Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.108
123.144.239
 
Tợ như một cuộc tình
Võ Công Liêm

 

 

      “Em không dối anh”. Tiếng ly tách, tiếng cười nói trộn vào nhau nghe như một thứ âm thanh rè trong tiếng loa. Chẳng một ai nghe lời tha thiết ấy. Bên ngoài đêm đã sụp xuống, những ngọn đèn lướt qua cửa kính, để lại những mảng màu xanh đỏ nhợt nhạt không khiêu khích mà buồn tệ. Đập mạnh di động đút vào túi, đưa mắt nhìn quanh, khói thuốc, mùi rượu quyện vào nhau như mọi khi. Phương Anh; bạn đồng môn còn ngồi đó, tay cầm ly rượu đỏ, cười nói vô tư, sánh vai cùng chàng thanh niên trẻ. Lại đây mày. Nhập chung với bọn tao. Phương Anh nói. Hôm nay cuối tuần cho nên dân chơi ‘có tại’ lại kéo về đây đông hơn; cứ thế mà Phương Anh cũng như nàng thêm bận rộn. Nàng trầm tư, tóc rủ xuống mặt, ngồi tĩnh vật bên chiếc bàn tròn với ly Rum-Coke. Quỳnh đẹp ở chỗ giản dị, khiêm tốn không trang điểm sặc sỡ, mình hạc, đôi mắt lá răm, chiếc áo sơ mi mỏng màu hạnh nhân hợp với nước da, màu tóc cho nên nhìn kĩ thấy quyến rũ, một thứ quyến rũ đòi hỏi. Khó định nghĩa nàng thuộc lớp nào trong xã hội hiện thời. Đưa ly lên môi rồi lại nhìn quanh như chờ đợi người tình. Quỳnh nghĩ về Tựu. Y nằng nặc xin cưới nàng làm vợ. Tựu và Quỳnh là hai hoàn cảnh khác biệt ngay cả tư duy. Quỳnh chưa muốn kết hôn sớm; nàng đợi vài năm hoặc khi nào bà nội qua đời rồi hãy tính. Hai người cùng trang lứa, quen nhau từ thuở nhỏ làng quê. Tựu công nhân sản xuất phụ tùng xe máy. Cơ sở nằm sâu trong con hẻm chật chội.Tánh khí năng động nhưng nhiệt tình. Người gầy, tóc rối, ăn vận cẩu thả. Quỳnh còn đi học, làm ‘nghiệp dư’ những ngày cuối tuần ở một hộp đêm trong thành phố lớn, nơi hội tụ đám văn nhân, mặc khách của những kẻ ưa ném tiền qua cửa sổ hoặc đến đây để tìm một chút nhàn cư vi bất thiện cho đời có thêm chất sống, bớt đi cảnh tẻ nhạt và tạo một chút gì để nhớ để thương trong nửa dặm trường còn lại. Tựu biết Quỳnh làm ở đây là mối lo ngại lớn, hắn thường khi điện thoại đột ngột để thăm hỏi, ngược lại Quỳnh rất bực những lúc mà Tựu chất vấn. Nhiều lần nàng muốn giả từ mối tình này nhưng không được, bởi; nhiều hệ lụy khác, nhưng rồi Quỳnh lại xót thương lòng kiên nhẫn, chịu đựng với sự ân cần của Tựu đối với bà nội Quỳnh...Những khi thương, ghét lẫn lộn vào nhau làm nàng khó xử. Hình ảnh hiện thực cuộc đời xóa mờ những đắn đo, suy tính cho tương lai. Nàng bất lực trước định mệnh và cuốn theo chiều gió cho kịp trào lưu mới. Không một ai biết được phiá sau đời nàng. Kể cả Tựu. Bỗng nghe như ai gọi tên mình. Nàng giựt mình đứng dậy.

 

       “Không; tôi không đi đâu”. Lần này; tiếng thốt đó người ta nghe rõ hơn, một từ chối dứt khoát, đám đàn ông có tuổi nhìn nhau cười, riêng Phương Anh tiếc cho một điều gì. Thiết tức ứ gan, sợ mất tín với thầy học cũ. Thiết thả ly cognac xuống bàn, dương đôi mắt nhìn thẳng vào mặt Quỳnh; nỗi giận đó không thể hóa giải cho một đứa con gái vốn cứng đầu và khó tính. Di động reo; mặt nàng đanh lại, ngúc ngắc lấy lệ đoạn ngồi im suy tư. Thiết lắc đầu, nét mặt tuyệt vọng. Quỳnh bướng chừng nào thì mới thấy cái đẹp hoang dại nơi nàng. Thiết nhận ra chọn lựa của mình là đúng. Nàng đổi thái độ, gương mặt điềm nhiên và nghĩ về những lời giải thích của Thiết là thật. Quỳnh thử xem.Thiết rời khỏi bàn, tay cầm điện thoại, phút sau ung dung khoát vai Quỳnh tiến về đầu cửa tiệm rượu. Cảnh bên ngoài vắng lặng, ngọn nê-ông uốn khúc theo con chữ vẫn lập lèo mời gọi. Mưa bụi giăng đầy trên ngọn cây, đèn đường mờ làm thành phố không vui, rải rác một vài tiếng còi từ xa đưa lại, người và vật trở nên xa vắng. Cả hai đang ngóng trời. –Đây! số điện thoại, điạ chỉ và tiền xe taxi. Xe đến. Thiết đút đầu vào lòng xe nói với người tài xế. Quỳnh ngã lưng trên ghế sau, nhắm mắt cho đở mỏi, chẳng buồn nghe. Người và xe không nói, nhẫn nại thao tác dịu dàng, tiếng quạt nước trên kiến chắn nghe như ru ngủ. Được một đoạn; người lái xe ngoái đầu nói vài lời với khách. Tiếng nói của viên tài xế nghe nhỏ hơn tiếng mưa. Quỳnh nói qua di động: ‘Con sẽ về thôi. Nội đừng chờ. Bà sợ cháu lạc mất đường. Trước nhà có cây mù u, số nhà đó, trên con đường nhựa đen. Cháu nhớ lấy nhé. Mắt nội giờ yếu lắm nhưng nội vẫn chờ cháu về…’ Quỳnh vừa nói vừa cười vui. Xe chạy chậm giữa đêm, Quỳnh dán mắt qua cửa kính, đường phố chạy ngược. Nàng lơ đễnh. Người tài xế ngoái nhìn số nhà, mở di động gọi. Chuông reo với lời nhắn. Y chán nản. Quỳnh tiếp tục điện đàm. Không bao lâu xe đến đúng điạ chỉ đã ghi. Căn hộ nằm lõm giữa hai dãy nhà cho nên khó mà nhận ra và ít ai biết đó là nơi trú ngụ. Tài xế dõi mắt nhìn theo. Quỳnh đứng trước số nhà mà lòng ái ngại.

 

       “Ông là giáo sư Trịnh Sung?”. Vâng; mời vào. Quỳnh đứng trước cửa ra vào, nhìn toàn thể cái ruột căn hộ và lối bài trí của một người thức giả, những sách là sách, chẳng có gì đáng qúy. Quỳnh biết đây là dạng người không phải dân chơi. Dù là gì; khí thế đó vốn có từ tuổi thiếu thời. Quỳnh nghĩ thế. Một con mọt làm hư đời vì cái chùm chìa khoá chữ nghĩa mà quên đi nghĩa lý cuộc đời, đuổi mãi không tới trong thiên chức nhà giáo. Giờ đây nghỉ hưu; thèm có món ăn lạ miệng thì quá trễ tràng. Muốn đổi đời nhưng đời không đổi. Trịnh biết và thu mình ốc sên. Quỳnh đột nhiên cảm mến Trịnh Sung như vai vế ông nội mình. Tất cả tiện nghi sắp gọn và đông cứng. Chiếc màn che tấm cửa sổ lớn làm cho căn phòng trở nên ẩm đục. Quỳnh ngồi xuống ghế, mỉm cười ‘giao hữu’. Trịnh Sung rạng rỡ. Không biết Sung rạng rỡ cái nhan sắc của Quỳnh hay rạng rỡ có được người trao đổi. Cử chỉ, lời ăn tiếng nói của Trịnh Sung quả là người trí thức nhưng không thức thời, vị nể cuộc đời hơn cả nhà sư. Tuổi trẻ cũng như tuổi xế chiều của một văn nhân chỉ là hư ảo. Trong con mắt Sung có một nuối tiếc. Ông sống vui qua những người học cũ, họ thường khi thăm viếng vì cảm được sự cô độc của vị thầy đáng kính. Quỳnh đứng dậy, tươi hơn, đi một vòng quanh nhà, bất chợt nhìn vào bức họa lớn treo trên tường. Nàng đứng nhìn, đôi mắt nghĩ ngợi. Ý của bức tranh này nói gì? Thưa ông. Người đàn bà với cây đàn tôi giữ hơn 50 năm rồi. Kỷ niệm tôi đó.  Quỳnh gật đầu nhưng chưa đạt ý. Điện thoại nhà ông reo. Trịnh vội vàng bước tới, ngần ngừ đoạn cho máy nói. Sung không muốn nối liên lạc với ai giữa lúc này. Ông bực; rút đường giây. Chúng ta dùng cơm nhá! Tôi ra sức nấu nồi canh chua này, đủ gia vị quê hương để thiết đãi cô đấy. Quỳnh cười và nhún vai như không cần thiết. Quỳnh bước tới nơi vệ sinh, chừng mười phút sau đi thẳng vào buồng ngủ. Thoát y với tấm chăn mỏng, áo quần tất, lót vất bừa lên nền nhà. Ngoài bếp Sung sắp xếp bàn ăn, hai ngọn đèn hồng, hai ly thủy tinh và chai rượu vang đỏ. Mặt Trịnh hồ hởi, bởi mấy khi có người đẹp trong nhà. Đợi mãi không thấy Quỳnh xuất hiện.Trịnh rón rén vào buồng ngủ thì Quỳnh đã thiếp, mặt ngoan hiền úp nghiêng lên gối. Trịnh nhẹ nhàng ngồi lên ghế chờ đợi. Ôm đầu nghĩ về quá khứ, nay được sống lại dưới con mắt người tình cũ năm nào. Đứng dậy; tiến lại gần giường, mắt Sung rung động, nuốt nước dãi xuống bụng, nhắm mắt như mơ màng, sau đó lấy chăn ấm đấp lên mình nàng. Sung thấy mái tóc màu nâu sậm chảy xuống vai, Sung say đắm, có lẽ; đây là phút giây lãng mạn nhất trong đời của một nhà giáo. Sung đưa tay tắt ngọn đèn ngủ và nhẹ bước ra bếp, thổi phụp hai ngọn nến, rượu và ly cho vào kệ. Căn nhà ngập trong bóng tối. Chung cư đi lần vào yên tĩnh. Sung duỗi người trên chiếc ghế dài và thiu thiu ngủ tới sáng.

 

         “ Bánh bao, cà phê còn nóng ăn đi” Sung nói. Quỳnh từ buồng vệ sinh bước ra, tóc ướt vuốt lui, mặt sáng và điểm nụ cười trên môi như lời biết ơn. Trịnh cảm thấy sung sướng được làm nghĩa vụ này. Quỳnh sung sướng sống bên cạnh ông nội mà đời nàng chưa một lần được thấy, được nghe lời âu yếm chân tình. Trịnh Sung và Quỳnh (tên thật là Quỳnh Điểu) sung sướng hơn bao giờ, vì; cuộc đời đã chiếm cứ những thứ ấy. Họ ngồi ăn bên nhau. Trịnh trầm mặc, ăn chậm để nghe vị mặn thấm vào người. Quỳnh vừa ăn, vừa nhai, vừa cười điệu đàng vô cùng. Trịnh rót trà cho Quỳnh, cùng nâng chén để tìm thấy cái gì thanh thoát nhẹ nhàng bên nhau. Cô ngủ được không? Còn Ông muốn gì đây? Nhà thức giả hiểu ý, mỉm cười như lời tỏ tình:’Tôi chẳng muốn gì giữa lúc này.Tôi muốn giúp cô nếu có sự yêu cầu là hạnh phúc nơi tôi’. Quỳnh đến gần ôm Sung vào lòng. Quỳnh Điểu phải đi về chân trời cũ để đuổi cho kịp với tuổi xuân thách đố. Trịnh Sung thu mình vào căn hộ đơn độc, trong bước đi chậm rãi với một thân thể gầy mòn. Xóm giềng qúy ông không phải đống chữ nghĩa trong người mà qúy ông ở tấm lòng cao qúy với đời. Trịnh là con chim cô độc cần có nhánh cây khô để đậu. Đời mến Quỳnh không phải vì nhan sắc, thân thể trời cho mà mến nàng ở chỗ chấp nhận thương đau, hy sinh sự sống còn từ nhỏ đến bây giờ giữa bãi đời cướp đoạt, nhiễu nhương… Sáng nay đưa Quỳnh đến đại học làm cho Trịnh nhớ thuở xưa mẹ cầm tay dẫn Trịnh đến trường. Trịnh Sung thấy yêu đời lạc quan khi gần bên Quỳnh. Cả hai ra khỏi taxi. Quỳnh đi vào trường. Trịnh khoanh tay chờ đợi. Ôi chao; Trịnh sung sướng quá vì được làm người tình chờ ở cổng sân trường đại học. Bất thình lình biến cố xẩy ra. Một thanh niên lạ mặt chừng như ba mươi, xô xát với Quỳnh; nàng tránh né và thoát chạy vào trường.Sau lưng nàng là những lời thô tục vung vãi giữa lũ người đứng bao quanh. Trịnh tái mặt, muốn xấn tới để căn ngăn, nhưng nghĩ lại là điều bất lợi cho cá nhân mình. Đứng rút người chờ đợi. Người thanh niên lạ mặt đến gần ông: Ông là gì với Điểu? Có phải ông đang chờ nàng? Ông tên gì? Tôi; Tựu người yêu sắp cưới của Điểu.Tôi không mong ông liên hệ với nàng. Trịnh chẳng ngó ngàng, chẳng buồn nghe. Trịnh Sung lặng đứng bên lề cuộc đời như có ý suy tư. Một giờ sau Quỳnh đến và họ vui vẻ đếm bước bên nhau.Trịnh không đặc vấn đề sự cố mà vẫn giữ nguyên trạng. Người thầy học cũ khi nào cũng trầm lắng, ít nói nhưng có nhiều dấu hiệu chân tình. Quỳnh cười nói hồn nhiên.

Xe đổ trước nhà. Trịnh Sung khòm người, đi chậm. Có người kêu giựt: ’Hôm nay cháu ông không đến hay sao? Đêm qua tôi thoáng thấy cô ở đây. Mừng cho ông nhá!’ Mụ Thu; goá phụ ở cạnh nách nói. Trịnh thả người xuống ghế dài và ngủ thâu đêm. Ngày hôm sau; như mọi ngày, Trịnh vén màn nhìn xuống phố, phố rộn ràng cùng nắng, cảnh đời tự nhiên vui lây. Trịnh mang một tâm hồn tự do phóng đãng. Điện thoại reo: ‘Ông Sung!Tôi đây; đang gặp nạn. Chờ ông ở trạm xe buýt số 7 đường A’ . Không lâu Trịnh đến và dìu nàng về nhà. Vết bầm trên mắt, trên tay và vết xước rỉ máu. Trịnh băng bó, xoa dầu nóng và đưa nàng vào buồng. Trịnh đun nước.Tiếng nước reo hay lòng Trịnh reo? Hiện diện của Quỳnh làm cho Trịnh Sung thêm phấn khởi. Dù chi đi nữa; Trịnh xử thế như người tình. Quỳnh hổ thẹn với lương tâm và danh dự. An

nghỉ ở nhà Sung được một hôm. Trịnh vỗ về an ủi những rủi ro xẩy đến cho đời nàng.Trịnh không buộc Quỳnh phải làm điều này sự nọ.Trịnh muốn nàng tự do, muốn nàng có hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật. Sung đâm ra yêu Quỳnh. Trịnh giấu tình yêu ấy trong lòng. Với Quỳnh; muốn có một thứ tình yêu chân thật, khoan dung, tha thứ, bao che. Nhưng khó kiếm ở đời này.Với Sung; muốn có một tình yêu lý tưởng không phải dễ như mong muốn. Nhưng khó cho Trịnh ở tuổi này.Đùng! tiếng gõ cửa dồn dập,la hét inh ỏi, đập phá, văng tục.Trịnh Sung khóa chặn cửa và im lặng.Vén nhìn qua cửa sổ Sung nhận ra Tựu. Hắn hùng hổ như chó dữ gọi tên nàng, thiếu đường muốn nổi lửa căn hộ.Trịnh Sung quay lưng thì một tiếng choảng làm vỡ kính cửa sổ. Gió tuôn vào xô ngã cả hai người.Trịnh ôm cứng lấy Quỳnh để tránh thương tích.

Còi hụ; cảnh sát đến, sau đó không thấy bóng dáng Tựu và không còn ai lai vãng xung quanh này.

 

      “Tôi muốn ở lại đây”. Trịnh Sung là đà đôi chân ốm, vói tay lên kệ sách rút ra điã hát cũ. Tiếng nhạc vi vu cất lên điệu ca buồn vời vợi:

           đôi khi điều gì đó làm tôi sững sờ

           hễ mỗi khi em quanh bên tôi

           cuối cùng . biến đôi chân tôi như cánh hạc lưng trời

           chạm vào những gì

         tợ như người yêu trong cuộc tình này ./.

(ca.ab.yyc. 31 jan 2015)

 

TRANH VẼ: ‘Ôi! Vệ Nữ Tôi / Oh! My Venus’ .Trên giấy cứng. Khổ 12’ X 16’. Acrylics+Acrylic-ink. Vcl# 122015.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                              

 

              

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3346
Ngày đăng: 08.02.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hoa anh đào mùa đông - Sâm Thương
Ăn tim - Đỗ Quyên
Thiên Đường & Địa Ngục - Trương Văn Dân
Sống gửi... - Trọng Huân
Bảng lảng như hoa mùa Xuân - Phan Trang Hy
Hoa cúc quỳ - Trọng Huân
Hoa Sầu Đông Tím Nhạt - Lương Hoàng Hạc
Cúc ơi! - Trọng Huân
Thư tình Mùa Xuân - Lương Hoàng Hạc
Xâm thực anh - Vũ Dy
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)