Nói đến tác phẩm này không phải là điều dễ đả thông cũng như phân tích trọn vẹn cho một chứng cớ cần có để bày tỏ đầy đủ những khiá cạnh tư tưởng của Sartre. Nhưng có hai phương án để tiếp thu. Thứ nhất; điều đó có thể là hữu ích để được coi là những gì thu tóm qua những tác phẩm trước đây của Sartre mà được xem là cơ bản chính yếu hội đủ để bàn tới ‘Hiện Hữu và Hư Không / Être et Néan / Being and Nothingness. Thứ hai; điều đó có thể thích nghi để thảo luận một ít về vấn đề quan trọng đã được giới thiệu qua những tác phẩm về sau này. Trong một liên kết của những gì đã viết trước đây –first; it would be frofitable to consider briefly earlier works of Sartre’s which serve as a kind of foundation for the fuller discussion in Being and Nothingness / Être et Néan. Second; it would like to discuss a few of the crucial problems presented in the later work. In connection with the earlier writing. Một tiếp nối cơ bản làm nên tác phẩm của Hiện Hữu và Hư Không. Ở phần hai chúng ta phân tích được yếu tính hoặc đây chỉ là vai trò khám phá sự kiện ‘exposé’ ở tác phẩm này, nhưng là việc đơn thuần đưa ra như một nhận định tổng quan về dữ kiện và có thể đem lại một thông luận cho một vài điểm tương quan đến tri thức của con người.
Trong một bài báo gọi đây là ‘La Transcendance de l’Ego. Esquisse d’une de scription phénoménologique’
(1936/1937).Bài báo không đả động hay tỏ bày, gợi ý đến những ý tưởng trong Hiện Hữu và Hư Không. Với Sartre; giữa lúc này vẫn tiếp tục hành trình trong cùng một vị trí tổng quát về hiện tượng luận như thách đố ý niệm của Husserl về lòng tự kỷ cao độ (transcendental Ego). Hầu như việc chính yếu của Sartre là chối bỏ sự hiện hữu đẩu tiên của Descartes nói về ‘cogito/tư duy’. Ông phản đối hình thức của thuyết Cartesian: ‘I think; therefore I am / Cogito ergo sum’ (trong Discourse on Method (1637). Nhận thức này muốn nói về cái tôi chủ thể là hoàn toàn không phải ý thức như đã nghĩ (p.92). Thay vì chúng ta đối xử bằng một tác động chủ lực. Tương tợ những gì Sartre đã nói; Descartes làm đảo lộn tư duy về những bộc lộ nghi ngờ, đó là tri thức về những phương cách nói đến nghi ngờ; mà coi như là định đề cho một qui ước –which is a consciouness, with methodical doubt, which is an act (p.104).Trong khi đó chúng ta bắt chụp bằng cái nhìn thoáng qua của vật thể, bên cạnh có thể cho ta thấy được những gì về ý thức hoài nghi đó là vật thể không mấy chắc chắn. Nhưng ‘cogito’ của Descartes đưa ra đây một tự thức chính nó và nhìn vật thể như một hiện hữu. Chủ thuyết này không phải là một xác định duy nhất với ý thức hoài nghi hiện thể nhưng phản ảnh được một cái gì trong đó. Mặc khác, cogito / penser / think là không phải Descartes đâm ra nghi ngờ; mà ở đây Descartes phản ảnh vào nghi ngờ ‘Tôi nghi ngờ; do đó tôi hiện hữu /I doubt; therefore I am’ mà thật sự là vì tôi ý thức được rằng tôi nghi ngờ, như vậy tôi hiện hữu –I am aware that I doubt; therefore I am.. Tư duy/cogito của thuyết Cartesian là phản ảnh sự cố và đó là chủ thể không phải tự chính nó xẩy ra mà nguyên thủy cùa ý thức về hoài nghi. Đúc kết được phần nào về ‘cogito’tức đưa dẫn tư duy Sartre đến một thiết kế tư tưởng; sự phản ảnh của ‘suy tư/cogito’ như là nguồn cơn phát sinh của tự thức và trong tất cả những tác phẩm về sau này mà Sartre đã làm nên như tô điểm cho bước khởi hành trong thuyết hiện sinh mà ông đề ra. Ý thức trong sáng về hiện thể là ý thức hiện hữu của ý thức rõ ràng về hiện thể. –consciousnesss of an object is consciousness of being consciousnesss of an object. Vậy thì; tất cả những gì thuộc ý thức như nhiên là nằm trong ý thức hiện hữu, là tự thức (self-consciousness) nhưng đối với Sartre thì đây không có nghĩa là ‘ngã/self/moi’không cần thiết để chốt vào đó như một hiện thể. Trong khi tôi nhận thức về cái ghế là tôi không tư duy (non-reflectively) ý thức của sự nhận biết ở tôi. Nhưng; khi đó tôi đã cân nhắc ý nghĩ của mình về sự nhận biết; đây là một cái gì trọn vẹn cho một qui ước mới về ý thức trong sáng, và; chỉ nơi đây –là tôi –tôi là; đặc vào đó một cái gì rõ ràng, minh bạch cho sự nhận biết của tôi hoặc chính tôi như một hiện thể của tư duy. Trước tư duy ‘cogito’là hoàn toàn không có điạ vị, chức năng tự thức –the pre-reflective cogito is a non-positional self-consciousness. Sartre thường dùng từ ngữ ‘lương tri không vị thế (của) cá thể / conscience non-positionelle (de) soi’. Sở dĩ ‘de’ trong ngoặc đơn là chỉ định một cái gì không cách biệt, không đặc để của bản ngã mà coi đây là bản thể tự thức. Tương tợ những gì Sartre đã nói đều được coi như là không có vị trí, nơi chốn hoặc thay thế cho tự thức trong sáng / non-thetic self-consciousness mà nó ở trạng thái tự thức trong sáng. Đặc đúng chỗ (thetic) hoặc vị trí tự thức là luơng tri của cái không phân ly / conscience de soi. Mà nằm trong cùng một ý thức có tư duy phản ảnh vào trong cái điều chủ động và trạng thái đó như vị trí gắn liền chính nó vào hiện thể. Dĩ nhiên ‘cogito’ tùy thuộc vào phương trình hay là một hoài nghi giữa chủ thể và vật thể.
Trở lại tư duy của Descartes; có thề chủ thuyết Carstesian không thoát khỏi ảnh hưởng của hai phương trình thiết kế để đặc vấn đề ra ở đây. Bởi; Descartes chủ trương trong vũ trụ chỉ có hai bản chất: một là hình tướng (étendues) hai là ý thức tư duy (pensentes) Là; giữa vũ trụ quan có hai miền duy lý; hình tướng thuộc về không gian và thời gian và miền hai là ý thức thuộc tinh thần và vật thể. Giữa hai miền này không thể gặp nhau. Do đó phát sinh tư duy hoài nghi chìm vào tư duy hiện hữu. Hiện hữu của chỉ định ‘tôi’ chắc chắn khi tư duy đến ‘pensé/think’ giữa hữu thể và vật thể. Vậy tôi là một hiện vật có ý thức (consciousness) rõ ràng thời đó là chân lý minh bạch : ‘Je pense donc je suis’ Vì sao? –Do từ hiện hữu đi đôi với ý thức. Sartre lại nhìn khác hơn về hiện hữu tư duy; ông cho rằng thực thể hữu hạn không thể là một vật thể duy nhất vừa là khác nhau theo cùng một quan điểm. Theo những triết gia đi trước; thì hữu thể là bắt nguồn từ hai nguyên lý ‘bất khả phân ly’ mà tạo nên hữu thể hiện hữu / être, existence là yếu tính, là một xác định cho nó là cái này mà không phải cái kia. Cũng trong luận thuyết này Sartre đưa vào đây một chứng cơ cơ bản chính yếu về ý thức tư duy là chất liệu nồng cốt cho những tác phẩm về sau. Trước mắt; Sartre theo chân Husserl là nắm bắt những gì thuộc ý thức trong sáng là một ý thức của những gì hiện thể, đó là; ý thức mục đích và trực diện là tọa độ đi tới chủ thể tối thượng khác hơn những gì tự có. Đây là mầm sống (germ) là tinh chất, phôi thai về sau này trong cái nhìn của Sartre qua hiện hữu vũ trụ của con người; được gọi là sự cố hiện hữu siêu hình ‘ontological proof’ là một đối đãi có tính cách khoa học hiện hữu tồn lưu của hiện-hữu-trong-tự-thể / being-in-itself mà đó là ý thức vô tận triền miên, một thứ hiện-hữu-vũ-trụ / being-in-the-world. Nhưng; cái sự cớ không thực để chứng minh là chúng ta bắt đầu tiếp thu hay lãnh hội như một sự thể rằng:’Tôi ý thức về cái ghế’ là cái ghế thuộc về tôi trong khi cái ghế chỉ là vật thể của hiện hữu, ý thức ở đây là có tôi và cái ghế. Tất cả sự kiện đó trung thực mà nói chỉ là sự bắt đầu đưa ra ‘cái đó là / there is / il y a’ như nhận thức rõ ràng đó là cái ghế. Còn nói về Tư kỷ / Ego (tức trong đó chủ thể / Tôi và chính Tôi / I và Me, là cái gì thuộc về ngã mạn, bản thể. Thí dụ: King and I và King and Me) thời những thứ đó không đi vào (into) cùng với hiện hữu tồn lưu mà đợi mãi cho đến khi thực sự ý thức và làm cho hiện thể có một ý nghĩ trong sáng. Vậy cho nên không bao giờ có một ý thức trong sáng của Tư Kỷ/ Ego; nhưng chỉ có tư duy ý thức về tư-kỷ. Đấy là luận thuyết cho một lý do khác về đối tượng vật thể của Sartre, một khởi sự Cartesian cogito của Descartes mà thôi; đúng ra đây là một cố gắng chứng minh hiện hữu của ‘Tôi / I’. Theo ý Sartre, Tư Kỷ / Ego không phải là ý thức trong sáng, mà đó chỉ là một tiếng thốt hoàn toàn không rõ (utterly translucent). Nhưng ở đây; Tư kỷ là chất liệu làm nên bản thể tự nó mà chỉ một vài cảm thức do từ vận dụng khéo léo để đưa tới ý thức. Nghiêm khắc mà nói; chúng ta không bao giờ nói :’Ý thức của tôi / my consciousness’ tốt hơn nên nói:’consciousness of me / ý thức về tôi’. Đây là cái nhìn bất ngờ ít cực đoan hơn khi mới tỏ ra. Nói cách khác Tư Kỷ/Ego là :’về phiá của tâm lý / on the side of the psychic’ (p.106) Sartre tạo nên một nét riêng biệt sắc bén giữa ý thức cá thể trong một dạng thức trong sáng và phẩm chất tâm lý đầy đủ, nghĩa rằng; những gì suy nghĩ thông thường là những gì thuộc về cá nhân. Ông gọi chung những thứ đó dưới cái nhìn Tư kỷ có thể là trách nhiệm đến trạng thái tâm lý. Thí dụ : yêu và ghét thời đó là những gì trở lại bằng một xác quyết cho chúng ta ý thức tới. Cho nên chi Tư Kỷ là một thứ ‘tổng hợp của nội tạng và siêu tưởng / synthesis of interiority and transcendence’ (p.111) nhưng đây chỉ cho ta thấy nội tạng trong sáng có thể có trong cuộc sống chớ không có trong tư duy mà chỉ lộ ra bên ngoài một cái gì chính xác trong sáng hơn.
Luận thuyết chính trong sách là để tâm tới những gì khác biệt giữa ảo giác và tri giác. Sartre đưa vào đây với một tư duy chung, giúp ta thấy được ảo giác là một thứ gì mơ hồ hoặc cho tha thấy thứ ảo giác tàn phai. Ông hướng tới một cái gì thông thường vật thể của cả hai thứ nêu trên là những gì thuộc khiá cạnh của hai bề mặt là hai ý thức biểu lộ về vật thể. Sartre dẫn hai vấn đề: (1) ‘Chức vụ hình ảnh ảo giác là việc xẩy ra bất ngờ và thuộc siêu hình trừu tượng của bản chất hiện rõ ‘cảm thức siêu lý’ hoặc có thể điều này coi như đã miêu tả bằng một thiết kế cấu thành của bản chất? / Is the imaginary function a contingent and metaphysical specification of the essence ‘consciousness’ or should it rather be described as a constitutive of that essence?. (2) Thì có phải đây là điều kiện cần thiết cho nhận thực một ý thức về hình ảnh’giống nhau hoặc khác nhau từ một ý niệm có thể là điều kiện tổng quát thuộc về ý thức?’ / Are the necessary conditions for realizing an imaginative consciousness ‘the same or different from the conditions of possibility of a consciousness in general?’ Xuyên suốt qua luận thuyết tư tưởng của Sartre; ông nhấn mạnh vào sự kiện hiện thể đó là hình ảnh hiện thể tích cực ngay cả không thấy được, như một thứ không hiện hữu tồn lưu (non-existent). Hay coi như một thứ hiện hữu ở một vài nơi khác, hoặc là dạng trung tính (neutralized). Ý thức này cần phải tôi luyện qua năng lực riêng tư của cõi hư không ‘nihilation / néantisation’ nếu hiện thể chỉ là vị trí như không có hoặc không hiện hữu;thời tất nó có dính dáng cấu thành vào cái trống-không (emptiness) hoặc là hư-không (nothingness) là điều đáng được trân qúy. Sartre tỏ rõ như thế cho một biện lý giữa Có và Không mà hai thứ này luôn luôn hiện hữu trong đời của con người. Bởi rằng; Ý thức hay Không ý thức, Ngã hay Vô ngã, Tư Kỷ hay không Tư kỷ những thứ đó là ảo ảnh nhận thức thực tế của Être et Néan / Being and Nothingness là ở chỗ đó. Càng đi sâu mới thấy được chân lý tối thượng của Jean-Paul Sartre.
Sartre đã đi xa hơn những gì đã nói ở đây và nói rằng trong mọi tác động về hình ảnh ảo giác thật sự có gấp đôi một thứ hư-vô trong đó. Đây là mạch nối mà ông muốn tạo một riêng biệt giữa hiện-hữu-trong-vũ-trụ / being-in-the-world và một hiện-hữu-trong-nửa-phần-vũ-trụ / being-in-the-midst-of-the-world. Cái dạng lưng chừng, nửa vời là hiện hữu với vũ trụ là trường hợp của hiện thể như có mặt với vũ trụ. Nhưng ở đây; ý Sartre muốn nói ý thức đó không có trong-nửa-phần-vũ-trụ mà nó nằm riêng tư của thế giới ý thức. Vì; ý thức sáng suốt trong một thể thức nguyên sơ như chúng ta đã đặc vấn đề khi mở đầu tập sách này là một thứ vô căn cớ tự-thức –is a: non-positional self-consciousness. Sao thế? Bởi; nó là ý thức trong sáng tất không hiện hữu với hiện thể; lý luận này vẫn chưa ổn cho một ý thức trong sáng mà đó là dạng thức của hư không là mẫu thức đặc định hư-vô (nihilating acts). Trong những tác phẩm trước đây của Sartre như đã kết nối vào đó một tư duy về ‘Hiện Hữu và Hư Không’. Ở tập này Sartre nhắc lại:’Trong quy định về hình ảnh ảo giác, ý thức trong sáng phải tự do từ tất cả hiện thực rõ ràng và đây là một thứ tự do phải là minh định cụ thể bởi ‘một hiện hữu tại thế mà hiện hữu đó là một hợp thành và phủ quyết của thế giới tại thế’ ‘In order to imagine, consciousness must be free from all specific reality and this freedom must be able to define itself by a ‘being-in-the-world which is at once the constitution and the negation of the world’ (p.269) Có nghĩa rằng ý thức trong sáng phải có thể coi như có tính hiệu năng cấp bách của cái ‘không thực / unreal’. Không-thực là gì? Sartre nói:’cái sự không thực là phát xuất bên ngoài vũ trụ bằng một ý thức trong sáng mà những thứ đó còn trong tại thế và nó hiện hữu bởi nó là một thứ tự do siêu đẳng mà con người có thể hình ảnh ra được’ / ’The unreal is produced outside of the world by a consciousness which stays in the world, and it is because he is transcendentally free that man can imagine’ (P.271).
Trong tất cả những gì ở đây như biết trước từng phân đoạn mà mỗi phân đoạn là một dụng cụ phức tạp, bề bộn ‘instrumental complexes’ mà Sartre muốn diễn tả trong tác phẩm ‘Hiện Hữu và Hư Không’ như một quan thiết về sự sống trong toàn thể luận án. Đối với chúng ta –nói chung điều gì mà Sartre gọi chúng ta là ‘cố vị / facticity’ một cái gì gọi là ngụy tạo mà chúng ta cho đó là niềm tin –la mauvaise foi est foi (L’Être et Néant) những dạng đó ông cho là hiện hữu thường có trong vũ trụ con người –being-there-in-the-world. Đây là sự thật đầu tiên bởi vì không có trong bất cứ ý thức trong sáng thời đó không thể có đầy đủ ý nghĩa cho một cơ cấu tổ chức. Nhưng; nó là một biến loại của nhiều thứ khác nhau, đồng nghĩa phù hợp với mục tiêu nhìn tới hiện thể và đó cũng là tánh khí ý thức quán thị vào hiện thể. Tuy nhiên; chúng ta phải hành động như vậy chúng ta cố gắng thay đổi cục diện; trong đời thường nếu như được tiếp dẫn giữa những vật và những vật khác nhau thời không còn ngăn chận bước tiến nhưng bằng một kỳ diệu. Qua những tác phẩm gần đây là những gì ông để tâm đến bày tỏ một cách rõ rang để chứng minh rằng Sartre không theo bước đường của Husserl mà đặc xuống đó một nhận thức về Hiện Hữu và Hư Không. Sartre gọi đây là bước đi của hiện tượng luận và tìm thấy ở đây một tiếp nôi vào chủ nghĩa hiện sinh. Dưới những tiêu đề khác nhau nhưng tựu chung vẫn một quan tâm đối với đời, với người là hai hệ lụy mà con người đối diện như một thực thể và một một cảm xúc đông cứng của buồn chán, tuyệt vọng, buồn nôn và những gì lập khuôn. Trong số ưu tư đó tác phẩm tiểu thuyết ‘Buồn Nôn/ Nausea/ Naussé’ (1937) là mô tả niềm hạnh phúc của con người và sự bất hạnh của con người; là vấn đề đạo đức, luân lý và giảm đi cái gì có tính văn chương rộng lớn.; tuy nhiên trong đó chứa đựng có tính chất triết lý. Dữ kiện đó là một bày tỏ chân chính nói lên nghĩa sâu xa chân lý qua từng phân đoạn trong Hiện Hữu và Hư Vô như thể là thông điệp mà Sartre xử dụng từng ‘con chữ’ bằng một từ như nhau nói lên Hiện-hữu-trong-chính-nó / Being-in-itself. Hiện-hữu-trong-chính-nó không bao giờ vừa có thể được hoặc không thể được / Being-in-itself is never either possible or impossible, ở đây; là cái điều chú ý tới như một ý thức bày tỏ trong chu kỳ thuộc nhân chủng học (anthropomorphic) qua cách nói khác hiện-hữu là ‘de trop / too much’ cho mọi thứ, mọi điều, thứ ý thức tuyệt đối có thể là không bắt nguồn từ hiện hữu của từ mọi thứ khác mà đòi hỏi một ý thức trong sáng (consciousness).
Đọc Hiện Hữu và Hư Không của Sartre đã du tôi vào vũ trụ của mọi điều, những thứ mà luôn luôn báo động trong tôi; những thứ đó như chờ chực, nhảy chồm vào tôi, nó tràn bừa, xuyên thủng tôi, ngập đầy vào hồn.‘Nothing’! Hư không!Tôi biến mình như Sự-Vật. Hiện hữu con người: giải thoát, quảng đại, vô tư, hào phóng, chảy tràn lan qua cơ thể tôi:TÔI . HIỆN HỮU TỒN LƯU. (vcl).
“Tôi . Hiện Hữu Tồn Lưu. Quá ngọt, quá dịu dàng, quá từ tốn. Và; ánh sáng đó, tư duy đó người ta có thể nghĩ một thứ gì bềnh bồng bởi chính nó. Nó khuấy động. Nó chải chuốt bởi tôi, tan dần và biến mất. Nhẹ nhàng như thoáng qua. Lúc đó nước xủi bọt trong miệng tôi. Tôi nuốt. Nước dãi tuôn vào họng tôi, Nó trìu mến tôi –và bây giờ nó trào lên một lần nữa vào miệng tôi. Mãi mãi tôi sẽ có một hồ tắm nho nhỏ của màu nước bạc sủi tăm ứ trong miệng tôi -nằm sâu- làm sướt cái lưỡi của tôi. Và; cái hồ tắm này vẫn còn trong tôi. Và; miệng lưỡi tôi. Và; trong cổ họng là tôi”.
‘I exist. It’s sweet, so sweet , so slow. And; light: you’d think it floated all by itself. It stirs. It brushes by me, melts and vanishes. Gently, gently. There is bubbing water in my mouth. I swallow. It slides down my throat, it caresses me –and now it comes up again into my mouth. For ever I shall have a little pool of whitish water in my mouth -lying low- grazing my tongue. And; this pool is still me. And; the tongue. And; the throat is me’ (p.134). Trích ở đây một khúc văn để thấy được chất liệu văn chương triết học, nó gói gém trong một tư duy thâm hậu mà Sartre đã diễn tả bằng ngữ ngôn thông thường nhưng có tính chất chứa đựng; cái bản thể ở chính mình là bản thể ở chính người. Đó là cái sự tìm thấy trong tác phẩm của Jean-Paul Sartre. Hiện Hữu và Hư Không có thể là điều may mắn, cho Sartre, bởi; nó không phải là điều quá nhiều để suy luận hay quan tâm với một cảm thức duy nhất đưa vào tính cục bộ giả hiệu của chúng ta mà là phát hiện những gì đến với chúng ta. Nhưng; ý niệm này đặc dưới một nền tảng lý luận của Sartre về bản thân con người. Hơn thế nữa luận thuyết là mạch nối cho việc tu học về năng lực (facticity) đó là yếu tố trong tác phẩm được giới thiệu hầu hết qua những chi tiết phân tích về vấn đề tự do, cho những gì có hạn hữu dành cho nhân loại là mạch nối cố hữu với một hiện hữu vô tận qua cái nhìn triết học của Sartre về cái nghĩa lý ‘Cho-tự-nó / For-itself’ là; một thứ tự do tuyệt đối / absolutely free như một yêu cầu cần thiết.
Hiện Hữu và Hư Không nguyên bản là L’Être et le Néant xuất hiện ở Pháp vào năm 1943(Paris: Gallimard).
Sartre đã có cái nhìn tổng hợp và được coi như một giá trị về phẩm và lượng của những luận đề hết sức quan trọng ngay cả những gì tung ra trước đây tiểu luận hay truyên ngắn. Cơ bản là không thay đổi hướng đi nhưng thực sự chúng đã phong phú hóa và phân tích tỉ mỉ về thiết kế trong một hệ thống hóa triết học. Vấn đề chính của những gì liên can đến triết học là những gì bao gồm những tiết mục chỉ định và xuyên thẳng vào từng phần đầy đủ chi tiết mà trong mỗi sách đã xử sự như có tính cách trừu tượng. Thực ra Sartre không nghiêng hẳn lý thuyết biện chứng mà chú ý nhìn vào lãnh vực của tình yêu, thù ghét, những biến động khủng khoản về đau khổ, bẩy sập vào ngụy tín của niềm tin… Nhưng; Sartre đã vạch ra một chiều hướng đại cương về triết thuyết để đến gần những sự lý đã nêu và giải bày nguồn cơn tự sự thế nào là hiện hữu trong hiện hữu và hư không trong hư không, bởi; Sartre muốn có một ý thức trong sáng bắt đầu của sự nhận thức đồng thời giới thiệu sự rõ nét đặc biệt ý thức hiện hữu là ý thức hiện hữu tự nó bên trong (Being-in-itself) và ý thức hiện hữu cho cái điều tự có (Being-for-itself). Hiện Hữu và Hư Không là tập sách gần như đầy đủ, chứa đựng trọn vẹn ý và tình như một đúc kết triết thuyết Hiện Sinh đưa ra thuyết nhân bản làm chủ lực ; trong mỗi tác phẩm Sartre gợi ra một số hình ảnh khác nhau về siêu hình và ngụ ý về tính đạo đức nhân nghĩa (ethical) như đã tìm thấy trong tác phẩm của Sartre như một kết quả về chiều dài tư duy của ông nói lên sự theo đuổi của hiện hữu ‘pursuit of Being’ nhân sinh và cũng là hứa hẹn với chúng ta qua những tác phẩm khác mà trong đó ông tập trung một cách đặc biệt về đạo đức, nhân phẩm là điều kiện có thể có. Nhất là trong một quán luận đưa ra về hiện hữu và hư không; hà tất nó có một cá tính nhân sinh trong hai chiều của thực và không thực là hai bề mặt thiết yếu mà con người thường trực đối diện trong một phạm trù triết học và phạm trù nhân văn; một ý thức về Tư-Kỷ và Bản Ngã như đã đề cập và lý luận. Cho đến nay Hư Không cũng là một bày tỏ để lột trần Hiện Hữu –Yet as a Nothingness it is also a revelation of Being. Bên cạnh đó vẫn hiện ra những tương nghịch, mâu thuẩn tự nhiên trong vị trí, chức năng này; lập tức đưa chúng ta đến một hoàn cảnh tâm lý bối rối tợ như thể là lý thuyết về tập quán, về một thứ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa hiện thực. Thật ra đó chỉ là chứng cớ nói lên nghi ngờ, hoài nghi trong những phần lý luận của Sartre. Bởi; triết học của ông không nghiêng về chủ nghĩa duy tâm ngay cả lý thuyết duy tâm của Husserl đều được Sartre loại ra ngoài, vì; Hiện Hữu không phải là con đường tạo nên ý thức siêu lý hoặc bất luận con đường nào dẫn đến hay tùy thuộc vào ý thức trong sáng cho hiện hữu tồn lưu. Hiện hữu hiển thị ở đó, không một lý do gì để biện minh . Nó không phải là dòng chảy cạn cợt bởi bất cứ gì hay bất cứ những gì hiện ra dù cho nó có đầy đủ chứng cớ để hiện hình –it is not exhausted by any or by all of its appearances, though it is fully there in each one of its appearances. Nhưng nhớ cho nó không phục vụ như một thể loại của hiện tương (phenomenon) với một ý thức tri giác, một định đề ở lãnh vực trí tuệ của hiện tượng (noumenon) nằm phiá sau đó. Ở đây được coi như một hoán chuyển phi thường của hiện hữu (transphenomenality of Being) có nghĩa rằng đối tượng vật thể về ý thức là luôn luôn đứng bên ngoài của siêu nhiên mà ở đó mãi mãi là một đối kháng, một giới hạn dành cho ý thức, một cõi vô biên được quan tâm, chú ý tới. Trong một thông điệp khác Sartre đã nói một cách rõ ràng Hiện-hữu-trong-tự nó / Being-in-itself là tính chất luân thường đạo lý của thới kỳ Hiện-hữu-cho-tự nó / Being-for-itself cả hai nằm trong cái tự có và tự nó tạo nên lịch sử. Nói về nguồn cơn của hư-vô là Cho-chính-nó / For-itself là làm-nên-hiện hữu / made-to-be / est été bởi những gì khởi từ-trong-chính-nó / In-itself. Còn nói vể hư-vô là hiện hữu bất tận nguyên nhân gián đoạn trong tự nhận / self-identity của hiện hữu trong tự nó. Sartre ghi nhận ở đây nếu chúng ta nghĩ có một hình ảnh của cái ‘đó là /there was’ trước một hiện hữu tồn lưu, thời chúng ta không sở hữu để trả lời là ‘nothing‘ tất không làm cho cả hai là ‘không/ nothing’ mà đứng trước một sự hồi cố. Như vậy Không ở đây không có nghĩa gì cả và không còn hiện hữu, mà là ‘Cõi Khác / Other’ hơn là có hiện hữu.
Nothing would concomitantly disappear (p.36) vì hiện hữu có thể không còn theo sau đó mà biến mất.
Trong Hiện Hữu và Hư Không Sartre đã mở mang ý thức siêu đẳng bằng một bày tỏ trực giác nhạy cảm như là một thứ từ chối bên trong (internal negation); còn nói từ chối bên ngoài (external negation) là quá giản đơn cho một cái gì có tính cách riêng biệt giữa hai sự thể; rứa thì khác gì ảnh hưởng cái này vào cái kia. Thí dụ: cái tách trà là không cái bàn. Nhưng trong cái nghi ngờ nội tại, những thứ đó có thể là hiện hữu tồn lưu chỉ ở ý thức siêu đẳng; hiện hữu đó làm nên nghi vấn ảnh hưởng trong cái sự hiện hữu của chính nó (itself).
Sartre tóm lược qua câu nói như sau: ’Cái ý thức siêu đẳng đó không là hiện hữu ngoại trừ dành cho một nghĩa vụ đích thực là bày tỏ bằng một trực giác nhạy cảm qua vài điều’ “For consciousness there is no being except for this precise obligation to be a revealing intuition of something” (p.618). Ngay sau đó ông thừa nhận rằng đây là một định nghĩa gần và song hành với lý thuyết của Plato qua tác phẩm ‘Khác Biệt / Other’ (của Sartre) mô tả như một thứ biện luận (sophist). Nhưng; nhớ cho với Plato, cũng có cái ‘Khác Hẳn / Otherness’ không nói tới hiện hữu trong đó, ngoại trừ một thứ hiện hữu khác-hản; vai trò khác-hẳn ở đây là của lề trái hoặc vin vào hiện hữu để nói lên hiện hữu.. Sartre cảm thấy Plato có cái nhìn lệch lạc ảnh hưởng đến vị trí chức năng luân thường đạo lý mà cho đó là ‘khác trội hơn / otherness’ cái đó chỉ có thể hiện hữu tồn lưu trong ý thức siêu đẳng mà thôi. Sartre phê bình gắt gao Plato cho là có một cái gì hạn chế cho cả hai phân loại về ‘hiện hữu / being và khác-hẳn / other’. Dĩ nhiên; Sartre cho rằng ‘for-itself’ là một cái gì ‘ẩu’ thuộc cá tính và ông nói một cách cứng nhắc về hiện hữu là một cái gì ý thức siêu đẳng, một thứ vượt thoát tự-nó như chính cuộc đời đang sống bằng tri thức nhận biết qua ý thức siêu đẳng (consciousness).
Ở tác phẩm này đã cho ta thấy một ý niệm tổng quát của Sartre về cái điều mong muốn được đến gần và song hành trong một vị trí của triết học đó là những gì nói lên triết thuyết hiện sinh như một cơ bản đối kháng. Ở đây được coi như là mạch nối với một ý tưởng tương quan của Hư Không; có lẽ đó là điều tốt nhất không còn nghĩ rằng Sartre mượn ý từ những hệ thống mà không cho biết và có lẽ ngay ở chính ông có sự ngẫu hợp hay trùng phùng cùng một ý niệm của những gì đã có, nhưng dẫu sao điều ông nói lên như một diễn giải, một khiá cạnh đích thực của kinh nghiệm sống chính vì yếu tố cơ bản đó Sartre không thể phớt lờ như bất cứ những triết gia khác; ông đi hết con đường của mình đã đề ra như một chứng minh trong sáng và chính xác mà có thể lãnh hội được. Cho thí dụ: ở đó có một cảm nhận song phương trong chủ thuyết Sartrian về ý niệm thần ái tình (Eros) trong những tham luận của Plato thời cho ta thấy trong cả hai người viết muốn có một cá tính độc đáo là nói lên đầy đủ ý nghĩa có mạch lạc cho một dẫn chứng về Hiện Hữu. Nhưng; dĩ nhiên là có một cái gì hấp dẫn, lôi cuốn từ khi nói đến dục tính trong học thuyết của Platon làm mất đi không ít những phần quan trọng trên diễn đàn dành cho triết học bằng một sự thật tuyệt đối, xét ra Sartrian muốn đưa dẫn đến ý tưởng không-hiện-hữu-tồn-lưu / non-existent mà chỉ dựa trên tính cách tự-nghịch-lý ‘self-contradictory’ và cái vô-lý-tính ‘irrational’. Để tiếp tục truy tầm tư duy của Sartre chỉ có một lối là vượt khỏi từ cái tự nhiệm của con người và xác định cụ thể chớ không đưa định mệnh vào đây. Mà mong muốn có một vị trí đứng đắng, nếu tất cả những gì đưa ra chỉ nhìn vào mực độ dự vào.
So sánh với những triết gia khác như Plato, Hegel, Heidegger cái nhìn của Sartre có thể hiện ra nhiều nghi vấn (dù cho thật hay không thật, dĩ nhiên; đó là vấn đề). Nhưng đối với Sartre sự ao ước trong hầu hết tác phẩm đều là một cảm thức nói lên những điều cơ bản cốt yếu chớ không tùy thuộc vào yếu tố tâm lý. Mà chỉ bắt nguồn vào sự thoả mãn là điều rõ ràng và định lượng được cái chất Tư-kỷ/ Ego là những gì chúng ta có thể hồi cố; cái sự cớ đó chính là đối tượng của ý thức siêu đẳng. Một lần nữa chúng ta tìm thấy được Ego là Ngã mạn cái mà nhà Phật coi như tọa độ phải tiêu diệt cũng là một phần trong dữ kiện của Sartre. Với Phật giáo tội lỗi của dục vọng nằm sâu trong cái-ngã của con người; tội lỗi với Sartre là nâng niu cái thứ ảo giác sở hữu trong một cái-ngã tuyệt đối –here again we find that the goal of Buddhism is part of Sartre’s human data. Guilt for Buđdhism lies in the specific desires of the personal self; guilt for Sartre is cherishing the illusion of possessing an absolute Self. Đây là một cuộc tranh luận giữa ý thức và con người đưa dẫn chúng ta một cách tự nhiên qua những chủ đề chính và một cái nhìn khác vào những khiá cạnh đặc biệt trong những tác phẩm của Sartre, đầy đủ trọn vẹn mà những gì ông nhấn mạnh nhiều lần về sự hoài nghi ý thức trong sáng đã đưa tới thù địch, tấn công vào sự hiểu nhầm hoặc chưa lãnh hội thấu đáo mà cho đó là thứ chủ nghĩa vô thần nơi Sartre –his atheism.
Cuối cùng rồi những ý niệm gì và những đối tượng khác của Sartre là tất cả được thấy trong một tương quan chính yếu mà nơi đó con người được coi như chính nó ‘itself’ trong sự sống với một tư duy vững chắc, của một kết thành tổng hợp của cái trong-chính-nó-cho-chính-nó / in-itself-for-itself. Hiển nhiên đây là một sự tương phản tư duy, vì bản chất của cho-chính-nó / for-itself là tiềm năng của Hư Không là cái sự cớ luôn luôn trở nên cái gì hiện-hữu-là-ở-đó-hiện-hữu / to-be-about-to-be. Nếu ở đó là một hiện hữu tồn lưu. Trong cái nỗi lòng xa xứ của con người ước ao hồi cố cái thiên đường đã mất của cái duy nhất đồng thể (oneness) với như-nhiên trong cái mơ ước huyền bí được hấp thụ trong cái tuyệt đối cố hữu; cái đó là sự hồi tưởng của trạng thái vô cớ chìm đắm trong một nơi an toàn của tử cung đàn bà (dẫn theo tư duy của Freud). Cái nhìn tương quan của Sartre giữa trong-cái-tự-nó / In-itself và cho-chính-nó / For-itself như thấy được mình qua hai trạng huống Có và Cho và cho thấy được một vấn đề thần học xưa cũ dù rằng Sartre ở trong trường hợp cá biệt chớ không phải mục đích tiếp nối vào lý luận của Hiện Hữu và Hư Không như một lập luận cố hữu.
Cho tới bây giờ; chúng ta có hầu hết từng phân đoạn để giữ chính chúng ta trong cùng một biên giới của một hiện hữu thực sự (ontology). Và; đây là một điều thích hợp đúng đắng từ khi Sartre có tựa đề cho tập sách : “Tiểu luận về Hiện tượng Thực chất Hiện hữu / Essay on Phenomenological Ontology”. Có một điều nhầm lẫn là cho rằng ông xử sự như hình thái của siêu hình. Sartre bày tỏ và phân tích ở đây một cách rõ ràng sự khác biệt giữa hai thứ hiện tượng và hiện hữu thực sự. Tìm hiểu về hiện hữu thực sự là thiết kế một hiện hữu tồn lưu qua những tổng hợp; nó được mô tả dưới một điều kiện mà điều đó thấy được một hiện hữu vũ trụ, một nhân loại thiết thực và những hiện thể hiện thực v..v.. Câu hỏi đặc ra là ‘thế nào?’ hoặc ‘cái gì?’ và đó là cái cần mô tả hơn là giải thích. Vì đây có thể là điều thực tiễn. Trái lại; siêu hình là một chú ý tự sự của nguồn cơn phát sinh ra siêu hình và tìm kiếm lời giải thích để minh định thế nào là siêu hình và cái gì có của siêu hình để rồi đi tới tại sao có siêu hình; đặc biệt ở thế giới ngày nay. Sartre không phản đối hay bất tán thành về siêu hình nhưng ông nhận ra được sự chế ngự đó từ sự hấp dẫn ở siêu hình và ngay cả khoa phân tâm học của Freud mà ông đã đưa những kinh nghiệm hay phân tích vào lý thuyết của ông như một dẫn chứng xác thực. Tuy nhiên không phải dựa vào những sự lý như thế để có một lý luận triết học mà ở đây dẫn chứng không có tính cách là giả thuyết cho nguồn cơn tự sự hoặc cho ý thức để trở nên ý thức siêu đẳng. Vậy thì điều gì trong lý thuyết của Sartre để trở nên một nhất thể thuộc về cá thể trong ý niệm này? Ý thức siêu đẳng là qui ước hành động như một nhất thể và từ đó trực tiếp hay gián tiếp đều xuyên qua một ý thức tư-kỷ là chọn lựa ở đó cái lối về của hiện hữu trong bất cứ ở cõi ngoài kia hoặc ở đó là qui định hành trạng của tâm lý- trong một cảm thức cá thể duy nhất. –consciousness act as aunity, and since either directly or indirectly through the Ego consciousness chooses its way of being; inevery external or psychic act -in this sense personality is one. Nhưng tựu chung ý thức siêu đẳng là nhắm vào điểm tiêu cực trong cái chức năng về khiá cạnh của tâm lý tự-kỷ mà ra.
Tóm lại rằng trong Hiện Hữu và Hư Không là khả năng cho một dung lượng chứa đặc chất của con người trước hiện hữu; một hiện hữu có thật không còn coi đó là hiện tượng hóa vấn đề thuộc siêu lý của Sartre mà một tiếp dẫn bởi những gì Sartre sắp xếp lại cái Ngã-tự-tại / Ego của một ý thức hiện hữu tồn lưu khác / Other’s existence. Ở triết thuyết này Sartre mở ra thực chất của ‘Ego’ như một phần tâm lý, và; ở đó có một đối tượng hiện thể trong vũ trụ. Sartre cũng có thể từ khước cái gì không-hiện-hữu-tồn-lưu hay sự-thật-hiện-hữu những thứ thuộc về ngã vị; cũng có thể lý thuyết đó là tự chính nó ý thức đến một cái gì của hư vô (nihilism) nhưng làm chủ được kinh nghiệm của bản ngã một cách đơn phương (solipsism). Hiện hữu tồn lưu của Cõi Khác là không phải hiện hữu thực sự cần thiết để cho chúng ta có thể hình ảnh về hiện hữu. “The existence of the Other is not an ontological necessity for we could imagine of being (p.252). Ở tác phẩm này Sartre đặc vấn đề Thượng đế với con người như một hiện hữu thực thể, đối diện giữa một tư duy hoài nghi để làm sao con người vượt thoát ra khỏi những giới hạn vô hình; hiện hữu sự thật là đích thực. Sartre xoáy quanh vấn đề siêu hình là ở chỗ đó. Lý luận của Sartre có một ít đồng nghĩa với Kierkegăard, bởi; trong nguyên lý của vũ trụ quan không những chỉ là một suy tư về một đấng hoặc thần thoại để biểu hiện cho sự săn đuổi tìm tới Thánh thiện (Good). ‘Không có Thượng đế /There is no God’. Cái nhìn của Sartre vào Thượng đế là Ông Tạo / Creator như vậy có một sự từ chối với quyền năng, mà nhìn vào một hiện thể hiện hữu Như-Nhiên; khác với cái nhìn của Nietzsche là Thượng-đế-đã-chết tức xác nhận ở đây một hiện hữu thực thể và một hiện hữu không thực tức nói đến Hư-Vô và ngay trong khiá cạnh này đã có cái tự-kháng (self-contradictory) mà chỉ còn lại tất cả là Hiện Hữu và Hư Không là một ‘tôn giáo’ có âm vang (overtones) một ngữ văn gần như lâu dài không còn Ego/Ngã trong còn người mà ở Cõi Khác/Other.
Hiện Hữu và Hư Không là tư duy đã có trước của Sartre khi thành hình tác phẩm này. Jean-Paul Sartre trước sau vẫn có cái nhìn như nhiên và lạc quan trước những hiện tình xẩy ra cho hiện hữu trong chính nó ‘Being-in-itself / Être-en-soi’ và hiện hữu cho chính nó ‘Being-for-itself / Être-pour-soi’! ./.
VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc. đọc và bình: 14/9 - 12/10/2014)
SÁCH ĐỌC: ‘Being and Nothingness-An Essay on Phenomennological Ontology’ by Jean-Paul Sartre. Trans. Hazel E. Barnes/Prof. University of Colorado. USA. (from: L’Être et le Néant by JPS). Philosophical Library. New York. NY. USA. 1986.
*Tác Phẩm ‘Hiện Hữu và Hư Không’ Chia ra 5 phân đoạn luận: Phần I: ‘Vấn đề của Hư Không. PhầnII : Hiện-hữu-cho-chính-nó và Hiện-hữu-chính-nó. Phần III: Hiện-hữu-cho-cái-khác. Phần IV: Có, Hành động và Hiện hữu. Phần V: Tổng kết về Liên hệ Siêu hình.
ĐỌC THÊM: Một số bài viết về Jean-Paul Sartre của võcôngliêm trên mạng báo và t/c giấy hoặc email về võcông liêm theo đ/c.
*Jean-Paul Sartre: (1905-1980) Triết gia Pháp.
TRANH VẼ :’ Picasso . Tôi / My Picasso’ Khổ 12’ X 16’ Trên giấy cứng. Acrylics + Mixed. Vcl# 11102014.