Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.117
123.139.562
 
Giải pháp nào vì giới trẻ ngày nay
Tuấn Giang

 

                                               

 

  Nhân loại sống với kỷ nguyên toàn cầu hóa, thời đại khoa học công nghệ văn minh trí tuệ đỉnh cao, làm biến đổi mô hình chính trị cơ cấu kinh tế , tổ chức xã hội tạo mối quan hệ ứng xử văn hóa nhân văn. Thế kỷ XXI, xác lập tinh thần thời đại đề cao vai trò tổ chức cá nhân,  giới trẻ tự bộc lộ mình tận hưởng mọi giá trị đời sống.

                        Giới trẻ Việt Nam chứng tỏ họ làm chủ mọi tình huống trạng thái đời sống xã hội, tiếp xúc nhanh nhạy tri thức công nghệ cao, không chờ đợi luôn đổi mới. Đây là số nhỏ thành đạt, họ thuộc giới trẻ nghiêm túc đam mê sáng tạo không bị cuốn vào vòng xoáy các trào lưu sống hưởng thụ cá nhân. Tuổi trẻ hưởng ứng các phong trào “Tình nguyện xanh”, “Hiến máu cứu ngưới”, “Ba sẵn sàng”: Sẵn sàng chiến đấu..., Sẵn sàng học tập..., Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu...,

 

                        Phong trào “Thanh niên tình nguyện” : Xây dựng nông thôn mới, Vì cộng đồng...Ai hưởng ứng phong trào này? Số đông những sinh viên, những thanh niên con nhà gia giáo. Còn số đông không nhỏ những thanh niên các vùng miền cuốn theo những trào lưu cám dỗ hưởng thụ khám phá cảm xúc buồn vui cô đơn thống trị toàn cầu. Thời hội nhập nền kinh tế hàng hóa làm mất phương hướng giới trẻ ngày nay. Thanh niên thành phố, những miền quê...thành lập băng nhóm xã hội đen thanh toán nhau, tụ tập đua xe,  quần áo lố lăng, nhậu nhẹt hò hét, say xỉn, cờ bạc đỏ đen, cá độ, hút chích, tình dục, vũ trường thuốc lắc, buôn lậu. Băng nhóm xã hội đen thời nay thấm vào quan chức Nhà nước , buôn bán nhà đất, có Công ty Nhà lấy họ làm luật giải quyết “công lý”. Một số cơ quan như Trung tâm Điện ảnh  dùng đầu gấu đánh bà phó giám đốc, nơi thì thanh toán những người lên tiếng bảo vệ lẽ phải bị đánh đập, cá biệt bị giết chết. Thuê đầu gấu thời nay không nắm thóp họ thì nhận tiền giao ước chỉ “đánh dằn mặt”, nhưng nhiều vụ chúng giết luôn...Còn học sinh các trường tụ tập bè phái “đánh hội đồng”, đặc biệt nữ sinh đánh bạn chửi tục, lột quần áo thành mốt tung Clip lên mạng, facebook thường thấy tại các trường Hà Nội, thành phố Sài Gòn đến các tỉnh miền núi vùng cao Hà Giang, Lạng Sơn...Nữ sinh phá thai, hát nhạc chế bẩn thỉu, tình dục tập thể...làm vẩn đục môi trường thanh cao nơi thày trò ngưỡng mộ. Giới trẻ ngày nay mất cân bằng khủng hoảng tư tưởng, lối sống trượt dốc đổ vỡ lý tưởng-Đang thiếu chuẩn mực xã hội. Tâm thức trao đảo trước sự đổ vỡ nền tảng đạo đức dân tộc. Họ mất điểm tựa! Dẫn đến hàng ngàn vụ tiêu cực xã hội, từ giới trẻ nói lên những khủng hoảng tâm sinh lý nhân cách con người. Giới trẻ cuốn theo các trào lưu toàn cầu, tiếp nhận tích cực cả tiêu cực gây ô nhiễm bầu không khí: Games, quán internet, sàn nhảy, quán bar...gây nhức nhối xã hội đương đại. Bất cứ ai quan tâm đến các trang thông tin ngoài luồng bật mạng ra xem clip, tin facebook thấy tràn ngập tội ác: Tình dục hiếp dâm, chém giết, giới trẻ cùng nhiều độ tuổi tha hóa hưởng thụ vật chất- Không tuân thủ chuẩn mực xã hội lý tưởng do các nhà “Truyền giáo” dày công xây dựng đề cao tốn rất nhiều tiền của, công sức là những trang sách bằng vàng...Ngày nay không người đọc, có lẽ nó hết sức thuyết phục, “Đền thánh” mất thiêng.

 

Tôi nhớ năm 1960 thế kỷ XX, bước vào Nhạc Viện Hà Nội nhìn trên lớp học đọc dòng khẩu hiệu: “Học tập- học nữa! Học mãi” ! Ôi hạnh phúc quá! Lý tưởng sống tuổi trẻ tôi đây! Bây giờ nghĩ lại thấy câu nói này vô nghĩa bởi học không mục đích, học làm con mọt sách...Tuổi trẻ ngày nay học để: Làm việc! Học để chung sống cộng đồng! Học để khẳng định mình! Tuổi trẻ ngày nay thiết thực hơn, nhiều mộng ước khát vọng luôn bộc lộ cá tính riêng mình bằng mục đích và hiệu quả, mặt khác lại phản ánh số đông hoang mang bi đát ham muốn ảo vọng. Giới trẻ không thích lao động tốn nhiều thời gian công sức nhưng đòi hỏi hưởng thụ cao, đây là con đường dẫn đến phạm tội những vụ lừa đảo tiền tỷ ngoạn mục, mở két sắt ngân hàng, đại gia, làm bằng giả, buôn tiền giả, lừa đảo tội phạm công nghệ cao, buôn ma túy, bán dâm...Phần lớn các nhà “Truyền đạo”chưa hướng chuẩn tâm lý giới trẻ, chưa có hướng khắc phục điều không tưởng trong giới trẻ. Ngày nay giới trẻ đang hành động mất phương hướng, nên biết hệ 8-9x thế kỷ XXI không tư duy như 9x những năm 60 thế kỷ XX. Thế hệ trước, lấy “cần kiệm, khiêm tốn” làm lẽ sống, nay chẳng ai theo. Giới trẻ bây giờ muốn đánh bóng tên tuổi, tạo sicanđan để nổi tiếng, họ dám nghĩ dấn thân dám chơi, nổi loạn cá nhân luôn bộc lộ mình bằng mọi cách:

Chơi ngông khoe của, nhìn người băng con mắt tiện nghi vênh ngược.

Thích hở hang, lộ hàng, tự sướng, mặc đồ khác người.

 Ăn chơi sành điệu.

Xe đời cao, điện thoại hàng hiệu, Chảnh!

Giới trẻ trọng danh dự luôn muốn vươn tới con người “hoàn thiện”, thích “phượt”, săn“games bựa”, hát nhạc chế, nhạc buồn, bạo lực, tình dục, cô đơn, hưởng lạc vật chất. Quên mau lối sống nghĩ đến người khác. Ngay những thanh niên ngoan-Fever mix cũng xâm nhập games oline, Anime, Kpop, nhạc hít thời trang...đưa các trào lưu đời sống thực vào thế giới ảo. Giới trẻ phần đông không quan tâm văn hóa truyền thống, chính trị thì khinh ghét. Ngay những cuộc thi hát trên truyền hình, nếu gặp phải những bài hát cách mạng “nhạc đỏ” thì ú ớ ít thuộc lời, hoặc không biết. Họ đang hướng tới “Lý tưởng” chủ nghĩa xã hội: “Macskeno”, vô cảm hiện thực, đắm mình vào các trào lưu:

            Emo:mọi việc khác người không cần chuẩn.

Săn đá.

Trào lưu ảnh chế.

Hát cùng dao kéo.

Trào lưu tự hành xác.

Trào lưu confes sion(thú tội).

Sống bụi(Hippy-Yup pie).

Trào lưu tự sướng(sello tapeselfies).

Tràolưu Keepcalm and do something (Hãy bình tĩnh...).

Trào lưu Kiyomi-hát nhạc nhảy đường phố.

Trào lưu Fever mix.

Nhảy “Quẩy”, Harlem shake-chấn động toàn cầu.

                        Ngay những  “Thanh niên nghiêm túc”, họ nghĩ gì:

Chạy đua kiếm tiền.

Chạy đua bằng cấp.

Chạy đua quan chức.

Trong hai năm 2013-2014, giới trẻ tiếp nhận gần 40 trào lưu mới trong đó 4 trào lưu bùng nổ toàn cầu. Mốt số trào lưu tích cực tự họ tổ chức cuộc thi trên mạng trong 10 ngày có 300 clip dự thi, giải thưởng 200 triệu đồng. Hiện thực ấy, phản ánh giới trẻ:

Tự chủ bản thân.

Tự chủ tư duy.

Tự tạo đời sống riêng mình.

 Không thích, không nghe giáo huấn những tấm gương cũ mờ.

Họ cần thực tế hiệu quả ngay.

                        Lối thoát vì tương lai giới trẻ Viết Nam:

Giáo dục đích thực cụ thể, không khẩu hiệu, giáo điều.

Cả cộng đồng quan tâm chăm sóc giới trẻ.

Gia đình cùng xã hội hướng nghiệp, gợi mở, không áp đặt ngăn cấm.

Dù còn nhiều ô nhiễm tiêu cực thì nhân tố tích cực luôn là điểm sáng giới trẻ hướng tới. Mục đích đưa giới trẻ Việt Nam đến những ham muốn đam mê say đắm, bộc lộ bản thân tích cực sống vì cộng đồng.

                                                           

Hà Nội 24-8-2014.

*Bài viết tham khảo nhiều nguồn tư liệu từ Google, Trường ĐHVăn Hóa,Trung tâm Triết học Văn Đa Minh. Các luận văn sinh viên:Trần Văn Mong, H.Đ.Q, Facebook... 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 2885
Ngày đăng: 26.08.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vào với thơ - Võ Công Liêm
Zarathustra (II) Thốt như thế đấy - Võ Công Liêm
Trường sinh & Giải thoát - Hồ Dụy
Đồng dạng và giới tính - Võ Công Liêm
Lại nói chuyện thi cử - Phan Văn Thạnh
Thơ Mới hiện nay cần những phẩm chất gì? - Nguyễn Đức Tùng
Niềm tin và lòng xót thương trong tinh thần Phật Giáo ngày nay - Võ Công Liêm
Ba tháng – Mười bốn năm và những cuộc thiên di - Trần Hoài Anh
Thể tính hiện sinh và thời gian trong Đoạn - Trường - Tân - Thanh của Nguyễn Du - Võ Công Liêm
Mi và thượng đế - Nguyễn Hồng Nhung
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)