GRAIKOS / BARBAROS / GREEKS / GREECE (*)
Xưa nay những văn nhân phương Tây, trước tây lịch cũng như sau tây lịch và ngay cả văn học nước ta gần đây cũng thường hay đưa văn minh cổ Hy Lạp (Greeks) vào lý thuyết như biện minh sự kiện hoặc mượn ý thay lời, hoặc một chứng từ có thực để ngụ ý cho một nền văn minh văn hóa đã có từ lâu. Và; nhìn vào đó là nhu cầu cần thiết, biến những gì của Hy Lạp trở thành một viện dẫn cho triết học và coi như là chứng cớ; những nhà chuyên môn khi làm công việc dịch thuật hay lý giải một vấn đề văn hóa cũng mượn những gì của người đi trước, ghép tình và lý như một đan kết gắng liền vào nhau, một đôi khi quá chủ quan mà làm cho huyền thoại Hy Lạp lạc hướng chủ đề hoặc đi ngoài chủ đề; cái lý sự đó là những gì làm cho huyền thoại hay thần thoại Hy Lạp trở nên bi kịch ‘tragedy Greeks’ đồng thời làm mất giá trị tính cách hiện đại của đất nước Hy Lạp ’modern Greece’ mà quên đi vai trò xử dụng; bởi trọng tâm của nó là nói lên: con người, ngôn ngữ và văn hóa do đó tạo ra một hiện hữu có thực và từ nguyên lý dẫn chứng tới biện chứng làm cho Greeks không còn tính khoa học nhân văn hay sử tính. Sở dĩ đòi hỏi như thế bởi triết học là ngọn nguồn khai mở từ đó, cho nên chi mang nặng hình ảnh siêu hình và trừu tượng là những gì mơ hồ từ trí tưởng hoặc thần thánh hóa hoặc biến thể từ vật sang người đều không có thực ở đời; mà ở đây chỉ là dẫn dụ, là phong vị cho huyền thoại. Nặng lòng như Nietzsche với Zarathustra và Camus với Sisyphus là một sự cớ rõ nét. Những triết gia xử dụng cổ Hy Lạp là biện luận cho một triết thuyết để thực-hóa (realization) với con người, dẫn độ chúng ta vào con đường thực thể là phản ảnh hiện thể xã hội bi đát và giáo điều tôn giáo trong đó bao gồm chính trị và đạo đức luân lý. Điều này chúng ta không thể phủ nhận hay nghi vấn, ngoài những yêu cầu khác triết học là bày tỏ một cách xác thực, minh bạch làm nền tảng cho triết thuyết. Là một lý giải cụ thể với một ý thức sáng ngời cho một tư tưởng. Ở phiá ta; không nói lên triết thuyết mà mượn những danh xưng cổ Hy Lạp để bào chửa cho luận cứ; vì điểm đó mà ngộ nhận hay hoài nghi giữa triết học và triết thuyết, và; cứ thế trở nên truyền thống cố cựu, lắm khi làm cho văn phong bị tức nghẽn, ngột thở cũng bởi do dẫn chứng mà ra hoặc tán rộng để phong phú hoá nguồn mạch của triết học; từ đó đưa tới lý giải ngu xuẩn, phi lý. Vô hình chung họ đẩy cái mơ hồ, ảo ảnh đó vào phương hướng của triết lý mà làm cho huyền thoại Hy Lạp trở nên ‘thiêng liêng’ và ‘nhân cách hóa’ một cách vô ý thức. Cái vô thức đó đã đụng chạm đến cái ý thức triết học nhuần nhuyễn thuộc huyền thoại hay thần thoại cổ Hy Lạp. Đúng! cái đó là bi thảm triết học… mà nhiều khi nhầm lẫn cho một định nghĩa. Nhớ rằng; triết học xử dụng cổ Hy Lạp là đưa hình tượng để phản ảnh sự lý con người đang đối diện với hiện hữu. Huyền thoại Hy Lạp là ước mơ, hoài vọng của triết gia; họ quay về Trung Thổ để tìm thấy nhân vật được dựng nên sống thực; bởi đó là tiếng ‘Thốt’ đau nhói và ‘Lăn Đá’ là tham vọng cố vị. Cái đó là tư duy thâm hậu thuộc triết học để nói lên triết thuyết.Còn mượn để nói về mình là ‘ngoài vòng cương tỏa’ của triết học (!).
Một số độc giả đưa ra vấn đề cấp thời là cứ chấp nhận ở đây như thể là chứng từ hợp lý của dữ kiện, cái đó nằm trong một phần của thế giới đó là nền văn minh qua từng thế kỷ trước và hẳn nhiên là một thứ văn minh tột độ. –the reader is asked, for the moment, to accept this as a reasonable statement of fact that in a part of the world that had for centuries been civilized and quit highly civilized; mà là thể hiện một cấp độ học vị con người, không phải đông đảo quần chúng, không phải xây dựng bởi quyền lực, cũng chẳng phải cơ cấu tổ chức mà những gì cổ Hy Lạp là một tổng thể về ý niệm mới của những gì đã có trong cuộc đời nhân loại và bước đầu bày tỏ những gì trí tuệ con người đã có –there gradually emerged a people, not very numerous, not very powerful, not very well organized, who had a totally new conception of what human life was for and showed for the first time what the human mind was for. Chúng ta có thể bắt đầu ngay bây giờ, mở rộng tầm nhìn để quan sát những gì về Hy Lạp, cảm nhận một cách tự nhiên và đơn giản như chuyện kể ‘phong thần’ những dữ kiện đó hoàn toàn khác biệt từ bất cứ ai nghĩ đến những điều mà họ nhận biết ở cổ Hy Lạp. Đất nước và con người Hy Lạp là một hợp thể phong thần huyền thoại, nó khai mở một huyền thoại hiện đại Hy Lạp. Để rồi những gì thuộc cổ điển Hy Lạp là thời kỳ của tập quán, thói quen đã tiên đoán qua từng hệ phái gia đình của con người, sở dĩ ở đây dùng ‘thời kỳ cổ điển’ là chỉ định giữa thế kỷ thứ 7 trước T.C. (BC) được nói đến Hellence và barbarians là nói lên thời kỳ cổ đại cho Hy Lạp (old term for Greek) tụ trong một ý niệm của: lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa, kể từ sau cái chết của Đại đế Alexander (Alexander the Great 323 BC). Tiền cổ Hy Lạp (the pre-classical Greek) đã dựng ra huyền thoại (legends) và thần thoại (myths) trở thành một di cảo văn tự có từ ngàn xưa; thí dụ; trường hợp của Homer (thời bán sơ huyền sử (semilegendary) thi sĩ kỷ nguyên Hy Lạp thế kỷ thứ 8 (BC) đã nói tới Iliad và Odyssey là hai nhân vật thần thoại được ông nhắc đến trong văn chương). Ông không đả động đến giống người không có tiếng nói Hy Lạp, họ là giống người man dã, thô lỗ, không có văn hóa, không văn minh và chẳng có truyền thống; riêng huyền thoại hay thần thoại là không như thế bởi nó có nhiều thứ phẩm trật, phép tắc có giống nòi. Cho nên nói ra đây để thấy khác biệt của ngữ ngôn; ngoài ra không còn một lời nào hơn. Xác minh để thấy sự kiện là vấn đề của lễ nghi vốn đã có tự nó. Vì vậy từ ngữ của Greek ‘barbaros’(*) không có nghĩa là ‘barbarian’ trong một cảm thức hiện đại –in the modern sense; nó không có tính chất vay mượn hay cưỡng ép cung cầu chữ nghĩa mà để trở thành tầm thường, nó cũng chẳng phải là người hang động, ăn tươi, nuốt sống. Cái chữ ‘bar bar’ là một ngữ ngôn đơn giản để nói đến những gì huyền thoại hay thần thoại Hy Lạp, bởi nó có từ tự cổ. Ngoại trừ những người không nói ngôn ngữ, văn hóa Hy Lạp thời đó không phải là người Hy Lạp (Graikos, Greeks hay Greece), ngay cả những thổ dân khác hoặc những đô thị sáng chói có một nền văn hóa cao ở Phương Đông hoặc văn minh Ai Cập, đứng bên cạnh đó Hy Lạp vẫn vang danh với những gì tồn lưu vững chắc, kiên cố và một nền văn minh lâu đời: một nghệ thuật điêu khắc, hội họa và những bộ môn khác có tính hiện đại Hy Lạp qua những thế kỷ đầu. Hy Lạp tồn lưu là vốn tự tại. ‘Barbaros’ nguyên nghĩa của nó là Hy Lạp; không cần thiết để phải vay mượn một cách tầm thường đó là lý giải ngôn từ để đi sâu vào giá trị của huyền thoại; ở đây là một chứng cớ để xử dụng đúng đắn danh xưng Hy Lạp. Vì thế giòng tư tưởng Hy Lạp hầu như đã bị đời lạm dụng để trở thành bản ngã tự tại mỗi khi gạn ép, mổ xẻ để rồi vượt quá xa chân lý của huyền thoại hay thần thoại; nhất là những nước mới hội nhập tư tưởng phương Tây, những người đang đi vào độ phi-nghĩa ngôn từ. Hy Lạp có một nền văn hóa thuần chất, Hy Lạp ngại vay mượn chữ nghĩa để nói lên triết lý dù là triết lý dành cho thần thoại hay phong thần. Chớ đừng nghĩ rằng triết gia như Nietzsche hay Camus viết lên huyền thoại là vay mượn của Hy Lạp. Như đã nói ở trên; tầm nhìn của họ là luận cứ cơ bản dành cho triết học, một lý giải độc lập và thâm hậu. Thế thì mổ như mổ căn bệnh là chuyện phi thực, phi nghĩa mà nên suy luận hơn là lý giải, chẳng qua đó là cái cớ để nói về lý thuyết chớ chưa dựng nên triết thuyết như người ta đã làm. Vì vậy cần phải đào sâu ngọn nghành trước khi thực hiện, ngay việc dịch thuật hay viết phải thực và đúng nghĩa. Phi nghĩa đưa tới ngộ nhận là một bi thảm triết học, kể cả hội luận tư tưởng như đã xẩy ra.
Có nhiều điều để cho Greeks ngưỡng mộ và khâm phục nguyên tắc đạo đức của người Persians (Ba Tư / Iran) và cái túi khôn ngoan của người Ai Cập. Greeks còn vướng vào những hệ lụy khác với những nước láng giềng và những gì của nền văn minh Đông phương là điều không thể quên được. Thế nhưng ‘barbaros’ vẫn còn định kiến, chỉ vì không đồng ngôn ngữ Hy Lạp? Không! mà đó là dấu hiệu của những gì thông thái mà họ đã thiết lập một cách khác biệt; nghĩa rằng sự phân biệt giữa tiếng nói và sắc tộc bởi họ không sống chung với Hy Lạp hoặc không nghĩ tới Hy Lạp. Tất cả những thói tính của cuộc đời tuồng như khác lạ, tuy nhiên; dù có tham dự hay ganh tị, hay ghét bỏ cái từ ‘ barbarian’ đó chỉ là lý do đưa ra để tránh nhầm lẫn cho một đất nước quá nhiều hiền triết thông thái khác với giống người hang động sống man rợ. Có thể không vì thế mà cách biệt, có thể do từ ý thức khác biệt của ngôn ngữ và lý sống (stylize).
Cái băn khoăn của Hy Lạp là nằm giữa hai giống người trong gần một nghĩa; nhưng mỗi giống đều có một ý thức hoàn toàn khác nhau –here were two races, each very conscious of being different từ những nước xung quanh mãi cho tới thời kỳ cuả Đại đế Alexander chinh phục toàn thể Trung thổ, thời lúc đó Hy Lạp chịu ảnh hưởng ‘Hebraic’ một cách cẩn trọng. Nhưng; Gentile (chủng tộc xa lạ, gần như dân bản điạ không thuộc gốc, ngọn nào giáo phái) và Barbaros là một ý niệm khác nhau, mỗi giống có nguồn gốc nguyên thủy và tôn giáo thờ phượng riêng biệt không dính dáng gì đến Hy Lạp chẳng qua họ muốn độc tôn hay thần thánh hóa thần thoại mà họ đang tôn thờ.
Chắc chắn một điều cổ Hy Lạp đã khám phá đầu tiên từ những người bản điạ, chính sự khai mở đó họ đã tìm thấy một đời sống tốt lành cho cuộc đời. Ngay cả Aristotle cũng đã nghĩ như vậy và thường dẫn giải qua những câu nói như sau: ‘Con người là một con vật thuộc chính trị /Man is a political animal’ đúng nghĩa: Con người là một sinh vật đặc biệt là người sống trong một đô thị độc lập ở vùng đất có kiểm soát trong thời cổ-Hy-Lạp –Man is an animal whose characteristic it is to live in a city-state. Nếu không sống được như thế thì hẳn có những gì thấp kém hơn con người đã sống; mà đó là vai trò quan trọng của con người. Barbarians hoàn toàn không sống như thế thì chính ở đây là một sự khác biệt hẳn hoi đối với cổ-Hy-Lạp. Thể thức khác thuộc về chính trị xã hội như đã có, trong khi những gì xẩy ra, sự tĩnh lặng của văn minh cổ Hy Lạp (city-state) có nghĩa rằng ý thức Hy Lạp là một nỗ lực làm cho cuộc đời có hai bề mặt, một của cộng đồng, một của cá thể tất có nhiều tuyệt diệu trội hẳn hơn những gì đã có. Dù trong một tuân chỉ nào đó thì đây được coi là những gì của con người yêu cầu, Greeks yêu cầu, bởi; đó là chặn cuối của Cổ-Hy-Lạp dựng nên huyền thoại và thần thoại Hy Lạp; ấy là những gì thường xẩy ra cho tới nay.
Ở đây chúng ta muốn Hy Lạp tự nói lấy mình và chắc rằng những hiện tượng xẩy ra từ ngàn xưa là những lý do chính đáng và cân bằng những hình ảnh nổi bật. Điều ấy cũng chẳng phải lý tưởng hóa về huyền thoại và thần thoại, dẫu có nghiêng hẳn về những gì vĩ đại của Hy Lạp mà quên đi việc nhỏ hay trọng tâm vào những triết gia mà cần có một cái nhìn sử tính để đánh giá được giá trị mà Hy Lạp dựng lên là có thực; ngay cả những gì ảo tưởng là những sự kiện đã in dấu vào giòng lịch sử triết học. Những sự cớ như thế là đỉnh cao (mountain-top) thì điều đó là viễn ảnh: Cái điều không thực, đểu giả là xẩy ra quá nhiều khắp mọi nơi. Dù cho Hy Lạp lếu láo đi chăng nữa thì tuồng như vơi bớt cái ngu ngơ những gì đã cho là xấu xa, tệ hại đúng như thế –though the Greek rogue seems rarely to have been dull as well as wicked ./.
(ca.ab.yyc mother-day 11/5/2014)
SÁCH ĐỌC: - The Greeks by H.D.F. Kitto. Penguin Books Ltd. England 1995.
- Tales of the Greek Heroes by Roger Lancelyn Green. Penguin Books Ltd. Canada.1985.
- - Greek Art by John Boardman. Thames and Hudson Ltd. London. England. 1989.
TÌM ĐỌC THÊM: ‘Huyền Sử và Huyền Thoại’ của VCL (2011). ‘Thần Thoại và Huyền Thoại II của VCL (2013) hoặc trên báo mạng và báo giấy. hoặc email : lvocong@hotmail.com và những bài đọc khác có liên quan.
TRANH VẼ: ’Người Tình / Lover’ Khổ 12’ X 16’. Trên giấy cứng. Acrylics + Mixed. Vcl# 42014
NGƯỜI TÌNH / LOVER