Xưa nay chúng ta chỉ biết Eluard là nhà thơ trữ tình, một nhà thơ siêu thực của Pháp; ông là một trong những thi sĩ đương đại thời bây giờ, bên cạnh những giòng thơ lai láng đó ông tiếp nhận một biến thiên xã hội, đẩy ông vào một trạng huống bức xúc, chôn vùi hoài bão mộng mơ của nhà thơ, nhưng không phải tất cả tác phẩm của Eluard dễ cho ta tiếp cận lối vào con đường thi tứ của ông. Có chăng chỉ là cảm nhận đơn phương hoặc một vài khiá cạnh khác trong thơ Eluard. Thấy ở đó những lời thơ mộng mị, những trau chuốt nhẹ nhàng trong thơ của ông chứ không thể thấy những uẩn khúc, tiềm ẩn trong đó hay có thể đây là một lối biến thể, một phá cách mới của nhà thơ(?). Mà lâu nay chúng ta có một ý niệm nhầm lẫn cho Eluard; nhờ những luận cứ trong ’siêu thực’của ông mà nẩy sinh ở giai đoạn cuối với những câu thơ bất hủ và được xem như văn thơ hàn lâm dành cho học đường ngày hôm nay.
Thi ca của Paul Eluard chứa đựng một chất liệu năng nổ và sáng tạo, được chia ra làm hai hoàn cảnh khác nhau: những tác phẩm của ông người ta khám phá được đặc chất của trường phái đa-đa (dadanist) và trường phái siêu thực (surrealist), hai thứ nêu trên hoà nhập vào nhau ở những năm 1919-1938 và hầu như chứa đựng truyền thống chất hiện đại và hậu-siêu-thực, tiếp nối sau 1938-1952. Thời kỳ cuối cùng của Eluard là thời kỳ xót xa với tình yêu và cạnh đó lại vướng vào con đường chính trị cao độ đưa ông vào một tâm thần bất ổn, choán phá một tư duy khát vọng của thi nhân. Thật như thế! Tập thơ đầy kinh ngạc và kỳ diệu ’Last Love Poems / Derniers poèmes d’amour’. Đó là những Tình Thơ Sau Cùng được sáng tác trong những năm 1946-1951, cho chúng ta một ý tưởng mới, một kỹ thuật điêu luyện, tài tình của một nhà thơ dày dạn, giàu kinh nghiệm, đem lại cho chúng ta một khả năng tham dự vào vũ trụ thi ca và hiểu được phần nào tại sao Paul Eluard* nắm được niềm tin yêu của ông khắp toàn cầu.
Thơ là cõi phi, không thể định nghĩa, không thể giải bày; nó nằm trong dạng thức siêu nhiên, nó đầy đủ nhân tố để phát nguồn từ tâm thức, nó lay chuyển tư duy, nó khuấy động trí năng để từ đó thơ trở thành huyền nhiệm của thi ca, một đam mê ma túy thơ và rồi thơ biến thái qua nhiều ngôn từ, qua nhiều trường phái, tất cả nằm trong qui trình của thơ. Chẳng mấy ai có thề biết được tôi / Tốt hơn người biết lấy tôi(thơ). On ne peut me connaitre/ Mieux que tu me connais (trong Poeme 1935-36) Và từ đó thơ trở thành một thứ ngôn ngữ của tiếng hát, một thứ ngôn ngữ được chấp nạp với hoài vọng, dù cho trong khi đó có một ít tuyệt vọng.”Language that sings, language charged with hope even when it is desperate” (trong Eluard, ’Oeuveres complètes’). Lời lẽ đó chính là lời yêu cầu tha thiết của Paul Eluard mà ông đã trút vào đó những lời ca vang vọng trong tập Tình Thơ Sau Cùng. Đối với Eluard, thi ca có thể là tiếng nói của nhân loại: ”con người, kĩ nữ, con chim cô độc”. Vậy thì ai đã mở màn những trang thơ tình như thế? Hay đã có trong tay chúng ta! Tiếng hát của thơ sản sinh ra thế giới. Tiếng nói của nhà thơ không thể dập tắt, vì đó là cột trụ chung cho những người viết và làm thơ. Để đồng lòng với Eluard; thi ca luôn luôn là: ”kẻ chuyên chở một tri thức uyên thâm mẫn cán, một mầm mống bản năng thiên bẩm, một lòng trắc ẩn trong nhu cầu của đời sống” (the bearer of a profound intelligence, of reason rooted in instinct, in sensitivity, in the need to live).(trong Oeuvres complètes/ Complete work). Nếu nhà thơ van xin cái chết thì đó là lối thoát cho họ ra khỏi cái đau đớn, ra khỏi hiểm nguy trong thực tại đang sống.
Tình yêu được soi rọi trong những vần thơ sau nầy của Eluard là những thể thơ khó hiểu trong lúc thi sĩ phải đối đầu với những bi kịch cá nhân, sau thế chiến II (1946) mà phải dựa qua ngôn ngữ thi ca để kiếm sống. Thơ của Eluard chứa ’nhạc ngữ’ nhiều hơn, mỗi bài thơ có ý nhạc đi theo nhưng cũng có những bài thơ mang theo nỗi buồn, nỗi đau đó như đôi chân trần vượt qua lằn biên của ngôn từ, như diễn từ kêu gọi, mà mỗi lần được trút ra từ uất nghẹn tận đáy lòng, hiện diện của thi nhân là tiếng thơ nhưng không là tiếng nói giản đơn của một cá nhân, ở đây là tiếng nói của con người đang đứng trước cảnh ngộ đau thương và được coi như sự đè nén, ép buộc trong những vần thơ bi thảm cổ lỗ sĩ -ancient tragic verse- Paul Eluard tìm thấy tình yêu một lần nữa trong đời ông. Eluard chuyên chở đến chúng ta những cảm thức vững vàng và thích đáng ở một tấm lòng đầy ngạc nhiên và kỳ diệu.
Trong 4 tập thơ sau cùng đều nói lên cá tính của con người đối diện với bi thảm :
Eluard sống êm đềm hạnh phúc bên vợ (Nusch), tưởng đời đối đãi cho họ cuộc tình thơ mộng, nhưng không bao lâu vợ chết đột ngột, một cái ’sốch’ và nỗi đau đến với ông, Eluard rơi vào tuyệt vọng như rơi vào lò luyện ngục. Paul Eluard phục hồi cuộc đời qua tình bạn và tình yêu. Eluard tái sinh đời mình bằng một cuộc hôn nhân mới (Dominique). Một kiểu thức lãng mạn cổ điển, thể hiện dưới cái nhìn chân phúc đi từ nỗi đau vô biên để rồi được cứu nguy trong một sức mạnh không cùng. Nhưng kiểu thức đó không phải là định mệnh mà chính Eluard muốn điều đó với lòng dục vọng để làm mới cuộc đời đang sống. Trong lúc ấy; ông không tìm thấy nỗi đau khổ và cô đơn vây quanh đời ông. Eluard chấm dứt tất cả để bắt đầu trở lại với ’đôi mắt tinh tường’ hơn sau những lần chạm trán với đời cũng như chạm trán với tình yêu.
Paul Eluard tin thơ có nhiều dấu hiệu của niềm tin, những bài thơ như thánh ca ở nơi thờ phượng, thơ còn là hoài niệm, thơ là những kỷ niệm khó quên về những tàn phá của chiến tranh. Giống như Blake trong ’Lời Ca Vô Tội / Songs of Innocence’ Eluard có những bài thơ tương tợ trong ’Niềm Khao Khát Vững Lòng Chịu Đựng / The Firm Desire to Endure’ chứa đựng cả một sự đánh đổi và triệu chứng mà thế giới đã trải qua sự tàn phá và hủy hoại. đó là nguyên nhân của cuộc chiến thế giới II.
Dù cho tiếng hát của Eluard đơn thuần vang vọng vẫn không bao giờ là tiếng hát u hoài trong quần chúng mà ngược lại ngời sáng. ’firm desire to endure/ le dur désir de durer’ âu cũng là điều khó đạt được qua sự chịu đựng; bởi nó quá khó để duy trì niềm hy vọng giữa lúc nầy trong khi quá nhiều những hủy hoại.
Vì vậy Eluard muốn một điều; thơ của mình được mọi người nghe, hát, vẽ, múa, và được thưởng thức một cách cực độ đến với độc giả khắp nơi.
Những giòng thơ của Eluard sau nầy là một tiếp cận gần gũi với độc giả. Thơ của ông không quay về như những lần trước đây với thể thức tôn thờ hay thần tượng hóa, nhưng ngày nay Paul Eluard làm một dáng thơ có tình nghĩa với độc giả. Mục đích chính là thơ tình, một loại thơ gần như truyền thông, một sứ điệp hòa bình, một cảm xúc chung, một cảm nhận và niềm hân hoan xuyên qua một tri thức nhạc điệu. Eluard thường xử dụng ngôn từ ’mình trần / nu / naked’ trong thơ của ông -giống như thể xác của người yêu- đó là thứ ngôn ngữ riêng của nhà thơ, cái bình thường giản đơn như tự có ’simplifies itself’- một cái trơn tru, trần trụi của chất thơ. Eluard thường dựa vào ngữ pháp trong thơ , một cách thông thường. Do đó chúng ta không bối rối bởi những ngôn từ trong thơ của ông, tuy nhiên; xuyên qua những vần thơ hổn hợp vẫn cho chúng ta một cảm giác thoải mái, lời thơ tợ như phản phất một ít thần chú, hiện hình hóa thân (incantatory). Andre Gide có lần nhấn mạnh như sau:
”Có thần chú trong thơ của Eluard là một cái gì đạt được độc quyền và trong một cái gì đó mặc dầu vẫn đầy đủ nghĩa lý của ngôn từ... Eluard chỉ giữ lại cái năng lực thần thông đó...” (Incantation in the poems of Eluard is obtained exclusive of and in spite of the meaning of words…Eluard retains only their incantatory power…)
Nghệ thuật thi ca của Eluard trong sáng rõ ràng và thanh thoát với hồn người là thể chất liên kết trong một đức tính của thi ca và xã hội. Eluard cho ra tập thơ đầu tay với tựa đề “Bầy Súc Vật và Đám Chủ của Chúng / The Animals and Their Men” (1920) được xem như những lời thơ chân tình cùng sự trở về của những nhà thơ, một chuyển thể của ngôn ngữ thơ, một phản ảnh trung thực chất liệu thơ, một trao đổi giữa nhà thơ với nhà thơ. Đó là mục tiêu của Eluard, biết xử dụng ngôn ngữ để trao đổi và dung hoà với quần chúng. Một lợi điểm khá tốt đẹp cho Paul Eluard.
Trong bài nhận định Eluard đã lấy câu châm ngôn của Lautréamont mà lập lại rằng: “Thi ca phải làm nên tất cả. Không riêng một ai” (Poetry must be made by all. Not by one). Cách mạng về thi ca là những gì đến với chúng ta và chia sẻ cùng chúng ta trong một ngôn ngữ thế giới, Đối với Eluard thơ không thực chất, không xác thịt, không huyết lệ, nó chỉ đến trong giây phút tương giao nào đó; mỗi khi giữa độc giả và nhà thơ có cùng một trạng thái tương đồng với nhau trong cuộc sống.
Suy tư của Eluard không bao giờ tìm thấy cái biến dạng ngôn ngữ trong thơ của ông, kể cả thời gian đầu với trường phái ĐaĐa và Siêu thực là những tác phẩm chỉ nói lên những gì kinh nghiệm về thiên nhiên và về sau ít nói đến trong tập thơ “Những Bài Tình Cuối / Last Love Poems”. Những tình thơ được cô đọng trong sự nghiệp của Eluard, tất cả là kết quả làm thành thơ, một thể thơ tiến bộ, chiếm lĩnh suốt ba mươi năm. Hoàn cảnh lịch sử là một kinh nghiệm lâu dài và bền bỉ của thơ và củng cố một điạ vị lớn lao trong thơ của Eluard, một ủy nhiệm về thi ca, đó là điều có thể bưng bít phần nào thể thơ siêu thực của ông trước đây.
Năm 1919 Eluard bắt đầu hợp tác với André Breton, Louis Aragon va Phillipe Soupault để cùng nhau hoạch định đường lối chủ thuyết đa-đa, làm việc chung với nhà thơ Lỗ Ma Ni Tristan Tzara bắt đầu đưa phong trào đa-đa đến Zurich (Đức) 1916. Tzara và chủ nghĩa đa-đa thực sự bùng dậy và bỏ rơi chủ nghĩa siêu thực vào năm 1922. Eluard tiếp tục hoạt động với nhóm siêu thực; ông là một trong những người hăng hái và ảnh hưởng trường phái nầy cùng một số thành viên cho mãi đến 1938. Có thể là tình thân hữu và bè bạn đám văn nhân mà Eluard còn tiếp nối với trường phái siêu thực, tha thiết đó đã đi vào thơ của Eluard. Tình bạn đã in sâu vào lòng Eluard như Réne Char, Max Ernst và Picasso cho đến những ngày cuối đời.
Với lối viết máy móc nhanh nhẹn, trường phái siêu thực động viên Eluard qua thể cách chất liệu lỏng (fluidity of style) phương cách đó đưa đến động tác thanh thản của người mộng du. Đối với Eluard coi như đây là bạn đồng hành; siêu thực có nghĩa là khám phá những gì chưa biết tới, quật khởi (to mine) cái vô thức và cái thế giới mộng mơ. Eluard cho đây là nguồn gốc mới và được dùng để xây lên một ngôn ngữ đầy tính cách thẩm mỹ, một thứ ngôn ngữ đi tới cái tận cùng tự nó nếu cái đẹp đó chạm đến con người.
Eluard không mấy hài lòng để tiếp tục dựa lưng vào ‘bức tường ảo vọng’ trong thơ của ông. Siêu thực là một thể thức hiện đại, có nghĩa một biểu thị tư tưởng trong thơ của Eluard ngày hôm nay, ông đã tạo cho minh con đường để đi, rèn luyện để có những lời thơ khác người trong phong cách vừa hiện sinh vừa siêu thực. Qua những tác phẩm của Paul Eluard được các nhà phê bình đánh giá cao, khởi từ năm 1936 tên tuổi của ông được ghi nhận khắp Âu châu và mọi nơi; từ đó thơ văn được coi là tiếng nói của lương tâm và phổ thông với quần chúng, nó không còn là cõi riêng của những người viết văn hay làm thơ, liên hợp những khuynh hướng chính trị và cuộc đời ‘vượt thoát ngoài kia’ với những giòng thơ tình trong một ngôn ngữ ‘hồ lốn’ amalgam mới mẻ hơn. Mà có lần Eluard nói ở Handrail vào năm 1936; lời thơ của ông thu hút mãnh liệt vì bên trong nó có một cái gì để làm nên:’Này đây/hởi mọi người đoàn kết lại’ attentive/to the people whom he reunites (trong Oeuvres compl).
Cùng năm đó Eluard quyết định từ bỏ ‘siêu thực’, đoạn tuyệt người bạn André Breton và bên cạnh đó ông giả từ những gì không cần thiết đối với ông lúc nầy. Paul Eluard bị một sức ép mãnh liệt, ném ông đến gần với đảng Cộng Sản 1926 và rồi cách ly mọi lý thuyết 1930, qua năm 1940 ông là đảng viên đảng Cộng Sản. Trong một bài thơ Eluard dùng chữ ‘người/hommes/men’ ý rằng ‘người’ là ‘nhân dân’.Tư tưởng Cộng Sản đã phản ảnh ít nhiều trong tập ‘Những Bài Thơ Tình Cuối/Last Love Poems’ một tư duy trong sáng và hàm chứa qua những lời thơ tha thiết như một khát vọng mà Eluard mong muốn từ lâu.
Thi Ca Không Gián Đoạn / Uninterrupted Poetry
Trong cuốn: ‘Le prière d’insérer de Poésie Ininterrompue’ có nói rằng: tập thơ Uninterrupted Poetry chứa đựng cả tinh hoa quan trọng của nhà thơ Eluard; chắc chắn ở đó chúng ta có một xác quyết rõ ràng cho một điều gì nghịch lý, bởi vì có một sự chuẩn mực có thể cho chúng ta tìm thấy. Thí dụ; thơ Eluard có nhiều ý tưởng quan trọng hơn ý tưởng tự do? Nhưng nếu thơ là vấn đề để lãnh hội và cảm nhận là quan trọng trong cảm thức định lượng, thì chúng ta có thể nói có ảnh hưởng hay hậu quả gì đó ‘consequence’; thế thì đó là sự thực cho bài thơ mà hầu hết bảy trăm thể thơ là có một cái gì khác thường trong những tác phẩm của Paule Eluard và chính cái sự cớ đó Eluard bắt tay vào năm 1946, một liều lĩnh thử nghiệm trong việc đương đầu với một thời buổi hiện đại hóa. Eluard thành công! như vậy không có gì để bao che cho một mẫu thức của cái gọi là importance của tám-dòng-thơ trong ‘Couvre-Feu in Poésie et Verité’ 1942 và cho tất cả những gì chú ý tới sự tiến trình của một tinh thần tự do; ở đây chưa bao giờ tự do cho Eluard. Điều nầy vẫn còn nằm dưới đáy tuyệt vọng của đo lường về sự quan trọng của tập thơ mà điều đó chưa đánh giá hay thẩm định cụ thể.
Thi ca là ngôn ngữ và chính lý do nầy không phải là cần thiết cho một nhà thơ hơn là khởi đầu cho một ngôn ngữ; không ai biện chứng để có thể tin phục một cách sâu xa như Eluard trong thời gian bắt đầu cuộc chiến. Trong một góc độ nào đó, dữ kiện nầy sẽ đạt tới, ngày mai sau cuộc chiến; thì cái gì cho một họa sĩ gọi tên cho họa phẩm ‘la grande composition’(?); có thể coi đây như dấu hiệu đã giải quyết xong sự khó, một thông điệp cho một trạng huống của tư tưởng thi ca mà điều đó không bao giờ nhượng bộ một cách dễ dàng hoặc một thích nghi thỏa đáng cho chính nó.
Tóm lại; hơn nữa thế kỷ qua, sau cái chết của Paul Eluard, bây giờ chúng ta đã thấy những gì ‘siêu thực’ là những gì hoàn toàn không có đổi mới hay sửa sang đường lối siêu thực cả, nhưng không phải vì thế mà làm mất giá trị tuyệt hảo nguồn thơ của Eluard; đó là con đường sáng cho ông, một giao thông giữa người và đời.
Eluard là một nhà thơ tình, một nhà thơ mơ mộng, một khát vọng ấp ủ, tất cả cô đọng trong một tâm hồn vượt thoát của đời ông qua những đấu tranh đòi bình đẳng, thù ghét chiến tranh phá hủy nguồn sống của con người, Eluard đứng bên cạnh những kẻ khốn cùng, chống lại xã hội bất công, hoạt cảnh đó xâm chiếm Paul Eluard qua tình thơ. Đó là đam mê của ông để sáng tạo ra một ngôn ngữ đại đồng. Eluard dàn trải để chia sẻ. Không còn thân tình với Breton nhưng ông nhất trí với Pablo Neruda, kẽ đồng hành. Neruda ngưỡng mộ và khâm phục Eluard coi ông như một ‘cảm xúc trong sáng’ của nhà thơ vĩ đại.
Bên trong con người của Eluard chúng ta tìm thấy giòng thơ bất tận, một cái gì của ‘firm desire to endure’ một ước ao chắc nịch với lòng kiên nhẫn. Tuy nhiên; lời nhắc nhở với chúng ta: ’ngôn ngữ chấp nạp niềm tin và hy vọng dù trong lúc đó có một ít tuyệt vọng’. Dẫu gì Paul Eluard vẫn là nhà thơ đương đại nhất của chúng ta hôm nay và mai sau. Khát vọng đó trở thành hiện thực cho thi sĩ thiết tha với tình người.
*
Đơn Cử Vài Ba Bài Thơ của Paul Eluard
CƯỜI ĐỘC
Tranh nhau một nụ cười
Như đêm sao mọc trên trời
Một nụ cười cho nhau
Mắt cười thích thú xanh xao
Dựa vào khối bóng đêm đen
Ngọn lửa bừng lên trong mắt tôi
Tôi đã thấy xuyên qua điều muốn biết
Đêm lắng sâu ngày tái tạo
chẳng thay lòng đổi dạ chúng tôi.(1)
UN SEUL SOURIRE
Un seul sourire disputait
Chaque étoile à la nuit montante
Un seul sourire pour nous deux
Et l’azur en tes yeux ravis
Contre la masse de la nuit
Trouvait sa flamme dans mes yeux
J’ai vu par besoin de savoir
La haute nuit créer le jour
Sans que nous changions d’apparence.
BÊN NGOÀI
Đêm . lạnh . hoang vu độc chiếc
Coi chừng giá buốt khóa chân tôi
Nhưng cành nhánh rì rào tìm đường chỉ lối thoát ngục tù
Quanh tôi cỏ cây dựng cảnh không gian
Then cài cửa đóng cả bầu trời
Tù ngục tôi sụp đổ
Sống lạnh . đốt lạnh .có tôi. ấm đôi tay.(2)
FROM The OUTSIDE
The night the cold the solitude
Carefully they locked me in
But the branches sought their way in the prison
About me grass found sky
They bolted out the sky
My prison crumbled
The living cold the burning cold had me well in hand (1942)
NGƯỜI TÌNH TÔI Hay TÌNH NGƯỜI ĐÀN BÀ
Nàng đứng trong mí mắt tôi
Và tóc nàng là của phần tôi
Nàng dáng vẻ xinh xắn trong tay tôi
Nàng là muôn sắc trong mắt tôi
Nàng là chìm đắm trong bóng hình tôi
Tợ như phiến đá dựa lưng trời
Đôi mắt nàng mở rộng
Nàng không cho tôi ngủ
Giấc mơ nàng tỏa rộng sáng như ngày
Trời xanh quen thói phì hơi nước
Làm tôi nực cười, cười rủ rượi cười
Và nói không thành lời.(3)
L’AMOUREUSE
Elle est debout sur mes paupières
Et ses cheveux sont dans les miens
Elle a la forme de mes mains
Elle a la couleur de mes yeux
Elle s’engloutit dans mon ombre
Comme une pierre sur le ciel
Elle a toujours les yeux ouverts
Et ne me laisse pas dormir
Ses rêves en pline lumière
Font s’évaporer les soleils
Me font rire, pleure et rire
Parler sans avoir rien à dire. (1924/1926)
(ca.ab. cuối 6/2012)
* Paul Eugène Éluard (1895-1952) sanh tại Paris. Pháp quốc.Chết tại Charenton. Pháp quốc.
SÁCH ĐỌC :
- Uninterrupted Poetry by Paul Eluard. trans : Lloyd Alexander. New Directions Pub. Corp.NY.USA 1975.
- Le Dur Desir De Durer. by Stephen Spender. New Directions. 1950. USA 1977.
- Introduction Notes by L. Aragon
- (1) (2) (3) Phỏng dịch bởi VCL.
***