Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.116
123.144.866
 
Phương thức
Võ Công Liêm

 

 

     Theo tập quán những nhà triết học thường hay đem vấn đề triết thuyết ra tranh luận ; một để thừa nhận là hợp lý hay dung hòa với tư duy con người hai là loại bỏ bởi không đảm bảo cho một chứng minh hoặc không được thừa nhận như một triết lý. Là những gì vượt quá xa tầm nhìn đưa tới một lý giải cụ thể để thiết lập những gì đặc ra ở cõi ngoài tư duy, thời đó là mục đích tìm kiếm một phương thức loại trừ hay tiếp nhận như một thăm dò. Và; ở đây không có nghĩa khó khăn cho một việc làm được coi là lịch sử triết học, sẽ có thể đưa đến đòi hỏi phải có.Vì; nếu đây là vấn đề nêu ra thì những gì khoa học bỏ lại là để triết học trả lời, một tiến trình đúng đắn cần phải loại bỏ hầu đem lại một khám phá cho họ –And; this is  by no mean so difficult a task as the history of philosophy would lead one to suppose. For; if there are any questions which science leaves it to philosophy to answer, a straightforward process of elimination must lead to their discovery. Trong đó chúng ta nhắm loại bỏ những gì thuộc về siêu hình học ‘the elimination of metaphysics’ mà điều cần thiết chúng ta sẽ bắt đầu bằng những phê nhận với những gì thuộc luận án siêu hình, cái đó là khả năng triết học đưa chúng ta lãnh hội và cảm thức về một hiện thực siêu lý, một khoa học thế giới và một tri nhận chung giữa con người với con người. Sau hết; là chúng ta đi tới một xác định về siêu hình và giải thích sự hiện hữu của nó, chúng ta sẽ tìm thấy được những gì có thể được coi là trừu tượng siêu hình mà không đặc một niềm tin vào một hiện thể siêu lý, vì rằng; chúng ta sẽ thấy nhiều thứ khác nhau thuộc về siêu hình đều được thốt ra (utterances) một cách trọn vẹn là đến đúng lúc cho trách nhiệm giao phó về một thứ luân lý sai sót, khá hơn cho một ý thức trong sáng dành cho tác giả đi tới  ngoài giới hạn của kinh nghiệm. Nhưng điều thuận lợi cho chúng ta nhận ra trường hợp này như một sự tin tưởng; cũng có thể nhờ đó ta nhận thức một hiện thực tuyệt đỉnh như là mức khởi đầu (starting-point) cho vấn đề thảo luận của chúng ta. Tranh luận là điều mà chúng ta cho là sự lý sẽ nối đuôi sau những tìm kiếm để thừa nhận cho những gì thuộc về siêu hình học.

 

Hướng khác; kèm theo một siêu hình vào đây mà người ta đòi hỏi là phải nhận biết như một hiện thực, một hiện tượng nổi bật có thể là yêu cầu từ những tiền đề với những gì đã đưa ra để suy diễn. Và; chính đây là một phương cách thảo luận mà chúng ta sẽ thực hiện -dữ kiện và truy lùng- Vì rằng; chúng ta sẽ duy trì hay che chở cho những gì không có văn bản mà khăng khăng cho là hiện thực vượt trội những giới hạn của tất cả những gì có thể thông qua kinh nghiệm cảm thức, có thể xem như điều có thể được với ngữ ngôn có ý nghĩa và được miêu tả một cách thực tế với những gì hết lòng bày tỏ để dựng nên những gì thuộc về phi nghĩa cho một lý luận, nhất là lý luận cho một tiền đề về siêu hình. Đây là những sự cớ gợi ý cho một chủ đề mà đã được chứng minh bởi Kant. Dù cho Kant cũng đã có lần lên án về những gì siêu lý của siêu hình, Kant cho lãnh điạ này hoàn toàn khác biệt. Ông nói rằng con người nhận biết như một cơ cấu thiết yếu thì điều đó tự nó như đã mất mát trong một trạng huống tương nghịch, trong khi sự cớ của siêu hình là một giả định vượt quá giới hạn cho một hạn hữu có thể do từ kinh nghiệm mà ra và một cố gắng đối xử cho những gì nói lên tính chất của nó. Và; như thế Kant tạo ra cái điều không thể có, những gì thuộc không thể có là vượt hẳn của siêu hình và coi đây là vấn đề luân lý nhưng vấn đề là sự kiện. Và; chính sự cớ đó đưa tới những phê nhận khác nhau để đặc lại vấn đề, nếu như điều đó có thể biết tới là những gì đặc vào trong một giới hạn của kinh nghiệm cảm thức (sense-experience). Cho đây là sự bất thành của một nổ lực nào đi nữa để đạt tới đỉnh cao, có thể đó là một hạn hữu kinh nghiệm cảm thức và xem như đây là phép suy diễn, chớ không phải đi từ những gì thuộc về tâm lý giả định thuộc về nguồn cơn trí tuệ của nhân loại, nhưng từ những quy định mà những thứ đó được xác quyết bằng nguồn ngữ ngôn quan trọng –for the fruitlessness of attemping to transcend the limites of possible sense-experience will be deduced, not from psychological hypothesis concerning the actual constitution of the human mind, but from the rule which determines the literal significance of language. Không những chỉ cho chúng ta buộc phải nói lên cái phi nghĩa trong một qui định mà chứng tỏ rằng trong mọi ngôn từ xử dụng chắc chắn là thể loại cần thiết không có trong nguồn ngữ ngôn quan trọng đó. Ở đây; chúng ta chỉ cần một phương cách rõ ràng để quy định cái gì cần tiếp nhận và cái gì cần loại bỏ. Chính những dữ kiện này đưa chúng ta tới một tiến trình để thực hiện. Việc đầu tiên chúng ta cần có một phương thức cụ thể thật chuẩn mực trong một vài điều của thời kỳ lờ mờ cho một ngữ ngôn hay cho một xác định đích thực để đi tới một giải thích cụ thể là cần thiết để trả lại những gì chính xác hơn –we shall first of all formulated the criterion in somewhat vague terms, and then give the explanations which are necessary to render it precise. Từ chuẩn mực dùng ở đây là để thử nghiệm lại sự thật rõ ràng hơn cho một chứng từ của dữ kiện đã nêu; đó là chuẩn mực của một thẩm tra cho những gì tiếp nhận hay loại bỏ.

 

Trái lại; siêu hình là hậu qủa của một đề xuất không thực (pseudo-proposition). Thật thế; trong tiểu luận ‘Hiển lộ và Thực chất / Appearance and Reality’ của F.H. Breadly có nói:’Hẳn nhiên được nhận, nhưng  chính sự cớ đó hoàn toàn không có hiệu năng thuộc về một phát triển và tiến bộ / the Absolute enters into, but is itself incapable of, evolution and progress’ và cũng chẳng phải là việc chính yếu một cách minh bạch. Vì rằng cái điều mà người ta không thể ý thức được cho một hình ảnh trừu tượng như thế mà đó chỉ có thể có khả năng loại bỏ, dẫu có hay không có cho một hiện thể đi nữa thì cái gọi là ‘Hẳn-nhiên / Absolute’ đã Nhận hoặc Loại thì cũng được nhập vào như một tiến trình xưa nay vậy. Cho nên chi siêu hình là một hiển lộ có thực hay chỉ là ngữ ngôn triết học được đưa ra để thừa nhận như một kỷ-hà-học là cái ‘hẳn-nhiên’ đã quy định để xác minh một cách minh bạch. Lý luận này đã đi tới nhiều tranh luận giữa các triết gia; đó là định chế qua những tác phẩm được ghi nhận trong vấn đề nêu ra để chứng minh là có một vị trí cách riêng để hội nhập trong triết thuyết như một thừa nhận. Đối diện trước vấn đề là một việc làm khó khăn, có một vài điều tích cực hơn là nhận lãnh như một cử chỉ anh hùng để nói lên rằng đây là một bản văn được đề xướng mà thật ra chỉ là cái mảng nhỏ vô nghĩa, đây là điều thiết yếu quan trọng để chấp nhận như một hiện hữu, dẫu cho đó là kiểu cách vô nghĩa đi nữa. Nhưng ở đây giới thiệu cho một ngữ ngôn ‘quan trọng’ là một cố gắng đơn thuần lập nên –But here the introduction of the term ‘important’ is simply an attempt to hedge. Bên cạnh cái khó khăn đó chưa chắc đã là hạn hẹp cho một trường hợp tổng quát để nói lên một chứng từ văn bản hợp pháp dù cho những gì phát hiện ở đây gần như rõ ràng đơn giản và duy trì mà người ta muốn hợp lý hóa một ngôn từ được coi là quan trọng hoặc cho là không quan trọng, một thề cách vô nghĩa cũng có thể là điều không hợp lý; nhưng điều đó rất ít ỏi để rồi không còn có văn tự, khác hơn nữa chỉ là một sự lập ngôn (tautology) và có thể những gì nêu ra có phần đúng cho một giả thuyết, nếu đó chỉ là một bày tỏ thời những gì như một đúc kết để chứng minh cái sự vô hiệu hóa (self-stultifying) vấn đề; có nghĩa là siêu hình là ngữ ngôn hiện diện để có khả năng chối bỏ hay tiếp nhận có chuẩn mực, với một ý nghĩa quan trọng, một ngữ ngôn rõ nét cho tất cả mọi dữ kiện được nêu ra từ trước đến nay. Siêu hình không còn là ngữ ngôn trừu tượng mà gần như hiển lộ cho một sự bày tỏ, cho nên loại bỏ vì một lý do chưa lãnh hội hay nhận ra là do từ ý thức suy diển, không những siêu hình học mà ngay cả ngữ ngôn triết học được xử dụng, thấm thấu hay chuẩn mực đi từ ý thức diễn đạt ngôn từ. Vì vậy không một cố gắng đơn thuần nào để xác quyết loại hay nhận trước vấn đề. Và; nếu như đó không phải là trường hợp để nhận hay loại thì điều đó là giả thuyết thời có thể là một biện luận quá rõ ràng; chúng ta không thể cầm giữ trong tay một tư duy mờ ảo, sự thật như thế chỉ có khả năng cho sự lý ngụy biện ngôn từ. Mà đây chỉ là vấn đề đặc ra, chúng ta kết thúc những điều đó là chứng từ nằm dưới một dạng thức cân nhắc, đắn đo cho một cái gì hoàn toàn mơ hồ trừu tượng hoặc thuộc về phi nghĩa lý hoặc tùy nghi thừa nhận hay loại trừ. Đó là chuẩn mực vừa đủ cho một ý nghĩa của tự do và hài hòa; nhưng trong cái sự cớ đơn thuần đó hầu như trải qua một kinh nghiệm của ý thức, có thể do từ suy diễn trong một liên trình với một tiêu đề nào đó mà không qua một suy diễn có từ những tiền đề lý luận đơn phương.

 

Một thí dụ tốt về cách thốt ra lời phát biểu đó là kết án bởi sự chuẩn mực của chúng ta cho là không hiện hữu; dù có sai trái nhưng điều đó thuộc về vô thức, sẽ có thể là một khẳng định cho thế giới của cảm-thức-kinh-nghiệm như cùng một sự thể không thực. –A good example of the kind of utterance that is condemned by our criterion as being not even false but nonsensical would be the assertion that the world of sense-experience was altogether unreal. Đương nhiên; sự cớ phải là thế, được thừa nhận là do cảm thức của chúng ta mà đôi khi nghe như không thực, có vẻ phỉnh phờ bởi lý do trừu tượng của ngôn từ đến với chúng ta. Có thể do từ cảm thức có từ chúng ta, điều mong muốn khác là chúng ta chế ngự được cảm thức, mà ở đây sự kiện đó không thể nói là chế ngự. Nhưng; tất cả những gì nêu ra là sự thể cho trường hợp, hơn nữa sự cớ đó phát sinh do từ cảm thức kinh nghiệm (sense-experience) mà ra. Chúng ta nói rằng cảm thức đó đôi khi như phỉnh phờ không thực đối với chúng ta. Không! đó chỉ là một mong mỏi làm sao cho cảm thức kinh nghiệm nâng lên (give-rise) không luôn luôn phụ thuộc vào những gì hay nương theo kinh nghiệm (subsequently-experience). Ấy là những gì chúng ta tin tưởng vào cảm thức của chúng ta đi đến một chứng minh thực sự hoặc lý lẽ của phán xét, là; những gì cơ bản cho cảm thức của chúng ta. Vì thế phương cách loại hay nhận thuộc về triết học là đòi hỏi một tri nhận qua ý thức nhận biết, dù ở đây là vấn đề trừu tượng đưa ra để xác minh sự hiện hữu của chính nó trong lãnh vực triết học hay ngoài triết học.

 

Đối đãi, xử thế đơn giản nầy là để phù hợp cho những cuộc tranh luận giữa mảng văn học và triết học, đồng thời giữa những nhà hiện thực (realists) và những nhà duy tâm (idealists) trong những gì thuộc khiá cạnh siêu hình. Đấy là một phương cách có thể định nghĩa được cho những gì đưa ra vấn đề. Với một cảm thức bình thường của những gì cho là ‘thực/real’ và những gì mà ở đó phản diện một thứ ‘ảo / illusory’; rõ ràng hình ảnh của nhận hay loại trong những gì thuộc triết học là khởi từ ý thức nhận biết, thời điều ấy không còn nghi ngờ. Việc tranh luận để thừa nhận giờ đây được thỏa đáng cho chính những gì nêu ra; đó là hình ảnh trung thực, không còn là trừu tượng kể cả những gì thuộc huyền thoại hay thần thoại, bởi trung thực có nghĩa là phản ảnh được những gì đặc ra trong cùng một cảm thức, bởi; chiếm cứ một cái gì có tương quan trong chuỗi cảm thức nhận biết và cảm thức từ xúc giác mà ra. Rứa thì bất cứ đơn thuần nào là tiến trình sự việc do từ khám phá có hay không có hình ảnh của sự thật trong cảm thức ‘thực’ và ‘ảo’? Rõ ràng không! Ở đây là vấn đề do tưởng tượng mà ra để phù hợp một cách chuẩn mực của chúng ta. Nhưng nhớ cho; việc này không dính dáng gì đến tranh cải của hiện thực và duy tâm, có thể phân ra mà không gây một trở ngại khó khăn nào cả. Vì rằng; sự cớ đó có thể là hợp lý, được coi như một chú ý về việc bàn luận để lý giải cho một biện minh và như vậy có liên can đến vấn đề luân lý mà rồi chúng ta sẽ tìm thấy để nhận ra hay loại bỏ, điều đó có thể giải quyết được. Vấn đề được bày tỏ giữa duy tâm và hiện thực đều trở thành tưởng tượng và thường cho đây là trường hợp xẩy đến. Cái đó nó nằm trong lý giải thuộc khoa siêu hình. Giờ đây chúng ta không còn một quan tâm về những gì thuộc về sử học, sự cớ này là không biết bao nhiêu những gì của tập quán, thói quen để vượt qua cho triết học ngay cả những gì thuộc về siêu hình.

 

Thường khi những người ưa đơn giản vấn đề hay những người yêu chuộng sự trong sáng cho rằng cái cách mà họ tiếp thu được là nhờ vào căn bản văn phạm dẫn đến những vấn đề siêu hình là tình trạng về ý niệm hiện hữu thuộc siêu hình. Nguồn cơn hấp dẫn của chúng ta là đưa lên vấn đề ‘Hiện hữu / Being’, những dữ kiện đó có thể không thể tin được qua kinh nghiệm đối với chúng ta khi đặc vấn đề; trong dữ kiện, trong ngữ ngôn của chúng ta hay trong văn bản những thứ đó là một bày tỏ tồn lưu cho một ý nghĩa và những lời văn đó được bày tỏ bằng giọng văn tượng trưng: siêu hình có thể là một thể thức thuộc về văn phạm. Thí dụ : trong câu văn ‘hiện hữu khổ hạnh / martyrs exist’ và ‘khổ hạnh chấp nhận / martyrs suffer’ cả hai thứ đó là một danh từ theo sau bởi một động từ chính của động từ (an intransitive verb) và điều đó như thể hiện được một khả năng lý luận. Nếu đây là trường hợp hiển nhiên thì có thể là hợp lý để suy ra một cái gì hiện hữu cho khổ hạnh và cũng từ đó suy ra những gì cho đau khổ. Nhưng; trong tập ‘Phê Phán về Lý Do Chính Đáng / The Critique of Pure Reason’ Kant nhấn mạnh ở điểm: ‘tồn lưu là không qui nạp, nhập vào / existence is not an attribute’ Vì; mỗi khi chúng ta gán cho, qui cho như một chấp nhận (attribute) điều gì tất chúng ta đã quả quyết bao che cho một hiện hữu tồn lưu: thì tự nó đã tồn lưu như một chấp nhận và theo sau tư thế, vị trí, chức năng là một văn tự tồn lưu, một cái gì lập ngôn và nếu như phủ nhận tức chối bỏ, loại trừ văn tự tồn lưu là tự nó nghịch lý và đây không phải cho một trường hợp. Vì vậy những gì người ta đưa ra là đặc lại vấn đề ‘Hiện-hữu / Being’ chính đó là cơ bản cho giả thuyết, là những gì hiện hữu tồn lưu, là chấp nhận như một vi phạm vào những gì ngoài giới hạn của phạm trù cảm thức –beyond the boundaries of sence. Nói chung những đòi hỏi cho một định đề nhận hay loại trong ngữ ngôn triết học là thực sự không đạt kết quả cho một thực thể hiện hữu tồn lưu (real non-existen entities) có từ một sự mê tín dị đoan để thành hình cho một ngữ ngôn siêu hình. Vì không có nơi nào dựa vào để thực nghiệm cho những gì thuộc thực thể hiện hữu, đặc biệt là không có gì thuộc về thế giới thực nghiệm. Ở đây; những gì mà Heidegger đã phát biểu ông đều dựa trên cơ bản của siêu hình / metaphysic mà ông đã viết về giả thuyết ‘Như-không / Nothingness’ là thường dùng để biểu thị một vài điều có tính huyền bí riêng tư. Nhưng cũng là vấn đề phổ thông được coi là chú ý thực sự của những tiền đề đã nêu và ngay cả vũ trụ siêu hình tất cả đi vào thức ngã (senselessness) dù cho có một ít hiển lộ, tất là chưa hoàn thành – though less obvious, is no less complete. Qua những lý luận trên cho ta ý thức trước vấn đề loại hay nhận những gì thuộc triết học là tiền đề chuẩn mực để định nghĩa trọn vẹn giá trị thẩm định thuộc siêu hình. Giờ đây siêu hình không còn là phi nghĩa của ngữ ngôn mà thừa nhận như một từ có văn phạm.

Giữa những gì đã thừa nhận nếu triết học có thể giải thích được như thật của một phần nhận biết, thời định nghĩa đó phải là cách thức để thấy rõ thực chất của siêu hình hay đây chỉ là ngữ ngôn thời trang, mỹ ngữ được nói ra từ những người có ý niệm siêu hình những gì siêu tưởng,’nặn chữ’ của thi nhân. Trong khi đó ngữ ngôn ‘siêu hình; không có nghĩa cho một văn phạm, chúng chẳng phải là tiền đề cho bất luận tiêu chuẩn nào của sự thật hoặc giả tạo: nhưng có thể coi đây là một bày tỏ hoặc lay động hoặc do từ cảm hóa; vậy thì những gì thuộc trừu tượng siêu hình là tiền đề có tính luân lý hoặc mỹ ngữ. Tư duy đó có thể có một giá trị đáng kể và một ý nghĩa rút ra từ một tinh thần cảm hứng, và; cũng đến từ hội họa nghệ thuật để phát sinh những tác phẩm siêu hình trừu tượng . Phương cách nầy đưa dẫn đến một ý thức nội tại của ngữ ngôn, một cố gắng để tạo ra sự đền bù cho những gì có tính chất siêu hình trừu tượng; vì đó là sự bộc phát của siêu hình khởi từ triết học –in this way, an attempt is made to compensate the metaphysician for his extrusion from philosophy.(‘Was ist Metaphysik’ by Heidegger).

 

Tóm lại; tính chất siêu hình không tỏ rõ ý thức phi nghĩa để nói cái vô nghĩa. Cái sự cớ nhầm lẫn phát sinh do ngữ văn (grammar) bởi nó không thực và từ đó đi tới cái lý do vi phạm ngữ ngôn; vậy cho nên những gì siêu hình nằm dưới viễn ảnh của cảm thức không sống thực. Đòi hỏi duy nhất là nhận và loại giờ đây thuộc phạm trù triết học để thấy được bên trong thực chất của siêu hình trừu tượng : qua thi ca và hội họa như góp phần bày tỏ, xác định thay mặt cho triết học. Nhưng không vì thế mà ghi nhận ở những thi nhân một cách đơn phương mà làm suy giảm cường độ của thể loại siêu hình. Mà; chúng ta tìm thấy những dữ kiện qua những gì thốt ra của siêu hình là ngã-thức, một lý do chống lại viễn ảnh mà người ta cho đó là giá trị của mỹ ngữ (aesthetic value). Và; cũng không còn một nghi ngờ nào hơn, chúng ta  có thể bình tâm để nói rằng cái sự cớ đó không còn một lý do nào để hợp thành –and; without going so far  as this, we may safely say that it does not constitute a reason for it. Tuy nhiên đây là một sự thật bày tỏ dù rằng một phần lớn lao của siêu hình là không những đơn thuần để biểu hiện một điều sai sót vô vị, ngược lại còn lưu lại một số thông điệp khác nói lên những gì thuộc siêu hình trừu tượng là những tác phẩm để lại như là một cảm thức xác thực của bí truyền. Nhưng; dường như chúng ta đã có ý nghĩ về điều này, một cách riêng giữa thể thức của siêu hình điều đó phát sinh bởi những triết gia mà họ giả dạng qua ngữ văn đồng thời sản sinh những gì là bí ẩn để bày tỏ trong một dạng thức không thể diễn tả được (inexpressible) chính điều đó không quan trọng: Rứa thì cái gì quan trọng đến với chúng ta để hiện thực những gì đã ‘thốt’ về tính chất siêu hình? Người ta đã cố gắng lý giải cái ảo giác đó như một ngã thức văn chương (literally senselessness).Vậy thì từ rày tới giờ chúng ta theo đuổi và tìm kiếm những gì thuộc khoa triết học với một ít chăm chút qúi trọng cho những gì liên quan đến hoặc có một vài định kiến không mấy rực rở cho thể loại của siêu hình mà chỉ đem lại những gì thừa bỏ không thể chấp nhận, bởi; không thể nhận thức thấu suốt qua ngữ ngôn siêu hình. Dẫu một cố gắng nào đi nữa. Triết học không đòi hỏi phải loại bỏ hay chấp nhận mà là vai trò khai mở ngôn từ, dù là ngôn từ trừu tượng khó lãnh hội. Loại trừ hay tiếp nhận những gì thuộc triết học là tiếp thu từ ý thức để đi tới nhận thức sâu xa có ý nghĩa của nó như một văn từ của ngã thức trong văn chương cũng như trong triết học; ngữ văn đó không thay đổi và tiếp tục xử dụng ./.

 

VÕ CÔNG LIÊM(ca.ab.yyc. 1/6/2014)

SÁCH ĐỌC: ‘Language, Truth and Logic’ by A.J. Ayer. Dover Publications,Inc. New York.USA 2001.

ĐỌC THÊM: ‘Sắc Thái Trừu Tượng và Siêu Hình’ của VCL (2012) trên một số báo mạng và giấy, hoặc email : lvocong@hotmail.com

TRANH VẼ: ‘Chân Dung Người Đàn Bà / Portrait ’of Woman. Khổ 12’ X 16’ trên giấy cứng. Acrylics+Mixed. Vcl# 52652014.

                           

          CHÂN DUNNG  NGƯỜI ĐÀN BÀ. / PORTRAIT Of  WOMAN.              

  

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2895
Ngày đăng: 15.06.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Quan hệ văn học và tôn giáo nhìn từ khuynh hướng phê bình văn học ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo ở miền Nam trước 1975 - Trần Hoài Anh
Hy Lạp - Võ Công Liêm
Cảm thứ Tha-Ngã Luận [KÌ 11] - Phạm Tấn Xuân Cao
Trích dẫn văn của Camus trong bản dịch "Kẻ xa lạ" (Dựa Vào Những Lời Giới Thiệu Giúp Thấy Rõ Triết Lý Hiện Sinh Thời Đào Sâu Tính Phi Lý) - Trần Văn Nam
Dục tính trong truyện của D.H.Lawrence(1) - Võ Công Liêm
Về bản chất - Nguyễn Hồng Nhung
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 10] - Phạm Tấn Xuân Cao
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 9] - Phạm Tấn Xuân Cao
Giải phẫu sự u sầu - Nguyễn Hồng Nhung
Thấy bệnh và thấy tánh - Hồ Dụy
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)