.
Đó là yếu tố cần thiết của người tu học, đồng thời chứng tỏ niềm tin yêu cung dưỡng thờ phượng Phật và Bồ Tát –Faith and devotion: the cults of Buddhas and Bodhisattvas. Niềm tin nầy đưa tới những so sánh, đối chiếu là lý tính giữa con người và tôn giáo; điều mà thấy gần như không cần thiết cho một nhu cầu, nhưng được coi là sự cớ trọn vẹn cho việc cứu khổ, cứu nạn, một hành động giải thoát cho chính mình và cho chính người. Phật giáo không phải là tôn giáo mà là niềm tin chính yếu cho một diễn trình và là một vai trò chuyển vận vượt xa hẳn mọi điều. Tuy nhiên ở đây không nói rằng niềm tin là không quan trọng –Buddhism is not a religion where faith plays a central and overriding role. This is not to say, however; that faith is unimportant. Niềm tin là bao gồm tất cả những gì thuộc tâm linh, trí tuệ, tu tập và mẫn huệ; một thúc đẩy từ tâm-như-nhiên là nhân duyên tự tại, một khơi dậy từ tư duy thánh thiện đạo đức. Trong Pháp-chúng (Abbidharma) là một trong mười pháp tu luyện đức trí (virtuous mental states). Một xác quyết về niềm tin. Thuyết Pháp-chúng (Abbidharmakósa) giải thích rằng nguồn cơn của niềm tin là phát huy tâm Bồ đề, một như-lai-tạng-giới tức tâm Phật là nằm trong một tâm thức trong sáng mà ra. Vậy thì niềm tin phát nguồn từ kinh điển hay từ trí tuệ mẫn huệ (wisdom/ prajnã)? -mà đòi hỏi một mẫn huệ thật chất là điều hiếm hoi và tương nghịch. Yêu cầu ở chúng ta một cảm thức thông thường rút ra ở từ ngữ ‘prajnã’ mà ‘prajnã’ là ‘huệ’, thì việc đó lại thuộc về tâm linh, nằm trong trạng thái ý thức, chức năng đó Phật giáo Đại thừa cho là ‘Abbidharmasamuccaya’ là loại bỏ những gì quá nghi ngờ (is to exclude doubt) mà phải hiểu mẫn huệ/ prajnã là niềm tin và xót thương thời mới đạt tới chân-như-phật một cách trong suốt. Vì prajnã là kinh nghiệm cho người nhận biết, lãnh hội được thể tính vô hạn của sự vật trong một ý nghĩa cơ bản, nghĩa là; theo tâm lý học khi cái bản ngã hạn hữu đó đập vỡ cái vỏ cứng ngắc thời tìm thấy cái vô hạn bao la, khi tìm thấy được tức tìm thấy được chân như tánh không. Từ đó ‘prajnã/huệ’ là trí mà trí kiên trì thì không còn lung lạc trước niềm tin và đem lòng xót thương cho một chân lý tối-thượng-phật.
Đây là một xác minh cụ thể, rõ nét, một sự hiển lộ trong sáng từ tâm và tự nó như đã có, không có tính chất mê hoặc nhưng làm cho con người trở nên minh mẫn qua những giáo điều rao giảng, tất cả chứa đựng trong bộ kinh cổ Pãli Phạn ngữ: ‘Milindapãnha’. Niềm tin đưa ta về cõi thanh tịnh đại hải ‘makes serene’. Niềm tin đó bắt nguồn từ 5 luật giới của Ấn độ giáo Hindrances và đó là chủ tâm hướng đến thoát tục với một tính chất tinh anh, thanh tịnh và không phiền não –clear, serene and undisturbed trước một đối tượng tha thể. Niềm tin là khai ngộ do tâm mà ra không còn là động lực thúc đẩy từ ngoại giới mà xuất phát từ tâm trong sáng của Bồ đề tâm, bởi; nó không còn vướng đục bùn dơ mà coi đây như phép mầu kỳ diệu, một thứ ngọc qúy có thể chiếu sáng vào dòng nước đục để biến thành dòng nước uống. ‘Faith clears the mind of its muddy defilements, as miraculous gem might clear muddy water for drinking’ (Conze p. 152). Niềm tin không còn là phạm trù Phật pháp mà bày tỏ lòng cung dưỡng của người tu học đối với nhà Phật. Đạo Phật các tông phái nhìn niềm tin là cứu cánh chớ không phải phương tiện đi tới mục đích gần Phật mà phải có lòng thương yêu (mercy) thời mới đạt tới liễu-quán-chân-như (àlaya-vijnãàna) là những gì vượt quá xa; đó là biện chứng ngoài trí năng, vượt qua giới hạn này nghĩa là vượt qua khỏi cái vô thức trong dạng thức nội tại. Phật giáo gọi là đại-viên-cảnh-trí (ãdrasanajnãna). Do đó Bát-Nhã-Ba-La (pãramitã) là một trực giác ý thức đưa tới niềm tin và xót thương, một tâm thức chỉ xẩy ra khi đối tượng hữu thể thuộc cảm quan và trí năng. Mà đây là tạng-thức, bóng tối của vô thức bị phá thấu để còn lại tâm như Phật là niềm tin vạn pháp như thấy chính mình trong tâm phản chiếu (Kinh Lăng Già). Việc tu học ngoài kinh điển được coi đây là một phần cốt tủy của đạo Phật. Cho nên chi niềm tin là chính yếu, xót thương là cần thiết. Không ngoài mục đích nào hơn mà chỉ còn lại một tâm-như thực chứng là đi tới giải thoát.
Niềm tin được mô tả trong thời kỳ đưa tới kết quả của tâm lý cho một tâm như nhiên của 5 luật giới : tâm thức dục vọng (sense-desiré) tâm can xấu xa (ill-will), biếng nhác, chán chường (sloth+torpor) kích dục (excitedness) và lo lắng phiền não (worry/ disturbed) và; cuối cùng cũng chẳng phải nghi ngờ. Nhưng rồi ‘milinda’ thêm vào đó một niềm tin nhảy tới (leap-forward) con đường hướng đến Phật đúng nghĩa.
Mặc khác; niềm tin cung cấp cả hai bề mặt: nhận thức cơ bản và ý thức kiên trì cho một phát tiết thiêng liêng –in other words; faith provides both the cognitive basis and the volition for spiritual growth. Faith is faith that certain things are the case, and; because of this, certain behaviour is appropriate. Bởi; niềm tin là niềm tin đó là điều chắc chắn cho một trường hợp như thế, là vì ở đây cung cách đó được xem là hợp lý. Kết quả đưa tới cung cách khai ngộ -behaviour is enlightenment- một niềm tin siêu nhiên đi tới nhận biết của những gì mà trước đây chỉ có tin tưởng mà thôi- a transcendence of faith to a knowing of those things which were previously only believed-(Conze p.185). Nói tới đây cho ta về với Thiền tính trong một định nghĩa có liên can đến niềm tin. Thiền cho rằng: ’nhận thức được là đi ngay vào đối tượng hữu thể để thấy nó và có thể nói cái thấy từ bên trong’ (D.T. Suzuki. Thuyết giảng về Thiền) Cho nên chi ý thức về niềm tin là đòi hỏi một tôi luyện ý thức kiên trì và bền vững mới xây dựng được niềm tin chính yếu thời tiêu diệt được phiền não (klesha) khống chế được ý chí lung lạc của trí năng (vijnãna). Kiềm chế được phiền não và trí năng Spinoza cho là hình thức cao nhất, quán triệt tư duy bằng một tư tưởng độc lập tức là trực giác; đó là lối nhìn về hữu thể một cách năng động và sáng tạo. Vị chi niềm tin và lòng xót thương đòi hỏi cái tâm mẫn huệ thời mới đạt chân tâm còn bằng không thì tất cả những gì đều rơi vào ngã mạn. Mỗi khi như thế thì Phật tính không còn nữa, niềm tin và lòng xót thương không còn hiện hữu giữa cõi đời, những việc xấu xâm lấn và tàn phá mà chỉ để lại một kết quả vô thức trong một vũ trụ vô thức (cosmic-unconsciuosness) để rồi tâm giao động đưa tới ngã vị (ego). Đã thế thì không còn chi gọi là cung dưỡng, tôn nghiêm Phật và Bồ Tát mà chỉ để lại cái không-cùng của đạo. Sự cớ này không còn là tánh-không.
Một lần nữa thuyết Pháp chúng (Abbidharmakósa) giải thích rộng rãi hơn phù hợp những gì gọi là niền tin (s’raddha) là dính liền vào giáo pháp, trong kinh điển nói đến nghiệp quả (karmic) như môt tác động của tái sinh (rebirth). Trong Kinh A-dục-sắc (Aksayamati Sũtra) cho rằng niềm tin là chấp nhận nghiệp chướng (karma) và luân sinh (recycled). Phái Đại Thừa Ấn Độ không tỏ cái thực chất của hai bề mặt Nghiệp và Tái mà dựa vào chân lý tánh không và phẩm chất của Phật làm nồng cốt. Trong khi đó niềm tin của Phật ngài đã để lại sau đó những hoài nghi mà người mang lại những gì về chính mình đó là phẩm của Phật –the Bodhisattava-ideal, the teaching of emptiness and the qualities of Buddha and when in his faith he has left behind all doubts, he brings about in himself those qualities of a Buddha.(Conze p.183) Niềm tin cần có cho một lý tính chớ không cần có một niềm tin không lý do.
Thế cho nên niềm tin dù thuộc về lý thuyết nào đi nữa đều đưa tới niềm tin gần như là điểm bắt đầu, cơ bản cho lối về của Phật. Đại Bồ Tát Năng-Đà-Du (Nãgãrjuna) của Đại Thừa nói rằng: ‘Thấu suốt niềm tin do từ thực chứng. Thấu suốt trí huệ là nhận biết trung thực. Cả hai trí huệ trên là chốt.Đó là Niềm tin nhu yếu’. (Through faith one relies on the pratices. Through wisdom on truly knows. Of these two wisdom is the chief. Faith is its prerequisite) Niềm tin là phưuơng hướng đầu tiên cho việc tu học là giai đoạn tiến trình đi vào chân lý Phật, chặn đường cuối cùng tiếp dẫn tới trí huệ toàn vẹn (prjnã/wisdom/trí huệ). Đó là điểm khởi đầu, một gạch nối không tương hợp đối với chúng ta, dù cơ duyên siêu lý đưa tới nhận biết, trực chỉ nhân tâm để ra khỏi bóng tối phủ lấp trước đây là đám mây che những gì về niềm tin và xót thương không còn trở ngại mà nhận thức từ một tâm như trong sáng ở trí huệ. Hố thẳm, tội lỗi , âu lo, phiền não là phát chứng; mà phải phát tâm bồ-tát-a-lợi-gia-thức thời đi tới nhân tâm kiến tánh (trong Đại Tỳ-bà-sa) Cho nên chi niềm tin là chính yếu, xót thương là cần thiết là nhu cầu đi tới con đường Phật tánh.
Tĩnh lự là phép tu tập tinh xảo đặc biệt là tập trung vào niền tin đã được gởi gắm cho những người thiền định như phép tu thân là thể loại chỉ rõ vào thần trí (mental type). Tất cả những gì thuộc về trí là chế ngự bởi lòng ham muốn được ghi nhận rõ nét trong nguồn gốc giáo phái Tiểu Thừa (Theravãda). Chẳng hạn phát triển phép tu tập là thực thi niềm tin trong khuôn phép. Nhưng ở đây niềm tin không phải là lòng xót thương tôn giáo mà là một tu tập đơn thuần một phương cách giải độc cho một tâm linh; đặc biệt cho vấn đề luân lý đạo đức cho một thể chất vướng đục. Cho nên chi niềm tin không phải là sự bắt đầu có như mọi thứ đã làm để hổ tương vào sự quan tâm của tôn giáo (như trường hợp thuộc văn hóa ‘bhakti’ của Ấn độ (Hindu) mãi cho tới khi được tiếp nhận bình thường thời giáo điều dành cho Phật và Bồ Tát là đấng có thể cầu tới và mong tới như một hệ lụy giữa con người hiện hữu và giữa tôn giáo hiện hữu.
Trong việc luận bàn về niềm tin chúng ta có thể tìm thấy những yếu tố cần thiết mà điều đó sẽ lớn dần cho một chủ thuyết sùng bái tôn thờ (devotionalism). Việc đầu tiên; niềm tin nắm lấy niềm tin trong những gì chắc chắn; một trong những gì chánh-phật và những gì tối-thượng-phật. Việc thứ hai; niềm tin phải được trau dồi, vun xới để đi tới tôn thờ, cái đó cũng nằm trong phạm trù của trí đức. Đây là hai tọa độ chính liên hợp với nhau trong tư thế tu tập để rút ra những kinh nghiệm chọn lọc đúng đắn đường về với Phật. Với; Đại Thừa (Mahàyàna) giáo lý Phật là miên viễn và Bồ Tát là lòng xót thương vô tận. Một nền tảng kiên cố, thiết kế và phát triển về thể cách cho một tình thương của giáo phái Đại Thừa. Nhận thức được thế nào là niềm tin và thế nào là xót thương thời đó là một lý giải rõ ràng; vừa có tính chất như-nhiên vừa có tính chất như-phật. Cốt tủy đạo Phật là phát tâm chớ không phát nguyện. Đó là niềm tin chánh yếu mà các tông phái Phật giáo coi như giáo điều. Phật không để lại gì cho chúng sanh ngoài cái tâm như-lai-tạng-tánh.
Niềm tin ở đây không còn là niềm tin chánh phái mà niềm tin của trí huệ, một chân như thấu triệt Phật. Một trí huệ hoàn hảo ‘the Perfection of Wisdom’ của Bồ Tát; đấng ‘cứu chuộc /compassion’ là lòng trắc ẩn của con người trước đấng tôn thờ. Vì vậy; Bồ Tát là đối tượng tuân phục của con người biết trau dồi, vun xới để thờ phượng; một thánh linh (spiritual) và tu tập (practices) được phát triển qua một tâm lý khác thuộc trí năng nhân gian mà Bồ Tát vận dụng bằng một phép mầu kỳ diệu để linh cảm cứu độ, kỳ diệu đó nằm trong dạng thức của những gì hết sức cụ thể thực chất và những gì hết sức linh cảm. Xuyên qua khả năng tâm lý, diệu-đế trong Bồ Tát được ghi nhận như một minh bạch của Phật, một tâm lý sáng tạo cho việc cứu độ chúng sanh; vì thế trong cùng một phương hướng đó đã cho chúng ta một trí huệ nhận biết giữa Phật và ưu thế tối thượng Bồ Tát. Ngoài chức năng siêu linh (high-spiritual) Bồ Tát là đấng bày tỏ sự nhiệm mầu toàn trí tinh thông (upàya / skill-in-means) đó là tâm-như-nhiên đã gắn liền và cũng từ đó tạo nên kinh điển, giáo điều để thờ phượng, cầu xin. Niềm tin không qua một phụ thuộc nào của kinh điển hoặc bất cứ giáo phái nào đề ra hoặc trong mọi trường hợp xẩy đến. Bồ Tát đưa dẫn tội lỗi sang thánh thiện trong lòng xót thương cứu độ, đưa từ ‘điạ ngục’ đến ‘niết bàn’. Đại Thừa đã phát triển chân lý Phật trong ý niệm tinh thông / skill-in-means để trở thành một yếu tính tu học Phật và từ đó con đường vô lượng Phật được mở mang và phát triển cho những người tu Phật (Buddhist) và những người không tu Phật (non-Buddhist). Lấy thí dụ: Bồ Tát Quán Thế Âm được đưa ra như một mầu nhiệm thánh linh –Avalokitesvara a Bodhisatttva so advanced that he has taken on divine attributes. dưới nhiều dạng tính khác nhau nhưng tựu chung là Bồ Tát đấng hằng hữu như-phật. Niềm tin, lòng xót thương và trí huệ là của Bồ Tát và coi đó là tạng-thư và giáo huấn của Phật giáo Đại Thừa. Một hiện hữu toàn trí, toàn năng tuyệt hảo và một lòng thương xót vô hạn. Một tiến trình lâu dài suốt con đường hành đạo tối-thượng-phật (Supreme Buddhahood) và những gì có thể và mong muốn qua cảm thức phò hộ trong mọi cách, mọi điều để đem lại như việc thiện từ tâm. Niềm tin và xót thương đối với những người theo phái Đại Thừa nhìn nhận Bồ Tát như lời thệ nguyện và nhìn nhận những gì thuộc Bồ Tát đều là thánh linh và Bồ Tát là mẫu mực của lẽ sống. chúng ta cũng biết rằng những liên hợp thuộc lịch sử là bày tỏ nhận biết và chiếu chỉ qui tắc, một mặt phẳng đôi khi bừng lên một cách khẩn trương –we know that historically the combination of descriptive and prescriptive planes sometimes gave rise to tension. Lòng yêu thương là khát vọng tích cực của Bồ Tát là thể hiện một hình ảnh như-phật, một tánh-không vô biên không ngừng nghỉ và được coi là sự cứu chuộc con người rời xa bể khổ để tới bờ giác đó là thệ nguyện tính trong Phật giáo, một truyền kỳ của bóng tối rũ xuống (Astasãhasrika) qua chuyện (Sadãprarurita / Even Weeping) mà đó chỉ là hình tướng đầu tiên xuất hiện trong dạng Bồ Tát. Trong mọi tông phái Phật giáo đều bao gồm các hình tướng : Báo Thân (Nimanakaya) Ứng Thân (Sambhogakaya) và Pháp Thân (Dharmakaya) Một cống hiến lớn lao của Bồ Tát Ma Ha Tát (Mahasukhakaya). Do đó Bồ Tát không còn là nhân-thể mà trở thành phật-thể là nói lên tánh-không tức không-tính (Shunyata) như trường hợp Bồ Tát Quán Thế Âm là hình tượng cấu tạo của tình thương, che chở cho nên trong ý tưởng đó gọi là Phật tính hay tối-thượng-phật. Bởi; triết lý Phật giáo không chấp nhận sự khác biệt giữa bản chất và hiện tượng mà coi đây là hiện tượng dung thông giữa con người và tôn giáo (Phật giáo) Vì rằng hiện tượng là bản chất và bản chất là hiện tượng; ở đây không có nghĩa là đẳng thứ. Mà phải nhìn nhận ‘trí huệ/ prajnã’ và ‘shunyata / thiện ý’ là một. Thần tướng của Bố Tát phải hoàn toàn cái chân-như của như-phật. để đi tới tột đỉnh tối thượng như-lai-tạng-tính của lòng từ bi (Karuna) trong Phạn ngữ karuna còn có nghĩa là hành động. Sự nhận thức của Phật là sự nhận thức tâm khai ngộ mà là hành động tỉnh thức toàn triệt; đó là tính-không-phân-biệt cấu thành từ ‘shunyata’ và ‘karana’ đề đi tới trí huệ ‘prajnã’. Kết hợp ba chủ thể trên (Prajnã, Karuna và Shunyata) lập tức phát sinh ra tâm-bồ-đề (Bodhicitta) thời niềm tin sẽ trở nên như-nhiên không còn vướng tục, bụi bám, tánh không trở nên vô lượng phật cho lòng xót thương. Niềm tin thờ phượng Phật bùng dậy từ đây, đó là những gì ‘vĩ đại / maha’ thứ vĩ đại không phân biệt, không ngã vị mà vĩ đại trong nghĩa tuyệt đối (mahayogatatra) mà là thoát tục để đi tới tự do toàn diện và miên viễn. Cái đó chính là tinh thần Phật giáo ngày nay.
Tóm tắc về Niềm Tin và Lòng Xót Thương. Chúng ta không còn thấy những gì ngoài tâm-bình-đẳng (samacittava). Là vì; ‘phải dẫn vô lượng chúng sinh vào vô-dư Niết bàn mà thật ra không có chúng sinh nào vào Niết bàn cả’ (Kinh Kim Cương). Mà đó chỉ là một loại hành sử đã được hình thức hóa đồng thời cũng là cách biểu hiện sự liên quan giữa người và đạo. Không lưu lại một tồn lưu nhân thế nào cả ngoại trừ một tâm như-nhiên, tâm-như-phật, tâm như-lai-tạng-tính là đạt tới tối-thượng-phật viên mãn./.
(ca.ab.yyc. Lập hạ 1/7/2014)
SÁCH ĐỌC:
- Mahàyàna Buddhism’ by Paul Williams. Routledge. London/New York 1994.’
ĐỌC THÊM:: những bài của võcôngliêm trên báo mạng và giấy hoặc email về: lvocong@hotmail.com
- Kinh Phật. 2011
- Đại Thừa 2013