ có tính cách triết học và coi đó là hiện hữu tồn lưu. Ở thế kỷ thứ 17 một vài triết gia thường dùng bản chất với nghĩa là ‘chất liệu’ hay còn gọi là cụ thể vấn đề (material-matter) để nói lên bản chất tự tại, mặc khác; như nói lên cái gì thuộc về vật chất và tinh thần. Bản chất là cái tự quyết chính mình. Nó không đứng ra để giải thích do từ nguyên nhân nào hoặc bởi một nguyên nhân nào vì nó là một thứ bản chất cố hữu và nó làm theo tự tánh, một thứ bản chất cố cựu, cục bộ, cái ta chủ thể không qua một đối tượng nào khác. Chúng ta có thể nghĩ về bản chất trong hai cách. –Chúng ta coi bản chất như một thứ tự-nhiên không khác mọi thứ, nó ở trong chu kỳ thuộc tính chất vật lý (physical properties) và trong chu kỳ của sự kiện thời đưa tới phát huy rộng rãi cho bản chất. Hoặc; chúng ta có thể coi bản chất là cái gì thuộc về Thượng đế thời kỳ đó gọi là là sự kiện biểu lộ được nhận thức từ trí tuệ. Cả hai tư duy về bản chất là đề cập đến sự khác biệt qui vào ‘bẩm tính / attributes’ của bản chất. Spinoza cho hai trường hợp trên là căng trí và tư duy –Spinoza called these two attributes ‘extension’ and ‘thought’. Suy nghĩ về ý tưởng ‘căng trí’ và ‘tư duy’ gọi là biểu hiện tư tưởng (the embodiment of thought); bản chất không xuất hiện một lúc đến với chúng ta. Đối với con người; thời chúng ta không thể giải thích trỗi dậy là thời kỳ căng trí tư duy hoặc thời kỳ của tư tưởng trỗi dậy. Trái lại chúng ta không thể lý luận bản chất do từ trí tuệ. Nói đúng ra những dữ kiện xẩy ra là cùng bản chất mà ra. Sự thật hiển nhiên; bản chất là vóc dáng, điệu bộ được thay đổi tự nó trong cả hai trí tuệ tư duy và vấn đề trỗi dậy. Luận về bản chất tức nói đến cá tính của con người. Cá tính đó vừa là khách thể vừa là chủ thể. Bản chất nằm dưới dạng của tiềm thức, trỗi dậy là ngã tính của con người. Nhưng tìm cho ra bản chất tức là tìm thấy một chủ thể hữu ngã chớ không phải là tìm thấy chủ thể một cách đơn thuần; nói cách khác con người chủ động trong mọi hoạt động đều nhằm nói lên bản chất của mình. Thí dụ: háo danh, tất nói cái ta chính mình, là thứ trỗi dậy của bản chất, một ngã vị nguy hiểm. Muốn hiểu rõ nhân tính bản chất cần phải nhìn vào ba yếu tố chính: bộ mặt khách thể, bộ mặt chủ thể và tư tưởng phát sinh. Ba tạng thức trên là yếu tính bản chất, hữu thể bản chất và ngã vị bản chất thì lúc đó mới thấy bản chất tại thể. Có người cho rằng bản chất là phát biểu của trí tuệ nhưng trí tuệ đó có thể đưa tới hoài nghi. Chứng cớ trong đời sống con người thường biểu lộ sự hài lòng, một bản chất tự mãn của thói tính chớ không phải bản chất của ý thức. Từ đó sanh ra ngã vị mà trở thành bản chất cố hữu (thói quen) chính thói quen đưa tới nhàm chán do từ bản chất yếu mềm, nặng lòng hay tư kỷ gieo vào nhau một thứ bản chất hiện hữu ‘hiện hữu của tôi chỉ chắc chắn khi tôi tư tưởng’ và từ đó mới có câu ‘je pense donc je suis’ (R. Descartes).Cái hiện hữu đó phải phân minh trong bóng (claire et distinct) thì ra những gì đi từ thói tính đến ngã vị là ý tưởng bẩm sinh (idées innées). Phải nói đó là bản chất bẩm sinh ‘attributes essence’. Biểu hiện này thường bắt gặp nhiều hơn trước, bản chất tự tại chính là ngã vị đã làm lu mờ tính chất văn học ngày nay; hóa ra bản chất bẩm sinh trở nên bản chất ngu xuẩn và thoái trào. Cần phân minh mới vượt qua cái ngã vị, hoán chuyển đến một bản chất sáng ngời. Vì vậy cái nhìn khách quan là thấy được vật thể chớ không thấy bản chất nhân tính. Bản chất chủ thể hữu ngã là mô tả con người như một chủ thể tại thế. Đứng trên lãnh vực của bản chất , hiện hữu cho mình (être pour soir) tức nói lên bản chất tự tại, nói lên hiện thực cho người khác (être pour autrui) thì đó cũng là bản chất nhân tính.

 

Từ đó nhận ra được ‘bản chất’ đã mang những sắc thái khác nhau, đều qui vào một nguyên tố ngã vị, một tư hữu nội tại. Hiểu rộng ra bản chất là một bản thể tự tại, in sâu vào tiềm thức như một tự thân; cái  mà không thể nhìn thấy mà chỉ nhận thấy từ ý thức ‘trỗi dậy’; đó là một thứ trực giác giao hòa của bản chất hay còn gọi là bản thể tự tại một thứ ‘bản lai diện mục’ lấy bản chất thay lời nói. Một tự tính trong con người luôn thấy mình trước đối tượng của vật thể hay tha thể. Một thứ hóa trị của tư tưởng. Là; một hiện tượng ngưng đọng (un fait /in fact) tự nó đã khống chế toàn diện tư duy là sự chuyển vần từ dữ kiện này sang dữ kiện khác. Vô hình chung ‘bản chất’; theo nhà Phật cho đó là cái túi ‘tham sân si’ không bao giờ vơi, bởi; của những đối tượng nặng phần ngã vị, mỗi khi nuôi dưỡng một tâm thức như vậy bản chất không còn nhân vị vì bản chất dung thông trong trạng thái gần như ngã mạn, không còn thấy đối tượng khách thể, chủ thể của vị kỷ hơn là chủ thể tha hóa. Cho nên chi bản chất là hiện tượng thuộc cá tính lưu truyền, một hiện hữu tồn lưu dù đi qua nhiều cuộc cách mạng tư tưởng. Bản chất vẫn cố vị!

 

Định nghĩa rốt ráo hai chữ bản chất; thông thường được coi là hình thái siêu hình, cái không nắm bắt được mà thể hiện như một hiện hữu (être /entité ) đôi khi còn gọi bản chất như nhiên (nature). Bản chất chính là chân tướng của con người. ‘Chỉ có ta là ta / connais-toi, toi-même’ là tự biết lấy mình là một phạm trù giữa chủ thể và khách thể. Karl Jaspers cho đó ‘être en soi’ tự thân nó đã thế. Đi sâu vào hiện tượng dung thông của bản chất là cái ngã vị trở nên một cảm thức sống thực ‘le vécu / realistic’ để trở nên tư duy tuyệt đối chế ngự luôn cả tinh thần và thể xác, nó trỗi dậy như một đánh thức. Tính khí đó phát xuất từ tâm ý của nhân sinh nó điều hòa trong một bản chất tự thân là con đường dẫn đến một bản thể tuyệt đối không còn cái gọi là ‘être’ và ‘non-être’ mà đó là một thực hữu căn nguyên, bản chất nguyên sơ, bản chất vốn-tự-tại, tồn-căn, tồn-thể để tồn-lưu nó luân lưu trong một cơ thể hóa trị, biến chất, chuyển dịch; đó là bản chất tạo tác. Đạo Phật nhìn bản chất tự tại là Ngã mà ngã sanh dục thời tâm không bình yên, cho nên chi bản chất trong suốt mới đạt tới chân như, cái gì không riêng mình mà cho mọi người –monde et chose n’ont leur être que l’un par l’autre. thì mới gọi là tâm bình đẳng lúc đó không còn thấy bản chất ‘nước đục’ mà là bản chất tại thế vừa phân minh vừa trong sáng.

 

Cho dù mọi vật thể đều cùng một bản chất, bản chất chứa đựng nhiều thể thức khác nhau hoặc là kiểu thức (modes). Kiểu thức của Baruch Spinoza, của Gottfried Wilhelm Leibniz hoặc gần đây của Friedrich  Wilhelm Nietzsche, của Jean-Paul Sartre chỉ là ‘à la mode’ chớ không giống bản chất; mà cần một giải thích cụ thể của bản chất, nó phát nguồn từ đâu? Kiểu thức tùy thuộc vào bản chất dành cho một hiện thể của chính nó. Kiểu thức là nằm trong bản chất, thể loại của bản chất tợ như con sóng trong đại dương hoặc một mảng nhỏ trong bữa ăn bánh bột lúa. Con người, con vật, cây cối và những thứ khác đều là kiểu thức riêng biệt cho mỗi thứ ‘a mode in substance, sort of like a wave is in the ocean or lumps are in oatmeal. People, animals, plants, and things are modes’.Chủ thể đứng trước vật thể để nhận một hình thể khác biệt. Theo Spinoza; tất cả kiểu thức (mode) và tất cả vật thể đó là những gì xẩy đến với hiện thể là một quyết định bởi bản chất mà ra. Sự thật cho cả hai bẩm sinh của bản chất là: tư duy (thought) và căng trí (extension) Spinoza tin rằng mọi thứ xẩy ra như cái sự cớ bắt buộc phù hợp con đường của bản chất. Tự nó thay đổi kiểu cách cho cả hai bề mặt tư duy và căng trí. Bản chất chứa đựng những gì trong thùng phế liệu mà chúng ta ném vào đó; biết đâu một ngày nào chất liệu đó lại thuộc đời cháu, đời chiu của chúng ta. Đó là bản chất tồn lưu. Một giao lưu bất tận của bản chất với một phương diện tương nhượng đúng cách và thích hợp hoặc bởi một sự tái xuất (recycling) của bản chất truyền lưu.

Dù cho tất cả là khác biệt từng phần đi nữa, điều đó có thể nghĩ ra được, không nhất thiết phải đồng thuận để làm thế nào cùng đến với nhau trong một qui trình vũ trụ hiện hữu. Kết quả bản chất là cái sự cớ tỏ ra như thật nhưng thường khi là một đối kháng tự chính nó. Về sau, bản chất xem như là một việc bất đồng và nhất quyết gom lại từng mảng với nhau ở cái điều không ai thấy dấu vết! –as a result, the substance that make up reality is often in conflict with itself … later, the same substance may disagree and decide to come apart at the seam!

Nhận thức đối kháng là chủ thể trong tri thức. Bởi; nói bản-chất-tôi tức nói cá-tính-tôi; thời ai biết để nhận biết trong cái đối kháng đó (knowledge in conflict) vì bản chất không thể là vô chủ, tất không phải là đối vật để nhận biết. Nói cách khác; nếu vũ trụ này hoàn toàn là khách thể thì nó phải là khách thể đối với chủ thể. Vì thế đứng trên phương diện khoa học cũng không thể giải thích trọn vẹn ý nghĩa của bản chất. Bản chất nó nằm trong dạng vô thức của trí tuệ, nó trỗi dậy như một ý thức tiềm tàng. Cái nhìn của con người vào bản chất tợ cõi ngoài kia của trí tuệ. Cho nên chi lối vào tư duy bản chất nhằm phân minh sự cớ một cách trong suốt, chính xác thì may ra tìm thấy thực tướng của bản chất. Mỗi khi nói đến bản chất cho một đối tượng (văn thơ họa kịch) thì bai bải nói rằng: -bản chất tôi là một thực hữu không ngoài một tri nhận; mà tìm thấy ở chính mình cái chung chung dính vào nhau như vồ chụp (prendre / com-prendre) một cái ‘tôi’ ẩn giấu. Nhận biết là nhu cầu cần thiết của con người. Thí dụ: bản chất của Picasso không thể giống bản chất của Matisse. Thanh Tâm Tuyền không thể giống bản chất với Tô Thùy Yên. Không nói lên bản chất mà tự thân đã là bản chất riêng. Không ai gom hai bản chất với nhau để nói lên một bản chất. Nếu làm thế tức nhận biết trong đối kháng giữa bản chất và không bản chất (substance / non-substance). Bản chất của nghệ nhân trong sáng và tinh khiết thời không còn thấy bản chất tự tại mà bản chất tồn lưu. Lợi danh là bản chất hủy diệt đi tới bản chất suy thoái hiện thực. Bản chất là đối tượng giữa khách thể và chủ thể.‘Bản chất không phải là bản thể tuyệt đối… bản chất không che giấu những mâu thuẩn nội tại’(Nietzsche) (trong: Nietzsche Cuộc đời và Triết lý của Felicien Challaye. Mạnh Tường dịch 1972). Nói cách khác; bản chất là một vận chuyển, một đối xử gần giống như một tính khí con người: giả vờ, biện chứng, hăm he, vỗ về, tha thứ, đồng tình và bất mãn…tất cả chất liệu đó nằm trong bản chất tính có thể suy diễn ra được và đồng thời tự nó như một bản thể; bản thể thuộc bản chất tự nhiên (nature). Tư duy nầy là một hành động tương tợ đối với những vật thể khác: bằng một tư thế đối kháng và bằng một nỗ lực không ngừng. Trong dữ kiện này, thể loại của đối kháng là một chứng cớ hiển nhiên đầy đủ cho một cuộc tranh luận thuộc triết học để thừa nhận bản chất hầu như trong cùng một trạng thái đối kháng tự chính nó. Đối kháng có thể là tạm thời trong giai đoạn đầu hoặc một phần của quyết định,  vì vậy; hiện hữu của sự sống có thể dựa vào những góc cạnh nêu trên để nói lên hiện hữu của bản chất con người.

 

Tóm tắc; bản chất không là cái ‘bắt chụp’, một vật thể không nắm lấy, vồ lấy để đi vào hiện hữu mà đó là cái đang-phơi-mở qua quá trình từng bước của hiện hữu trong hiện tượng.Thí dụ: nhạc từ, thi tứ là tạo ra hiện tượng để thể hiện bản chất. Mỗi bước chuyển dịch như thế là vận chuyển siêu hình để làm nên âm thanh, ngữ ngôn; cái sự cớ đó là chuyển dịch từ thực sang hư, con đường đó gọi là thị-hiện của bản chất. Chính con đường đó đưa tới bản chất (le devenir être). Do đó có sự phân biệt rõ rệt: một bên là bản thể tự hữu tuyệt đối, một bên là hiện tượng chuyển động (để làm nên nhạc điệu) luôn luôn chuyển động đổi thay. Kể từ đó cho ta thấy bản chất phát sinh từ thói tính tự nhiên. Cổ Do Thái gọi bản chất là tư tưởng khổ-hạnh, một lý luận bí-truyền là những ý niệm thể hiện nơi tâm thức. Ngày nay người ta dưỡng mục, dưỡng nhĩ một cách vô tình. Vì vậy định nghĩa bản chất là ‘tự-nhiên’ (nature) không ngoài một nghĩa nào hơn, chớ không thấy bên trong bản chất mà cho đó là hình thể siêu hình, và; những kẻ thừa hưởng cái bản chất tự tại như một ‘tự thể, tự ngã’ đưa tới cái thần tượng của bản chất ngã mạn. Cái gọi là thị-hiện là ý niệm tuyệt đối. Thị-hiện hay thần thể là một (pensée absolue, high-end spirit) là một hành động phản quang hồi chiếu vào mình để tự-tha-hóa chính mình. Cần phải nhìn sâu vào bản chất chủ thể và khách thể mới thấy rõ thực tướng của bản chất. Nghe, ngắm cái gì phải nhìn thấy bản chất sống thực của nó, cốt tủy thâm hậu, trong sáng, xác thực lúc đó mới thấy được bản chất. Cho nên hiện tượng dung thông tha hóa hoàn toàn trước viễn ảnh của đối tượng. Luận như thế liệu chúng ta có nắm được tính chất khách quan của ý thức hay thần tượng hóa mà chủ quan vấn đề một cách mù quán: Lập ngôn, nhai lại là bản chất ‘tư hữu’ của vị kỷ, cảm giác sống thực đó liệu có tồn tại nguyên vẹn hay có ít nhiều khác nhau để phán đoán. Bản chất đó gọi là bản chất ngoài-tư-nghị. Rứa thì bản chất đó con người có ý hướng không? Có lẽ; chỉ là đặc điểm cơ bản làm nên hiện tượng, nó chỉ để lại cái bản chất tự nhiên của bản chất: -kim loại thì dẫn điện làm nóng lên, nước thì loãng chảy tìm vào chỗ thấp để trú ngụ, đọng lại . Cái thí dụ này là nói lên bản chất ‘muốn’. Chớ ý hướng con người trong cuộc sống là nói lên bản-chất-thực-tướng một cách rõ ràng, trong suốt bất luận trong phút chốc nào của cuộc sống; đó là nhu cầu hiện thực.

 

Ý thức là ý thức cho một cái gì nhưng cái muốn đó chỉ đạt được thỏa mãn chớ lợi ích thời không có, mà đây là hình ảnh của dự phóng thôi! Thực ra chỉ phát xuất từ một tâm sinh lý chớ không hẳn là bản chất tại thể. Đó là thời kỳ quá vãng chỉ dành cho một tâm lý đoái hoài. Một bản chất vốn tự tại ./.

 

VÕ CÔNG LIÊM (ca. ab. yyc.tháng của mẹ. 1/4/2014)

SÁCH ĐỌC: ‘ Key Ideas in Human Thought’ by McLeish, Kenneth. New York: Fact on File. USA 1999.

 

TRANH VẼ: ‘Vô Thể / Inversible’ Trên giấy cứng. Khổ 12’ X 16’. Acrylics + Mixed . vcl # 3032014

 

                                                                                           VÔ THỂ / INVERSIBLE

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 8408
Ngày đăng: 15.04.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 8] - Phạm Tấn Xuân Cao
Cảm thức lưu vong trong tiểu thuyết của Milan Kundera - Trần Thanh Hà
Cõi thế là hình ảnh hóa thân đi từ tử cung cứu chuộc - Võ Công Liêm
Dục tính trong tiểu thuyết của Kundera - Trần Thanh Hà
Tri thức thức tỉnh: về màu sắc - Nguyễn Hồng Nhung
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 7] - Phạm Tấn Xuân Cao
“Câu chuyện vô hình” – Sự trỗi dậy của Con Người cá nhân - Hà Thủy Nguyên
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 6] - Phạm Tấn Xuân Cao
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 5] - Phạm Tấn Xuân Cao
Linh hồn là gì? - Cư sĩ Minh Đạt
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)