Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.277
123.159.536
 
Hư cấu và không hư cấu
Võ Công Liêm

 

                           

      Là những yếu tố thuộc về truyên ngắn, truyện vừa và truyện dài (The Elements of The Short Story, Mid-story and Novel) là viết những gì thuộc về truyện và chuyện; dù là gì hoặc có phân tích, định nghĩa để xử sự đúng cho ngôn ngữ, thời đó chỉ là cơ bản lý luận để cho bài viết mạch lạc và minh định đúng chức năng, nhiệm vụ của nó; nhưng bố cục phải rốt ráo qua từng đặc tính muốn nêu ra: Vai trò (Character) Đề tài (Theme) Quan điểm (Point of View) Dấu hiệu / Biếm đàm (Symbol and Irony) và Đánh Giá (The Scale of Value); nhưng tất cả những lý do nêu trên đều nằm trong một qui trình vốn có dù miêu tả dưới hình thức nào đều là một thiết kế câu chuyện được dàn dựng cho một thể tài của hư cấu (fiction) và không-hư-cấu (non-fiction). Nhưng; phải thực tính, nghĩa là không ngoa để hư cấu sống thực với chính nó, còn cái không-hư-cấu là nhất thiết sống thực như một chứng nhân thời sự, dữ kiện một sự thật lịch sử có thật (the truest history) không còn là hình ảnh đi qua kinh nghiệm, ngay cả việc mô tả hoài niệm trong quá khứ. Thật; để không mất thể chất của nó. Đó là yêu cầu khi viết về một thể tài cho hư cấu hay không-hư-cấu.

Việc đầu tiên của hư cấu là mô phỏng hay giả định sự kiện, là công việc làm cho câu chuyện được trở về (repay) trong một lý giải phong phú hơn những gì đã có, làm cho việc đọc có hiệu năng và cũng là đối tượng chính yếu giúp cho độc giả nhận ra sự đồng nhất: nhận biết, khoái cảm và làm cho truyện hay chuyện hấp dẫn thêm hơn. Đây là một giảo nghiệm dứt điểm cho những yếu tố thuộc về hư cấu và không-hư-cấu và thiết nghĩ có một vài cái gì chuẩn mực cho việc thẩm định bình phẩm –to the this end it examines the major elements of fiction and non-fiction and suggests some criteria for critical judgment.

Truyện ngắn là một hư cấu ngắn (a short fiction). Một cố gắng hết mình để xác minh nó có nhiều cái gò bó, nông cạn, chật hẹp tư duy vừa che đậy vừa không thực, những thứ đó chứng tỏ kết quả không đạt được cho khả năng của hư cấu chớ đừng nói tới không-hư-cấu; còn nếu như loại ra được chắc chắn điều nầy luôn luôn tồn lại; đó là cái vượt thoát ra khỏi sự bao trùm của những gì mà họ muốn xác nhận. Không còn cách nào hơn. Điểm sáng của truyện hay chuyện là cái hay ho của chúng ta làm nên trong ngôn ngữ chứa thứ nghệ thuật của hư cấu –Our interest is in the art of fiction. Biết được cái hay ho, lợi ích đó dù là viết những thể loại khác nhau (tản văn, tản mạn, ký, ghi…) trong hình thức mô tả, bình giải hay ghi nhận một sự kiện đều ít nhiều cấu trúc (structure) hư cấu trong đó; tức tạo hình ảnh phi tưởng để cách hóa giá trị hay bình phẩm gián tiếp cho một bài viết muốn nói tới mà quên đi tính nghệ thuật văn chương hư cấu, thời cái đó phản cái thực của hư cấu và không-hư-cấu; chính vì vậy mà làm cho độc giả sinh bực (bother to read it) và nản lòng phải nhai lại thứ rập khuôn. Hư cấu là gì? Là nghĩ ra những điều không có để viết, là hình tượng dựng nên sống thực, cho nên chi; trong hư cấu vẫn có cái thực của nó trong nhận thức và khoái cảm, để làm nên một phán đoán về nó (hư cấu) –in understanding and enjoying it and making judgments about it. Tuy nhiên truyên ngắn thường dành cho những gì ảo ảnh, một sắc thái sơ yếu đã được đề cập đến, đó là yếu tố trong tất cả những gì hư cấu –though short stories are used for illustration, the elements discussed are elements in all fiction. Vậy thì hư cấu hay không-hư-cấu là tìm cách vượt ra khỏi ý thức giả định mà vẫn là thực tính và diễn đạt tư duy một cách trong sáng với một văn chương vượt thoát (Escape Literature) và một văn chương diễn nghĩa (Interpretive Literature) hai mặt nầy thể hiện sự trong sáng trong ngôn từ cho hai thể loại hư cấu. Câu hỏi đầu tiên hỏi về hư cấu là: -Tại sao bực mình mỗi khi đọc đến? Mà cuộc đời là quá ngắn ngủi với bao nhiêu nhu cầu đòi hỏi thời gian với bao dữ liệu sách vở, thông tin, chỉ dẫn và thảo luận từ việc này sang việc khác, một ngày con người phải đối đầu qua nhiều trạng huống khác nhau để rồi lại phải đọc. -Thế thì tại sao chúng ta phải đọc những việc đã qua mà nay được nhắc lại trên một ‘khung hình’ của tác phẩm? Đó là những câu hỏi muôn đời đưa ra. Để trả lời những gì đã nêu: -Thích thú và Nhận thức. Từ khi chế ra (invention) ngôn ngữ con người đã cảm thấy hài lòng trong việc theo dõi những gì xẩy ra trên mặt chữ và dự phần trong một hình ảnh phiêu lưu ‘con chữ’ và hình ảnh đầy kinh nghiệm qua hình ảnh con người. Bất luận là gì -không có một sự cớ nào làm hư hại cả- nó phục vụ và làm cho cuộc đời bớt tẻ nhạt, làm cho thời gian qua nhanh hơn; là một thỏa đáng, chắc chắn không cần có một lý giải nào cả. Vui thích và mãi mãi sẽ vui thích, là; cứu cánh đầu tiên và một biện chứng để đọc những gì thuộc về hư cấu dựng nên. Một hư cấu thực tính là hòa nhập giữa người đọc và người viết. Thí dụ: cái điều đó phải chưởi, phải tục là thực tế không nhẽ sai trái, xấu xa lại đứng nhe răng ra cười  hoặc phải nói giăng, nói cuội, cả  nể rồi lờ đi (?). Mà cần có một vai trò thực tính của ngữ ngôn hư cấu. Thời cái đó mới sống động, trung thực đối với người đọc. Nhưng; ngoại trừ hư cấu hay không-hư-cấu đem lại những gì phấn khởi và cập nhật thời đó là điều thích thú và phù hợp cho hoàn cảnh. Nói cho ngay; bá nhân bá bọc chứa, được cái này mất cái kia, Hư cấu như truyên Kiều là một tác phẩm vĩ đại mà hậu sinh của Nguyễn Du cũng đem ra bình; có nghĩa là chê khen lẫn lộn tư duy.

Ấy là chuyện khó để đạt tới chân tướng đích thực; tác giả của hư cấu hay không-hư-cấu không phải đóng khung trong đề tài mà phải đưa quan điểm vào hư cấu để đánh giá trong đó qua ngọn bút thần là tìm cách pha vào đó lời mật đắng hay miệt thị biếm đàm. Thế nhưng cảm hóa hay không một phần dành cho người đọc mà cần có một ưu tiên cho nó (it must yield). Nguyễn Du phải đợi tới ba trăm năm sau thời họa may mới cảm hóa với nhân gian. Thật khó mà biện minh cho chính nó với một chủ thể vấn đề ở học đường. Rứa thì làm răng đây? Răng hay rứa; cho nên chi hư cấu hay không-hư-cấu muốn có một thứ nghệ thuật văn chương là phải sáng tạo, là cách riêng sống thực với đời; thời không thấy đó là ‘hư’ hay ‘vô’. Mà phải biết vận dụng, mở rộng hướng đi đúng đề tài hoặc tinh lọc qua một trí tuệ của chúng ta hoặc có tính năng động (quickens) dựa qua cảm thức đời sống trong chúng ta. Giá trị đó không phải đánh giá một cách to lớn như những gì trong cuộc đấu trường. Mà phải khéo léo, biết cách mới gây chú ý và hấp dẫn thì sự cớ đó là chiếm cứ trên lãnh điạ của mình không những chỉ dành cho khoái cảm, nhưng nhận biết –to have a compelling claim on our attention, it must yield not only enjoyment, but understanding. Văn phong ‘già dặn’ là chứng tỏ cả một trải nghiệm của con người xuyên qua nhiều thế hệ, đó là thứ văn chương có thể nói là có lớp lang cung cấp nhiều nhận thức, và; có tính hiệu năng –đó là miêu tả như vẽ lên hình ảnh qua kinh nghiệm có thể cung cấp một cái gì chính xác với cái nhìn trong sáng, vô tư không vướng đục thì cho dù hư cấu hay không-hư-cấu đều sống thực như một hiện diện thực thể. Thí dụ: Ở những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao … hay trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn có thể là ngụy tạo, không thật (falsehood) và tạo nên hình ảnh lãng mạn, nhưng nói được những gì nói được; trong đó nói lên mặt thật xã hội, hoàn cảnh, tâm lý là cả một liên hợp làm cho hư cấu trở nên thực và có tính lịch sử có thật (the truest history and full of truths). Nhưng trong cái đống tạp-bà-lù hư cấu hay không-hư-cấu không nhất thiết đó là đỉnh cao trí tuệ. Chỉ một ít thôi! Tuy nhiên; mở màn cho việc hư cấu sẽ có thể sắp loại vào hai cái nghĩa khẳng định của: văn chương vượt thoát và văn chương diễn nghĩa. Từ nhận thức này đến nhận thức khác trong hư cấu và không-hư-cấu; cho chúng ta thấy thời nay một số tiểu thuyết ra đời chỉ chủ trương thành hình tác phẩm (hình thức bià, bạt và sản lượng) hơn là thành văn mà quên đi vai trò, chủ đề và quan điểm; làm cho truyện hay tiểu thuyết rơi vào cõi mông lung không mạch lạc, tiếp dẫn những hoàn cảnh khác biệt không ăn nhập với đời thường, chỉ vòng vo trong một bệnh lý nhân vật không nói lên thực trạng bi thảm do đâu mà ra, cái không đáng phải xoáy vào đó làm cho thứ tiểu thuyết không còn linh động, không biếm đàm mà gây cho tiểu thuyết trở nên ngu xuẩn thiếu mệnh đề chủ lực. Người bình phẩm hay nhận định tiểu thuyết chỉ lướt mắt chớ không đào sâu trong đó yếu tính của hư cấu là vượt thoát hay diễn nghĩa; nhận thức như thế là suy đồi cho một ý thức nhận biết giá trị của tác phẩm. Họ là người đại diện cho tác phẩm muốn hổ trợ tinh thần hay luận bàn đều nằm trong vòng luẩn quẩn không lấy ra được cái thâm hậu của tiểu thuyết. Thành ra vai trò của người phê bình, nhận định là phải đọc kĩ và viết không ngoa mới thấy đích thực của tác phẩm còn lập ngôn thì chán: ‘bother to read it’! Nói thế là võ đoán cho một số tác giả hư cấu và không-hư-cấu. Nhưng chủ quan mà nói (hiện nay) và đã có trước đây là những tác phẩm hư cấu để đời và đáng tồn lại cho một dữ liệu lịch sử. Lợi ích trong hư cấu và không-hư-cấu là do đời tìm thấy chớ đâu có cao đơn hoàn tán, sơn đông mãi võ như đã thấy nhan nhản giữa đời này. Cái thứ rao hàng như thế là ‘thủy tử’ cho một truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết. Đó là bi thảm cho lối viết về hư cấu! Thế nhưng vẫn không tránh khỏi cái họa văn chương. Hay đó là trào lưu?

Văn Chương Vượt Thoát (Escape Literature): là điều viết lên cả một sự tinh chất cho một đối đãi giải trí yêu chuộng; giúp cho chúng ta vượt qua cái a-dzua biểu đồng tình –is that written purely for entertainment; to help us pass the time agreeable. Ngoài ra đưa chúng ta xa lià thế giới thực thể là một khả năng tạm thời giúp chúng ta quên đi những tình huống hỗn mang, gò đống luôn vây quanh trong đời sống chúng ta.

Văn Chương Diễn Nghĩa (Interpretive Literature): là viết lên cái bao la, rộng mở và một cái gì thâm hậu và sắc bén bằng một nhận biết có ý thức trong cuộc đời của chúng ta –is written  to broaden and deepen and sharpen our awareness of life. Đưa chúng ta xuyên qua bằng một trí tưởng: trầm lắng để hoà nhập vào một thế giới thực thể, nó còn có một khả năng cho chúng ta nhận biết cái gì là hỗn mang, thuồng luồng trong những gì đang sống. Cả hai lý năng trên ngoài nhiệm vụ cho ta thỏa thê mà ‘plus’ vô đó một nhận thức hiểu biết.Tuy nhiên chúng ta không phải ngoa, phét, láo (exaggerate) hoặc nổ sảng (oversimplify) vào những thể loại hư cấu một cách ngang nhiên, lộng hành. Vượt thoát hay diễn nghĩa không phải là hai thùng chứa hay có cái khác biệt nào đó mà chúng ta muốn trút vào cho truyện hay chuyện hư cấu một cách dễ dàng (bởi hai chữ ‘hư cấu’cho nên mạnh miệng phóng bút cho thỏa dạ, hả hê những gì ta biết; làm thế mất chất thực) mà phải biết tương nhượng để sống thực cùng với hư cấu. Hai trụ cột đó là nằm giữa của thế giới hư cấu đang quay tít. Nhưng nhớ cho; sự khác lạ ở chỗ hư cấu và không-hư-cấu là không che giấu sự kiện dù trong ‘hiện diện’ hay ‘vắng mặt’ mà trong hai cái ngoặc này là nói lên tinh thần luân lý đạo đức của người cầm bút. Truyện hay chuyện là tất cả do từ sự cố và vai trò nhân vật, là những gì hời hợt có lẽ đó là lý do có thể không hoàn toàn luân lý đạo đức; trong lúc diễn nghĩa câu chuyện không có chi là luân thường đạo lý ở trong tất cả trạng huống mà nằm trong bất luận cảm thức qui ước. Khác biệt nữa của hư cấu là có hiện diện hay vắng mặt đều thuộc vào yếu tố kỳ bí của ảo tưởng. Cái lạ khác của hai thể loại nêu trên là một thứ văn chương trầm mặc, ẩn tàng; một lối diễn tả tế nhị, khéo léo, tinh xảo, bén nhạy làm cho hư cấu hay không-hư-cấu trở nên sống động (dù đó là hư cấu ‘phiạ’) hơn những gì riêng biệt. Mà tuồng như phản ảnh rõ nét vào khiá cạnh, diện mạo của con người hoặc qua thái độ hành xử của con người. Thể loại diễn nghĩa giới thiệu cho chúng ta một nhận định sáng suốt -mở ra khung cửa khi hở khi khép- trong một điều gì tự nhiên, hài hòa tồn lại của chúng ta và những gì con người đang hiện hữu trong một vũ trụ bao gồm: đôi khi là tình hữu nghị, đôi khi là thù nghịch. Là; một nỗ lực sáng tạo để làm cho hư cấu hay không-hư-cấu đi từ vô thỉ vô chung của phi thực hư cấu đến hư cấu hiện thực.Thế thời người viết phải hóa thân trong hư cấu để hư cấu sống thực là thứ văn chương tối thượng mới mong tồn-lại còn bằng không thì đó là văn chương tồn-loạt không đi vào với nhân thế. Nhớ cho: ‘tôi hư cấu rứa cho nên chi tôi tồn-lại’. Phỏng câu nói thời thượng của René Descartes mà thực thi chính sách ‘kinh bang tế thế’ cho một ngữ ngôn cấu-hư và cấu-hư-không mới thành văn, thành hình cho một văn chương hư cấu đương đại ở thị trường ‘chứng khoán’ văn chương!.

Có lẽ; chúng ta quá tinh lọc qua từng khác biệt bởi một gợi ý, gợi hình nào đó. Người viết ‘vượt thoát’ giống như người chế ra một phương án đặc thù dành cho ta một giải trí khuây khỏa. (Những cái giựt mình bất chợt, những rên siết trong bóng đêm của một cuộc giao hoan như trường hợp Chí Phèo và Thị Nở bì bạch bên luống nước…) Người viết ‘diễn nghĩa’ là một con người khám phá: tác giả đưa chúng ta ra khỏi đám sương mù của cuộc đời, và; sướng một cách thỏa mãn khi được thấy (Xuân Tóc Đỏ trộm nhìn Tuyết hay bà Phó Đoan trong buồng ngủ . Sướng khi thấy, khi nghe Nghị Hách hành lạc trong chiếc ô-tô màu đen của bóng đêm trên đường về tỉnh…) Người-viết-vượt-thoát đầy đủ chức năng thần thông biến hóa để tạo ngạc nhiên: hắn đút tay vào quần, kéo ra xem rồi lại mân mê. Hắn chảy nước dãi khi thấy người đàn bà tắm truồng. Người-viết-diễn-nghĩa lại đưa chúng ta đứng sau cảnh giới, tác giả chỉ cho ta dựa vào, soi vào và tìm vào để thấy cái ảo giác lung linh nửa hở nửa khép: nàng chải tóc mà đôi vú rung rinh, nõn nà dưới lớp áo mỏng. Rồi nàng lại ngồi bành chành cắt móng chân. Ở đây không nói rằng người-viết-diễn-nghĩa là đơn thuần của người mách bảo. Nhưng ngược lại người-viết-vượt-thoát là hình ảnh, vóc dáng là chất liệu làm nên. Những ‘bí truyền’ của cả hai thứ hư cấu là những gì có thể thấy và cảm nhận được và nhận biết một cách trung thực hơn cả hư cấu, không những biếm đàm mà còn thích thú say mê của một màn trình diễn văn nghệ hay một cảnh ‘sex’ trong phim ảnh. Đủ để thấy cái thực trong hư cấu.

 

Giờ đây chúng ta có hai loại hư cấu và hai loại độc giả. Một thứ độc giả non nớt hoặc thiếu kinh nghiệm chỉ biết tìm kiếm trong vượt-thoát cho dù họ đang đọc những gì thuộc diễn-nghĩa hoặc một vài thứ luân lý khác và luôn luôn nghĩ rằng mình thấu đáo hoàn cảnh như chính mình và một cảm nhận thích thú với một thế giới tuyệt thú đầy hình ảnh và hình ảnh sóng soải như chính mình đang sóng soải. Thí dụ: câu chuyện tình ai oán trong ‘Hồn Bướm Mơ Tiên’ là hình ảnh hóa thân (metamorphosis) một tu sinh xa lánh trần tục. Nhưng; lại ngập ngừng cho mỗi khi nghe chuông đổ, e lệ trước khách thập phương, núp mình trong chiếc áo lam nhà Chùa là một che đậy giả tạo để được sống trong hạnh phúc sau đó (live happily ever after) như một hình ảnh mơ về giữa mộng và thực của nhân vật; không bao giờ sống thực như vậy nhưng lại thương yêu thủy chung (but sweet and virtuous). Tha thứ cho tu sinh là nỗi đau của đời nàng mà giờ chỉ là nắm tàn tro phận gái (a cinder girl). Những mẫu chuyện như thế hình như lôi cuốn cho những người lớn tuổi dự phần vì nó hài hòa nhân thế và coi đó là biểu tượng tình yêu thủy chung, bởi; tác giả vận dụng vào đó của hai luồng tư tưởng ‘vượt thoát’ và ‘diễn nghĩa’. Yếu tố đó tuy không thực nhưng không dối mà lại nằm trong cái mơ màng, hời hợt của cuộc đời…Rứa cho nên chi người viết cũng như người đọc hoà âm trong một cảm thức của ‘hư’ và ‘vô’ một cách nhịp nhàng, cân đối và từ đó không còn thấy hư cấu hay không-hư-cấu cho một tâm trạng xã hội đầy qui ước và tục lệ. Không có gì sai trái cho những vai trò trong truyện mà coi như đây là một yếu tố làm nên tiểu thuyết hay truyện ngắn, truyện vừa của hư cấu. Ý nghĩa quan trọng của hư cấu là viết lên được tất cả mặt thực tâm lý, sinh lý qua một trực giác bén nhạy của tác giả. Những sai lầm khác được đặc trong vai trò của từng nhân vật cũng là một sự cớ xếp đặc, đòi hỏi phải có thời mới làm cho truyện, chuyện phong phú thêm lên. Có như vậy mới bắt gặp được sự thích thú. Nhiều khi cứ ngỡ có sự sai sót của người viết. Không phải; ngoài chuyện viết ‘thẳng thớm’ còn chêm vào ngạc nhiên, biếm đàm; hư cấu thì dễ, nhưng thực chứng mới là khó, chớ đừng vì hai chữ hư cấu mà ‘phạn ẩu’ vô trong đó. Thí dụ: người viết thời sự, chiến tranh không nắm trọn dữ kiện để chứng minh (nhiều khi quên luôn cả con số đơn vị) đành hình dung, cách hóa để phù hợp với hoàn cảnh, đôi khi thấy ngan mà tưởng ngỗng cũng do thị giác mà ra. Để rồi dộng vô hư cấu như chứng nhân lịch sử. Cái đó không ‘interesting’ mà trở nên ‘imaginary’. Nguy hiểm cho hư cấu!

Hư cấu hay không-hư-cấu là việc tối cần là trụ cột cho một thông tin diễn đàn ngôn ngữ và tư tưởng một trong những nhận thức như những nhận thức khác. Cả hai diện mạo này là tối cần tương đương trong việc dựng truyện và chuyện cho nhận thức hiểu biết, một thể điệu khác biệt kinh qua kinh nghiệm sống, một xúc cảm mãnh liệt như thử là nỗi sợ hãi bởi trí năng. Cứu cánh của hư cấu là thêm vào đó một nhận thức mới và một bình phẩm mới dành cho truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết dù là xuất xứ từ nguồn hư cấu mà ra.

Thể chất của hư cấu và không-hư-cấu không thể tránh xa những điều kiện thông thường cho mỗi khi xây dựng truyện hay chuyện, truyến ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết đều nằm trong quy trình như luật định; đó là cương lĩnh xây dựng cho một hư cấu có đầy đủ chức năng mới thành hình một tác phẩm; dù rằng tiểu thuyết mới cố sức phá lệ để tạo cái văn phong mới cho một khám phá mới nhưng không thể xa lià câu chuyện với nhân vật, đề tài, quan điểm, ký hiệu (tượng trưng) hay mô thức biếm đàm và cuối cùng là đánh giá qua nhận định. Răng rứa? Tại nó rứa răng cho hình thức hư cấu là cả một dặm trường đi từ vượt-thoát đến diễn-nghĩa thời những gì còn lại là cả một sự cô đọng như nấu thuốc bắc hay hoàn tán thuốc tể là cả một hợp chất làm nên hư cấu hay không-hư-cấu. Chớ đâu phải hùm-bà-lằn nồi nước lèo cho phở hư cấu. Đó là phở dzỗm!

-Vai Trò Nhân Vật (Character): Tốt cho người đọc là bớt đi cái chú ý vào hành động đã xong nơi nhân vật còn hơn là vai trò làm nên hành động –the good reader is less interested in action done by character than in characters doing action. Viết và đọc cho một vai trò là có nhiều cái khó khăn trong đó hơn là đọc cho một dự ước nhân vật; vì vai trò có nhiều phức tạp: trạng huống tâm lý, hoàn cảnh…nhiều rắc rối khác biệt và nhiều điều mơ hồ, tối nghĩa. Nhưng cái khéo léo đáng kể có thể cần thiết cho công việc miêu tả vai trò và ít đi căng thẳng vào sự tiếp cận giữa nhân vật và nhận thức, mà tạo được cái tự nhiên con người. Cớ sự đó; hư cấu vượt thoát có khuynh hướng dự ước là nhấn mạnh vai trò nhân vật để mô tả sự hiện diện nhân vật là một tương quan gần gũi giữa người viết và người đọc đồng thời phân định vai trò nhân vật như thiện ác là rõ mặt trắng đen mà không gây phức tạp như một chấp nạp vào sự hiểu biết của tác giả. Người viết trở nên khách thể trước chủ thể của người đọc. Trong hư cấu vượt thoát luôn lồng vào đó vai trò nam, nữ là những nhân vật lôi cuốn, hấp dẫn trong việc luyến ái là dễ dàng xây dựng, nhưng phải sống động thực thì vai trò nhân vật không đi xa với đề tài quyết định. Nhưng nhớ cho độc giả cũng không vì ấp ủ theo đuổi cái hình ảnh tự nhiên trong cái thú khoái lạc cấm kỵ mà không làm mất đi cái sự o bế hình ảnh tự nó mà ra –the reader has thus been able to indulge imaginatively in forbidden pleasures without losing flattering self-image. Mà đồng thanh tương ứng với người viết là cảm hóa nhân vật như cảm hóa chính mình. Đấy là sự khéo léo tài tình của người viết về hư cấu. Còn diễn nghĩa hư cấu là không khước từ sự lôi cuốn giữa vai trò nhân vật. Nó trang bị những gì đơn giản bằng một biến loại lớn lao giữa những vai trò, vai trò đó đôi khi không mấy biểu lộ thiện cảm. Chức năng của tác giả là giới thiệu vai trò của mình: trực tiếp và gián tiếp. Trực-tiếp-giới-thiệu (direct presentation) là nói thẳng vào ta bằng một sự bung phá sự kiện hoặc phân tích những gì thuộc vai trò nhân vật hoặc những gì mà người viết thích được bày tỏ. Còn nói về gián-tiếp-giới-thiệu (indirect presentation) thì người viết tỏ cho chúng ta vai trò qua hành động mà chúng ta suy luận lấy từ những gì tác giả thích và những gì tác giả nghĩ đến hoặc muốn nói đến.

- Đề Tài (Theme): Là mẩu thức của hư cấu nó kiểm soát được tư duy hoặc là trung tâm soi rọi, là hai vị trí cần thiết cho đề tài hư cấu (truyên ngắn, truyện dài hay tiểu thuyết). Đề tài hư cấu là một tổng thể hợp nhất (unifying generalization) về cuộc đời đã được phơi bày hoặc đã được ngụ ý trong câu chuyện. Khởi từ đề tài câu chuyện, chúng ta phải đặc vấn đề gì là mục đích chính nó: cảnh đời là gì mà nó trợ vào đó hoặc là gì soi sáng trong cuộc đời mà được tiết lộ -to derive the theme of  a story, we must ask what its central purpose is : what view of life it supports or what insight into life it reveal. Tồn lại của đề tài chỉ khi nào tác giả cố sức một cách nghiêm chỉnh để ghi lại cuộc đời một cách chính xác hoặc tiết lộ sự thật về điều đó hoặc mỗi khi tác giả máy móc hóa giới thiệu một vài ý niệm hoặc lý thuyết cuộc đời; đó là những gì tác giả xử dụng như một yếu tố liên hoàn, cái đó chính là dụng ý mang ý nghĩa của câu chuyện để có một hình ảnh tạo ra. Trong tất cả đề tài dành cho chủ đề diễn nghĩa hư cấu là lẽ như nhiên trong vượt thoát hư cấu. Rứa có lộn xộn không? Không! vì tồn lại diễn nghĩa hư cấu, nó có mục đích tối hậu cho câu chuyện nhưng chỉ một ít trong vượt thoát hư cấu –in exists all interpretive fiction it is the purpose of the story but only in some escape fiction. Vượt thoát hư cấu đôi khi gây vào đó một vài lỗi lầm vụng dại; đó là cái chốt treo vào trong hình thức câu chuyện mà thôi. Nhưng nói vòng vo tam quốc chơi cho vui; tựu chung: hư cấu vẫn là tồn lại nếu đừng để tồn loạt hư cấu ngự trị mà gây lộn xộn mạch văn mà coi hư cấu là thế đứng của các thể loại hư cấu. Đây là tương nhượng trong cách nói chớ truyện nó có cái vĩ đại trong đó của thập niên 30/50 như Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) Đoạn Tuyệt, Anh Phải Sống (Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo…) là hư cấu truyện  có đặc thù của hư cấu; vừa thực chất vừa có tính thời đại. Còn bằng không viết hư cấu mà thiếu những yếu tố mắm muối tiêu hành thời coi như viết chơi cho vui thôi chẳng thấy chi giữa đời này; lắm khi đội lên cho sáng thế, cho to chuyện: giàu về lượng mà phẩm chăng bao nhiêu. Rứa rồi; hoá thân tồn loạt mà không biết!

- Quan Điểm (Point of View): Thuở xa xưa người kể chuyện không buồn suy xét, cân nhắc qua một hình thức nào cả. Ăn ngay nói thật, nghĩ tới đâu nói tới đó, củi mục chấm mắm nêm vô tội vạ, học hành không mấy sản hoặc học chưa tới nơi đều ưa nói ‘văn hay chữ tốt’ chả phải luật lệ vì chưa hiểu luật nói chuyện, đôi khi lồng vào những biếm đàm cho câu chuyện thêm hào hứng, vi vu tiết điệu vần xoay (simply spin a tale). Khởi từ đó; tiếp tục diễn tiến kể chuyện như đọc truyên ‘đêm khuya’ và có người lắng nghe. Miêu tả nhân vật những khi cần thiết, nói hay kể những gì họ nghĩ ra và cảm thấy như những gì họ đã làm và xen vào lời bình phẩm với ý nghĩ riêng của mình… Người viết văn chương hư cấu hiện đại là có tính nghệ sĩ nhiều hơn là tự nhận thức –the modern fiction writer is artistically more self-conscious. Họ tự chế, tự biến làm sao câu chuyện trở nên hào hứng trong chuyện kể, tự quyết một phương thức và qui định thể cách của chuyện kể theo ý mình. Thời chúng ta coi như là chuyện-hư-cấu không phải truyện-hư-cấu. Có nghĩa rằng; nhân vật chuyện nhiều khi là nhân vật chính của người kể, đặc nhân vật của mình như một gián tiếp lấy ý thay lời, lấy lời thay ý là một thừa nhận tư duy; là chính mình trong nhân vật. Với phát tiết trỗi dậy như hoạt náo viên bằng một ý thức nghệ sĩ để đạt tới quan điểm ‘point of view’ của người kể chuyện; tuy nhiên làm thế nào để thu hút qua vai trò người kể, mà là một mô phỏng đặc biệt quan trọng. Sự cớ như thế cũng sinh ra từ hư cấu, đặc chuyện cho thành chuyện chớ thực hư đều là hư cấu. Nhận biết do từ người nghe cũng như người đọc. Hư cấu có cái siêu lý của hư cấu. Thời tất khó định lượng cho chuyện-hư-cấu có thực chất của nó như thế nào là ‘hư’ với ‘vô’. Thôi thì ta cứ chia cái quan điểm đó ra như sau thì may ra tìm thấy cái lý sự tồn lại nhân thế mà tránh cái tồn loạt nhân gian ởm ờ con kè-kè, ngóc đầu ngó quanh, thèm chảy dãi:

1-Trong sự ‘người biết quá nhiều’ của quan điểm (In the Omniscient Point of View) là chuyện được kể do tác giả dàn dựng. Lấy ngôi thứ hai hay nhân vật thứ ba trong vai trò qua sự nhận biết là đặc quyền của người kể chuyện, không rào cản, không ước lệ, dung tha hay kết tội do sự điều động của người kể do từ cái thực trong chuyện kể và cái không thực trong chuyện kể. Người kể chuyện thoả mái đi bất cứ nơi đâu họ muốn, trố mắt vào tận tâm can, vào tận hồn của nhân vật ở những gì muốn nói cho chúng ta những gì họ nghĩ đến và cảm nhận đến –the storyteller is free to go wherever he wishes, to peer inside the mind and hearts of his characters at will and tell us what they are thinking or feeling. Người kể có thể diễn giải tánh khí từng nhân vật và khen chê tự ý, bởi người kể là người biết quá nhiều, và; kể cho ta nghe nhiều ít do từ sự hài lòng ở chính người kể. Hư cấu nhiều hơn không-hư-cấu. Thật giả do từ chuyện kể mà ra.

2- Trong quan điểm hạn hữu ‘người biết quá nhiều’ (In the Limited Omniscient Point of View) tác giả kể chuyện vừa lấy ngôi thứ hai làm chuẩn, đưa nhân vật thứ ba vào giữa người kể và người nghe; nhưng tựu chung xoáy vào tụ điểm (viewpoint) vai trò nhân vật của câu chuyện. Người kể điều động bằng trí năng để hướng chuyện vào tụ điểm xuyên qua cái nhìn và hồn khí câu chuyện. Chuyển động từ bên trong và bên ngoài nhân vật nhưng không bao giờ rời xa khiá cạnh của mình –he moves both inside and outside this character, but never leaves his side. Đó là một chọn lựa quan trọng có giới hạn cho câu chuyện. Ngoài ra còn chứng tỏ về một nhận thức khác qua từng vai trò, vừa dự phần, vừa quan sát và lựa ra những gì quan trọng mà tác giả truyện ngắn, truyện vừa hay tiểu thuyết cho người nghe chính bản thân mình như thế. Thí dụ: chuyện giả sử ‘Trương Chi Mỵ Nương’. Truyện miệt vườn ‘ Rừng Mắm’ hay ‘Hương Rừng Cà Mâu’ thường hướng tới cái tụ điểm với những nhân vật phụ được đội lên như có sự ‘thiếu sót’ của tác giả; ấy là hiếm khi bắt gặp trong một tập truyện như thế. Người kể chuyện cho người nghe như nhà phê bình thấy được những gì là hư cấu và những gì không-hư-cấu. Cho nên chi ‘truyện’ và ‘chuyện’ đều dựng trong hư cấu. Chuyện kể hư cấu bất thành văn, nhưng truyện viết hư cấu là thành văn. Hai vị trí tư duy khác nhau. Chuyện là lưu truyền cổ tích, truyện là một thực thể sống thực; dẫu là hư cấu. Nhớ cho đây là lúc chúng ta đang đứng trước một diễn giải hư cấu và không-hư-cấu về tác động nhân sự trong chuyện và truyện là đối tượng sống thực đối với người đọc qua kinh nghiệm sống của người viết; nếu chưa bao giờ biết thì đó là hư cấu nhưng đến khi biết rồi thì đó là truyện không-hư-cấu. Khi tác giả đưa chuyện có thực vào truyện (trong: Hương Rừng Cà Mâu của Sơn Nam) về kinh nghiệm cách luộc thịt heo và thái thịt qua lối làm ăn của người dân quê miền Nam mà ít ai biết đến rành rọt. Chúng ta chỉ nghe, thấy và biết là chuyện kể có thực như trong truyện; còn chuyện nấu thịt heo chỉ nhận biết việc làm như một tập truyền. Điều đó cho ta thấy cái hạn hữu biết nhiều của người kể chuyện cũng như người viết truyện là thế đó. Bởi vậy đọc truyện hư cấu ngoài việc thích thú, còn cả tư duy thâm hậu mà tác giả làm nên trong truyện; chớ đâu phải viết lên một vài tập truyện bỗng thấy mình là nhà văn lớn ngang hàng với những nhà văn lớn (?) mà thiếu đi những dữ kiện chứng minh cho một quan điểm dựng truyện; chỉ cắm đầu chạy theo hư cấu, tạo một thứ hư cấu vô nghĩa. Nghĩ vậy là vọng nô chữ nghĩa không chừng vùi chôn danh tính không còn tồn lưu cho mai sau. Chưa nói hết tụ điểm của quan điểm dựng truyện hư cấu hay không-hư-cấu trong việc đánh giá cho một tác phẩm đáng được tồn lại hay tồn loạt. Nỗi đó; là do bản chất cố hữu nên chi chưa được thừa nhận trên văn đàn thế giới là vậy.

- Dấu  Hiệu và Biếm Đàm (Symbol and Irony): Hầu hết những truyện thành công là nhờ vào vai trò nhân vật và một sự căng thẳng nội tại mới tạo nên câu chuyện. Cứu cánh của người viết là nói lên những gì nói được như một điều có thể coi là thu tóm (trọn ý của mình). Ở đây không có nghĩa rằng là truyện cần phải ngắn gọn và đầy đủ. Hay tại không đủ ý tứ diễn nghĩa và không đủ lời lẽ và chi tiết để trình bày mà chọn vào đó bằng một khả năng tối đa khác. Yếu tố đó là dấu hiệu cho một bộc phát cân đối để đi thẳng tới và một liều lượng phủ đầu thường dùng cái gì nhỏ nhất, ít nhất, ngắn gọn nhất cho một không gian chất chứa những gì bức xúc nằm trong đó. Chương mục này sẽ nói lên hai sự cớ để góp sức cho người viết đạt đến thành quả; của một: Dấu hiệu thuộc về văn chương (A literary Symbol) có nghĩa là nhiều thứ (more) hơn những gì nó có. Cho đối tượng khách quan, cá thể, tình trạng, hành động, một vài hạn mục khác, những thứ đó đều là nghĩa trong văn chương trong truyện, nhưng gợi ý hay thay mặt cho một ý khác đúng đắng hơn. Dấu hiệu (symbol) ở đây nó khác hơn và quan trọng hơn lý thuyết tượng trưng (symbolism) là nhìn vào đối tượng khách thể (ngôi thứ ba) và hành động sự việc. Trong một vài truyện dấu hiệu sẽ thích hợp một cách tự nhiên và hòa nhập vào một văn phong mạch lạc đó là dấu hiệu giá trị. Bước đầu của câu chuyện trong truyện là một dấu hiệu chiếm cứ, củng cố vai trò và thêm vào đó cho trọn nghĩa đề tài. Bước thứ hai của câu chuyện là mang lại cái nghĩa lý của truyện; đó là những gì đòi hỏi diễn nghĩa thuộc dấu hiệu nếu câu chuyện đem lại những đặc trưng độc đáo thì giá trị dấu hiệu để lại cho người đọc nhiều thích thú thêm hơn.

Biếm Đàm (Irony) là từ ngữ với một sắp xếp cho trọn nghĩa, tất cả ý nghĩa đó là bao hàm một vài thể loại trái nghịch nhau hoặc đặc vào nơi không đúng chỗ. Nó có tính cách đối kháng trong mỗi từ ngữ mà mỗi câu văn có tính đối kháng trong đó lại có cái lối ngạo mạng, chế giễu bằng những từ ngữ khác nhau, đôi khi lóng láy trong đó –it is a contrast in which one term of the contrast in some way mocks or back-slang. Nó không ngụ ý gây xáo trộn hay châm biếm, chế nhạo. Nhưng; trong ngữ ngôn đó nói lên một cái gì chua xót, đớn đau qua lối diễn tả biếm đàm vừa mang trọng lượng ý nghĩa vừa mang trọng lượng thích thú khi đọc đến.    

- Đánh Giá (The Scale of Value): Là mục đích của chúng ta trong vấn đề xét xem giá trị trong hư cấu và không-hư-cấu cho truyện và cấu trúc (Story and Structure) thành văn cho việc thành hình  một tác phẩm đều được khai triển và mở rộng. Không phải phê bình văn chương mà người đọc phải tinh thông –nghĩa là biết chọn lựa một cách khôn khéo và một nhận biết tốt để đọc –readers who choose wisely and read well. Đọc một truyện hay là liên đới tới cái sự bình luận trong đó; đó là đánh giá cần thiết cho việc thẩm định của người đọc. Dù rằng chúng ta không muốn nói đến điều này mà đặc vào đó một sự tương quan ngấm ngầm của tác giả và nhân vật, một tương quan khác giữa người viết và người đọc là một hoà điệu để đánh giá một cách xác thực giá trị tác phẩm. Chúng ta không cần phân loại giữa thực chất và giả hiệu, vinh hoa và tầm thường, ý nghĩa và thuần chất đem lại thích thú. Đối tượng chính của chúng ta là hài hòa nhân thế, tự nhiên và lý thú, mở ra những khám phá mới nói lên tình người đó là tụ điểm đem lại sự hài lòng cho việc đọc và những gì được đánh giá cao khi đọc đến tác phẩm của một tác giả đáng đọc. Không có một qui luật nào dễ dàng cho việc thẩm định văn chương –there are no easy rules for literary judgment. Quả thế; thẩm định tùy thuộc vào cơ bản ở tri giác, kinh nghiệm và khả năng hiểu biết của chúng ta là những gì phát xuất từ cuộc sống để hoà vào sách đọc. Ít ra có hai cơ bản chính để xác định. Trước tiên, mỗi một chuyện phải bắt đầu bằng xét đoán thế nào là đầy đủ cho một thành quả ở trọng tâm mục đích của chuyện –First, every story is to be initially judged by how fully it achieves it central purpose. Mỗi yếu tố trong truyện là một phán xét, bởi một khả năng vượt mức là góp sức của nó cho một trọng tâm mục đích. Truyện, chuyện viết hay là do từ mọi yếu tố cấu thành, trong đó yếu tố trí tuệ cũng là mục đích xây dựng. Nếu không có những yếu tố làm nên truyện hay chuyện thì việc thẩm xét  được đánh giá cô lập, cách riêng không còn là tác phẩm tồn lại mà có thể đi tới tồn loạt hay tồn lưu tùy theo thẩm quan của tác phẩm. Có lẽ; việc này là thông thường xảy đến, vì; khi viết đã có sự nhầm lẫn trên một giàn khung (frame-work) trước khi thực hiện, chính sự cố đó là một điều tội nghiệp cho người đọc phải cố công tìm tòi lý giải cái khúc mắc trong truyện. Lý do đưa đến là do văn từ tác giả xử dụng hoặc trình diễn những ngôn từ bí tỉ để tạo ngạc nhiên(?). Cái đó thật sự nghèo nàn: ngữ ngôn ta là thứ ngữ ngôn lóng láy (slangy) hiểu được nhiều nghĩa khác nhau, nhưng phải hợp lý, hợp tình thì hành văn  không trở nên mạ lỵ và không mất tính chất văn phạm thời văn phong tránh bị tách rời (disjointed) để truyện mất hậu (broken-backed) nhảy tới, nhảy lui làm cho văn bất thành, danh bất toại là ở chỗ đó. Cái lối ‘chơi chữ’ bằng ngữ ngôn tối nghĩa, khó hiểu, đục ngàu là không còn hợp thời.

 

Nhưng không vì mức độ cao thấp mà phân biệt và cần thiết để thấy những gì trong thể loại; kiểu thức đó là cốt nói lên một vài khiá cạnh của truyện hay chuyện. Do đó; hư cấu thường xử sự lối hành văn như thế mà chúng ta đọc lên nghe như biếm đàm. Nhưng trong truyện mỗi khi gặp phải biếm đàm tợ hồ như đánh thức người đọc. Chúng ta chỉ cấp hộ chiếu cho chuyến đi thực tế văn chương là điều chúng ta làm chủ một thẩm định đúng, dựa trên căn bản những gì tích lũy được qua kinh nghiệm sống của cả hai văn chương và cuộc đời. Chắc chắn những vấn đề nêu ra nếu đặc trong một vị trí hiểu biết và sự nhận biết cho hai việc chính của hư cấu và không-hư-cấu với những chương mục là yếu tố cần thiết để xây dựng truyện ngắn hay truyện dài và giúp cho chúng ta hiểu tận cùng ý nghĩa của câu chuyện và đánh giá được giá trị của nó là những gì xuyên qua được của nhầm lẫn dù ‘dở / poor’, ‘hay / good’ đến những gì ‘to tát / great’. Đó là yếu tố; hầu hết đã khám phá qua những trang mục trong truyện và cũng là điều thuận lợi để có một tóm lược cụ thể cho vấn đề dựng truyện dù là truyện ngắn hay truyện dài, tạp văn, tản mạn hay ký sự đều thế cả ./.

 (ca.ab.yyc trăng tròn. 7/12/2014).

 

SÁCH ĐỌC: ‘Story and Structure’ by Laurence Perrine. Harcourt, Brace & World . Southern Methodist University. Canada 1966.

TRANH VẼ: ‘ Nghệ sĩ và Người mẫu / Artist and Model. Khổ 12’ X 16’ trên giấy cứng. Acrylic + Acrylic ink .vcl #1122014.  

 

                                                                         

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 8835
Ngày đăng: 13.12.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hư vô phản kháng - Võ Công Liêm
Đọc lại Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp - Đoàn Huyền
Đám đông cô đơn trong" ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối của Patrick Modiano" - Trần Thị Ty
Tư tưởng phản kháng - Võ Công Liêm
Lại ngạc nhiên với Chân Phương - Nguyễn Hồng Nhung
Chất lượng cao của Thơ: Đích bắn chứ không phải tiếng nổ - Yến Nhi
Tâm thức Bồ-Đề-Đạt-Ma và Huệ-Khả - Võ Công Liêm
Cuối tuần với Modiano - Chân Phương
Thấy gì trong tác phẩm Hiện Hữu và Hư Không của Jean-Paul Sartre - Võ Công Liêm
Các trào lưu lối sống thẩm mỹ hiện nay. - Tuấn Giang
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)