Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.107
123.142.795
 
Ngôn ngữ hội họa (Qua sắc thái của Jackson Pollock)
Võ Công Liêm

 

 

         tặng: Thân Trọng Minh

 

      Mỗi một tác phẩm nghệ thuật là một kết cấu, sắp đặt màu sắc và tình tiết; không những thế trong mọi cách vẽ vốn đã chứa đựng những gì muốn nói, ngay cả một nét đơn sơ hoặc ra sức tô điểm màu sắc sặc sỡ để lên khung; hoặc trong một bố trí khác của hình ảnh lập phương ‘khối trắng/white cube’ cho một phòng trưng bày để tạo một không gian trong thị giác của chúng ta. Nhưng phải làm sao cho tranh có tiếng nói trong tranh (verbal frame) bằng một ngữ ngôn riêng của nó; nghĩa là vừa tiếng nói, vừa tiếng động để nghe (sound of painting) những gì trong tranh. Còn như xem tranh ‘suông’ là chuyện khác, cái đó gọi là thưởng ngoạn (to enjoy) chớ không gọi là thưởng lãm (to admire) khi đứng trước một họa phẩm trong phòng triển lãm hay trong viện bảo tàng nghệ thuật. Đó là luận đề nói đến hội họa. Họa nhân cho đó là ‘chữ viết’một văn phong trong tác phẩm của họ. Đôi khi họ muốn nói nhiều ý nghĩa nhưng tất cả được gói gém vào đó như một dâng tặng hoặc chấp thuận cho một ‘đối thoại’ về những tác phẩm của họ trưng bày; thông thường ‘hỏi và trả lời’ cho một họa phẩm là chứng tỏ cái bên trong tâm hồn tác giả muốn nói, kiểu thức này gần như gượng ép, vì vậy; mà làm cho tranh trở nên ngột thở và làm cho việc xem tranh mất tính sâu sắc là ở chỗ đó. Số lượng lớn, tràn đầy cho vẽ có thể là một chứng minh nói lên sáng tạo của người họa sĩ.Tầm nhìn như thế đã vượt ra khỏi phạm trù nghệ thuật đương đại vì xử dụng quá nhiều từ sáng tạo làm mất sáng tạo. Có nhiều cách thuận lợi để ta nói trong tranh, tốt hơn là bỏ đi cái gì mình sẽ là –The more you can take advantage of this verbal frame, the better off you will be; mà để tranh nói thay mình nói. Giá trị tuyệt phẩm làm cho tranh có hồn là tính đặc thù của nó, dù dưới họa phái nào thể phách đó không bao giờ thay đổi, ngược lại tạo được cách riêng của nó, thời mới gọi là tác phẩm nghệ thuật.

Chuyển hóa hình ảnh đến ngôn ngữ không phải là điều dễ mà phải chú ý đến cách chuyển động đường nét trong tác phẩm của họa: mô tả, phân tích và phản ảnh được chất ‘sinh tố’ của nó thì đó là tranh sống thực.

 

Ở lầu ba của Viện Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở Nữu Ước (Museum of Modern Art in New York City) là một trong những nơi đầu tiên triển lãm sự hiến dâng một nền hội họa đương đại, một trong số tác phẩm tiêu biểu với một đối chiếu nhỏ nhặt để thấy trong họa phẩm chứa những gì và nói lên cái gì. Một họa phẩm đậm màu rêu xanh của Jackson Pollock được trình bày độc đáo, đứng riêng biệt giữa phòng tranh. Liếc nhìn cũng đủ thấy cái choáng ngợp ngập trời của nó, không cần phải tường tận, khoét mắt vào tranh mới thấy cái hấp dẫn, quyến rũ. Tự nó đã có tiếng nói dội đập vào tim não ta, qua một vài bức quá tầm cở của Pollock hoặc những bức hiện thực trừu tượng (abstract expressionist) cùng trường phái với các họa sĩ khác; tranh Pollock chiếm cứ lãnh điạ của phòng trưng bày. Cái quá cở kích thước như dọa dẫm một điềm xấu của rối bời, sắc màu đầy đặc của một bố cục hỗn loạn; hoàn toàn là chứng cớ rõ nét đập vào thị giác người ngắm tranh, một biến loại tạp nham và thích thú vô cùng (visual variety and interest). Tranh Pollock không cần phải treo hay dựng trong bất cứ hoàn cảnh nào, vị trí nào, trong đại sảnh nào mà tự nó đã minh định một sự quan tâm đáng kể cho người thưởng lãm. Dẫu là gì; tranh của Pollock đã đặt đúng chỗ ở đây như một thể loại đi trước và cả sau này, là những tác phẩm vĩ đại được nhìn theo. Bởi; trong tranh là tiếng nói minh chứng, một ngữ ngôn hội hoạ được diễn giải bằng chữ, bằng thị giác, thính giác và xúc giác giữa người vẽ và người xem là tiếng nói, màu sắc vượt thời gian, ghi nhận lịch sử của hội họa. Pollock thực hiện được là tài năng thiên phú vượt bực. Đánh giá không thể nhầm lẫn, nó đã định mức hạn hữu của nó như một trường phái duy nhất, khó để thay thế. Cho nên chi họa sĩ khác với danh họa là thế đó.

Hội họa là điều thích thú đam mê cho người yêu vẽ, nhưng phải có con mắt, bàn tay thì may ra khám phá những ‘kỳ quan’ trong lãnh vực này. Yêu vẽ là một việc làm khác với tài năng giữa người học vẽ và không học vẽ, sự xuất thần, phát khởi có thể do từ huyết-lệ, một phần thúc đẩy bởi đam mê nhưng trong hai sự lý này nó đòi hỏi trí tuệ và kiến thức. Thí dụ: có tài về hội họa mà không hợp chất (solution) để dung hòa vào trí tuệ thì tranh chỉ là tranh, chất liệu xử dụng mỏng mảnh làm tranh yếu trước sự vật và người, không thoát tục để thấy sáng tạo của họa phẩm. Dẫu có một bề dày đáng kể nhưng trước sau như một, không chuyển hóa tư duy làm cho tranh mất hồn, đã thế tranh bị đông cứng (freeze) dưới mắt người xem; biết rằng trường phái hay khuynh hướng là cố vị của đường nét, dù có lái cây cọ nó vẫn quay về chốn cũ ‘style’ của mình. Với Gauguin, Munch, Modigliani và gần đây của Warhol đều giữ vóc dáng đó, uyển chuyển đó mà ‘hồn ai nấy giữ’: vẫn tươi, vẫn sống với thời thượng. Cho nên chi vẽ là tạo cách riêng ngay cả màu sắc xử dụng. Cũng có những cái tương tợ như Pollock; ném màu, rảy màu, xóa màu chỉ là thái độ của vô hữu, vô vị, vô lai thậm chí không có chủ đề cho một bức tranh mà bỏ vào đó những tiêu đề vô nghiã (nonsense), vô hình chung tự mình giết mình mà không hay; cắm đầu chạy theo vẽ. Hấp dẫn của đề tài và nhãn hiệu nằm trong tầm quan trọng (Taking the Title and Label into Account) cho một bức tranh. Xét về phân tâm sinh lý học, họa; nó thuộc về thức và tánh, ngoại trừ là thiên tài siêu việt nhưng tựu chung khởi từ trí (prajnã): không động vọng, không chấp trượt nghĩa là phá chấp để sống với vẽ, thời tranh mới thành hình, trong sáng và tồn lại muôn thuở; ngay cả tranh vô đề (untitle); còn vẽ cho được ý là sống trong tư kỷ của dục vọng mà ra, bởi: tranh tức là người. Khó cho một họa phẩm được tồn lại nhân thế nếu không có tri thức trong đó; dù có một số lượng lớn chăng nữa vẫn là không.Vì rằng; họa không cưỡng ép, cung cầu mà phải vi vu tiết điệu vần xoay và phải biết dung hòa như phương tiện thiện xảo cuộc đời chính là thoát ly thế giới qui ước: ‘Tâm thức và trí tưởng của ta đủ khả năng giúp ta sáng tạo những gì mà ta nhận thức’ (G. Bachelara . Trong La poétique de la Rêverie). Như rứa mới đạt tới chân tướng nghệ thuật.  

Thử điều nghiêng cái tựa đề:‘Full Fathom Five / Tràn Đầy Năm Dặm’ của Pollock, tiêm nghiệm cái tựa này như cho ta biết ngay trong đó có một cái gì ẩn tàng dính dáng đến Shakespeare. Nhìn xem:

 

 

 

*‘Full Fathon Five’ của Jackson Pollock 1947. Dầu trên bố với đinh, dầu rái, nút áo, khóa, đồng tiền, thuốc lá, diêm quẹt v..v..Khổ 50’ X 30’ hiện treo ở Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Hiện Đại Nữu Ước. USA. Dâng tặng của Peggy Guggenheim 1980.

 

Nhưng lại có người cho rằng trong ‘Full Fathom Five/Tràn Đầy Năm Dặm’ không hệ lụy gì trong đoản ngữ của Shakespeare; chắc chắn điều này không tác động vào những gì mà Pollock đã sáng tác, ngược lại tạo nên một cái nhìn có chiều sâu vào tư tưởng của Jackson Pollock. Nhưng; phải biết cho cái siêu lý của tựa đề (như đã dẫn ở trên) ‘fathom / dặm sải’: là dặm trường, là khám phá, là vực thẳm, là sâu lắng tâm tư –is a nautical measure of depth. Đúng! tiếng động đó đã dội vào thính thị ta, bàng hoàng; nếu bất chợt ta dán mắt vào bố vẽ (canvas) thời bắt chụp ở đó một màu xanh rêu như tiếng xào xạc, đong đưa, lui về tha hóa (recessive) dưới đáy biển làm cho người xem tranh Pollock ngỡ như mình đang bềnh bồng chìm dần vào đáy đại dương. Mỗi khi nhận thức được ý và nghĩa của -verbal frame- thì cái tựa đề đó không còn là siêu thực, trừu tượng mà là chứng thực cho một phụ đề diễn giải, bởi; người họa sĩ như Pollock không xây dựng tranh trong ngẫu hứng mà đã có chủ đề trước khi thực hiện. Có một số họa sĩ hiện nay dựng tranh trong cùng một trường phái hiện thực trừu tượng (abstract-expressionist) bằng một phát huy tùy hứng, hứng ở đây khác với bộc phát (spontaneous) của người vẽ, hoặc bằng một sáng tạo không sáng tạo để tranh mất chủ đề. Đứng trước bi thảm tranh người họa sĩ vội vàng đặc tên cho tranh, lắm khi đưa thơ vào làm chủ đề cho tranh, dạng thức này không nói lên thực chứng của trường phái hội họa. Tai họa, phá vỡ tư duy siêu lý trong ngữ ngôn hội họa. Thái độ và cử chỉ này làm cho tranh thoái hóa và đưa tới vô thức; thế nhưng họ vẫn nhìn nhận đó là tranh. Tranh là gì? –là tri, thức hòa hợp, là khí phách làm nên họa phẩm. Đam mê vẽ là đáng qúy nhưng đừng đùa với vẽ. Nguy hiểm! Bọn trẻ lên bốn, lên năm vẽ không từ hứng mà bộc phát do tư duy điều động với trí năng để hoàn thành tranh vẽ trong dáng điệu của tâm hồn(!).

Tựa đề là việc đầu tiên của ‘tiếng nói/verbal’ dán vào như ý nghĩa của tranh. Chủ đề; là một trong những mảng đầu tiên thông tin để ta nhận biết tầm quan trọng của nó, nhưng đôi khi không để lại sự chú ý của người xem tranh, dẫu sao; đây là trường hợp thừa nhận tinh thần và giá trị xây dựng cho họa phẩm. Đó là lý do để bắt đầu. Trở lại với ‘Full Fathom Five’ Pollock đứng trước họa phẩm và đặc tên tranh bằng số. Lee Krasner (vợ của J. Pollock) có lần giải thích: ‘Jackson đặc tên tranh bằng số vì số là trung hòa, không màu, không tính, không tỏ rõ / numbers are neutral’. Không lâu Pollock đổi tựa đề: ‘Full Fathon Five’ thật ra; chọn tựa đề này có nghĩa là thêm vào đó một rối loạn giữa người và màu sắc (Pollock là kẻ nghiện rượu).Và; cho ta biết đó chỉ là lời trích dẫn nhưng không phải vì thế mà thừa nhận rằng tựa đó có từ của Shakespeare. Lại có người cho Pollock mượn ý của Jules Verne trong ‘Hai Mươi Vạn Dậm Dưới Đáy Biển / Twenty Thousand Leagues Under the Sea’. Tuy nhiên; bức ‘Tràn Đầy Năm Dặm’ gợi lên một giá trị tuyệt đối giữa sự khác biệt của Pollock và Shakespeare và những gì về sau. Cho nên chi tranh Pollock đề tựa bằng số là chứa đựng một ‘sát-na’ trong đó; từ đấy không còn ngỡ ngàng, chạm phải lối vẽ của Pollock .Về sau những bức tranh lớn, nhỏ của Jackson Pollock đều đánh dấu bằng số khởi từ 1947 cho tới ngày nằm xuống 1956. Một cơ hội hiếm có trong hội họa đương đại, nó đưa dẫn chúng ta khám phá một tân thế giới hội họa từ những con số là từng con chữ trong ý niệm; nhất là tranh của Pollock thấy được một cái gì giản đơn vừa đủ, một siêu lý trong chữ nghĩa. Ngần ấy thôi cũng nhận ra được ngôn ngữ hội họa, nếu chúng ta lãnh hội một cách sâu sắc dưới những hình thể của tranh. Do đó tranh bất tử với thời gian vì có một chủ đề đúng đắng tức đi vào tồn lại, tồn lưu, tồn thể. Tranh của Jackson Pollock là phải tồn tồn, không tồn tồn thì không có danh gì với núi sông. Đúng thế! Sự cớ quan trọng nơi Pollock là hụych toẹt cái sáng tỏ trung thực, ở đó chỉ định những gì Pollock có đầy đủ ý thức của phiêu lưu nguy hiểm trong kỹ thuật đường cọ của ông –The importance Pollock attached to clearing up…so there are indication that Pollock was very much aware of the dangers involved in his painting technique. Và; như là một nắm bắt những ký ức thuộc sinh lý tồn lại trong đôi cánh, bàn tay và trí tuệ của Pollock mỗi khi nói đến –As an ‘arresting’ of physical memories stored in his arms, hand and mind. Là những gì ông muốn bỏ vào trong tác phẩm ‘être à l’oeuvre’ là tác phẩm nghệ thuật của nghệ thuật chữ nghĩa ‘art work of art’. Rứa thì ‘exist! exist!’ tồn tồn đâu còn lạ chi nữa mà chất vấn thêm lạc đường nghệ thuật? Xem bức tồn tồn này thời mới thấy được sự vi diệu của Pollock; một chuyển động sồn sột trong đám cỏ non, đưa ta về với siêu thực hiện hữu của tồn lại, tồn lưu, tồn loạt, tồn la, tồn lân nhân thế giữa vũ trụ bao la rộng mở ở đời này:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* ‘Croaking Movement (Sound in the Grass Series). 1946’ Dầu trên bố 137cm X 112.1cm. Peggenheim Collection. New York.

 

     Xem kỹ cho ta thấy được vô số kiểu dáng, cử chỉ quyện vào nhau, những thứ đó chôn trong tranh: phớt, lước. quẹt, xoáy trong một bố cục chan chứa đường nét của tài danh Pollock. Trộn lẫn những thứ tạp nham khác nhau vào đó để làm gì? Một ngạc nhiên lạ lẫm khó tìm thấy. Trong tranh Pollock; với bức ‘Tràn Đầy Năm Dặm’ đã ẩn tàng đặc điểm của: ‘phì nhiêu phong phú lạ thường / rich and strange’. Ôm đầm lấy nhau đó là yếu tố của chữ nghĩa trong tranh / verbal frame, một thiết lập cho bố cục hội họa, nhờ đó lãnh hội được phần nào cái chuyển hóa thiên nhiên và con người. Tranh Pollock là một triết lý nhân văn, một thứ siêu hình học hòa nhập giữa ảnh và vô ảnh; với những uốn nắn, đường nét uyển chuyển của Pollock có thể chứng minh được tất cả nghĩa khí của họa nhân, người đã hòa nhập vào nhau thành tiếng / sound của tiếng xoáy máy điện, tiếng cuồng phong của biển và cơn lốc xoáy của sa mạc nhập vào trong tạng thể của tranh Pollock. Quan trọng khác của Pollock; chủ đề là tiền đề cho ý muốn nói trong tranh, là dán vào đó như một chuyển hóa. Tất cả việc làm của Pollock không có gì là nguyên vẹn ‘oeuvre’, tốt hơn xác minh sự cảm nhận của hư không bằng một cảm giác chịu đựng để nghe mỗi khi đứng trước tranh của Pollock. Nhưng nhớ cho; những gì của Pollock là đã chôn chặt đời đời, dưới đáy tận cùng trong tranh của ông và sẽ không bao giờ tìm thấy một lần nữa. Họa phẩm của Pollock cho ta cái bề mặt sống thực, bề mặt của biển, âm vang của sóng, tiếng thở của gió là những gì không lật ra được còn hơn cả phát hiện. Pollock đã bình giải màu sắc, phân tích ý tứ bằng ngôn ngữ; một thứ ngôn ngữ chưa một ai viết lên được trong tranh.

Một câu nói lừng danh của Jackson Pollock: ‘Khi tôi nhập hồn trong tranh. Tôi không còn một ý thức gì hơn khi tôi đang vẽ / When I am ‘in’ my painting. I’m not aware of what I’m doing’. Pollock đã cung cấp cho ta một ngữ văn (vocabulary) như được miêu tả trong tranh với một hoà âm điền dã tinh anh / pure harmony và cho một cảm thức dễ dàng chụp lấy; một lý luận đưa ta về nguyên thủy hồn nhiên trong tranh / pure painting, một vượt thoát để đi tới tự do của nền hội họa hiện đại. Hoặc có thể nói rằng bề mặt của Pollock là một tổng hợp có cường độ, một thành quả cho việc ‘hòa âm điền dã trinh nguyên’. Mặc khác; ngữ văn hội họa cho ta một lối vào, đôi khi cho ta một tìm kiếm khác trong sáng tạo nghệ thuật.

Qua bức ‘Full Fathom Five / Tràn Đầy Năm Dặm’ của Jackson Pollock  là một tham chiếu trong kịch bản của Shakespeare của vở tuồng Bão Tố / Tempest (tuồng như chủ đề này đã âm huởng và đã có lần qua nét mờ nhạt trên bố vẽ của Pollock). Diễn cảnh đắm tàu giữa biển cả kẻ sống còn, kẻ mất… Tình tiết nầy đã xâm nhập Pollock qua bài ca ai oán của Ariel. Đoản ngữ của bài ca đã nhập hồn họa nhân để đưa vào tranh. Tựa họa phẩm được thành hình sau đó và để lại nhiều nhận thức khác biệt; là tiếng nói của hội họa mà Pollock đã diễn tả. Chúng ta phớt lờ cái tưong quan đó mà hòa nhập vào để nghe và thấy trong tranh ./.

 

 (ca.ab.yyc. Rằm tháng chạp 2/2015)

*  Jackson Pollock (1912-1956) Sanh và chết ở Mỹ.

 

SÁCH NGHIÊN CỨU:

-‘POLLOCK by Leonhard Emmerling. Taschen GmbH . New York. USA 2003.

- MODERN ART. by Cory Bell. Raincoast Books. Vancouver. Canada 2001.

- DVD Movie: ‘POLLOCK’ 2000. 20 Century Fox. Directed and Act by Ed Harris (Pollock) và Marcia Gay Harden (Lee Krasner).

TRANH VẼ:‘Cái Đầu của Pollock /The Pollock’s Head.Trên giấy cứng. Khổ 12’ X 16’. Acrylics+Acrylic ink+ Oilstich+enamel.vcl#822015.

 

                                                                  

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 5165
Ngày đăng: 16.02.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Triễn lãm Mỹ Thuật - Xuân Ất Mùi Năm 2015: Mùa Xuân và Con Giáp - Trần Trung Sáng
Bàn về "Học và Tự Học trong Hội Họa" - Nguyễn Huy Lộc
Đôi điều với triển lãm mỹ thuật khu vực - Nguyễn Huy Lộc
Tranh NGUYỄN TRỌNG KHÔI - Đinh Cường
Kỷ niệm 35 năm ngày mất họa sĩ Tôn Thất Đào 2 tháng 9 năm 1979 – 2 tháng 9 năm 2014 - Đinh Cường
100 Năm Cánh Hạc Thiên Trường - Trần Trung Sáng
The Leap/ Nhảy-Vọt - Nguyễn Quỳnh USA
Duy Ninh và nghệ thuật Thủ ấn họa - Trần Trung Sáng
Tranh Mặc Họa Trung Quốc - Nguyễn Hồng Nhung
Bức Chân dung "Thiếu phụ" màu xanh - Trần Trung Sáng
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)