Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.112
123.143.712
 
Zarathustra (II) Thốt như thế đấy
Võ Công Liêm

 

 

     Trong bài ‘Zarathustra Thốt Như Thế Đấy / Thus Spoke Zarathustra’ Nietzsche đã đạt tới một giả thuyết sống thực; tất cả là một tác động thúc đẩy cho một ước ao toàn năng / the desire for power, được thu tóm qua ngữ thuật của Schopenhauer gọi chung là ‘ý toàn năng / will to power’ cũng từ ý nghĩa đó làm cho Nietzsche thêm nhiều thử thách, nhiều cố gắng hơn để vẽ lên một hình ảnh có thể là hình ảnh có thực để chiếm cứ, khống chế những gì thuộc siêu hình như đã có. Nhưng; cũng nên nhớ cho ‘ý toàn năng’ là lời giới thiệu trong chương đầu của tập ‘Của Trăm phương Ngàn kế và Một Đấng Duy Nhất / Of the Thousand and One Goals’: khởi thủy cho tới nay điều đó như đã có nhiều người làm thế; có một cái gì như tự cao, tự đại cho những ‘cứu cánh’ để đi tới mục tiêu - giả như ở đây chứa một thứ luân lý đạo đức, thời lý do đó trong mỗi chúng ta vốn đã có một thứ luân lý chủ hữu là luân lý, đó là ý toàn năng –không chỉ cái lực đó vượt qua mọi quyền năng khác nhưng ở đây quyền năng là yếu tố cần thiết vượt trên cái tự có của con người. The will to power is introduced in the chapter called ‘Of the Thousand and One Goals’:hitherto there have been  many peoples, consequently many ‘goals’ –i.e. moralities; the reason each peoples has had its own morality is that morality is will to power –not only power over others but more essentially power over oneself:

 

 ‘Zarathustra đã đi và thấy nhiều vùng đất và nhiều chủng tộc khác nhau: vậy thì những hoàn cảnh đó đã cho hắn khám phá những gì tốt và xấu của nhân loại, tìm thấy cái không có quyền năng của đấng tạo hóa trên vũ trụ này không ngoài cái tốt và xấu. Không một ai sống mà không có dự mưu; nhưng nếu điều đó được mong muốn duy trì che chở cho chính nó thời coi như không phải là dự mưu mà như thể là một dự ước gần gũi xóm giềng quanh ta. Hầu như cái sự kiện đó đã tỏ rõ cái tốt đến với con người, cạnh đó cũng tỏ rõ cái xấu xa trơ trẽn làm mất thanh danh và uy tín đến những khiá cạnh khác. Thật thế; tôi đã tìm thấy. Tôi đã tìm thấy nhiều điều hơn thế nữa, đó là những gì gọi là xấu ở cái nơi khác quá bày vẽ cái bề ngoài với chiếc áo dòng màu tím tiá huy hoàng…’(Z. I.15)

 

Trong một đoạn khác; Zarathustra thốt như thế này:

‘…bản diện của giá trị đã treo quá tầm nhìn con người. Quán thị; là mặt bằng của cái gì vượt quá xa; quán thị; đó là tiếng thốt ra cái của ‘ý toàn năng’. Thời cái gì gọi là tha thiết, nổ lực cho ước muốn thì gọi là ca tụng (đấng toàn năng), cái gì có thể giải thích được là tối cần và chính cái nỗ lực đó gọi là điềm tốt mà những gì đã nêu là thánh tích nổi bậc lớn lao như một nhu cầu; hiếm có, một sự có vững chắc – như là đấng thánh linh thờ phượng … a table of values hangs over every people. Behold; it is the table of its overcomings; behold, it is the voice of its will to power. What it calls hard it call praiseworthly; what it accounts indispensable and hard it calls good, and that which relieves the greatest need, the rare, the hardest of all-it glorifires as holy- (Z I. 15).

 

Đạo đức luân lý; như đã hiểu là một hiện hữu chứng thực của tập quán mà ra. Nghĩa là được coi đấng thánh linh tức đấng thờ phượng không thể đi khác hơn mà giờ đây là hình ảnh gợi nhớ siêu tầng được coi như là tuyệt đối vượt hẳn cả con người: lũ lượt kéo về đó là lòng ao ước cho một quyền năng mà tự nó chống lấy ‘against itself’, cái đó là cái tự nó của người chinh phục; tu tập để đi tới tuân phục là mệnh lệnh tự áp đặt, và; trong cái nghĩa cử tuân phục là cái làm nên con người –it learns to obey self-imposed command, and; in obeying become ‘a people’.Từ những gì bắt đầu của những gì thuộc triết thuyết khi viết xuống, Nietzsche luôn luôn cảm nhận được sự quân bình trong một phương thức cá tính độc đáo, một sự lý đúng đắn chuẩn mực như xếp vào một sự kiện thực thi, ông luôn luôn có một cảm quan thấu suốt độc nhứt như một thể loại của một tiểu phẩm, trạng thái của người cầm lái chính là tác phẩm làm nên tợ như một nhu cầu cần thiết. Vậy thì; trong phần hai của Zarathustra Thốt Như Thế Đấy. Nietzsche đã xử dụng, áp đặc lý thuyết của ông như ý-toàn-năng của một cá thể. Lý luận về cái tự vượt ra bản ngã tự tại (Of Self-Overcoming) Zarathustra thốt:

‘…tôi đã theo đó mà sống như một sinh vật, tôi đã theo đó mà dẫm bước vào cái gì vĩ đại và cái gì hèn mọn; đó là những gì tôi hiểu rằng cái đó là của như nhiên…bất luận là gì tôi đã tìm thấy sự sống như nhiên của mọi sinh vật, ở đó tôi cũng đã nghe ngôn ngữ của mệnh lệnh. Tất cả sự sống sinh vật là sinh vật tuân phục. Và chính đây là lần thứ hai: hắn là người không thể tuân phục ở chính hắn mà sẽ là mệnh lệnh… Nhưng; ở lần thứ ba điều mà tôi đã nghe: thời đó là mệnh lệnh là điều có nhiều khó khăn hơn là việc tuân phục…’ I have followed the living creature, I have followed the greatest and smallest paths, that I may understand its năture… wherever I found living creatures, there tơo I heard the language of obedience. All living creatures are obeying creatures. And this is the second thing: he who cannot obey himself will be commanded… But this is the third thing I heard: that commanding is more difficult than obeying… And life told me this secret: ’Behold’ it said:’ I am that ‘which must overcome itself again and again. To be sure, you call it will to procreate or impulse towards a goal, towards the higher more distant, more manifold: but all this is one and one secret.(Z. II.12) Và; cuộc đời đã nói cho tôi những gì là bí truyền: “Quán Thị’. Sự cớ đó đã nói; ‘Tôi là những thứ phải vượt qua tự nó liên tục và liên tục… nhưng tất cả là một đấng và một bí truyền. Vì lẽ đó hố thẳm của Nietzsche hướng tới những gì mà người ta có thể tận diệt tận gốc rễ cái lòng đam mê ham muốn bởi tất cả những thứ đó chỉ mở đường cho nguy hiểm; Nietzsche không từ chối điều đó mà đó sẽ đưa tới một quyền năng nguy hiểm, nhưng phải biết kiểm soát ý chí trong sáng, thăng hoa (sublimated) chớ không còn yếu hèn và tiêu hủy :

‘Quyền năng đó không đầy đủ trọn vẹn đó là một thứ ánh sáng không lâu cho việc hư hại. Tôi(Zarathustra) không muốn đưa dẫn nó rời xa; mà sẽ được học hỏi - một công việc cho tôi’ (Z.IV 13.7)

Dù cho xấu xa hiểm độc thì đó là một điều thích đáng đưa tới yếu mềm loãng chất (weakness). Tại sao? bởi điều đó nằm trong một cứ điạ của niềm tin hy vọng; thời ở đó được qui như phạm trọng tội, thời ở đó được coi như có nỗ lực lớn lao; lớn lao đó sẽ là quyền năng. Vậy thì điều đó có thể cho là vượt ra khỏi cái tự khởi (self-overcoming). Ấy là điều mà người đời không hiểu ý Nietzsche một cách hoàn toàn, ngoại trừ người ta nhận thức những gì mà ông đã gợi nhớ về những hình ảnh siêu hình vượt qua cái ‘tự mình / self ‘ mà hầu như là một sự khó của tất cả những gì căng thẳng đúng như những gì có thể mong muốn được, đó là những gì Nietzsche đã tư duy về cái ý-toàn-năng / will to power là đòi hỏi cần thiết cho một chức năng khó khăn; tuy nhiên điều đó đòi hỏi một ý chí mãnh liệt ở nơi con người nhưng không lãnh đạo, điều hành, ý toàn năng là thích đáng đến với nhân loại, dù trước đây coi đó là một hành động, việc làm nguy hiểm. Sao lại như thế? Bởi vì ‘tốt /good’ là trong sạch của ‘xấu xa / evil’; mà xấu xa là giá trị đích thực và là sự hủy hoại, tận diệt do từ thúc đẩy của xấu xa mà ra, điều ấy có thể không lià xa cái tốt phiá sau đó. Tốt cũng có thể biến mất luôn. Loại bỏ theo cái tốt-Eris (huyền thoại cổ Hy) thì đó là cái tốt của tranh biện, tất loại bỏ cái tốt chính đáng của nhân loại mà sự lý sẽ lớn dần những gì xuyên qua tranh biện:

‘I teach you the superman…the superman is the meaning of the earth. Let your will say: The superman shall be the meaning of the earth! I entreat you, my brothers; ‘remain true to the earth’. (Z.I V.3).

Tôi dạy bạn siêu nhân… siêu nhân có nghĩa là vũ trụ (vậy ta dịch ở đây là siệu nhiên). Hãy để điều ước của bạn nói: Siêu nhiên sẽ là nghĩa vũ trụ! Tôi van xin bạn, người anh em của tôi;‘chỉ lưu lại sự thật đến từ vũ trụ’.

Trong tất cả sanh vật đều ước một thể lực nhưng chỉ có con người là có thể ước một quyền lực trên hết, trên những gì vượt ra từ chính bản thể của con người, chỉ có con người có một yêu sách cái khả năng cần thiết của quyền lực để đạt tới thành quả tự ngã bậc thầy / self-mastery, phân định giữa con người và con vật và không vin vào lý siêu nhiên (supernatural), giá trị luân lý đạo đức, loại trừ tính chất trừng phạt của thánh thần; mà nhận ở đây một sự mới mẽ, thừa nhận thiên nhiên: năng lượng của quyền lực; giờ đây tâm lý con người được hiểu như chu kỳ của quyền lực. Tốt; giờ đây được hiểu như là một cái gì thăng hoa, trong sạch xấu xa, xấu xa và tốt là khổ hạnh hiện hữu thiết yếu đồng dạng. Mà cả hai đều muốn có quyền lực. Để có cái nhìn mới là thu tóm trong một thể thức đơn giản : Chống Thiên chúa / The Anti-Christ.

Thiện là gì? –Là tất cả những gì được nâng lên cảm giác từ năng lực; ý toàn năng, năng lực tự nó trong người. Ác xa là gì? –Là tất cả tiến trình từ loãng chất yếu mềm. Hạnh phúc là gì? –Là cảm nhận được năng lực gia tăng. Đó là sự chịu đựng để vượt thoát . Vượt qua được  tất là đường dẫn đến bình minh mới mẻ; điều này cần phải phán xét trên những quan điểm liên đới giữa ‘thiện/ good’ và ‘ác/evil’. Trong tác phẩm này Nietzsche tự hỏi; phải chăng đây là ý nghĩ sâu sắc nhất cho thân phận làm người? Kể cả cuốn: ‘Chống Thiên chúa’. Nietzsche nhấn mạnh: ‘tôi trông đợi vào một hành trình im lặng và hố thẳm xuyên qua hằng thế kỷ. Bởi Thượng đế là đấng toàn năng, toàn lực, toàn trí. Chính Zarathustra báo hiệu về siêu-nhân, vì; siêu nhân là người mang ý nghĩa trần gian. Siêu nhân là đại dương. Là những gì thuộc về Siêu nhiên. Cho nên chi sáng tạo là niềm hy vọng như-nhiên của vũ trụ là biện minh cho việc truyền phán một nền luân lý đạo đức mới. Vì sao? Bởi; con người không thể sáng tạo ra Thượng đế mà nhìn Thượng đế là đấng siêu việt như nhiên. Zarathustra có lần nói: ‘tất cả thánh linh đều chết và ngay Thượng đế cũng đã chết. Giờ đây ta vạn tuế Siêu nhiên tức đấng hằng hữu…’ Khi thực hiện những tác phẩm này Nietzsche  đã quay về Đông phương , tìm đọc Phật , nghiền ngẫm chân lý tối thượng phật (Oldenberg). Một mặc khải linh hồn của Nietzsche. Mặc khải trở về Vĩnh Cửu.

Tất cả con người đều mong muốn hạnh phúc, bởi tất cả ao ước đó là cảm thức tăng trưởng năng lực, một năng lực tối thượng mang lại một hạnh phúc vĩ đại bao la –All desire happiness because all desire the feeling of increased power, the greatest increase of power brings the greatest happiness cái đó chính là là đòi hỏi lớn lao cho một năng lực tối thượng là vượt qua tất cả của những gì tự có ở con người. Con người hạnh phúc là con người vượt qua khỏi chính mình; tất siêu nhân – the happiest man is the man who has overcome himself –the superman. Một cảm thức có tính chất triết học phát sinh ra và làm nên siêu nhân đó là những gì hiện hữu, cầm giữ ở đây một điều mới về ‘hình ảnh con người/image of man’ đứng lên để đánh đổ những gì hư vô của thời đại toàn cầu. Và; điều đó sẽ có thể như đã một làn thốt ra giữa thiện và ác giữa tốt và xấu như cái lượng bất tận. Ý chí toàn năng và siêu nhân là tiến hóa như một ảnh hưởng lớn lao, một đòi hỏi cần thiết  được giải thích cho một bao hàm tổng quát của những gì gọi là thực chất không-thuộc-siêu-hình (non-metaphysical) nhưng lại tái xuất hiện muôn đời là hậu quả của cái gọi là thực chất không thuộc tính chất siêu hình (the eternal recurrence is the consequence of a non-metaphysical realty). Trong khi đó Nietzsche đã thấy điều đó: thế giới thuộc về siêu hình là như-không nhưng tương phản của thế giới hiển-lộ, những gì thuộc về siêu hình là mặt phẳng trống không hơn là phản đề mặt phẳng thế gian, và; rất ý niệm tương quan của một phần hiện thực thuộc về siêu hình của một thế giới biểu tượng khác thường. Chính sự kiện đó tại sao Nietzsche phải để tâm tới cái đống triết lý ngập đầy như vậy.. Đầu tiên Nietzsche cho ta thấy ở Zarathustra nỗi sợ hãi triền miên tái tục và mọi thứ xung quanh chậm lại từng ngày trong lúc ông khó thừa nhận sự thật có thể xẩy ra. Ở đoạn cuối thì Nietzsche viết như cảnh chiêm bao tạo nên hình ảnh bất tận, như cửa ngõ bước vào con đường mòn hướng tới một trực chỉ phản diện:

‘Thấy cửa ngõ ở đây…: đó là hai khiá cạnh. Hai lối mòn gặp nhau; không một ai đi thấu cái nơi cuối cùng của họ. Đây là lối rẽ đằng sau chúng ta: nó sẽ đi mãi vào bất tận –Behold this gateway…it has two aspects. To paths come together here; no one has ever reached their end. This long lane behind us: it go on for an eternity.(Z. III 2.2)  Nietzsche đạp đổ mọi thứ không phải chân lý; chính tư duy này cho ta thấy ý chí hùng tráng trong con người của Nietzsche qua cuốn Ecce Homo ông viết: ‘ Tôi không phải là người, tôi là kẻ bộc phá’ Zarathustra nói:’Ta dạy cho các người Siêu nhân. Con người là cái gì phải vượt qua. Bạn đã làm gì để vượt qua chưa?’ (Z. IV 19.10).

Từ những gì trong tác phẩm Zarathustra như một sấm truyền, một nhắn nhủ đời người, một chứng tỏ thực tại với Thượng đế; đó là sự hoàn thiện và hiện sinh giữa ‘tội ác và hình phạt’ giữa Thiện và Ác. Bởi; Nietzsche nhìn đời là một sự tương quan và một lý chứng hữu thể, một hữu thể viên mãn, một giá trị nội tại ở cuộc sống. Thiện ác, tốt xấu đều là giá trị xúc cảm mà ra. Nietzsche nhìn đời một cách triệt để hơn : dẫn con người vào một tinh thần cao vót và trong sạch để đưa đến siêu nhân ‘Uebermensch’ (chữ của Goethe). Ý siêu nhân là siêu đẳng cấp; trong Zarathustra  cho ta khám phá ý nghĩa của siêu nhân là thế đó. Zarathustra thốt là tiếng thốt mẫu mực vừa nhân hậu vừa công chính. Zarathustra biến mình thành nhà tiên tri, kẻ đi trước và tiếng thốt đó chính là tiếng thời gian, Zarathustra mong cái chết mai sau được hiến mình cho tất cả mọi người và chìm dần như mặt trời lặn. Tất cả con người là cái hẳn phải là: một mảnh định mệnh, con người trong cái tất cả và cũng chẳng có gì ngoài cái tất cả. Nghe qua tưởng chừng như Nietzsche lên án hạnh phúc, tuy nhiên; nó mang lại một thứ hạnh phúc vĩnh cửu. Mẫu đối thoại của Zarathustra với người anh em là triển khai giữa hạnh phúc và đau khổ : ’Bạn có chấp thuận niềm vui không? Zarathustra nói. Vậy thì anh em chấp thuận đau khổ. Mà đau khổ bao gồm ràng buộc, vướng bận và tình yêu’. Tình yêu có khi là chướng ngại chận đường đi tới tự do. Lời đối thoại với tín hữu là lời mật thiết của Zarathustra. Nietzsche đưa vào đây như một biện minh chân chính không có gì là trừu tượng siêu hình. Phiá sau lý lẽ này là tái xuất hiện một cái gì vô biên là những gì thuộc thế giới siêu hình tạo một hiện tượng siêu hình thuộc về một thế giới biểu tượng; mà mỗi khi hòa nhập giữa siêu hình và biểu tượng là đi vào hố thẳm. Thí dụ: không có hiện hữu ở đây mà hiện ra đây một thế giới hiện thực; trong khi chúng ta loại trừ mọi thứ đó là những gì chúng ta muốn nói và chúng ta không thể bỏ qua được. Mà trở nên một bày tỏ vô nghĩa, tuy nhiên; nếu có một nhận thức khác tất chúng ta đã đắm chìm vào đó, chúng ta không thể vượt ra khỏi thế giới của hiện tượng. Mỗi khi nói đến cái gì gọi là miên miễn tức là nói đến cái thế giới vô tận số ‘timeless world’ đó là thế giới thời gian của ‘sát-na’ của ‘mạc pháp’ (đạo Phật). Nietzsche đứng trên bình diện vũ trụ thuộc giới tính thời gian và con người là cái gì hiếm hoi đơn thuần để xác định chức năng, phận sự, phủ nhận ngôn ngữ của siêu hình: thế giới thuộc về siêu hình là chỉ cái đơn giản một phủ nhận thế giới tồn lưu, hiện hữu tồn lưu là thực tế trong lúc này, tuy nhiên ở đây là một trong những bản chất qui vào thế giới thuộc siêu hình thời phải là một thể thức miên viễn – to speak of a ‘timeless world’ is merely to use the characteristically negative language of metaphysics: the ‘metaphysical world’ is simply, the actual word exists in time, therefore one of the attributes of the metaphysical world must be timelessness. Mà miên viễn tức thoát tục, thân tâm không còn vướng lụy mà đi vào cõi vô cùng –just as it is disembodied or spaceless. Thời gian không còn là ‘ảo giác’ để che đậy thời gian hiện thực miên viễn  ‘time is not an ‘illusion’ masking a ‘timeless reality’. Từ đó hiện thực trở nên thời gian, nhưng đứng trên lãnh vực thực nghiệm thì không hẳn như thế. Qua kinh nghiệm thì hiện hữu tồn lưu của chúng ta là thuộc về thế gian trần tục và những gì không bền vững: bởi thời gian là thực, thay đổi là thực thời cho chúng ta nhận thức là không có gì hiện hữu tồn lưu thì thời gian và thay đổi cũng trở nên vắng mặt. Hiện thực ở đây phải là thời gian vô tận số. So sánh giữa trở nên hiện thực và một cái nhìn viễn vọng kính có thể là cái nhìn vô lý. Nhưng trong dữ kiện này cho chúng ta thấy hình ảnh đại diện của Nietzsche là những gì trở nên ‘becoming’ bắt buộc. Nietzsche được phép từ chối Thượng đế hoặc siêu hình học đã xâm nhập vào tư duy Nietzsche, bởi; phiá sau cuộc đời Nietzsche là một dòng đạo quá nhiều giáo điều. Chối bỏ Thượng đế; để xác nhận một vài điều không thể thẩm tra một cách chính đáng mà những sự lý đó có thể che đậy Thượng đế trong cái cải trang giấu giếm nào đó. Tuy nhiên lời thốt của Zarathustra là thế đấy là sấm truyền của một nhà tiên tri đứng trước cuộc đời của một siêu nhân để phán xét chính mình như chối bỏ hiện hữu của Thượng đế.

 

Quay lại những gì gọi là ‘trở nên’ đối với Nietzsche là tiếng thốt ngẫu nhiên là đổi thay: mà đây là một cơ bản tối hậu đưa tới quả quyết về ‘Cái chết của Thượng đế / death of God’. Zarathustra thốt: ‘Tôi sẽ trở về miên viễn đây là hợp thông và cuộc đời tợ như nhau, trong những gì lớn lao, to tát và trong những gì nhỏ nhen, tầm thường  của tất cả những gì… I shall return eternally to this identical and self-same life; in the greatest things and in the smallest of all things (Z. III 13.2).

‘O Zarathustra; who you are and must become : behold, you are the teacher of the eternal recurrence, that is now your destiny!...’ (Z. III. 2. 2) Ôi Zarathustra anh là ai và rồi trở nên: quán thị chiếu sáng vào miên viễn xuất hiện giữa thế gian này, đó là những gì giờ đây là định mệnh của anh. Cuối cùng chỉ nhìn về một bản thể trung thực: Cảm thức về tăng trưởng quyền lực, cảm thức về hân hoan là tự nó hùng biện một cách vững chắc về sự xuất hiện vô biên, dành cho niềm vui bất tận . Xúc cảm của Zarathustra thốt qua thơ :

                                                              Ôi Người! Xem nhé!

                                       Tiếng đêm chìm sâu vào đáy lòng mãn nguyện ?

                                                               Tôi vùi theo mê say,

                                                     Tĩnh ra mới thấy giấc mơ tan rồi:

                                                               Thế gian là hố thẳm,

                                                  Tăm tối ngập tràn mới hiểu đời nhau.

 

                                                                    O Man! Attend!

                                         What does deep midnight’s voice contend ?

                                                                   ‘I slept my sleep,

                                                     ‘And now awake at dreaming’s end:

                                                                  ‘The world is deep,

                                       ‘Deeper than day can comprehend.   (Z. III 15.3)

 

(ca.ab.yyc. vulan 10/8/2014)

SÁCH ĐỌC: ‘ Thus Spoke Zarathustra, Trans. Walter Kaufmann (New York. Viking 1954). ‘Nietzsche.The Man and His Philosophy’ by R.J. Hollingdale (Cambridge University Press 1994).

ĐỌC THÊM: ‘ Zarathustra (I) / Nietzsche Sự Thật và Viễn Tượng / Hư Vô Nietzsche / Nietzsche Ecce Homo / Thựng Đế Đã Chết của võcôngliêm trên báo giấy và mạng trong và ngoài nước hoặc email: lvocong@hotmail.com

TRANH VẼ: ‘ Trẻ Tóc Đỏ / Child With Red- Hair’ Trên giấy báo nhựt trình. Khổ 12’ X 16’. Acrylics. Vcl# 982014

 

                                                                             

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 4350
Ngày đăng: 17.08.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trường sinh & Giải thoát - Hồ Dụy
Đồng dạng và giới tính - Võ Công Liêm
Lại nói chuyện thi cử - Phan Văn Thạnh
Thơ Mới hiện nay cần những phẩm chất gì? - Nguyễn Đức Tùng
Niềm tin và lòng xót thương trong tinh thần Phật Giáo ngày nay - Võ Công Liêm
Ba tháng – Mười bốn năm và những cuộc thiên di - Trần Hoài Anh
Thể tính hiện sinh và thời gian trong Đoạn - Trường - Tân - Thanh của Nguyễn Du - Võ Công Liêm
Mi và thượng đế - Nguyễn Hồng Nhung
Phương thức - Võ Công Liêm
Quan hệ văn học và tôn giáo nhìn từ khuynh hướng phê bình văn học ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo ở miền Nam trước 1975 - Trần Hoài Anh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)