Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.112
123.143.690
 
Triễn lãm Mỹ Thuật - Xuân Ất Mùi Năm 2015: Mùa Xuân và Con Giáp
Trần Trung Sáng

                                                                                         

 

Triển lãm mỹ thuật mang chủ đề “Mùa Xuân Con Giáp” đã chính thức khai mạc tại Bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng từ  ngày 9 và sẽ kéo dài đến 23-2 (tức mồng 5 Tết). Với 74 tác phẩm của 50 tác giả, trong đó có 37 tác phẩm vẽ về Dê và số  tác phẩm còn lại vẽ về Mùa Xuân, tình yêu, con người, đất nước…,  các họa sĩ đã góp phần đem đến giới thưởng ngoạn nghệ thuật thành phố Đà Nẵng một không khí nhộn nhịp, vui tươi, đầy lạc quan của mùa xuân mới. 

 

   Tranh con giáp vốn là một đề tài gần gũi, quen thuộc, chứa đựng ý nghĩa sâu sắc với tâm linh của người Việt, nhằm thể hiện ước vọng về sự thịnh vượng, ấm no, đủ đầy mỗi lần đón Tết, trong đó dê lại là một trong những con giáp khó vẽ nhất. Tuy nhiên, theo họa sĩ Hồ Đình Nam Kha, qua những bàn tay sáng tạo của anh em họa sĩ Đà Nẵng, với nhiều chất liệu sơn dầu, tổng hợp, khắc gỗ, Acrylic, Sơn mài, Phấn tiên, Đá, Gỗ…Triển lãm đã tạo nên một phòng tranh phong phú, đa phong cách,đa sắc màu, thật sự thu hút công chúng yêu nghệ thuật.

   Triển lãm “Mùa Xuân Con Giáp” lần này cũng là cuộc hội ngộ khá đông đủ giữa các thế hệ của mỹ thuật Đà Nẵng. Bên cạnh nhiều tác phẩm của các tác giả đã định hình phong cách có tiếng vang trong giới mỹ thuật đương đại cả nước như: Dê và huyền thoại (Acrylic của Duy Ninh), Ký ức vàng (Acrylic của Phan Ngọc Minh), Xuân Ất Mùi, Xuân vùng cao (sơn mài của Vũ Trọng Thuấn), Dê trên đồi hoa cỏ (sơn dầu của Hoàng Đặng), Hoa ý lan (sơn mài của Nguyễn Tường Vinh), Hương xuân, Dáng xuân (Acryliccủa Lê Huy Hạnh)…còn có sự góp mặt hài hòa của hơn 20 tác giả trẻ đang nổ lực định hướng, tìm tòi và khám phá để trải nghiệm phong cách mới cho riêng mình. Đó là những tác phẩm điển hình như: Dê vàng (Acrylic của Trần Hải), Chăn dê (sơn dầu của Mai thị Kim Liên), Tình nồng (sơn dầu của Thy Hoa), Ất Mùi (Acrylic của Trần Huy Tuân), Khúc giao mùa (khắc gỗ của Nguyễn Xuân Thủy), Bịt mắt bắt dê (phấn tiên của Nguyễn văn Yên), Hoa xuân (đá của Lê Công Dũng), Thiên chức (gỗ của Nguyễn Thanh Bình), Nhớ xuân (sơn dầu của Bùi Ánh Tuyết)…

     Đáng chú ý, hòa chung không khí sáng tạo, nhóm họa sĩ trẻ kết hợp với Hội Mỹ thuật thành Phố Đà Nẵng đã tổ chức sáng tác trưng bày một tác phẩm sắp đặt đương đại mang tên Mùa Bình Minh được tạo hình từ 2015 Modul kích thước (20cm x 20cm), chất liệu gỗ. Tác phẩm này nhóm họa sĩ trẻ đã sáng tác cùng 270 em học sinh từ các trường tiểu học ,trung học cơ sở: Phạm Ngọc Thạch, Lê Độ, Câu lạc bộ họa sĩ Nhí Nhà Thiếu Nhi Đà Nẵng và đặc biệt có sự tham gia các em học sinh Trường Chuyên Biệt Tương Lai, để tạo thành 2015 con Dê của năm ẤT MÙI. “Với mục đích đưa mỹ thuật đến gần với quần chúng, cộng đồng đặc biệt là đến với các em học sinh các cấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tạo sự cọ xát thực tế với mỹ thuật chuyên nghiệp và đương đại. Ngoài ra còn giúp các em phát huy tính sáng tạo nghệ thuật và phát triển nhận thức về cái đẹp hội họa, là bước đệm để các em trở thành họa sĩ hoặc kiến trúc sư… trong tương lai mai sau. Sau triển lãm, Ban tổ chức cũng sẽ chọn và trao 27 giải thưởng cho các em tham gia thực hiện tác phẩm Mùa bình minh ”, họa sĩ Hồ Đình Nam Kha đã nói như vậy khi giới thiệu về tác phẩm này.

            Tại Triển lãm, đông đảo người thưởng ngoạn cũng nêu nhiều nhận định, bày tỏ những cảm xúc thú vị của  mình về phòng tranh “ Mùa Xuân con giáp”. Ông Nguyễn văn Nuôi, một cán bộ hưu trí ngành văn hóa nói: “Từ thuở xa xưa, trong văn hóa phương Đông, con Dê là một trong những con vật mang biểu tượng quan trọng có ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc. Con dê đực biểu tượng cho mãnh lực sinh sôi nảy nở. Dê cái lại biểu tượng cho tính ôn hòa, thuần hậu và nhanh trí… Chính vì vậy trong mỹ thuật Việt Nam, đặc biệt là tranh dân gian Đông Hồ đã có khá nhiều bức tranh thể hiện về đề tài con dê, như: Bịt mắt bắt dê, Hai con dê qua cầu. …Hôm nay, tại cuộc triển lãm lần này, các họa sĩ trẻ  Đà Nẵng đã kết hợp phát huy được đề tài truyền thồng của người xưa bằng cái nhìn và cách thể hiện hiên đại thật độc đáo mà vẫn nói lên biểu tượng về tình yêu, sự mạnh mẽ và yếu tố phồn thựcĐặc biệt, phòng tranh cũng góp phần đem đến đời sống tinh thần người Đà Nẵng một hương xuân ấm cúng và gần gũi”.

   

Ảnh:

1/ Xuân hạnh phúc (Acrylic của Hồ Đình Nam Kha)

2/Tình nồng (sơn dầu của Thy Hoa)

3/Nghinh xuân (Acrylic Đặng Công Tuấn)

 4/Dê và huyền thoại (Acrylic của Duy Ninh)

 

Trần Trung Sáng
Số lần đọc: 2807
Ngày đăng: 15.02.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bàn về "Học và Tự Học trong Hội Họa" - Nguyễn Huy Lộc
Đôi điều với triển lãm mỹ thuật khu vực - Nguyễn Huy Lộc
Tranh NGUYỄN TRỌNG KHÔI - Đinh Cường
Kỷ niệm 35 năm ngày mất họa sĩ Tôn Thất Đào 2 tháng 9 năm 1979 – 2 tháng 9 năm 2014 - Đinh Cường
100 Năm Cánh Hạc Thiên Trường - Trần Trung Sáng
The Leap/ Nhảy-Vọt - Nguyễn Quỳnh USA
Duy Ninh và nghệ thuật Thủ ấn họa - Trần Trung Sáng
Tranh Mặc Họa Trung Quốc - Nguyễn Hồng Nhung
Bức Chân dung "Thiếu phụ" màu xanh - Trần Trung Sáng
Thế hệ mới họa sĩ trẻ Đà Nẵng - Trần Trung Sáng
Cùng một tác giả
Những que diêm (truyện ngắn)
Trái tim con rồng đá (truyện ngắn)
Mát - xa (truyện ngắn)
Người vác chõng tre (truyện ngắn)
Đêm giáng sinh (truyện ngắn)
Đêm trắng phập phù (truyện ngắn)
Bầy ngựa bơ vơ (truyện ngắn)
Họp lớp (truyện ngắn)
Thơ xích lô (tạp văn)
Con gái (truyện ngắn)
Dì ghẻ (truyện ngắn)
Chú hề làng (truyện ngắn)
Ngày Cậu Cóc Ra Đi (truyện ngắn)
Chùa xưa (truyện ngắn)
Bản tin giờ thứ 25 (truyện ngắn)
Giã từ "mưa Huế" (nghệ thuật)
Chiếc nhẫn cưới (truyện ngắn)
Chuyện ngọ xưa (truyện ngắn)