Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.148.546
 
Quốc Gia Duy Nhất Coi "Hạnh Phúc Của Dân" Là Sự Thịnh Vượng
Trần Vấn Lệ

 

 

Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới tính toán mức độ thịnh vượng của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân, chứ không phải dựa trên chỉ số GDP – tổng sản lượng nội địa. Ý tưởng của Bhutan từng một thời khiến cả thế giới phải nhắc đến quốc gia Châu Á bé nhỏ này.

 

http://tintucnonghoi.net/quoc-gia-duy-nhat-coi-hanh-phuc-cua-dan-la-su-thinh-vuong-6684.html

Bhutan là quốc gia của những đền đài, tu viện cổ xưa

 

Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới tính toán mức độ thịnh vượng của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân.

Chỉ số GNP (tạm gọi “tổng hạnh phúc quốc dân”) là một ý tưởng lớn xuất phát từ một quốc gia nhỏ – Bhutan.

Bhutan hiện đang nổi lên trong lĩnh vực du lịch như một quốc gia Phật giáo đầy bí ẩn. Họ không đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thay vào đó, họ duy trì cuộc sống thanh bình, chậm rãi của người dân, không “đô thị hóa”, không “hiện đại hóa”…

Bhutan chú trọng phát triển dịch vụ du lịch nhưng với một mức giá cao để đảm bảo du lịch có thể hỗ trợ cho sự phát triển của Bhutan, đồng thời, giúp hạn chế lượng khách đổ về Bhutan, có thể gây khó khăn cho việc bảo vệ thiên nhiên và giữ gìn bản sắc của họ.

Khi đến Bhutan, người ta sẽ không thấy nhiều biển hiệu quảng cáo mà thay vào đó là những câu khẩu hiệu hẳn sẽ khiến nhiều du khách mỉm cười, chẳng hạn “Cuộc sống là một cuộc hành trình! Hãy lên đường!”, “Hãy để thiên nhiên dẫn đường chỉ lối!” hoặc “Rất xin lỗi nếu có bất cứ sự bất tiện nào!”…

Chỉ số GNP của Bhutan được hiện thực hóa trong từng chi tiết nhỏ của đời sống, họ hy vọng những du khách đặt chân đến Bhutan cũng có thể được hưởng sự hạnh phúc, dễ chịu trong cuộc sống của những người dân nơi vương quốc xa xôi, bí ẩn này

 

Bhutan là quốc gia của những đền đài, tu viện cổ xưa. Người dân nơi đây là những tín đồ trung thành của Phật giáo, đi đến đâu, bạn cũng sẽ thấy cờ phướn của nhà Phật tung bay, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ không hề bị tác động bởi bàn tay con người.

Bhutan mới chỉ bắt đầu mở cửa từ cách đây 40 năm nhưng nhanh chóng, quốc gia này đã định hướng được lối đi cho mình khiến nhiều quốc gia phương Tây phải chú ý.

 

Kể từ năm 1971, Bhutan đã loại bỏ chỉ số GDP (tổng sản lượng nội địa) và thay thế bằng một chỉ số mới – GNH (tổng hạnh phúc quốc dân), theo đó, đời sống tinh thần – thể chất, văn hóa – xã hội của người dân, việc bảo vệ tài nguyên – môi trường của quốc gia… được đưa lên ưu tiên số một.

 

Trong ba thập kỷ qua, Bhutan đã đề ra một quan điểm đi đầu thế giới rằng sự hạnh phúc, khỏe mạnh của người dân quan trọng hơn sự phát triển kinh tế. Đây được xem là một hướng đi độc đáo.

 

Giờ đây, khi thế giới lao đao trước những cơn khủng hoảng kinh tế, trước tình trạng thiên nhiên bị hủy hoại, khí hậu nóng lên… thì riêng một mình quốc gia bé nhỏ Bhutan lại ngày càng nổi lên như một quốc gia thịnh vượng, đã định hướng được cách phát triển bền vững, lâu dài và hiệu quả.

 

Những thành tựu đáng kinh ngạc của Bhutan là minh chứng cho điều đó. Trong vòng 20 năm, tuổi thọ trung bình của người dân Bhutan được tăng gấp đôi, 100% trẻ em được tới trường, mức độ trong lành của môi trường ở mức lý tưởng, thiên nhiên được bảo vệ tối đa, 60% diện tích quốc gia được che phủ bởi rừng… Bhutan cấm việc xuất khẩu gỗ, mỗi tháng đều có một ngày toàn dân đi bộ…

Bộ trưởng Giáo dục Bhutan – ông Thakur Singh Powdyel từng phát biểu: “Phá rừng phá biển để làm giàu thì quá dễ, ở Bhutan, chúng tôi tin rằng đó không phải là cách để thịnh vượng dài lâu. Chỉ có cách bảo vệ thiên nhiên – môi trường, chăm sóc cho chất lượng cuộc sống người dân thì một quốc gia mới thực sự được coi là phát triển”.

Ông Powdyel cho biết thêm: “Thế giới thường hiểu nhầm chỉ số GNH của Bhutan. Người ta luôn hỏi làm thế nào mà đất nước các anh lại có được một dân tộc hạnh phúc? Thực tế GNH là một lý tưởng dẫn đường, là đích đến của mọi chính sách, để đất nước chúng tôi có thể phát triển bền vững”.

 

Ở các trường học ở Bhutan, học sinh được định hướng giáo dục theo chuẩn “nhà trường xanh”. Bên cạnh việc học các môn cơ bản, các em được học cách làm nghề nông, cách sống thân thiện với môi trường, chính các em sẽ tham gia phân loại và tái chế rác của nhà trường mình.

Ngoài ra, mỗi ngày đến lớp đều có một khoảng thời gian để cô trò cùng ngồi thiền. Chuông báo hết tiết là những đoạn nhạc du dương giúp người nghe thư giãn. Giáo dục Bhutan không đặt nặng việc các em phải là những học sinh giỏi, họ muốn các em sẽ là những công dân tốt.

Tại thời điểm này, Bhutan đang chuẩn bị tiến hành tính toán chỉ số GNH của năm 2014. Năm nay, Bhutan sẽ mời các chuyên gia Nhật Bản sang cùng tiến hành công việc để minh chứng cho sự chính xác của chỉ số GNH tại đây.

 

Chỉ số GNH của Bhutan đang ngày càng thu hút sự quan tâm và khen ngợi của dư luận quốc tế, ngày càng có nhiều học giả từ khắp nơi trên thế giới tìm hiểu, phân tích về chiến lược phát triển của vương quốc bé nhỏ nằm trong dãy Himalaya – đất nước Bhutan.

*

Thật tình tôi không biết Bhutan là nước nào…Tôi nhớ Bataan ở Philippines khi tôi phải qua trại tị nạn đó trước khi vào Mỹ.  Trước đó, tôi đã ở Thái Lan nhìn cảnh người Thái ăn bốc, họ ăn ngon và sạch, tôi nghĩ một thế giới thanh bình khi…người ta yêu quý hai bàn tay người ta!  Tôi có ăn đồ ăn Thái nhưng tôi không tin hai bàn tay của tôi!  Tôi thấy ở Thailand có nhiều Chùa, tôi nghĩ người Thái hiền lắm…Dĩ nhiên nhiều tin thời sự có làm tôi đau lòng.  Và do đó tôi ăn bằng dùng muỗng, nĩa.  Tôi chỉ nghĩ mình ăn no, là đủ, là quên đói, là quên khổ.  Tôi muốn quên mình một thời Việt Nam, một thời cải tạo, một thời xớn xác lao đao. Rồi tôi đến Bataan, một xã hội mới, trật tự, ngăn nắp theo yêu cầu của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc.  Tôi được ăn no, ngủ ngon, có đêm cũng giật mình vì động đất, có ngày cũng co ro vì bão ào ào, có ngày cũng buồn muốn đứt ruột nát gan nhìn cảnh người mình đi chôn thân nhân ở nghĩa địa.  Gần một năm lênh đênh trước khi xuống máy bay ở Honolulu tôi mới biết mình thật sự “tai qua nạn khỏi”, nhưng tôi vẫn chưa biết cái nước Bhutan là cái nước nào…

 

Những người-yêu-người mở cửa cho tôi vào cõi Thiên Đường hạ giới.  Tôi sung sướng, sung túc và vui sướng, tôi không âu lo gì nữa.  Chuyện gì, rủi ro, nếu có xảy ra là chuyện hiếm, và chuyện đó có Cảnh Sát lo toan hết cả.  Tôi nhìn người Mỹ trắng nắm tay người Mỹ đen đi chợ…Tôi thấy những người Da Đỏ ngồi chờ trong phòng chờ của sở Xã Hội…Tôi gặp người Tàu, người Nhật, người Thái, người Philippino…ai gặp nhau cũng chào nhau, hello, hi, good morning. Trước hết, tôi gặp những nụ cười, nghe những lời chào, những tiếng cảm ơn, những tiếng sorry…Nếu tôi đã biết trên thế giới này có một nước tên là Bhutan thì tôi gọi Mỹ là một nước Bhutan chắc không trật?

 

Bây giờ, qua một attachment bạn tôi gửi qua e mail, tôi biết có nước Bhutan thật sự.  Nước này cử một đoàn Sư Sãi sang Việt Nam dự lễ Vesak năm 2014, họ xăn tay áo làm nhiều việc bình thường ở chùa Bái Đính, không một chút ngại ngần, không một chút ngại ngùng, không một chút thẹn thùng…Họ là tấm gương của sạch sẽ, của tươm tất, của từ bi…và của niềm vui không dành riêng cho họ.

 

Tôi tự hỏi:  Tại sao mình không là công dân của nước Bhutan?  Tại sao mình lại ở Mỹ, không biết, không nghe, không thấy gì cả?  Họ không ở Việt Nam lâu trong dịp lễ Phật Đản.  Họ trở về nước họ rồi…

 

Bây giờ thì tôi biết Bhutan là một quốc gia ở dưới chân núi Hi Mã Lạp Sơn.  Tôi trông về đó, mây trắng.  Mây trắng muôn trùng.  Tôi không bay được.  Tôi đưa hình ảnh và bài trên đây cho nhiều nhà Sư đọc, nhìn, họ làm thinh.  Hình như họ chỉ liếc sơ qua và nam mô Phật, xin cho bần đạo “an nhiên tự tại”.  Tôi tẽn tò, tôi thẹn thùa, tôi lần mò…đi chỗ khác. 

 

Lẽ ra tôi có bài thơ ca tụng, không phải chỉ ca ngợi, những nụ cười, những con mắt một mí, những đám mây trên núi bay, những dòng tuyết sương băng giá trắng mướt triền Hi Mã Lạp Sơn…Tôi không làm được, bèn viết như văn xuôi…Xin bạn đọc đọc nhé và cho tôi nhận lại ít nhất một nụ cười hiền hậu!

 

 

Temple City, USA, 6, 2014

 

 

Trần Vấn Lệ
Số lần đọc: 2801
Ngày đăng: 25.06.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tại sao Trung hoa đặt giàn khoan dầu bên trong vùng biển của Việt Nam? - Hiếu Tân
Gia đình Mandela nổi giận với giới truyền thông quốc tế. - Hiếu Tân
Thành phố và cuộc sống đô thị - Đinh Lê Na
Vụ phong tên lửa cho thấy chúng ta mù tịt về bắc Triều Tiên - Hiếu Tân
Nghĩ về thế cờ tàn của Bắc Triều Tiên - Hiếu Tân
Tổng thống và rượu - Huỳnh Văn Úc
Tổng thống suốt đời - Huỳnh Văn Úc
Khodorkovsky-Tỷ phú sau chấn song sắt - Huỳnh Văn Úc
Alexey Navalny - Huỳnh Văn Úc
Vẫn rẻ dù với bất cứ giá nào - Trần Ngọc Cư
Cùng một tác giả
Mây Thu (thơ)
Những Giọt Mưa Khô (truyện ngắn)
Je Pense (thơ)
Nắng (thơ)
Nhớ (thơ)
Mùa Thu (thơ)