Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.275
123.159.410
 
Tâm thức Bồ-Đề-Đạt-Ma và Huệ-Khả
Võ Công Liêm

 

            gởi : nguyên giác phan tấn hải.

 

       Nói đến tâm thức tức cho ta một ý niệm về ngã thức; có nghĩa là nhận thức (awareness) hay ý thức trong sáng (consciousness) là một cái thức chân tâm để thấy được giữa tâm với tâm. Còn thức ở chính mình; là biểu thị như một cái gì thuộc về ta, ở ‘tôi/moi/self’ là cái tôi thuộc về ‘ngã mạn / the ego’ cái đó thuộc bản chất. Mỗi khi nói ‘ngã’ hay ‘tư kỹ’ là cá thể hóa của cái ngã phân biệt của chủ thể hiện thực, một cái ngã tư duy, phân biệt những gì không phải là mình mà nó thuộc Cõi Khác/ Others, tức gián tiếp chỉ cái tôi ngã mạn, nói cách khác là phủ nhận chính mình là một thứ phi ngã. Tuy nhiên không tránh khỏi thuyết nhị nguyên hay lưỡng phân tự tại. Một chủ thể sinh động trước hoàn cảnh, hoàn cảnh tự do và trách nhiệm, một vượt thoát khác dưới dạng thức khách thể thụ động, một cái gì đã qui định để rồi đi tới trách nhiệm bản thân. Cái đó là bản chất tự tại, một bản chất chứa đựng cái vị ngã trong ngã thức. Đó là duyên hay nghiệp của con người trong đời sống thường ngày; cũng có thể đó là chủ-thể-nghịch-tính (self-contracdictory) giữa bản chất (essence) và ngã thức (self-conscious). Ở đây biểu thị cái toàn thể tính bất khả tri đối với thế giới của nó hoặc ở chính nó. Cũng có thể vì bất khả phân mà chối bỏ: Không! Đó là tiếng thốt phủ định giữa chân tâm và giả lập. Bởi; trong giả lập là ‘độ’ nhưng phải chối từ là phủ định từ, vì; không thể đưa người ta qua sông lụy; cái cốt tủy của Phật là giải thoát để qua khỏi bến mê mà phải ‘phá trừ kiến chấp’ là cái gì không qua một quy trình giáo lý hay giáo điều. Thời mới tới ‘đáo-bỉ-ngạn’ của một tâm thức. Thiền phái là phá chấp để đạt tới chân tâm. Chân tâm là gì? Là bát-nhã (prajnã) là trong sáng tối thượng (transcendence consciousness) tức là Trí-Huệ-Bát-Nhã (vajra prajnã paramita).Đó là lý do hướng tới một tâm thức siêu việt.

 

Ở vị trí này chúng ta đối diện giữa hai đối tượng chủ thể và khách thể. Một ngã thức Bồ Đề Đạt Ma là bản ngã nhận thức và Huệ Khả là ngã vị nhận thức; xác nhận chính mình tức là cá thể chính mình (the Ego), đồng thời có cái ngã phân biệt trong đó, phân biệt khỏi những gì không phải là mình mà là một xác định nghi ngờ như là chủ thể xác nhận và là cái gì buộc xác nhận; xác nhận hai bề mặt giữa thầy và trò là một sự kiện hiện sinh đề ra cho chính mình. Thời giữa hai cái lập tức đó: ngã thức và vị ngã là cả một khích hoạt ở chính nó. Một bên chủ thể linh động, có trách nhiệm (Bồ Đề Đạt Ma). Một bên là khách thể thụ động, muốn dự cuộc (Huệ Khả). Sự khởi dậy của ngã thức đánh dấu sự khởi dậy của chủ-thể-tính, Cả hai coi như là chủ thể gặp gỡ và thừa nhận. Sự lý như thế nhà Phật cho là nhân duyên của cấu thành, một thiết kế khởi dậy từ tâm thức, biểu thị như thế thời gọi là sứ mệnh. Hơn thế nữa; chủ thể bản ngã và khách thể ngã vị tham dự vào chủ thể tính của đối tượng đang rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, trắc ẩn và tình thương; có thể đó là chủ thể tra vấn, hoài nghi, hiểu và nhận, đánh giá và phán đoán trước hoàn cảnh. Có phải đó là nội thức phản kháng trước sự lý để đi tới quyết định và thi hành? Cái đó là vĩ đại của bản ngã trong ngã thức. Đó là phẩm cách của con người trong đời sống, một đối đầu thật sự của người xử thế chân tu đứng trước hoàn cảnh. Giờ đây chủ thể và khách thể chỉ còn cách nương vào ý-thức của Thức-Mạt-Na (Manas Vijnãna) có nghĩa là chấp một Ngã của ngã thức để hành xử cái gọi là A-Lại-Đa-Thức (Alaya Vijnãna). Bồ Đề Đạt Ma phải quay về với Vô-Niệm, vì; vô-niệm tức vô-thức. Thức là bản lai diện mục. Nhất là phái Thiền của Bồ Đề Đạt Ma là hướng tới chính giác của tâm-vô-niệm tức tâm-không-phân-biệt. Với Huệ Khả lúc này là hướng tới cái vị-ngã-dự-cuộc; cái công việc có vẻ bất-khả-tư-nghị giữa một ý thức cám dỗ -hay bị bó buộc vào hoàn cảnh- một thứ chối bỏ chính mình như một chủ thể chân thực. Nhìn hiện thể bi đát như chứng thực hiện thực của yêu cầu. Bởi vậy; vô-niệm tức là không phân chia. Giữa Bồ Đề Đạt Ma và Huệ Khả phải thực hiện một trí huệ vô biên của cái ‘vô-niệm’. Vì sao? -Niệm là vô-thức trong tạng-thức. Họ phải nghĩ ở chính họ:’Ta không phải là Ta và cái không phải là Ta tức là Ta’. Có cái gì nghịch lý? Không! Đó là –chân không (nothingness): cái như-không, như-phật, như-lai, như-tạng-giới của cái gọi là bất diệt và hữu diệt ‘la discrimination de la non-discrimination’ trong một tâm thức như-nhiên, trong bóng không vướng đục.

Do đó; dù có thăm dò, tìm hiểu chân lý tối thượng của một tâm thức là cả một nỗ lực bởi bản ngã; để đối trị với mâu thuẩn, với tình huống hoặc rơi vào ảo ảnh có tính chất hư-vô và hủy-diệt. Trong đời sống hiện hữu bản ngã thường kết hợp vào nhiều mức độ khác nhau, giữa tri giác và nhận thức. Chính trong ý niệm này là một khởi thủy hiện sinh là mục tiêu tối hậu của Thiền. Cốt cách ‘diện bích’ của Bồ Đề Đạt Ma là để tìm tới một phân tâm quán triệt. Nhưng con đường của Thiền là thức tỉnh. Không lấy ‘diện bích’ làm đối thể; mà lấy ‘diện bích’ đối diện thực thể với Thần Quang. Một thách đố giữa kẻ tu Phật và giữa kẻ muốn y áo với Phật. Đó là mẫu thức bản ngã thách đố cho cả hai. Theo “Truyền Đăng Lục” Thần Quang là bật thông đạt, uyên bác đạo lý nhân tâm, rộng đường sách vở, giỏi về lẽ huyền nhiệm. Coi giáo lý Khổng Lão là lễ thuật, phong qui. Lý thuyết của Trang, Mạnh chưa tận diệu lý. Thần Quang chối bỏ đi tìm đạo ‘chân-không’. Thần Quang đem tâm thức của người yêu đạo hoà nhập vào một tâm thức tâm lý để tìm tới chân lý tánh không. Ở Thiếu Lâm có vị sư người xứ Thiên Trúc (Ấn độ) tu đạt đạo đã nhiều lần nhập cảnh. Sư thường diện bích để tham Thiền chẳng nghe rao giảng. Kiên trì theo dõi cái chân tâm tu học đó. Vào mùa giá tuyết Thần Quang quyết tâm xin tu học. Đứng dưới tuyết, tuyết phủ ngập người. Sáng ra; Bồ Đề Đạt Ma thấy kẻ lạ đến cầu xin tu Phật: -‘Đạo huyền diệu vô thượng Phật, nhiều lượng kiếp, hành cái khó hành, nhẫn được cái không nhẫn’. Bồ Đề Đạt Ma nói.Thần Quang với mối bất an, tâm động bỗng nghe qua thức tỉnh. Thần Quang vị pháp quên thân đoạn rút đao chặt cánh tay trái dâng lên sư. Sư tin vào lòng tu; nhận làm đệ tử đổi tên là Huệ Khả.

Câu chuyện có tính chất huyền thoại, hoang đường. Hành động và cử chỉ của đôi bên chưa phải là nhất tâm mà chứa một bản ngã bất ổn, một rối loạn tâm tư, một phản kháng nội tại là nột nghịch-lý-tính tu học. Cái lưỡng lự và hoài nghi của vị sư Ấn với một người muốn dự cuộc. Tâm trạng cả hai giữa lúc này một đằng là cứu cánh, một đằng là phương tiện nhưng cả hai lại cùng một mục đích. Đúng vậy; đó là ước thệ hiện sinh, một yếu tố phân tâm lý học, một bản ngã tự tại giữa chối từ và gia nhập. Dù sử tính như một biến cố; cuộc tìm kiếm là nguồn cơn phát sinh từ ‘khổ hạnh / passion’ mà ra, cái đó là cái nghiệp một hệ lụy trói buộc con người khổ cảnh là cấu thành để phải thoát ly cảnh giới. Cái nhân tố quyết định của Thiền là dòng sinh mệnh vô biên mà đối diện chân thực của bản ngã trong ngã thức. Bồ Đề Đạt Ma cho rằng: ‘không thể tìm thấy chân lý bên ngoài’ lời khẳng định đó chính là cái tâm bên trong ‘inner’ của người tu Phật.Trong thuật ngữ nhà Phật; ta có thể coi ‘tâm’ là bản ngã như là chủ thể, nó chứa một cái gì bao la, rộng mở, nó khác chữ tâm / Psyche (Hy Lạp) và tâm / Geist (Đức) có lối diễn tả gần gũi hơn. Vậy bản ngã như là chủ thể là gì? –Là trạng huống chủ-thể-tính bị ước định, bị dày vò vì bất an và lo âu cầu xin được an tâm. Có thể đó là một đối tượng chủ thể (Huệ Khả) nó sẽ không bao giờ là đối thượng khách thể (Bồ Đề Đạt Ma) ngoại trừ cả hai là một tương hợp. Mọi nỗ lực như thế là để gạt bỏ một chủ thể thụ động trước hoàn cảnh. Huệ Khả chỉ ao ước một điều là giải tỏa cái tâm bất an trước một thực thể hiện hữu. Không một thắc mắc, không một lý sự, cũng chẳng phải quá khứ vị lai, trực chỉ nhân tâm vào cái sống động tha thiết trước một con người đau khổ. Tổ nói: ‘tương tâm lai vị nhữ an / đem tâm ra đây ta an tâm cho’ Không phải đây là công án Thiền mà là đem ra cái bản-ngã-chủ-thể để gọt rửa phiền não; đó là tối hậu căn bản, không phải là bản ngã có vấn đề mà bản ngã chính là vấn đề. Ý rằng; ai là kẻ không phiền não chỉ cho tôi xem; mà đó là vượt qua cái khe hở phân ly nội tại và ngoại tại để có thể nhận thức trọn vẹn và chân thực nó là ai và nó là gì để an tâm.

 

Tâm thức của Bồ Đề Đạt Ma và Huệ Khả  là thứ tâm thức A-Lại-Đa (Alaya), tâm bình đẳng, tâm không phân biệt, tâm không hình thể mà tâm Vũ trụ bao la vô cùng tận, a-lại-đa-thức bao hàm luôn vạn pháp là một nhứt thể -L’Alaya; c’est chacun de nous, c’est chaque chose et c’est l’ incommensurable TOUT (Le Bouddhisme du Bouddha par Alexandra David Néel). A-Lại-Đa là có trong mỗi chúng ta, là mỗi sự vật mà cũng tất cả vạn hữu vô biên, vô lượng chúng sanh nằm trong đó. Mặc khác; người đệ tử đối với vị thầy hằng cửu đồng thời cũng là vị thầy trao y áo mà vì lòng bi mẫn đã xô đẩy vào cái hố thẳm nội tại, một yêu cầu của dục tính ít nhiều hư hại cho một tâm thức giác ngộ, một tâm bất an, dày vò, sống sượng trong hành động chặt tay. Sự hiến dâng của Huệ Khả cũng động đến tâm thức của Bồ Đề Đạt Ma. Đó là sự liệt nhược giả dối không phát sinh trực tiếp từ vết thương hay đây là mâu thuẩn nội tại đối đầu với chân-không? Chính cái tâm thức đó phát sinh từ bản ngã như kẻ mang vết thương ‘tội lỗi’. Trạng huống tâm thức giữa thầy và đệ tử là nội dung bản ngã không phi-chủ-thể và cũng không thực sự phi-khách-thể. Tuy nhiên đây không phải là tiền-ngã-thức (pre-ego-consciousness) kiểu thức này nằm trong dạng thức của ngã thức u mê trẻ con, ngã thức bại hoại tâm bệnh, ngã thức tê liệt thuốc mê v..v.. Đó là cái bản ngã hoàn toàn tận triệt không còn là chủ thể hay khách thể. Mà đó ‘thủy tử’ nước chết để đạt tới chân không là phải diệt, trừ, phá thời mới mong tìm thấy ánh sáng của ‘huệ-minh’ Ngay cả khi nhập diệt Phật nói với môn đệ : ‘xưa nay ta chẳng nói một lời nào’.Trong hàm ý đó vẫn nhận ra được tánh không của Phật là Ngộ tức nhân tâm ‘một chữ tâm bằng ba chữ tài’ (Kiều) là triết siêu lý của nhà Phật. Mà; Phật đâu phải là tôn giáo, bởi; tất cả mọi thứ đều vô thường (anityâ sarve samskâra) và tất cả cái gì vô thường đều được kết thúc trong đau khổ. Tất cả những gì đau khổ đều vô ngã là vì cái gì vô-ngã là không (sunyam). Khi cả thầy và đệ tử nhận thức ý tứ Phật tức đạt tới nhân tâm cho một tâm thức phá-ngã nghĩa là không thấy chính mình mà chỉ thấy chân-không vô-vị-ngã. Bởi thế đứng trước hoàn cảnh này Bồ Đề Đạt Ma và Huệ Khả  phải đem tâm ra truyền tâm một cách quán triệt để đi tới ‘đạo-đế’ nghĩa là tìm thấy độc đạo là giải thoát là bát-chánh-đạo để qui về Huệ, Bát-nhã, Giới và Định  nhưng phải cần có giáo (sruta) và luận (cintâ) thời mới thấy được Phật tính trong con người tu học Phật, mới thấy được Đại-huệ một thứ Huệ-minh, đó là; một nhận thức trực tiếp giữa sự kiện mà không cần phải nhờ vào mặc khải hay giáo huấn nào khác. Huệ Khả chặt tay dâng thầy như một bày tỏ để tìm tới đạo; cái lý đó không phải chứng minh hết lòng tận tụy của Huệ Khả mà là nhận tội như để cứu chuộc. Tâm siêu việt ở Bồ Đề Đạt Ma là thấy được huệ-minh trong Huệ Khả, do đó đã an tâm cho Huệ Khả bằng tâm Bát nhã.

Đứng trên bình diện phân tâm học (psychoanalytic) dù là tâm lý khoa học nhưng tác động để thấy cái lý như nhiên đã cấu thành bằng một tục truyền để trở nên đạo lý. Freud nhìn sự kiện dưới mắt triết lý và đức lý để lý giải trạng huống thuộc tâm thức. Chủ ý của nó là củng cố Bản ngã (Ego) khiến cho nhận thức độc lập vượt ra khỏi Siêu ngã (Super-Ego) mà cần mở rộng trí huệ để thích ứng hoàn cảnh và có thể thích ứng cho chính nó qua một tư duy mới mẻ hơn là Di-ngã (Id), bởi; ở đâu có Di-ngã ở đó có Bản ngã. Theo khoa phân tâm học giải thích về tâm thức cho cả hai chủ thể và khách thể là tìm tới ‘giải thoát con người’ ra khỏi triệu chứng tâm thần với một tinh thần dồn nén, đau khổ (Huệ Khả) và một thách đố thực tại (Bồ Đề Đạt Ma). Freud quan niệm rằng: ‘kiến thức đưa tới chuyển hóa’ rằng là lý thuyết hay phi lý thuyết, thực hành hay phi thực hành đều không được phân ly, cách biệt mà tự trị như một chuyển hoá vì cái sự tương quan đó dựa trên tình yêu và chân lý, nghĩa là; thừa nhận thực tại bằng một ngăn ngừa giả dối hay bịp bợm nào đó. Vị chi; tâm thức ở đây là một dàn trải của trí huệ, một trí huệ siêu việt thời cái ‘huyền thoại’ được chứng thực là ở chỗ đó. Nó không còn phiền lụy tư duy mà ở đây mở rộng cánh cửa về tâm thức của thiền đốn ngộ.

Tinh thần của Bồ Đề Đạt Ma và Huệ Khả là đòi hỏi một tâm thúc giác ngộ để thấy ‘ta không phải là ta’ thì đó là liễu quán chân tâm. Bản ngã trong ngã thức vừa là một hành động vừa là sự kiện. Thật ra; ngã thức bình thường đã vượt qua dù không phân biệt giữa chủ thể và khách thể, chính mình cũng không phải mình nó bao bọc toàn thể lãnh vực của hiện hữu ngay cả phân biệt giữa hữu và phi hữu. Lý luận như thế để phân định giữa hai đối tượng, nghĩa là cái gì của Bồ Đề Đạt Ma là chánh pháp và cái gì của Huệ Khả là trí tuệ đó là bình diện giữa chủ thể và tha thể. Cái biểu thị là cái được biểu thị, cái mà nhận cho là biểu thị Tự Thể, còn cái xin gia nhập là biểu thị Tự-Thể-Ngã. Phân biệt được như thế tất đạt tới tâm thức giác ngộ. Một sự cớ trong sáng, rõ ràng, vi diệu mà bấy lâu nay chúng sinh lần mò trong vũ trụ vô thức (unconsciousness) mà không thấy huệ-minh chiếu sáng vào tâm-như. Cũng chính nhờ ngộ bản ngã tự tại tiêu tan mà phát tỉnh bản ngã để thấy ta không còn là ta tức phát tỉnh của Tự-thể. Tĩnh ở đây là căn nguyên không còn động vọng, tĩnh ở chỗ không bao giờ còn có hiện hữu tồn lưu. Thật vậy; phát tỉnh được Tự thể là nhận thức được chủ thể tính của bản ngã. Thể tính của Thiền  là loại bản ngã xa lià nhân thế; còn nuôi nấng nó thời không tồn lưu mà gieo vào một thứ bản-ngã-chết/thủy-tử. Đau khổ là mối bận tâm không giải trừ ,vì; ‘Ego’ còn vây quanh như cái nghiệp. Nói rút lại; tâm thức ở đây là thức tỉnh chỉ còn lại cái tâm vô lượng là thành tựu của Tự thể. Vì rằng; chính-nó và không-chính-nó như là thực tướng hiện hữu trong không gian. Đúng thế! Cái này gọi là say đắm hôn mê ‘ecstasis’ thời làm sao vượt ra được cái bản-ngã-tự-tại giữa hữu thể và phi hữu thể. Mà; biểu hiện ở đây lòng xót thương sống động thức dậy từ Tự thể; xác nhận toàn diện một hữu thể ở Bồ Đề Đạt Ma và một Tự thể khác là giải thoát toàn diện về ngã thức ở Huệ Khả.

 

Nhìn chung đã cho chúng ta nhận thức được bản ngã là bản lai diện mục qua từng cá thể. Muốn có một cảm thức trong sáng, chói rọi là có từ vô-ngã để đi tới chân-không của huệ-minh. Triệt thoái cái ngã tự tại (Ego) và cái ngã bản chất (Self) tại thế là tới bến bờ giải thoát; một tinh thần vô lự nghĩa là không còn ranh giới giữa Có và Không mà vốn đã là Không. Thời không còn gì hơn mà chỉ còn lại một tinh thần trong sáng cho một thân tâm trường cửu. Cưu mang là nghiệp chướng. Đạo trong sáng là tâm trong sáng của chân-lý-tánh-không; không đục không trong, không tất cả. Rũ bỏ hết để thấy như-phật là bất diệt và hiện hữu tồn lưu nhân thế. Cho dù; chúng ta đang nhập cuộc giữa những cổ xe truyền thừa (vehicles) lớn nhỏ khác nhau, đều tới một bến của Trí-Huệ; một điểm dừng tuyệt đối, vô biên của con người. Nơi chẳng phải là Niết Bàn! ./.

 

 (ca.ab.yyc 23/10/2014)

SÁCH ĐỌC : ’Quan Niệm Giải Thoát trong Phật Giáo Cũ’ của Linh Mục Thiện Cẩm. Đại Nam. SGN 1970.

TÌM ĐỌC THÊM: Những bài viết về Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa của võcôngliêm trên một số báo mạng và tc. giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đia chỉ.

TRANH VẼ: ‘Bồ Đề Đạt Ma Diện Bích’ trên giấy học trò. Acrylics .( ở Trúc Lâm Thiền Viện. Truồi, Huế, Thừa Thiên.VN) Vcl#1532013 VN.

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3517
Ngày đăng: 31.10.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cuối tuần với Modiano - Chân Phương
Thấy gì trong tác phẩm Hiện Hữu và Hư Không của Jean-Paul Sartre - Võ Công Liêm
Các trào lưu lối sống thẩm mỹ hiện nay. - Tuấn Giang
Hoàn cảnh Thu Tứ - Nam Dao
Đà Linh, trên những ngả đường Phương Nam - Nguyễn Đức Tùng
Cần một mô hình xã hội hiện đại trước các trào lưu mới. - Tuấn Giang
Hamvas Béla: Sự hòa giải ( Trích tác phẩm Patmosz II) - Nguyễn Hồng Nhung
Nghĩ về sự Ngu Xuẩn trong tác phẩm của Dostoevsky - Võ Công Liêm
Nghĩ về Văn Hóa Tâm Linh và Tín Ngưỡng ngày nay. - Mặc Phương Tử
Giải pháp nào vì giới trẻ ngày nay - Tuấn Giang
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)