Scott Devary
The Diplomat 2 Oct, 2014
(tiếp theo và hết)
Sự phản kháng của người Uighur đối với ách thống trị của người Hán ở Tân Cương có bộ mặt tối tăm kì cục. Nó vừa đòi hỏi nhân quyền một cách chính đáng, lại vừa là chủ nghĩa khủng bố và bạo lực quá khich. Nhiều phe phái chính trị li khai khác nhau đã nhận viện trợ vật chất và huấn luyện của khắp các nước vùng Trung Á và các tổ chức cực đoan đồng tình, đánh bom, lãnh đạo những cuộc nổi loạn đẫm máu, dẫn đến hàng trăm người chết hoặc bị thương, và ám sát các quan chức địa phương. Những chiến thuật nổi loạn gây rắc rối cho chính sách an ninh nội địa của Bắc Kinh, và điều đáng ngại đặc biệt là người dân Uighur lưu vong, theo Chien-Peng Chung ước tính có khoảng một triệu người trên toàn thế giới. Chung viết năm 2002 rằng “tuy nhiên Bắc Kinh sợ họ, vì một điều duy nhất là họ có khả năng gây đổ vỡ, tạo ra ấn tượng về tình hình bất ổn ở Tân Cương, làm nản chí các nhà đầu tư nước ngoài.” Vào thời gian đó, kinh tế và cơ sở hạ tầng dân dụng của Tân Cương còn rất kém phát triển. Hai mươi năm sau, với đầu tư lớn vào kinh tế, các nguồn năng lượng, sản xuất hàng tiêu dùng, và di cư của người Hán, mối đe dọa li khai của người Uighur thậm chí đã có tiềm năng phá vỡ những lợi ích của Bắc Kinh. Chung khẳng định rằng tác động của mối đe dọa có thật này vào đầu tư và phát triển trong vùng có lẽ là mối quan tâm hàng đầu đối với ĐCSTQ trong năm 2002, trong khi tăng trưởng kinh tế (mặc dầu rất có giá trị đối với việc duy rì quyền lãnh đạo của trung ương đảng) chỉ là một nửa phương trình cân bằng này. Bắc Kinh biết rằng một cuộc tàn sát của người Hán chống lại người thiểu số Uighur, thậm chí bất chấp mối đe dọa khủng bố vẫn tiếp tục, sẽ có những hậu quả nặng nề cả về kinh tế và chính trị đối với ĐCSTQ.
Mối đe dọa lớn khác với Bắc Kinh là mối đe dọa thật sự của những người Uighur li khai đối với sự thống nhất lãnh thổ của Trung Hoa. Mất kiểm soát lãnh thổ, đặc biệt lãnh thổ có giá trị như Tân Cương, là ý nghĩ đặc biệt khó chịu đối với ĐCSTQ, và rất có thể là mối đe dọa đối với quyền lãnh đạo của đảng. Hãy xem xét cái tâm lí đã nâng đỡ ĐCSTQ từ khi triều đại phong kiến cuối cùng sụp đổ: nỗi sợ xâm lược và thống trị của nước ngoài trên đất nước Trung Hoa, sự tan rã của Trung Hoa từ một thực thể duy nhất thành những nhà nước riêng rẽ, và nội chiến.
Cuốn Về Trung Hoa năm 2011 của Henry Kissinger đã tóm tắt tâm lí này trong một văn bản đáng đọc, nhưng một nhóm li khai liên tục có khả năng được huấn luyện và viện trợ vật chất từ bên ngoài Trung Hoa và liên tục phát động những cuộc chống đối bằng bạo lực đối với Bắc Kinh, là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với hình ảnh kiểm soát tuyệt đối của ĐCSTQ, và khả năng của nó cung cấp lãnh đạo tốt nhất có thể có cho nhân dân của mình.
Những người li khai đã có thể khích động những biện pháp an ninh nội địa cực đoan từ Bắc Kinh có thể áp dụng cho cả cộng đồng người Hán đa số nữa: lập những điểm kiểm soát an ninh đường dài trên các đường ngầm, cảnh sát bán quân sự vũ trang, và máy bay trực thăng trên bầu trởi Bắc Kinh chỉ là những biện pháp an ninh đắt đỏ làm thay đổi cách phong trào li khai tác động lên người công dân Trung Hoa trung bình. Bỏ đi sự cách li người dân Hán nói chung khỏi cuộc chiến của tỉnh miền tây xa xôi này, thì [những biện pháp đó] chỉ càng làm cho mọi người thêm tìm hiểu kĩ lưỡng chính sách an ninh nội địa của ĐCS. Một người bình luận trên mạng Sina Weibo viết trên blog:”những kẻ khủng bố đã phần nào đạt được mục tiêu của chúng. Tăng chi phí bảo vệ pháp luật, giảm hiệu quả xã hội, và tăng căng thẳng xã hội”. Một lời phàn nàn nữa đến từ việc chậm tăng trưởng GDP. Giảm tăng trưởng thu nhập hàng năm tới vài phần trăm là vấn đề không nhỏ đối với sự lãnh đạo của ĐCS. Bắc Kinh có mối quan tâm thiết yếu đến việc đảm bảo quyền kiểm soát được coi là tuyệt đối (cũng như có khả năng) để duy trì vị trí của đảng trên đầu xã hội Trung Hoa.
Về vấn đề năng lực: các phương pháp hà khắc và gia trưởng để đối phó với mối đe dọa Uighur đã tỏ ra vô hiệu trong việc giảm bớt bạo lực. Hãy xem những quyết định chính sách an ninh gần đây: Bắc Kinh đã sử dụng một số chiến thuật khác nhau để đàn áp bạo loạn trong vùng trong từng trường hợp bạo lực. Các lực lượng an ninh Trung Hoa đã theo dõi và cắt đứt Internet và cơ sở hạ tầng truyền thông cho dân chúng Uighur, ban bố lệnh giới nghiêm, sử dụng biện pháp trả thù “gây sốc và khiếp sợ”, áp đặt cách li kinh tế và chính trị, và thậm chí ban hành những bộ luật hạn chế báo chí.
Điều chúng ta biết hiện nay là mối liên hệ của chính sách an ninh Trung Hoa với những rắc rối của chính sách kinh tế của nó. Trong suốt lịch sử dưới sự thống trị cộng sản, Tân Cương đã trải qua những thay đổi đột ngột và kịch tính về kinh tế và dân số. Chung viết năm 2002 rằng “cuộc chiến chống khủng bố” của Bắc Kinh thực chất đã không đạt kết quả vì nó không đả động đến sự cô lập về kinh tế và chính trị mà cộng đồng thiểu số người Uighur phải chịu ở Trung Hoa. Hơn nữa, đoạn đường dài Bắc Kinh phải đi để khuất phục những người li khai Uighur chứng tỏ sự bất lực không thể thích ứng với sự chia rẽ sắc tộc trong bản thân nhà nước của nó. “Trung Hoa đã bóp méo tình hình thực tế của cuộc đấu tranh của người Uighur”, Dilxat Rexit, người phát ngôn của Đại hội người Uyghur Thế giới ở Đức, nói, “Việc kết án cái gọi là chủ nghĩa khủng bố là một cách để chính phủ né tránh trách nhiệm về việc sử dụng vũ lực quá đáng đã làm nhiều người chết.” Rexit lập luận một điểm mà chúng ta đã nghe trước đây nhắc tới Bắc Kinh: không đả động đến vấn đề quyền con người và quyền công dân, chỉ có thể tránh được trong quá khứ bởi vì Bắc Kinh đã có thể tiến bộ trong phát triển kinh tế và những hứa hẹn an ninh (hoặc vì đe dọa bạo lực). Xu hướng này làm trầm trọng thêm những vấn đề của đảng trong thời hiện đại khi liên thông qua các phương tiện truyền thông xã hội và công khai trên internet tiếp tục làm khó cho một chế độ đã thực hiện kiểm soát thông tin trong dân chúng. Họ càng đè nén, thì phần còn lại của thế giới càng nghe thấy điều đó, và nó sẽ đem đến những hậu quả.
Áp lực của việc phát triển một nền kinh tế mạnh trong bốn thập kỉ qua thường dẫn ĐCSTQ đến chỗ bỏ rơi chính sách địa phương vì chạy theo kết quả vĩ mô hơn. Và trong khi những kết quả của sự tập trung này tự nó nói lên, việc nâng hàng trăm triệu thoát nghèo và thay đổi một cách ngoạn mục cân bằng kinh tế với thế giới, ĐCSTQ tiếp tục làm cho đảng xa lạ với đa số đồng bào của mình (những giai cấp thấp và trung lưu) bằng cách không đề cập giải quyết các vấn đề quyền công dân và chất lượng cuộc sống. Những người li khai Uighur đã dính vào chủ nghĩa khủng bố và bạo lực ghê tởm và những kẻ chịu trách nhiệm phải bị truy tố theo những tiêu chuẩn tư pháp đã được công nhận. Tuy nhiên, khó có thể nói rằng việc đòi hỏi công bằng xã hội và kinh tế cho những thành viên ôn hòa của dân chúng Uighur bên trong Trung Hoa là không hợp pháp. Từ chối những quyền con người cơ bản, chính sách quá ráo riết, và thiếu hạ tầng cơ sở kinh tế cho quê hương của họ là những mối đe dọa thật sự cho cuộc sống và lối sống của họ.
Tháng Năm năm nay chủ tịch Tập Cậnbình có những lời đãi bôi hứa hẹn với dân Uighur trong việc ca ngợi những cố gắng tăng cường giáo dục song ngữ và tiếp cận việc làm, nhưng trong những lời nói của ông không hề nhắc đến XPCC và các tổ chức bán quân sự khác do người Hán di cư làm chủ đang tiếp tục đặt người dân Uighur trong vòng nguy hiểm. Kì lạ hơn Tập còn cổ võ “hòa hợp chủng tộc” bằng cách khuyến khích bằng tiền những cuộc hôn nhân giữa người Hán với người thiểu số, một quan niệm có nguồn gốc từ những mục đích cao quí của một xã hội hỗn hợp đa sắc tộc, nhưng thực chất là tìm cách pha loãng bản sắc chủng tộc của những chủng tộc thiểu số rắc rối ở Trung Hoa.
Những lời nói và những giải pháp ấy tỏ ra vô cảm với cảnh khốn cùng của người Uighur, thậm chí đi xa đến mức gợi ý phân tán dân Uighur vào phần còn lại của Trung Hoa trong một cuộc “di cư ngược”. Có rất ít số liệu cho thấy rằng những biện pháp này đang làm giảm bớt phong trào li khai hơn những biện pháp trước đó đã làm.
Tại sao ĐCSTQ cứ mãi không thể giải quyết được mối đe dọa li khai và khủng bố của người Uighur? Họ không thiếu những nhà lãnh đạo tài giỏi và năng động. Người ta đã viết nhiều điều chắc chắn về sự chia rẽ và nổi loạn sắc tộc, với những số liệu chứng minh, và sự kiểm soát của đảng không còn dựa vào chủ nghĩa sô vanh sắc tộc nữa. Rõ ràng là nên đánh giá cẩn thận bộ phận của chính sách Bắc Kinh về “hợp nhất”và duy trì hòa bình và hài hòa giữa các chủng tộc thiểu số và tộc Hán bên trong Trung Hoa, và cải cách hành vi kì thị bằng các định chế kinh tế và chính trị, thế nhưng những biện pháp đó dường như là nguy hiểm dưới mắt ĐCSTQ. Phải chăng đối với Bắc Kinh ý tưởng về cải cách gắn với bị coi là yếu trong vấn đề an ninh, hay nó thật sự chỉ là một chiến dịch kéo dài chống những kẻ quá khich mà đền bù nhỏ nhất cho những lời than phiền được coi là an ủi.
Hai mối đe dọa
Cộng đồng thiểu số Uighur là hai mối đe dọa đối với ĐCSTQ: mối đe dọa thật sự về mất tính liên tục địa phương (và do đó gây nguy hiểm cho sức mạnh của nền thống trị cộng sản), và việc không thể áp dụng cải cách để giảm những nguy cơ về an ninh nội địa. Hãy xem nhu cẩu của ĐCSTQ tỏ ra mạnh trong mọi thời, nó bỏ dao mổ đẻ dùng búa tạ, phớt lờ một dân chúng thiểu số thay vì cho họ thêm chút vốn về kinh tế ở địa phương. Mặc dù sự kiểm soát của ĐCSTQ bao trùm lên tất cả các mặt của nhà nước Trung Hoa, ĐCSTQ sẵn lòng nắm chặt tay và đối mặt với bạo lực của những người Uighur li khai bằng lực lượng bán quân sự và “chiến thuật gây sốc và sợ hãi” hay về cơ bản không có khả năng tìm được cách phân phối lại thu nhập rộng rãi hơn, quyền công dân và cải cách xã hội, giúp an ủi hay ít nhất xoa dịu và kiểm soát các nhóm Uighur. Điều này giúp các nhà phân tích và các học giả nước ngoài nghiên cứu sâu về vấn đề này để tìm cách xác định chính xác những biến số nào đang tác động đến quá trình ra quyết định của đảng.
Khó khăn mà ĐCSTQ đang đối mặt trong cuộc chiến chống khủng bố của chính nó quyết định Trung Hoa và các tổ chức an ninh của nó sẽ đi xa đến đâu để duy trì tính chính đáng của mình. Liệu Tập Cậnbình có thể thích ứng với sự đe dọa vốn không thể xử lí bằng những chính sách an ninh cứng rắn, tại một mối nối quan trọng như thế trong sự phát triển của nó? Có thể một lựa chọn chính sách thực dụng được thông qua: lãnh đạo ĐCSTQ sẽ quyết định họ sẵn lòng chịu đựng bạo lực liên tục của những người li khai Uighur cho đến khi có thể nhờ mật độ dân số người Hán áp đảo một cách đơn giản để họ trở thành những người lánh nạn thật sự trên chính quê hương của mình, với cơ sở hạ tầng an ninh ngày càng khắc nghiệt giữ dân chúng trong vòng kiềm tỏa.
Tuy nhiên, một tiến trình như thế thực chất sẽ tốn kém cho ĐCSTQ hơn nhiều so với điều nó nhận thức được. Truyền thông internet, sự đồng tình với sắc tộc thiểu số chống đối, và những chi phí cho cơ sở vật chất của an ninh ngày càng phình lên khiến cho đời sống trở nên không chịu nổi đối với các công dân trung bình và các quyền lợi của doanh nghiệp trên khắp Trung Hoa. Hoặc, có lẽ kịch tính nhất, ĐCS sẽ ưng cải cách thật sự thông qua Tân Cương và cách đối xử với người thiểu số Uighur mở ra một thời kì mới cho quyền công dân và kiềm chế các cơ quan an ninh. Nếu được như vậy, đây sẽ là cố gắng mạo hiểm đối với Bắc Kinh, nhưng là hợp lí nhất. Nó sẽ đặt ra một tiền lệ rằng có thể cải thiện những quan ngại của các nền chính trị khác xung quanh Trung Hoa, giúp củng cố bản thân nó khi hành động vì lợi ích tốt nhất của nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, rõ ràng là nếu những kịch bản này không được thông qua, thì lãnh đạo ĐCSTQ sớm bị buộc phải dùng những biện pháp gay cấn hơn, nếu nó hi vọng giữ hòa bình khu vực này. Những hậu quả này, dù cố ý hay không cố ý, sẽ có ý nghĩa trong việc định rõ đặc điểm trách nhiệm nội bộ và định giá những giá chính trị của ĐCSTQ.
Scott Devary là Thạc sĩ khoa Quan hệ Quốc tế và Ngoại giao tại Đại học Seton Hall và khoa Chính trị học tại Đại học Washington. Ông nghiên cứu tiếng Quan thoại tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, và đã từng là nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Toàn cầu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ và Phòng Thí nghiệm Quốc gia Brookhaven
http://thediplomat.com/2014/10/the-approaching-xinjiang-crisis-point/