Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
609
123.134.015
 
Kịch bản phim truyện “Hàm Nghi Hoàng Đế”
Sâm Thương

 

    

1.Chất liệu: 35mm

2. Thời gian: 120 phút

3.CHỦ ĐỀ Tư tưởng

Mỗi con người khi được sinh ra trên cõi đời, hình như đã được đặt định một số phận. Nếu chẳng may gặp phải số phận nghiệt ngã, không cho phép chọn lựa cuộc đời mình theo ước muốn, thì phải sống thế nào cho có ý nghĩa, để trước khi từ giã cõi đời không phải tủi hổ với lương tâm mình và không ô danh với đời.                              

4.NHÂN VẬT:

   1.Vua Hàm Nghi, tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch hay Nguyễn Phúc Minh, con thứ năm của Kiến Thái Vương Nguyễn Phuc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, vợ thứ ba , sinh ngày 17.6 năm Tân Mùi, tức 3. 8 năm 1871. Ông là em cùng cha khác mẹ với Đồng Khánh (Chánh Mông Ưng Đường) và vua Kiến Phúc (Ưng Đăng) lên ngôi vua lấy hiệu là Hàm Nghi ngày 2.8.1884.                                                       

Ngày 4.7.1885, Kinh thành thất thủ, Vua Hàm Nghi rời Kinh thành theo Tôn Thất Thuyết trốn lên Tân Sở, và sau đó ra hịch Cần Vương chiến đấu chống Pháp. Đến 26.9.1888 thì bị tên Trương Quang Ngọc phản bội, nửa đêm lén bắt vua Hàm Nghi.                        

Vào 4 giờ sáng ngày 25 tháng 11 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu đi vào Lăng Cô. Trước phút rời xa quê hương, nhà vua nhìn lên bờ, không nén được cảm xúc vì nỗi niềm riêng và vận nước nên đã oà khóc.. Từ Sài Gòn, ngày 13 tháng 12 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống chiếc tàu mang tên "Biên Hoà" vượt đại dương đi Bắc Phi. Do không quen đi trên biển, nhà vua bị say sóng liên miên nhưng vẫn không hề thốt ra một lời kêu ca, oán thán. Chiều chủ nhật, 13 tháng 1 năm 1889, cựu hoàng Hàm Nghi đến thủ đô Alger của Algérie. Lúc này nhà vua vừa bước qua tuổi 18. Mười ngày đầu, cựu hoàng Hàm Nghi tạm trú tại L'hôtel de la Régence (Toà nhiếp chính). Sau đó, ông được chuyển về ở Villa des Pins (Biết thự Rừng thông) thuộc làng El Biar, cách Alger 5 cây số. Ngày 24 tháng 1, Toàn quyền Tirman của Algérie tiếp kiến và mời Hàm Nghi ăn cơm gia đình. Ít ngày sau, qua Toàn quyền Tirman, cựu hoàng nhận được tin thân mẫu là Bà Phan Thị Nhàn (vợ thứ của Kiên Thái Vương, hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Trị) đã từ trần vào ngày 21 tháng 1 năm 1889 tại Huế.

Trong mười tháng tiếp đó, cựu hoàng Hàm Nghi nhất định không chịu học tiếng Pháp vì ông cho đó là thứ tiếng của dân tộc xâm lược nước mình và vẫn dùng khăn lượt, áo dài theo nếp cũ ở quê hương. Mọi việc giao thiệp đều qua thông ngôn Trần Bình Thanh. Nhưng về sau, thấy người Pháp ở Algérie thân thiện, khác với người Pháp ở Việt Nam, nên từ tháng 11 năm 1889 ông bắt đầu học tiếng Pháp. Vài năm sau, vua Hàm Nghi có thể nói và viết tiếng Pháp rất tốt.                                           

     Cựu hoàng Hàm Nghi cũng giao du cùng những trí thức Pháp nổi tiếng. Năm 1899 ông có sang thăm Paris và đến xem một triển lãm của danh họa Paul Gauguin, về sau khi vẽ tranh Hàm Nghi cũng chịu ảnh hưởng bởi phong cách của Gauguin.                   

Năm 1904, cựu hoàng Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe (sinh năm 1884), con gái của ông Laloe chánh án toà Thượng phẩm Alger. Đám cưới của họ trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger. Hàm Nghi cùng bà Marcelle Laloe có hai gái, một trai. Cựu hoàng mất năm 1943.

2.Tôn Thất Thuyết, con ông Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu, sinh ngày12. 5.1839. Năm 1883, chính thức lãnh chức Thượng Thư Bộ Binh, sung Cơ mật viện đại thần. Khi qua đời vua Tự Đức chọn ông làm một trong những phụ chính đại thần, cùng Nguyễn Văn Tường và Trần Tiễn Thành, nhận di chiếu tôn phù Nguyễn Phúc Ưng Chân. Nhưng khi vua Tự Đức băng hà, ông và Nguyễn Văn Tường chuyên quyền, liên tục phế lập “bốn tháng ba vua” để tìm người chống Pháp. Cuối cùng đưa Hàm Nghi lên ngôi, sau binh biến ở Huế, ông đưa vua Hàm Nghi lên Tân Sở Quảng Bình, ra hịch Cần vương chiến đấu chống Pháp.                                                            

Tôn Thất Thuyết mất tại Long Châu (một thị trấn nhỏ ở miền Nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, cách Lạng Sơn 50km năm 1913, thọ 74 tuổi.

3.Nguyễn Văn Tường, sinh ngày 14.10.1824 tại Quãng Trị và mất ngày 30.7.1886 tại Tahiti. Năm 1880, vua Tự Đức thăng cho ông làm Hiệp biện đại học sĩ và chuyển qua làm Thượng thư bộ Hộ. Trước khi vua Tự Đức mất, ông được cử Thượng thư bộ Lại, làm phụ chính đại thần cùng với Tôn Thất Thuyết và Trần Tiễn Thành. Trong sự kiện “tứ nguyệt tam vương”, ông đã cùng Tôn Thất Thuyết chống lại nhóm chủ hòa phế Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc tôn Hàm Nghi lên ngôi, trù tính và và thực hiện các biện pháp để có thể chống Pháp lâu dài như xây thành Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 23.5.1885, kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành, ban chiếu Cần vương bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Nguyễn Văn Tường nhận lệnh Từ Dũ Thái hậu, ở lại Huế thương thuyết với De Courcy. Nhưng sau hai tháng bị quản thúc ở Thương Bạc, ông bị đày đi Côn Lôn cùng với Phạm Thận Duật, Tôn Thất Đính và sau đó riêng ông bị đày sang Tahiti. Và qua đời tại đó., xác được đưa về quê quán.

4.Tôn Thất Đạm, con trai của Tôn Thất Thuyết, lớn hơn vua Hàm Nghi 2 tuổi, chiến đấu bên cạnh vua Hàm Nghi, rồi chuyển ra Hà Tĩnh. Sau khi nghe tin vua Hàm Nghi bị bắt, liên viết một thư tạ lỗi với vua Hàm Nghi vì đã để vua bị bắt, một thư cho Thiếu tá Dabat, đóng ở đồn Thuận Bài xin cho đám nghĩa quân ra thú. Xong, thắt cổ tự sát.

5.Tôn Thất Thiệp, con trai của Tôn Thất Thuyết, bằng tuổi vua Hàm Nghi, một thiếu niên anh hùng, cận thần và bạn thân, như hình với bóng trong suốt cuộc chiến đấu với vua Hàm Nghi, Thiệp đã bị bọn Trương Quang Ngọc, Nguyễn Đình Tình giết chết khi đột nhập bắt vua Hàm Nghi.

6.Pierre Paul Rheinart (có tài liệu ghi là Rheinart des Essart), sinh 1.11 1840, xuất thân đại úy Thủy quân lục chiến, là một tên thực dân hạng nặng. Từ năm 1875 đến năm 1896, ít nhất Rheinart có 5 lần làm Khâm sứ Huế: lần thứ nhất sau Hòa ước Giáp Tuất (1874) Rheinart thay ông Philastre đến tháng 10.1976 cáo bệnh xin về Pháp, Philastre ra thay; Lần thứ hai, Rheinart trở lại thay Philastre đến cuối năm 1880 sau đó Rheinart lại được thay bởi ông Palasme de Champeaux. Lần thứ ba, sau hòa ước Patenôtre 6.6.1883 Rheinart làm Khâm sứ Huế đến tháng 3.1885 lại được thay bởi ông Champeaux. Và lần thứ năm, ông trở lại chức vụ Khâm sứ Huế, sau khi Đồng Khánh mất 28.1.1888, đến tháng 9.1888 thì bắt được vua Hàm Nghi. Ông là người ủng hộ Thành Thái lên ngôi vua vì mối quan hệ giữa ông và vua Dục Đức, cha của vua Thành Thái. Rheinart là hiện thân của chủ nghĩa thực dân, ông coi việc xâm lược là để khai sáng, mở mang, nâng cao mực sống của dân chúng, nhưng thực chất là bóc lộc dân bản xứ.

7.Thu Nguyệt, 12 tuổi, bạn của Nguyễn Phúc Minh thời hàn vi, Là một ca nữ nổi tiếng của đội ca múa cung đình , Nhưng đã không còn ham thích ca múa cho bọn xu nịnh quan thầy Pháp, nhận và tự nguyện mang thư của Catherine đến cho nhà vua, và tình cờ cứu nhà vua khi vua bị quân Pháp phục kích. Cô trao thư của Catherine tận tay nhà vua trước khi từ giã cõi đời vì một phát đạn của đại úy Mouteaux

8.Catherine Rheinart, con gái Pierre Paul Rheinart, 13 -17 tuổi, người bạn của vua Hàm Nghi. Catherine là học trò tiếng Việt của linh mục Grillet.Yêu Hàm Nghi với một mối tình trong sáng. Năm 1888 khi Rheinart, lần thứ năm cha cô trở lại chức vụ Khâm sứ Huế, ông quyết tâm bắt cho được vua Hàm Nghi bằng cách dụ những tên hầu cận của vua để bắt vua. Biết tin,Catherine bất chấp, tìm mọi cách thông tin cho nhà vua. Khi vua bị bắt, cô cũng tìm cách gặp vua lần cuối, nhưng không may tàu đã chuyển bánh.

9.Roussel De Courcy. Thống tướng, Toàn quyền Đông Dương ngày 18.4.1885 đến Bắc Kỳ ngày 19.5 đem 500 quân đi tàu vào Huế. Khi lên làm thủ tướng, Freycinet triệu De Courcy về Pháp, và ngày 5.3.1886 Paul Bert sang nhậm chức Thống Đốc tại Hà Nội.

10.Phu nhân Khâm sứ Rheinart, 43 tuổi, một phụ nữ xinh đẹp, trí thức và trong sáng có ý thức dân chủ và bình đẳng.

11.Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ, tên thật là Phạm Thị Hằng, vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức, người Tân Hòa -Gia Định là một phụ nữ hiền đức, nổi tiếng cần kiệm, sau khi vua Tự Đức mất bà có nhiều ảnh hưởng trong đời sống chính trị của triều đình Huế.

12. Bà Trang Ý, người họ Vũ,con gái của Lệ Quốc Công Vũ Xuân Cẩn,, Lê Thiên Anh Hoàng hậu, vợ vua Tự Đức , một phụ nữ đoan nhã, ham thích sách vở, cũng là mẹ nuôi của vua Dục Đức

13. Bà Học Phi, vợ vua Duc Đức, sau chính biến 1885 Kinh thành, bà cùng với Thái hậu Từ Dũ và bà Trang Ý rời khỏi kinh thành, theo ra Quảng Trị, và sau đó quay về .

14.Linh mục Grillet, 52 tuổi, am hiểu y học, nghiên cứu ngôn ngữ, là thầy dạy tiếng Việt và tiếng Hoa cho Catherine. Ông là một người ham thích nghiên cứu, viết sách và chăm lo cho bổn đạo, không muốn tham dự vào hoạt dộng chính trị.

15.Palasme De Champeaux, Khâm sứ Huế, cựu sĩ quan Hải quân, đã từng tùng sự tại Soái phủ Sài Gòn, biết tiếng Việt và am hiểu tánh tình phong tục của dân Việt Nam, nhiều lần làm Khâm sử Huế.

16.Giám mục Maria Antoine Louis Caspar, một người có ảnh hưởng đối với quan lại thực dân ở Việt Nam

17. Đại tá Guerriere, người được Thống tướng Millot cử đem 600 quân và một đội pháo binh vào Huế, tạo áp lực buộc triều đình phải xin phép lập Ưng Lịch lên làm vua. Xong việc , Guerrier dẫn quân trở ra Hà Nội.

18. Đại úy Mouteaux, thân tín của Rheinart, nguyên tòng sự tại tòa Khâm sứ Huế, được điều động ra Quảng Bình tìm bắt vua Hàm Nghi, đem quân lập đồn Minh Cầm đóng ở mé trên sông Thanh Thủy, vây làng Yên Lộc, tiêu diệt Nguyễn Phạm Tuân, đuổi bắt Lê Trực.

19.Lê Sinh, 13 tuổi, bạn của Nguyễn Phúc Minh thời hàn vi, khi vua Hàm Nghi lên ngôi thì Lê Sinh theo vua vào cung , rồi theo vua kháng chiến. Sinh bị giết đêm bọn Trương Quang Ngọc đột nhập bắt vua.

20. Phan Đình Phùng, người Hà Tĩnh, đổ Tiến sĩ, từng được phong chức Đô ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn, nhận thấy Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường chuyên quyền phế lập, ông phản đối, suýt bị Tôn Thất Thuyết hạ lệnh xử chém, đuổi về quê. Khi vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương, ông hưởng ứng, đến ra mắt vua, làm hòa với Tôn Thất Thuyết, lập căn cứ chống giặc Pháp.

21. Nguyện Nhuận, (Xin phân biệt với Nguyễn Nhuận, Tri huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) 70 tuổi , thầy dạy của vua Hàm Nghi

22. Vua Đồng Khánh, tên húy Nguyễn Phúc Ưng Đường con trai trưởng của Nguyễn Phúc Hồng Cai, anh của Kiến Phúc và Hàm Nghi, sinh ngày 19.2.1864. Ngày 6.8.1885 Chánh Mông thân hành qua bên Khâm sứ làm lễ thụ phong, rồi làm lễ tấn phong niên hiệu Đồng Khánh. Vâng lệnh chính phủ bảo hộ, tuần du ra Bắc kêu gọi vua Hàm Nghi và chiêu dụ sĩ phu trở về phục vụ cho Pháp, nhưng không được hưởng ứng mà còn bị phản đối mạnh mẽ, Đồng Khánh mất ngày 28.1.1888.

23. Trung tá Perot, một trong những chỉ chuy của quân đội Pháp tấn công vào Kinh thành Huế năm 1885.và nhiều mặt trận khác.

24. Thiếu tá Dabat,Đồn trưởng đồn Thuận Bài

25.Trương Quang Ngọc, đã từng hầu cận vua Hàm Nghi. Hắn cùng với tên Nguyễn Đình Tình đêm 26.9.1888 đột nhập vào căn cứ của vua Hàm Nghi , giết chết Tôn Thất Thiệp, bán đứng vua Hàm Nghi cho Pháp

26. Nguyễn Đình Tình, đội suất, hầu cận vua Hàm Nghi, ra thú rồi được Pháp mua chuộc cùng với Trương Quang Ngọc, quay lại bắt vua Hàm Nghi nộp cho Pháp.

27.Nguyễn Hòa, anh trai thứ hai của Thu Nguyệt, tham gia Cần vương ở Quảng Bình.

28.Vợ Trương Quang Ngọc , 27 tuổi, người dân tộc Nùng.v.v...

5.Sơ LưỢc CỐt truyỆn                                                                                          

Phim mở đầu bằng tiếng chuông chùa đang gióng lên trong một không gian tĩnh lặng và tháp chuông chùa Thiên Mụ, nổi rõ trên nền trời hoàng hôn.

Tôn Thất Thuyết đến chùa Thiên Mụ tìm găp Tâm Thiện Đại sư nhờ nhà sư am hiểu dịch lý này coi lá số tử vi của một người mà ông quan tâm.

Trong cuộc sống, Nguyễn Phúc Minh (hay Ưng Lịch) sống với mẹ một cuộc sống dân dả, nghèo túng, vì mẹ ông, bà Phan Thị Nhàn là vợ thứ ba của Kiến Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, cha lại mất sớm khi Nguyễn Phúc Minh mới 5 tuổi. Ông cùng với đám bạn bè đồng lứa chơi đánh giặc giả trên thành Lồi, Phường Đúc. Trong đó có Lê Sinh và Thu Nguyệt, một cô gái có tài đàn và hát ,sau này trở thành một ca nữ trong đội Ca múa nhạc thuộc Cung Đình Huế.

Trong khi ở Viện Cơ Mật, Tôn Thất Thuyết Phụ chính đại thần, Binh bộ Thượng thư và Nguyễn Văn Tường, phụ chính đại thần Lại bộ Thương thư bàn định việc chọn người thay vua Kiến Phúc vừa mất. Hai ông muốn chọn một người thuộc dòng dõi hoàng tộc, chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng người đó chưa đủ lớn để hai ông có thể định hướng nhà vua về đại cuộc theo đường lối chủ chiến, chống Pháp. Người đó theo hai ông không ai khác hơn là Nguyễn Phúc Minh, em cùng cha khác mẹ với vua Kiến Phúc (Ưng Đăng) và vua Đồng Khánh (Ưng Đường) sau này. Kiến Phúc và Đồng Khánh chính là hai trong số 3 người được vua Tự Đức chọn làm con nuôi để chuẩn bị kế nghiệp nhà vua. Chứ không phải như Nguyễn Phúc Minh không được nuôi dạy và không có cuộc sống đầy đủ như hai anh trong cung.                                 

Khi thấy Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường cùng các quan đến đón và dâng áo mão, Nguyễn Phúc Minh hoảng hốt, không dám nhận; bà Phan Thị Nhàn thì lại càng sợ hãi hơn, vì biết con mình không chuẩn bị để làm vua và số phận bi thãm của Dục Đức,Hiệp Hòa và Kiến Phúc đã bày trước mắt bà. Nhưng Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, hai Phụ chánh đại thần đã cương quyết chọn Ưng Lịch Nguyễn Phúc Minh thì không thể khác được. Nguyễn Phúc Minh được giao vai trò lịch sử với nỗi ám ảnh về cái chết trước mắt.

Con gái Khâm sứ Rheinart, Catherine 13 tuổi thân thiện ,có năng khiếu ngoại ngữ, học tiếng Việt và tiếng Hoa với linh mục Grillet. một người am hiểu y học và chuyên nghiên cứu ngôn ngữ học. Catherine mơ ước khi lớn lên là một nhà viết sử.                                     

Khâm sứ Pierre Paul Rheinart là một tên thực dân hạng nặng, thấy Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường tự tiện lập vua, không hỏi ý kiến đúng như giao kết, nên viết thư cho Thống tướng Millot yêu cầu gửi đại tá Guerrier đưa 600 quân vào Huế uy hiếp triều đình, bắt phải xin phép. Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết tức giận, nhưng cũng phải bấm bụng làm tờ xin phép bằng chữ Nôm, nhưng viên Khâm Sứ lại không chịu, bắt phải viết bằng chữ Hán. Hai ông phải viết lại Khâm sứ mới chịu.                                                                                              

   Sáng 2.8.1884 công việc đầu tiên của Vua Hàm Nghi phải thủ vai, dưới sự hướng dẫn của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đi thuyền qua Tòa Khâm sứ ở bờ Nam sông Hương ra mắt và mời phái đoàn tham dự lễ tấn phong.. Tại đây Catherine Rheinart, con gái của Khâm sứ Rheinart, lúc đó mới 13 tuổi, thua vua Hàm Nghi một tuổi, lần đầu tiên nhìn thấy vua Hàm Nghi đã đem lòng ngưỡng mộ, cô bé đã không coi nặng nghi lễ tự tiện mang một cành hoa hồng tặng nhà vua trước mắt mọi người.

Ưng Lịch Nguyễn Phúc Minh được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa làm lễ lên ngôi Hoàng Đế, niên hiệu Hàm Nghi. Phái đoàn Pháp gồm Đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart và Thuyền trưởng Wallarrmé như đã yêu cầu trước cùng với 185 binh sĩ Pháp vào cửa chính Ngọ Môn. Nhưng Tôn Thất Thuyết cương quyết không chấp nhận, Khâm sứ Rheinart không muốn to chuyện, đành chấp nhận để cho 3 người vào của chính, những người còn lại đi cửa hai bên.                                                               

      Buổi lễ tấn phong đã diễn ra tại Điện Thái Hòa trong nghi thức trang trọng với sự chứng kiến của phái đoàn Pháp. Và tất nhiên hai bên tham dự buổi lễ trong sự hậm hực ngấm ngầm. Lại thêm, trước khi lễ tấn phong chấm dứt, phái đoàn Pháp chuẩn bị từ giả ra về,Tôn Thất Thuyết ra lệnh đóng cửa chính Ngọ Môn, càng làm phái đoàn Pháp thêm tức giận, nhưng đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart và Thuyền trưởng Wallarrmé đành bấm bụng đi cửa bên chung với những người khác.                                

Trong vai trò làm vua, việc đầu tiên của Vua Hàm Nghi là yêu cầu Tường Thuyết tìm cho mình một vị thầy để học hỏi. Thuyết Tường giới thiệu Nguyễn Nhuận và Nguyễn Doãn Cử đến dạy vua. Nhà vua trẻ xin được học cách nào để cứu nước.Trả lời vua, Nguyễn Nhuận cho rằng trong tình hình đất nước bị người Pháp xâm chiếm, nhà vua phải học cách yêu dân và làm sao tập hợp được dân. Mặt khác, dù có khi vua Hàm Nghi không thích thái độ lộng quyền, và nhất là tính cách nóng nảy của Tôn Thất Thuyết, nhưng trong thâm tâm nhà vua chấp nhận quan điểm chống Pháp, giữ chủ quyền quốc gia của Thuyết Tường. 

Một tuần sau lễ đăng quang của vua Hàm Nghi, phu nhân quan Khâm sứ Huế Rheinart qua Việt Nam thăm chồng con. Trong một lần đưa Catherine đi chơi bằng xe ngựa, Bà Rheinart vô tình làm ngã hai người nhà quê bán rau vào thành phố. Họ chỉ sây sát nhẹ, bà Rheinart thông qua con gái muốn xin lỗi và bồi thường thiệt hại. Nhưng một tên lính Pháp đứng gần đó chạy tới, hùng hổ dùng roi đánh đuổi hai người đó đi. Bà Rheinart bất bình phản ứng với chồng, một cuộc cãi vả diễn ra. Khâm sứ Rheinart là, một người Pháp cực đoan, luôn coi trọng quyền lợi của nước Pháp mà không coi trọng giá trị nhân bản, không đồng tình với vợ, ông không quan niệm bình đẵng giống vợ, dưới mắt ông, dân chúng Việt Nam chỉ là bọn man di mọi rợ. Bà Rheinart thề sẽ không bao giờ quay trở lại và buộc Catherine cùng quay về Pháp với bà.

Một mặt giữa vua Hàm Nghi và cô bé Catherine Rheinart nẩy sinh một tình bạn khắn khít, Catherine nhiều lần tìm cách gặp lại Hàm Nghi. Và lần nầy, Catherine muốn chia tay với vua Hàm Nghi trước khi quay về Pháp. Họ gặp lại nhau trên bờ thành cửa Tây với sự giúp đỡ của Lê Sinh. Catherine đau đớn tiết lộ việc cha mẹ cô xung đột vì sự khác biệt quan điểm giữa hai người. Hàm Nghi chia sẽ và cảm thông với cô, không coi cô là kẻ thù, đồng thời cô là người Pháp đầu tiên ông quý mến vì cô không mang đến nỗi khổ đau cho đồng bào ông. Trước khi chia tay Catherine do xúc động đã bất ngờ hôn Hàm Nghi làm nhà vua trẻ sững sờ, xúc động và bối rối. Còn Catherine do ngượng ngùng đã vội vã chạy đi. Nhà vua nhìn Catherine chạy đi, chợt tỉnh đuổi theo và tặng Catherin một hình nhân, hình khắc Catherine bằng gỗ do nhà vua khắc.

Đến 18.5.1985,Thống tướng Roussel De Courcy sang tới Bắc Kỳ.

Đến 19.5.1985 Thống tướng đem gần 500 quân đi tàu vào Huế. Triều đình cử hai quan đại thần cùng Khâm sứ Huế Champeaux (vừa thay Rheinart) ra đón De Courcy ở Thận An. Sáng hôm sau De Courcy cho đòi hai quan phụ chính sang Khâm sứ để định việc ông vào yết kiến và trao quốc thư đến vua Hàm Nghi. Đồng thời De Courcy âm mưu bắt Tôn Thất Thuyết và đưa đi đày.

Thuyết tinh ý, hiểu âm mưu của De Courcy, tạm thời cử ông Tường sang, còn Thuyết cáo bệnh. De Courcy cương quyết đòi Thuyết phải sang cho được, nếu Thuyết bệnh thì khiêng sang. Nhưng Thuyết nhất định không chấp nhận.                                                      

      De Courcy dự định đến hôm vào điện yết kiến vua Hàm Nghi, thì buộc triều đình phải mở cửa chính, không những chỉ để quan nước Pháp đi mà phải để quân lính cũng đi vào cửa chính. Cơ mật viện thấy điều ấy trái với quốc lễ, yêu cầu để Thống tướng đi cửa giữa theo như sứ Tàu ngày trước, còn quân lính thì xin đi cửa hai bên, nhưng De Courcy nhất mực không chịu.

Thấy tình hình căng thẳng, Từ Dũ Thái hậu sai Nguyễn Văn Tường đem đồ lễ vật sang tặng Thống tướng, Thống tướng cũng khước từ không nhận.

Tôn Thất Thuyết thấy De Courcy thô bạo như vậy thì rất tức giận, nhân lúc ấy có dấu hiệu động đất, mới nghĩ rằng đấy là điềm trời xiu khiến, bèn ngấm ngầm sửa soạn tấn công Pháp. Thuyết dự định tấn công vào khoảng gần nửa đêm, khi khách quan tham dự tiệc khoãn đãi của De Courcy ra về. Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công Pháp trước vì không muốn De Courcy thực hiện tại Huế như Francis Garnier và Henri Rivière ở Hà Nội.

Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá vào lúc 11h:30, tức sau khi Thống tướng De Courcy đã thiết đãi tiếc cho các quan khách Pháp ra về, nhưng do việc chuẩn bị chậm trễ, nên việc tấn công không hiệu quả như mong muốn.                                              

Đến khi trời sáng tỏ thì De Courcy ra lệnh tấn công kinh thành Huế quân dân ta tổn thất nặng, người chết, kẻ bị thương vô kể còn lại bỏ trốn khỏi kinh thành. Pháp chiếm kinh thành.

Sau khi biết thất bại, Thuyết Tường vào cung đưa nhà vua và Tam cung xa giá rời kinh thành.

Đến cửa Hữu, Thái Hậu Từ Dũ trao đổi với hai vị phụ chánh đề nghị Nguyễn Văn Tường ở lại để thu xếp mọi việc. Nguyễn Văn Tường vâng lệnh ở lại. Sau đó Tường nhờ Giám mục Gaspard giúp dỡ đưa Tường ra đầu thú với De Courcy.                            

Ngày 27.7.1885 tại Quảng Trị, đoàn đạo ngự chia làm hai, một đoàn theo theo Thái hậu Từ Dũ trở về Huế, gồm có các hoàng thân và quan lại, hoặc già yếu, hoặc mất ý chí chiến đấu và phụ nữ không muốn đi lên Tân Sở. Một đoàn theo nhà vua và Tôn Thất Thuyết lên Tân Sở gồm những quan văn, quan võ muốn giữ trọn chữ trung với nhà vua, với nước và các phụ nữ muốn đi theo cha mẹ, chồng con.                                          

Khi sắp đi ,Vua Hàm Nghi vào lạy từ giả ba bà Thái Hậu cùng Tôn Thất Thuyết lên đường.

Ngày 28.7.1885 Tam cung mới tiếp tin Nguyễn Văn Tường xin rước xa giá trở về Huế.                 

Sau ba ngày ở Tân Sở, nhà vua buồn nhớ kinh thành, và đau dớn vì kinh thành đã nằm trong tay bọn Pháp không biết bao giờ mới trở về chốn cũ, nhưng Tôn Thất Thuyết tỏ ý chí quyết chiến với Pháp,  

Hai ngày sau Thuyết đệ lên vua một tờ chiếu kể tội giặc Pháp và kêu gọi nhân dân nổi dậy chống Pháp. Hịch Cần Vương ra đời.

Nhà vua đọc hai lần mới phê chuẩn, và hiểu ra lý do tại sao Tôn Thất Thuyết muốn giữ nhà vua ở lại chiến đấu.

Thế là ngày hôm sau, Tôn thất Thuyết phò vua rời Tân Sở, ngược Mai Lĩnh qua Lào, tiếp tục vượt đèo Qui Hợp, sang địa phận Hà Tĩnh để về Ấn Sơn là nơi mà Tôn Thất Thuyết dự định đặt đại bản doanh của nhà vua.

Đoàn người trên 500 ra đi từ Hành cung Quảng Trị chỉ còn 200 người cả quan lẫn lính với một cái kiệu trong đó Hàm Nghi đang lên cơn sốt, 6 cái võng, 1 con ngựa, 3 con voi với 50 gánh hành lý.

Suốt dọc con đường dài hiểm trở, gian lao, vị vua sớm nếm mùi gian khổ ấy vẫn giữ vững ý chí, trầm ngâm, suy ngẫm về cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt tới.

Khi đến bản doanh ở Quảng Bình, cuộc họp bàn phân công bắt đầu cho cuộc chiến đấu.Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm được giao nhiệm vụ sát cánh và hổ trợ nhà vua chiến đấu. Vua Hàm Nghi hăng hái tham gia những trận đánh trực diện với Pháp.           

Trong khi, Nguyễn Văn Tường đang ở tại Thương Bạc viện do đại úy Schmitz và một toán lính Pháp coi giữ. Đúng hai tháng sau, do Nguyễn Văn Tường đã không ổn định được tình hình theo như yêu cầu của De Courcy,một mặt ngầm chống đối. De Courcy đặt ông Thọ Xuân lên làm giám quốc, giao quyền bộ binh cho Khâm sứ Champeaux, để bãi binh của ta, sau đó bắt Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật và Tôn Thất Đính (cha của Tôn Thất Thuyết) đày đi Côn Lôn riêng Nguyễn Văn Tường bị đày tiếp đến Tahiti ở Thái Bình Dương và Nguyễn Văn Tường mất tại đó, xác được đem về quê.

Trong khi đó ở tận Quảng Bình, vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thiệp, Tôn Thất Đạm và nhiều tướng lãnh tham dự những trận đánh Pháp, thì Đồng Khánh giao hảo thân thiết với Pháp.

Trong khi vua Hàm Nghi sống cực khổ, nghèo đói, thì Đồng Khánh tiệc tùng , đãi đằng và xem tuồng.

Đại tá Pernot tấn công vào mật khu của Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thiệp và Đạm và Lê Sinh sát cánh chiến đấu bên vua Hàm Nghi. Mặt khác, trong một trận đánh, quân Cần Vương do Hàm Nghi và hai anh em Thiệp, Đạm thường áp dụng chiến thuật công đồn đả viện với quân Pháp.                                                          

Tôn Thất Thuyết cùng đề đốc Trần Xuân Soạn từ giả vua Hàm Nghi lên đường thượng đạo sang Tàu cầu viện. Vua Hàm Nghi lại tiếp tục tham gia những trận đánh với quân Pháp.                     

Trong khi đó, Catherine bay từ Pháp qua muốn tìm tin tức vua Hàm Nghi, vì từ tháng giêng năm 1888 ông Rheinart đã trở lại chức vụ Khâm sứ Huế, ông quyết tâm bắt cho được vua Hàm Nghi bằng âm mưu sử dụng những kẻ thân tín của nhà vua để hại nhà vua. Khậm sừ Rheinart, đã bàn định với đại úy Mouteaux và trung úy Galand lập kế hoạch thâm độc bắt vua Hàm Nghi.

Biết được tin chẳng lành ấy, Catherine nhờ linh mục Grillet tìm cách chuyển đến vua. Cuối cùng bức thư cũng đã kịp trao cho vua từ tay Thu Nguyệt, một ca nữ trong đội ca múa Cung đình, cô bạn nhỏ của nhà vua thuở vua còn hàn vi trước khi từ giả cõi đời,           

Đại úy Mouteaux được mật lệnh của Khâm sứ Rheinart đem quân lập đồn Minh Cầm, áp sát căn cứ của vua Hàm Nghi, Ông Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân lui lên phía trên. Mouteaux và trung úy Galand tìm mọi cách tấn công quân của Vua Hàm Nghi.  

                     

Trong một trận đánh, Galand tình cờ nhặt được bức thư của Catherine trong đống đổ nát. Mouteaux mệt mõi với những cuộc tấn công Cần vương nhưng không hiệu quả, xin về Pháp, nhường quyền chỉ huy lại cho Galand. Bất ngờ tên đội Nguyễn Đình Tình , người được Mouteaux cài lại trong hàng ngủ Cần Vương be6bn cạnh vua Hàm Nghi về Đồng Cả, phía trên đồn Minh Cầm cho biết tình hình và nơi trú của vua, Đại Úy Mouteaux sai Tình đem thư dụ Trương Quang Ngọc. Trước khi ra đầu thú Ngọc nhẩn tâm giết chết vợ mình vì sợ vợ khai báo ý định ra đầu thúvới Pháp . Ngọc và Tình tình nguyện xin đi bắt vua Hàm Nghi. Ngày 26.9, Ngọc và Tình, cùng 20 đứa thủ hạ, vây làng Tả Bảo là chỗ vua Hàm Nghi đóng.  

                                                 

Đến nửa đêm, Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc đột nhập vào căn cứ giết Tôn Thất Thiệp và Lê Sinh và bắt vua Hàm Nghi. Nhà vua khi thấy Ngọc, biết mình bị phản, vua Hàm Nghi bước ra, cầm thanh gươm đưa cho Trương Quang Ngọc và bảo rằng:“Mày giết tao đi còn hơn đưa tao về nộp cho Tây”.

Vua vừa nói dứt lời thì một tên lính Mường lẻn ra sau lưng ôm quàng lấy rồi giật thanh gươm ra. Từ đó, nhà vua không nói năng gì nữa.

Sáng hôm sau, Ngọc cõng nhà vua ra đến bến Ngã Hai, rồi đưa xuống bè, đi mất hai ngày mới đến đồn Thanh Lang, nộp cho viên đại uý coi đồn là Boulangier. Viên đại uý lập tức đưa nhà vua về đồn Thuận Bài đóng ở sông Gianh, gần chợ Đồn ngày14 tháng 11 năm 1888.                                                                         

Khi nhà vua từ dưới thuyền bước lên, quân đội Pháp do một thiếu tá chỉ huy cử nhạc và bồng súng chào thì nhà vua kéo khăn che mặt lại. Đến khi viên thiếu tá đọc lời chúc thì nhà vua nói: " Tôi không dám nhận lời chúc mừng của ông vì tôi chỉ là bề tôi của vua Hàm Nghi. Vua chúng tôi hiện đang ở trong rừng. Nếu tôi không bị ốm nặng thì tôi đã tẩu thoát với nhà vua tôi rồi".

Tôn Thất Đạm nghe tin vua bị bắt, viết thư xin lỗi vua vì đã để vua bị giặc bắt, đồng thời viết thư cho đại úy Dabat đóng ở đồn Thuận Bài xin cho các thủ hạ ra đầu thú.Xong thắt cổ tự tử.                                   

Viên trung uý chỉ huy quân đội Bonnefoy đã chuyển bức thư của Tôn Thất Đạm gửi cho vua Hàm Nghi xem nhưng nhà vua ném lá thư xuống bàn và làm như không có can hệ gì đến mình. Viên đề đốc Thanh Thuỷ là Nguyễn Hữu Viết được Pháp cử tới để thăm hỏi và nhận mặt thì nhà vua giả như không hay biết. Nhưng khi Nguyễn Nhuận, thầy dạy cũ đến thì nhà vua vô tình đứng dậy chào, thì người Pháp biết chắc chắn đó là vua Hàm Nghi.

Lúc này, triều đình Huế đã biết tin Hàm Nghi bị bắt, vua Đồng Khánh sai quan lại Thừa Thiên và bộ binh ra đón để đưa về Huế. Nhưng người Pháp sợ dân tình sẽ bị kích động khi thấy mặt ông vua kháng chiến nên Pháp đã báo cho Viện Cơ mật rằng vua Hàm Nghi lúc này tính tình khác thường, về kinh e có điều bất tiện, cần phải đưa đi tĩnh dưỡng nơi khác một thời gian. Kỳ thực người Pháp đã có quyết định dứt khoát với ông vua kháng chiến này là đày sang xứ Algérie ở Bắc Phi. Rheinart đã báo cho vua biết là Thái hậu đang ốm nặng, nếu nhà vua muốn thăm hỏi thì sẽ cho rước về gặp mặt. Nghe vậy, vua Hàm Nghi đáp :"Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ gì đến cha mẹ, anh em nữa", rồi vua cáo từ về phòng nhà giam. Nhà vua không muốn tiết lộ thân phận, vì không muốn phong trào Cần vương yếu đi hoặc tan rã vì biết tin nhà vua bị bắt.                     

Từ Thuận Bài, người Pháp chuyển vua Hàm Nghi qua Bố Trạch rồi vào Đồng Hới và tới cửa Thuận An ngày 22 tháng 11 năm 1888.                                        

Catherine biết được tin nhà vua bị bắt, nàng đau khổ đến tuyệt vọng, nàng không che giấu tình yêu của mình dành cho nhà vua, mặc dù nàng biết nàng không g xứng đáng với ông vì cha nàng có tội với dân tộc ông, đã xâm chiếm đất nước ông , có tội với cá nhân ông vì đã âm mưu bắt ông.                                              

  Không nản, nàng tìm mọi cách để gặp vua Hàm Nghi, Sáng sớm (4 giờ sáng ngày 25 tháng11 năm 1888) vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu đi Algerie. Trước phút rời xa quê hương, nhà vua nhìn lên bờ, không nén được cảm xúc vì nỗi niềm riêng và vận nước, nước mắt ông chảy tràn lên má. Trong khi đó Catherine trốn ra khỏi Tòa Khâm sứ cưỡi ngựa về Thuận An cố tìm gặp nhà vua .

Khi Catherine đến nơi, nhà vua quay lại nhìn thấy nàng, nhưng con tàu đưa nhà vua đi đã rời bến. 

Catherine vẫn trên lưng ngựa lao tới…

6. KỊCH BẢN

1.CHÙA LINH MỤ-NỘI-NGOẠI-HOÀNG HÔN

Tiếng chuông chùa Thiên Mụ được đánh lên từ một đùi chuông treo lên ngang tầm chuông bởi cánh tay một nhà sư trẻ.                                                        

Tiếng chuông âm vang trầm lắng...trong không gian cô tịch.

Tháp chùa Thiên Mụ sừng sững giữa bầu trời của hoàng hôn đang xuống.

Tôn Thất Thuyết trời khỏi toán hầu cận lại giữa sân chùa, tự mình mang lễ vật hấp tấp đi vào hậu điện.

Đến trước cửa phòng của đại sư trụ trì, ông đưa tay gõ.

Cánh cửa bật mở, Đại sư xuất hiện trên ngưỡng cửa, thoáng vẻ ngạc nhiên.

                      ĐẠi sư TÂM THIỆN

 

Ngọn gió nào đưa quan phụ chánh đại thần viếng thăm bổn tự?

                       TÔN THẤT THUYẾT

Không giấu chi đại sư, Thuyết tôi nghe tiếng đại sư tinh thông dịch lý, nên có ý đến nhờ cậy.

                       ĐẠi Sư TÂM THIỆN

Mô Phật!Bần tăng chỉ là kẻ tu hành quê mùa, thô lậu sớm hôm vui với câu kinh tiếng kệ!

TÔN THẤT THUYẾT

Dưới gầm trời này tài năng của đại sư Tâm Thiện sánh ngang với Quỉ Cốc tiên sinh, ai mà không biết

ĐẠi sư Tâm ThiỆn

Ngài phụ chánh nói quá lời, bần tăng chỉ biết dựa theo lẻ tuần hoàn của trời đất mà lý giải, chứ tài cán chi.

Tôn Thất Thuyết lấy từ trong túi áo ra một tờ giấy xếp tư trao cho đại sư.

TÔN THẤT THUYẾT

Nhờ đại sư coi giúp lá số tử vi này!

Đại sư mở tờ giấy trải ra bàn,vừa nhìn vào giấy ông thoáng giật mình.

ĐẠi Sư Tâm ThiỆN

Mô Phật!

2.THành LỒI-NGOẠI-NGÀY

Ánh chiều đang xuống dần trên Thành Lồi .

Bọn trẻ tuổi từ 12 đến 15 tuổi, tụ tập, chia làm hai phe chơi đánh giặc giả, mỗi phe khoảng 20 đứa.Một phe do Nguyễn Phúc Minh chỉ huy, phe kia do cậu bé Mập chỉ huy.Vũ khí trong tay của chúng là những khẩu súng làm bằng hóp (*)

Sau cái bắt tay của Nguyễn Phúc Minh và cậu mập, bọn trẻ giơ tay lên và hò hét tự động chia ra hai nhóm, chạy theo hai ngả Đông Tây của Thành Lồi.

Nhóm của Nguyễn Phúc Minh còn lại ba người.

Núp sau cái gò cao, Nguyễn Phúc Minh quay lại nói với cô bé và một cậu khác .

               NGUYỄN PHÚC MINH

Sinh leo lên cây trước mặt quan sát xem thằng Hải, chỉ huy của bọn chúng ở đâu, phất cờ theo như tao đã dặn. Còn Nguyệt quay lại bảo với Mạnh làm thế nào tách bọn chúng ra như kế hoạch đã bàn trước. Chỉ cần bắt được thằng Hải là kết thúc trận đấu.

          LÊ SINH

Minh à! Tao chợt nghĩ…

NGUYỄN PHÚC MINH  

Gì nữa đây?

Lê SINH

(cười)

Tao tiếc không học được phép hô phong hoán vũ của Quỉ Cốc tiên sinh để tiêu diệt lũ yêu quái cho sớm!

Lê Sinh nói xong, cúi thấp người chạy lắp xắp sau những bụi dứa hoang đến dưới gốc cây cao có cành lá sum sê.

THU NGUYỆT

                                     (luyến tiếc)

Em cũng phải đi à?

NGUYỄN PHÚC MINH

                                        (gật đầu)

Ừ, làm nhanh đi mà về kẻo trễ!

Thu Nguyệt hơi chút miễn cưỡng, đưa mắt nhìn Minh , rồi quay người đi.

_______

(*)một loại đồ chơi tự tạo thịnh hành của trẻ em Huế,thân súng làm bằng hóp, đạn làm bằng hột sân hoặc hột bì lời. Mỗi khi bắn (có thể bắn liên thanh), súng phát tiếng nỗ, đạn bắn ra rất mạnh,nếu trúng vào da thịt sẽ rất đau.Và quy định của trò chơi này là kẻ nào bị đạn của địch bắn, tức khắc tự giác loại khỏi cuộc chơi

3.Cơ mặt- viện -nội ngày

Trong phòng chỉ có hai quan phụ chính đại thần Tôn Thất thuyết và Nguyễn Văn Tường

TÔN THẤT THUYẾT

Ông Tường! Ý ông thế nào?

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Theo nguyên tắc, chúng ta phải lập Chánh Mông kế tục Kiến Phúc, nhưng theo tôi Chánh Mông cũng đã lớn, ham thích lạc thú, sẽ rất khó cho chúng ta như trường hợp Dục Đức.

TÔN THẤT THUYẾT

Tôi cũng suy nghĩ như ý ngài, không thể để một trường hợp Dục Đức nữa tái diễn.Chúng ta không thể thỏa hiệp với Pháp, phải đánh đến cùng.

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Vậy theo ngài thì ai có thể thay thế Kiến Phúc được?

Tôn Thấtt Thuyết

Phải chọn một người trong hoàng tộc, tuổi nhỏ, có thể chịu đựng gian khổ, và hai chúng ta có thể định hướng nhà vua theo đại cuộc.

NGuyễn Văn Tường 

Tôi nghĩ chắc ngài đã có chủ định?

Tôn Thất Thuyết

(gật đầu)

Chỉ có con người đó là phù hợp. Tôi đã đặc biệt theo dõi và nhờ Tâm Thiện đại sư coi giúp lá số tử vi!

Nguyễn Văn Tường

Tôi cũng đã nghĩ đến một người!

Im lặng một lúc..

Nguyễn Văn Tường

Tôi đề nghị ngài và tôi cùng viết tên người đó vào lòng bàn tay, xem thử chúng ta có khác ý nhau không?

TÔN THẤT THUYẾT

(gật đầu)

Tôi cũng có ý ấy!

Cả hai lấy bút viết vào tay, xong cả hai cùng xòe tay ra. Không thấy rõ họ viết gì, chỉ thấy hai người nhìn nhau bật cười ha hả!!!

4.THÀNH LỒi-NGOẠI-NGÀY

Minh quay lại đi về lối cũ, bất ngờ gặp Lê Sinh và Thu Nguyệt. Lê Sinh như đang có ý chờ Minh, còn Thu Nguyệt đang ôm chân nhăn nhó ngồi trên một mô đất.

NGUYỄN PHÚC MINH

Chuyện gì vậy Nguyệt? Có sao không ?

            THU NGUYỆT

Bọn chúng bị Mạnh phục kích, nhưng có đứa tìm cách trốn ra, em cố sức giữ một thằng trong bọn chúng, nên vấp phải khúc cây…..

Trên bàn chân trắng ngần của Thu Nguyệt, một vết thương rướm máu.

Rất nhanh, Minh nhìn quanh, bước tới lùm cây, quan sát, đưa tay bẽ ngang cây cỏ mực, hái lá bỏ vào miệng nhai nát, đắp lên bàn chân bị thương của Thu Nguyệt. Thu Nguyệt chăm chú quan sát hành động của Minh, mặt không ngừng biến đổi.

NGUYỄN PHÚC MINH

Anh xin lỗi, đáng ra anh không nên để Nguyệt chơi đánh giặc giả, vì không phù hợp với em. Em ở nhà đánh đàn, tập hát thì hay hơn.

             THU NGUYỆT

Nhưng em thích chơi với mấy anh..Bộ anh bắt em đàn hát hoài sao?

NGUYỄN PHÚC MINH

Nguyệt có tài đàn hát, đừng uổng phí!

Thu Nguyệt đắm đuối nhìn Minh làm Minh đỏ mặt bối rối, quay đi nơi khác, mặt đăm chiêu.

ThU NGUYỆT

Anh Minh nghĩ gì mà thừ người ra vậy?

Minh vẫn im lặng không trả lời, tay vẫn mân mê con dao nhỏ, và một đoạn gỗ, mới khắc chưa tượng hình rõ nét.

             LÊ SINH

(  cười)

Cái mặt nó cứ y như ông vua bị cướp ngôi không bằng!

NGUYỄN PHÚC MINH

(cười)

Mầy thấy ông vua bị cướp ngôi hồi nào mà nói dóc vậy?

Lê Sinh

Sao không? Tao thấy trong tuồng hát bội.

NGUYỄN PHÚC MINH

Làm vua mà không thực hiện được ước mơ của dân mình, để rồi nhận cái số phận bi thảm như ông anh Kiến Phúc của tao thì làm vua làm chi, thà sống như cỏ cây còn hơn.

(quay lại Thu Nguyệt)

Thu Nguyệt về chưa?

THU NGUYỆT

Em cũng về, nhưng em còn ghé nhà cha Grillet có chút việc.

Cả ba cùng bước xuống đồi.

5.NHÀ LINH MỤC GRILLET-NỘi-NGÀY

Linh mục người Pháp đang ngồi, đối diện với ông là Catherine, cô gái người Pháp, sau lưng là những kệ đầy sách.

 CATHERINE RHEINART

                     

                      ,

                       ;

                     ,

                    .

Khứ niên kim nhật thử môn trung

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng

Nhân diện bất tri hà xứ khứ       

Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

LINH MỤC GRILLET

(mỉm cười)

Catherine! Je ne m’attendais pas du tout à ça, que tu maitrises si vite le vietnamien et le chinois. Bon nombre de missionnaires, malgré leur vaillance, n’arrivent pas  aussi bien que toi. Tu es vraiment douée. Dis-moi pourquoi tu veux apprendre le vietnamien, je suis curieux de le savoir

(Catherine! Cha không ngờ con học tiếng Việt và tiếng Hoa nhanh như vậy. Rất nhiều linh mục truyền giáo, họ rất chăm chỉ, nhưng không thể nói được tiếng Việt và tiếng Hoa nhanh như con. Con có năng khiếu ngoại ngữ. Cha tò mò muốn biết con học tiếng Việt để làm gì?)

Catherine RHEINART

Mon Révérend Père Grillet! Ce pays et les homes de ce pays ont quelque chose qui me captive ; je les aime. Plus tard, je voudrais devenir historienne

Cha Grillet!Đất nước và con người của xứ sở này có một cái gì đó mê hoặc con, con yêu họ. Lớn lên, con muốn trở thành một nhà viết sử)

LINH MỤC GRILLET

Je suis comme toi, j’aime aussi ces homes. Monseigneur Caspard est mon supérieur, mais je ne partage pas son opinion. Je ne veux pas participer à l’action politique, je m’occupe des paroissiens et en dehors de ça, seules  les recherches, l’écriture m’intéressent. La colère et la méfiance de l’opinion à l’égard des missionnaires et des catholiques sont somme toute normales, et je peux les comprendre

(Cha cũng giống con, cha yêu những người dân ở đây. Giám muc Caspard là bề trên của cha, nhưng cha không tán đồng quan điểm của ông ấy. Cha không muốn tham gia hoạt động chính trị, cha chỉ muốn nghiên cứu, viết sách và lo cho bổn đạo. Sự phẫn nộ và nghi kỵ của dân chúng đối với giáo sĩ và giáo dân là điều tất nhiên, cha có thể hiểu được.)

Bỗng bên ngoài có tiếng huyên náo. Linh mục Grillet nhìn ra ngoài nói lớn.

LINH MỤC GRILLET

Chuyện gì bên ngoài mà ồn ào vậy?

Một người giúp việc của cha bước vào

NGƯỜI GIÚP VIỆC

Thưa cha, có một người bị đạn bắn bị thương khá nặng.

LINH MỤC GRillet

Sao không mang vào?

NGƯỜi GIÚP VIệc

Thưa cha, con không biết..

Nhìn Catherine lúng túng.

LINH MỤC GRILLET

Cứu người là điều quan trọng. Chuẩn bị phòng mỗ đi.      

Catherine RHEINART

Con muốn phụ cha một tay được không?

LINH MỤC GRILLET

(  gật đầu)

Được, con giúp thì quá tốt!

Catherine bước vào phòng trong. Tức thì hai người đàn ông vội vã đưa một người bị thương nằm trên cáng và một người thanh niên đi theo bên cạnh, cánh tay áo người này dính đầy máu.

Linh mục Grillet nhìn người bị thương rồi hỏi người thanh niên.

LINH MỤC GRILLET

Vết thương ở đâu?

 THANH NIÊN

Thưa cha, dưới ngực phải! Một mãnh đạn 3 li!

LINH MỤC GRILLET

Bao lâu?

THANH NIÊN

Chắc không lâu, vì hãy còn ấm!

LINH MỤC GRILLET

Đưa vào phòng nhanh lên!

Linh mục Grillet lấy xà phòng rữa tay, xong đeo găng tay vào.

Catherine bước đến bên cạnh cha Grillet cùng với người giúp việc của cha.

LINH MỤC GRILLET

Dao!

Catherine đưa dao cho cha Grillet như cái máy.

Cha Grillet rạch một đường nhỏ trên vết thương, rồi quay lại

LINH MỤC GRILLet

Kìm!

Catherine đưa kìm cho cha Grillet.

Linh mục lấy kìm gắp mãnh đạn ra và bỏ vào khay.

LINH MỤC GRILLET

Con giúp cha chữa trị vết thương!

Catherine Rheinart đắp thuốc lên và băng vết thương lại một cách thuần thục.

Linh mục Grillet quay lại nói với người giúp việc

LINH MỤC GRILLET

Đóng cửa lại, không tiếp bất cứ ai.

CATHERINE RHEINART

(  tháo bao tay)

Con phải về thưa cha! Lẩn khác con sẽ đến!

LINH MỤC GRILLET

(  mỉm cười gật đầu)

Ừ, con về!

Catherine quay người bước ra ngoài.

Linh mục Grillet nhìn theo dáng đi của Catherine lẫm bẫm:

LINH MỤC GRILLET

Một người như Khâm sứ Rheinart mà có được một đứa con gái như Catherine thì lạ thật!

Catherine vừa khuất đầu ngõ thì Thu Nguyệt bước vào. Cha Grillet nhìn thấy Thu Nguyệt đã bước ra niềm nở.Thu Nguyệt ngước lên.

THU NGUYỆT

Cha có tin tức gì về cha con và anh cả con không?

CHA GRILLET

Chỉ nghe nói hai người đã đến đồn điền cao su Dầu Tiếng và bắt đầu làm việc.Từ đầu cha đã phản đối việc hai người đi phu đồn điền, vì bọn chủ đồn điền là những tên lưu manh .

THU NGUYỆT

Biết làm sao hả cha? Gia đình con đông người mà không có đủ cái ăn cái mặc.

6.NHÀ BÀ PHAN THỊ NHÀN –NỘi-NGOẠI -NGÀY

Hai quan Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường cùng một số quan đại thần khác đẫy cửa bước vào .

Bà Phan Thị Nhàn nghe tiếng người, từ nhà sau hấp tấp bước ra. Bất ngờ khi thấy Tôn Thất Thuyết.

 PHAN THỊ NHÀN

(ấp úng)

Có chuyện gì mà quan Phụ chính đại thần. ..

 TÔN THẤt THUYẾT

Chúng thần có có việc muốn trình bẫm với phu nhân. Thần muốn gặp Hoàng thân Ưng Lịch..

 BÀ PHAN THỊ NHÀN

(sợ hãi)

Thằng Ưng Lịch nhà tôi có gì mạo phạm đến quan Phụ chính à?

  NGUYỄN VĂN TƯờNG

Hoàng thân không làm gì để chúng thần trách cứ, nhưng ý của các quan trong triều và Thái hậu cử thần đến đây để..

Nguyễn Phúc Minh từ ngoài bất ngờ chạy xộc vào nhà, kêu lớn.

NguyỄN PHÚC MINH

Mạ ơi! Con đã..

Ngưng bặt khi nhìn thấy quan phụ chính, ngạc nhiên , khựng lại..

Tôn Thất Thuyết bước tới quỳ xuống trước Minh.

TôN THẤT THUYẾT

Khải bẫm Hoàng thượng, thần là Tôn Thất Thuyết, Phụ chính Đại thần, Binh bộ Thượng thư kính cẩn ra mắt Hoàng thượng..

Đến lượt Nguyễn Văn Tường cũng quỳ xuống

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Còn thần là Nguyễn Văn Tường, Phụ chinh Đại thần, Lại bộ Thượng thư kính cẩn xin ra mắt Hoàng thượng.

 NGUYỄN PHÚC MINH

(hoảng hốt)

Thưa các ngài, tôi không dám nhận!

BÀ PHAN THỊ NHÀN

(  như gào)

Xin các ngài rộng lòng bao dung. Con tôi đâu biết gì mà làm vua.

Không trả lời bà Phan Thị Nhàn, Tôn Thất thuyết quay lại, đưa ánh mắt sắc lạnh nhìn hai vị quan phụ trách, kèm theo cái gật đầu.

Hai vị quan trong số đó vội vã mang long bào,áo mão đến trao cho Tôn Thất Thuyết.

Nguyễn Văn Tường bước đến đứng bên cạnh Minh im lặng.

Tôn Thất Thuyết cầm lấy rồi kính cẩn đâng lên cho Ưng Lịch.

TÔn ThẤt ThuyẾt

Xin Hoàng Thượng hãy vì sự an nguy của xã tắc!

NguyỄn Văn TưỜng

Và hạnh phúc của muôn dân trăm họ…...

Nguyễn Phúc Minh bối rối thụ động, đưa tay ra cầm lấy áo mão.

Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường bước tới dìu Ưng Lịch quay ra cửa bước lên kiệu đã chờ sẳn.

Bà Phan Thị Nhàn há hốc mồm nhìn theo con trai, người như tê cứng, không một phản ứng.

Tôn Thất Thuyết gật đầu làm dấu. Kiệu rời khỏi nhà, Nguyễn Phúc Minh ngoái nhìn lại, hai hàng nước mắt chảy dài trên má.

Bà Phan Thị Nhàn nhìn theo cho đến khi kiệu khuất đầu ngỏ, bà sụp xuống nấc lên tiếng khóc ai oán.

7.Tòa KHÂM SỨ-NỘi-NGÀY

Viên Khâm sứ Rheinart đấm tay xuống mặt bàn, rồi quay qua nói với đại úy.

       KHÂM SỨ RHEINART

Capitaine Mouteaux! Pourquoi les deux, Thuyêt et Tuong, ont-ils décidé eux-mêmes l’intronisation du nouveau roi  sans requérir au préalable  mon avis, conformément à l’accord ? Vous allez leur dire de d’établir la  demande d’autorisation

(Đại úy Mouteaux! Sao hai tay Thuyết Tường tự tiện lập vua mà không hỏi ý kiến ta đúng như đã giao kết? Hãy thông báo buộc Tường Thuyết phải làm tờ xin phép.)

ĐẠI ÚY MOUTEAUX

                    Monsieur le Résident Supérieur, Messieurs Tuong

                    Et Thuyêt ont transmis cette  demande après  avoir

                    entendu nos rappels

 

                    (Thưa Ngài Khâm sứ! Ông Tường và Ông Thuyết

                    đã gửi đơn xin phép sau khi được chúng tôi nhắc      

                    nhở.)

Đại úy Mouteaux cầm xấp hồ sơ trên bàn, rút ra một văn thư trao cho Khâm sứ Rheinart.

ĐẠi Úy MOUTEAUX

La voici, Monsieur

(Thưa ngài!)

Khâm sứ Rheinart cầm đọc, ném xuống đất.

KHÂM SỨ RHEINART

Cette demande est écrite en sino-vietnamien ; il faut qu’elle soit en chinois pour être valable

(Bản văn này viết bằng chữ Nôm, Hãy nói với hai ông ấy phải viết đơn xin bàng chữ Hán mới được.)

ĐẠI ÚY MOUTEAUX

Monsieur, je leur transmettrai votre exigence

(Thưa ngài Khâm sứ, tôi sẽ truyền đạt đúng ý của ngài.)

Một nhân viên lấp ló ở cửa, Khâm sứ quay ra.

KHÂM SỨ RHEINART

Quoi?)

(Chuyện gì?)

NHÂN VIÊN KHÂM SỨ

Monsieur le Résident Supérieur, la Cour de Huê nous informe que Messieurs Nguyên Van Tuong et Ton Thât Thuyêt accompagneront en personne le nouveau roi qui viendra  vous voir et souhaiterait avoir la présence d’une représentation du gouvernement français à la fête d’intronisation

(Thưa ngài Khâm sứ! Bên triều đình Huế thông báo đích thân ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sẽ hộ tống vị vua mới lập sang ra mắt Khâm sứ và mời phái đoàn Pháp sang dự lễ đăng quang!)

Nhân viên Khâm sứ trao thư xong, bước ra .

KHÂM SỨ RHEINART

(  đắn đo)

Ils me placent toujours dans des situations où les moindres détails sont déjà réglés d’avance. Si je ne les reçois pas, les choses deviendront plus compliquées

(Bọn hắn khi nào cũng đặt ta trước sự đã rồi. Nếu ta không tiếp thì mọi việc càng trở nên rối rắm hơn.)

Catherine xuất hiện trước ngưỡng cửa, mặc đầm trắng, tóc thắt bím, mặt xinh đẹp và rạng rỡ như một thiên thần..

Catherine Rheinart

Papa!

(Ba!)

KHÂM SỨ RHEINART

(dịu lại)

                          On m’a rapporté que l’évêque t’as fait des compliments

                          pour l’étude du vietnamien et du chinois, mais en fait,

                          pourquoi apprends-tu le vietnamien, pourquoi pas l’allemand

                          ou l’espagnol ?

(Ba nghe đức giám mục khen con nói tiếng Việt và tiếng Hoa giỏi, nhưng sao con không để thời giờ học tiếng Đức hay Tây Ban Nha, học tiếng Việt làm chi.)

Catherine làm như không nghe điều ông Rheinart nói.

Catherine Rheinart

Il parait que demain le nouveau roi d’Annam sera ici ; je souhaiterais avoir ton autorisation pour voir sa tête

(Con nghe nói sáng mai ông vua Annam mới sẽ qua đây, con xin ba cho phép con được xem mặt ông ta.)

PIERRE PAUL RHEINART

(  bẹo má)

Oui, tu pourras assister à l’entrevue. Mais surtout tu ne feras  rien sans mon autorisation, n’est-ce pas ?

(Ừ, ba sẽ cho phép con dự. Nhưng con nhớ không được tự tiện làm bất cứ điều gì mà không được sự đồng ý của ba, nghe không?)

Catherine Rheinart

(cười)

Merci Papa! Dommage que maman ne puisses pas y être

(Cám ơn ba!Tiếc là mẹ không qua kịp để cùng dự cho vui.)

Pierre Paul Rheinart

Oui, elle ne sera là que dans une semaine

(Ừ, một tuần nữa mẹ con mới đến được.)

 

Khâm sứ Rheinart mỉm cười âu yếm, nhìn thẳng vào ánh mắt xinh đẹp của cô con gái với niềm hãnh diện.

8.THÀNH LỒI-NGOẠI-NGÀY

Ánh nắng của buổi chiều đang xuống.

Sau cái bắt tay của của Mạnh và Hải mập, bọn trẻ giơ tay lên và hò hét tự động chia ra hai nhóm, chạy theo hai ngả Đông Tây của Thành Lồi.

Minh Nguyệt ngồi một góc riêng đưa mắt nhìn đám bạn, cô bé cố giương mắt tìm kiếm nhưng không thấy Nguyễn Phúc Minh và Lê Sinh đâu cả.

Cô nhớ lại

9.THÀNH LỒI-NGOẠI-NGÀY (PHỤC HIỆN)

Thu Nguyệt đang ôm chân nhăn nhó ngồi trên một mô đất.

NGUYỄN PHÚC MINH

Chuyện gì vậy Nguyệt? Có sao không ?

           THU NGUYỆT

Bọn chúng bị Mạnh phục kích, nhưng có đứa tìm cách trốn ra, em cố sức giữ một thằng trong bọn chúng, nên vấp phải khúc cây…..

Trên bàn chân trắng ngần của Thu Nguyệt, một vết thương rướm máu.

Rất nhanh, Minh nhìn quanh,bước tới lùm cây, quan sát, đưa tay bẽ ngang cây cỏ mực, hái lá bỏ vào miệng nhai nát rồi đắp lên bàn chân bị thương của Thu Nguyệt.Thu Nguyệt chăm chú quan sát hành động của Minh,mặt không ngừng biến đổi.

NGUYỄN PHÚC MINH

Anh xin lỗi, đáng ra anh không nên để Nguyệt chơi đánh giặc giả, vì không phù hợp với em. Em ở nhà tập đàn,tập hát thì hay hơn.

            THU NGUYỆt

Nhưng em thích chơi với mấy anh..Bộ anh bắt em đàn hát hoài sao?

NGUYỄN PHÚC MINH

Nguyệt có tài đàn hát, đừng uổng phí!

Thu Nguyệt đắm đuối nhìn Minh làm Minh đỏ mặt bối rối, quay đi nơi khác, mặt đăm chiêu.

10.THÀNH LỒI-NGOẠI –NGÀY

Thằng Hải đến bên Thu Nguyệt.

ĐỨa BÚn

Sao Nguyệt đến mà không ra chơi?

THU NGUYỆT

Hôm nay Nguyệt cảm thấy mệt trong người, Nguyệt phải về.

Thu Nguyệt nhìn lại toàn cảnh Thành Lồi, lau nước mắt đứng dậy quay người bước đi. Thằng Hải nhìn theo thắc mắc.

11.ĐIỆN CÀN THÀNH -NỘi-NGÀY

Viên quan Bộ Lễ đang chỉ dẫn cho vua Hàm Nghi, bên cạnh có Lê Sinh.

VIÊN QUAN BỘ LỄ

Hoàng thượng phải nhớ ngài là đấng chí tôn của một nước, nên mỗi lời ngài nói ra, cách đi đứng của ngài nhất nhất phải tuân thủ những điều thần đã chỉ dẫn.

Quan Bộ Lễ cúi đầu bước ra. Vua Hàm Nghi quay nhìn Lê Sinh với cái nhìn hóm hĩnh, tinh nghịch.

12.PHÒNG TẮM -NỘi-NGÀY

Đứng trong bồn nước, có bốn cô cung nữ trẻ đẹp đang cởi áo ngoài cho vua Hàm Nghi.

VUA HÀM NGHI

Các khanh làm gì trẫm đây?

Các cô cung nữ vừa cỡi áo ngoài cho vua , vừa nhìn nhau cười khúc khích.

                  Cung Nữ

Chúng thần chuẩn bị cho Hoàng thượng tắm!

Vua Hàm Nghi trố mắt nhìn.

VUA HÀM NGHI

Các cô tắm chung với trẫm à ?

Nói chưa dứt câu, nhà vua đang mình trần tÚm vội cái khăn choàng nhảy ra khỏi bồn nườc chạy đi.

Các cung nữ, lúm úm chạy theo .

Lê Sinh cũng chạy theo

Vua Hàm Nghi bất ngờ quay trở lại xuất hiện trước mặt đám cung nữ.Đám cung nữ nhìn thấy nhà vua lại la hét toáng lên.

VUA HÀM NGHI

  (với Lê Sinh)

Khanh nói với mấy viên quan phụ trách, chúng ta ra sông tắm.

Lê Sinh cúi đầu chào , rồi chạy đi.

Thế là nhà vua mình trần với chiếc khăn choàng tiếp tục chạy.

13.CÁC NGÕ HOÀNG CUNG-NGOẠI-NGÀY

Vua Hàm Nghi chạy trước,Lê Sinh đang cố đuổi theo,đám hoạn quan và cung nữ, cờ lọng chạy theo sau làm nhốn nháo hoàng cung.

14. BỜ SÔNG-NGOẠI-NGÀY

Khi vua Hàm Nghi và Lê Sinh đứng trước bờ sông thì đám hoạn quan và cung nữ cũng vừa chạy theo tới .

Đám hoạn quan người thì lo che dù, kẻ bơi thuyền ra sông, ra lệnh chặn những chiếc thuyền đang di chuyển, ngừng lại , hoặc chuyển qua hướng khác, la lối om sòm.

Bất ngờ nhà vua, làm dấu cho Sinh. Cả hai nhảy xuống nước.

Trên bờ các hoạn quan và cung nữ nín thở lo lắng vì đã khá lâu mà không thấy vua Hàm Nghi trồi đầu lên mặt nước.

HOẠN QUAN 1

Nguy mất, không thấy hoàng thượng đâu.

HOẠN QUAN 2

Các ngươi nhảy xuống tìm hoàng thượng mau!Còn chần chờ gì nữa. Hoàng thượng mà có chuyện gì thì cái đầu dính trên cổ không còn chặt đâu.

Hai ba hoạn quan, để nguyên áo quần lúm úm vừa nhảy xuống nước thì vua Hàm Nghi trồi đầu lên khỏi mặt nước huơ tay.

Đám cung nữ thở phào , vỗ tay reo hò.

Vua Hàm Nghi và Lê Sinh bơi vào  và đứng dậy đi lên bờ.

Đám cung nữ lại cù kéo nhau la eo éo, bụm mặt quay nhìn hướng khác.

15.NHÀ BẾP ĐIỆN CÀN THÀNH -NỘi-NGÀY

Trong bếp những người phục dịch cho nhà vua đang hối hả chuẩn bị những thức ăn dâng lên.

Bếp lửa đang hoạt dộng với gần 50 người chạy lui chạy tới, do một hoạn quan điều khiển.

HOẠN QUAN

Đã nấu xong chưa? Chuẩn bị dâng lên!

MỘT ĐẦu BẾP

(trao danh sách món ăn)

Xin công công cứ đoc theo thứ tự danh sách.

HOẠN QUAN

Kiểm soát lại một lần nữa, mười món đầu tiên gồm: Nem công, Chả phụng, Yến sào nấu mật ong, Móng chân gấu chưng, Hải cẩu nấu bào ngư,Bồ câu hầm ngủ vị hương, Tôm hùm xối mở, Cá diếc chưng kim châm, Kim kê hoành tráng.cơm chiên bọc lá sen        

 ( Nhìn thẳng lên Vua Hàm Nghi)                  

Kính dâng hoàng thượng ngự dụng..

16.ĐIỆN CÀN THÀNH -NỘi-NGÀY

Trên bàn , một đôi dũa, một cái muỗng và một cái chén đặt trên cái dĩa.

Vua Hàm Nghi ngồi một mình trước bàn ăn, các thức ăn được các cung nữ áo quần xinh đep, phấn son lộng lẫy lần lượt đưa từ dưới nhà bếp đi một vòng rồi đặt lên bàn.

Nhà vua tròn đôi mắt nhìn theo từng thức ăn từ khi xuất hiện ở ngưỡng cửa cho đến khi thức ăn được đặt xuống bàn. Cái dầu của nhà vua di chuyển từ trái sang phải, rồi từ phải sang trái liên tục, mặt cau lại.

Nhà vua quay lại hỏi viên hoạn quan vừa bước lên.

VUA HÀM NGHI

Tất cả những thức ăn mà khanh dọn cho trẫm hôm nay có bao nhiêu món?

HOẠN QUAN

Khải bẫm Hoàng thượng,  dạ chỉ có 50 món thôi ạ!

VUA HÀM NGHI

Năm mươi món? Sao quan khách chưa thấy ai tới?

HOẠN QUAN

Dạ !Khải bẫm hoàng thượng quan khách nào ạ?

VUA HÀM NGHI

Thì quan khách đến để ăn cho hết những thức ăn khanh dọn lên đó.

HOẠN QUAn

Thần chưa hiểu được thánh ý.

VUA HÀM NGHI

Từ nay, nếu dọn cho ta ăn , thì chỉ nên dọn một vài món, đủ một mình ta ăn, và bớt đi nghi thức rườm rà.

HOẠN QUAN

(  thảng thốt)

Khải tấu Hoàng thượng, thế thì các cung nữ phục dịch , các đầu bếp chuyển họ đi làm việc gì ạ?

VUA HÀM NGHI

  (hóm hĩnh)

Ngươi qua bên Bộ Lễ mà hỏi!

Nhà vua uể oải cầm đũa lên rồi đặt xuống Nhà vua nói với hoạn quan.

VUA HÀM NGHI

Đem cất đi và lui ra.Ta chỉ thèm bát canh rau dền của mạ ta nấu mỗi ngày.

Các cung nữ và hoạn quan hối hả dọn dẹp rồi lui ra. Hoàng Thái hậu Từ Dũ bước vàohơi cau mặt lại nhìn đám cung nữ , rồi mỉm cười đến bên vua Hàm Nghi. Vua bật dậy cung kính.

VUA HÀM NGHI

Hoàng thái hậu giá lâm!

Thái hậu nắm lấy bàn tay nhà vua, giọng ân cần.

THÁI HẬU TỪ DŨ

Mọi chuyện có thể quá mới mẽ với Hoàng thượng, nhưng Hoàng thượng phải ý thức được mình là đấng chí tôn của một nước, Hoàng thượng không thể có cách sống khác.

VUA HÀM NGHI

Thưa Thái Hoàng thái hậu! Nhìn bữa ăn như thế này quả nhân nghĩ đến người dân đang đói khổ, lại còn bị bọn Tây bức hiếp nên không thể nào nuốt nổi.

THÁI HẬU TỪ DŨ

Ta hiểu tấm lòng của Hoàng thượng, nhưng ở đây mọi chuyện đã thành nếp. Hoàng thượng không thể một ngày hai ngày mà thay đổi được. Nhưng ta và tam cung sẽ đứng về phía Hoàng thượng. Ta đi đây!

Thái hậu buông tay nhà vua , bước ra.

Vua Hàm Nghi bước đên bên cửa sổ,thừ người nhìn giò phong lan với một bông hoa đang hé nụ.

Lê Sinh bước vào.Vua Hàm Nghi giật mình

Lê SINH

Hoàng thượng đang nghĩ gì vậy?

VUA HÀM NGHI

Đã nhiều đêm , trẫm mong trời mau sáng để xem giò phong lan đã chịu nở hoa chưa?

Lê Sinh

  (xót xa)

Hoàng thượng!!!

VUA HÀM NGHI

Thú thật với khanh, nhiều khi trẫm chỉ cần buổi sáng thức dậy được thấy nụ hoa nở là trẫm có thể vui trọn ngày rồi.

Lê Sinh bước tới, cầm tay vua Hàm Nghi với cái nhìn thông cảm. Vua xúc động và biết ơn , nắm chặt bàn tay Sinh.

VUA HÀM NGHI

Sinh ạ,trẫm đang nghĩ đến cái chết, một cái chết đã được báo trước.

Lê SINH

Sao hoàng thượng bi quan vậy?

VUA HÀM NGHI

Bọn Tây rắp tâm cướp đoạt đất nước ta, trẫm thân làm vua thấy dân khổ mà chỉ biết đưa mắt nhìn.

Hai mắt nhà vua rơm rớm muốn khóc...

17. ĐIỆN CÀN THÀNH-NỘi-ĐÊM

Hai thái giám vòng tay dứng nghiêm can trong khi hai cung nữ sửa soạn mùng màn, chỗ ngủ cho vua Hàm Nghi.

Sau khi làm xong,họ nhẹ nhàng  vén màn.

CUNG NỮ 1

Mong Hoàng thượng an giấc.

Hàm Nghi không nói, bước lên giường nằm xuống. Bỗng bật dậy.

VUA HÀM NGHI

Sao? Các ngươi đứng vậy trong khi ta ngủ?

HOẠN QUAN 1

Khải bẫm Hoàng thượng, chúng thần phải hầu hạ Hoàng thượng.

VUA HÀM NGHI

Nếu các ngươi quanh quẩn bên ta như vậy ta sẽ cảm thấy nhột nhạt khó  chịu không ngủ được.

HOẠN QUAN 2

Nếu chúng thần không có mặt bên cạnh Hoàng thượng thì cái đầu của chúng thần không giữ trên cổ được ạ!

CUNG NỮ 2

Dạ, dúng vậy, đầu chúng thần sẽ không còn nguyên trên cổ.Xin Hoàng thượng khai ân.

Vua Hàm Nghi bước ra khỏi giường, kéo hai hoạn quan và hai cung nữ về phía căn phòng bên trong.

VUA HÀM NGHI

Hằng đêm, các ngươi cứ vào đây ngủ, để mặc ta ngủ một mình.

HOẠN QUAN 1

Tâu Hoàng thượng, nếu thượng quan của chúng thần mà biết được thì ôi thôi chúng thần sẽ sớm làm ma không đầu ạ

VUA HÀM NGHI

((mỉn cười)

Các ngươi không phải sợ hãi chuyện đó. Ai được phép vào đây ? Các ngươi không nói, ta không nói thì làm sao thượng quan của các ngươi biết được. Vã lại, các ngươi sợ thượng quan của các ngươi hay sợ?

Đám HoẠn QUAN &CUNG NỮ

Không dám…..Không dám...

VUA HÀM NGHI

Các ngươi chuẩn bị ngủ đi.

Đám hoạn quan và cung nữ cung kính dạ dạ, nhưng không giấu vẻ hoan hĩ lộ ra mặt.   

18. SÔNG HƯƠNG+LONG THUYỀN-NỘi/NGOẠI-NGÀY             

18/1. TRÊN SÔNG

Trên Long thuyền(thuyền lớn, giống như một ngôi nhà mát, hai bên có trổ cửa gương, sơn son thếp vàng, mũi và lái đều trổ thành đầu rồng. Long thuyền do một một đoàn đò kéo. Trên đó một trăm lính chèo đều mặc áo dấu), phái đoàn của Triều đình Huế đang từ Phu Văn Lâu chèo sang bờ Nam sông Hương . Trên thuyềncòn một toán lính bồng gươm giáo và đội nhạc của Đại nội. Tiếng trống kèn, đàn sáo vang lên trên mặt nước sông Hương hòa lẫn với tiếng hò khoan, tiếng chèo đập mạnh. Ngoài vua Hàm Nghi còn có hai Phũ chánh đại thần Tôn Thất thuyết, Nguyễn Văn Tường và một số quan đại thần và một số lính cẩm y vệ. Tất cả đều mặc lễ phục.

18/2.TRÊN THUYỀN

Thuyền rồng ra giữa sông Hương.

 VUA HÀM NGHI

(nói với Thuyết Tường)

Các khanh muốn trẫm đi thì trẫm đi, nhưng bản thân trẫm không thích. Tại sao trẫm phải cần bọn Tây tấn phong?

TÔN THẤT THUYẾT

Chúng thần cũng đâu có muốn. Đây là nỗi nhục, phải tìm cách cỡi bỏ dù phải trả giá bằng chính mạng sống mình!

VUA HÀM NGHI

Trẫm còn nhớ câu thơ của Nguyễn Du:

”Bắt phong tran phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

Không ai nói với nhau thêm lời nào.Tất cả nhìn về phía bờ Nam..

19.TÒA KHÂM SỨ-NỘi/ NGOẠi-NGÀY

Trước tòa Khâm sứ. Đứng đợi Vua Hàm Nghi gồm có Khâm sứ Pierre Paul Rheinart, đại tá Guerrier, Thuyền trưởng Wallarme và các quan chức,các sĩ quan Pháp. Đứng cạnh cha là Catherine Rheinart . Cô bé chăm chú nhìn Vua Hàm Nghi khi thuyền vào gần bờ.

Khi thuyền cập bến bờ, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đi hai bên vua Hàm Nghi, bước ra khỏi thuyền đi thẳng đến trước đám quan chức tòa Khâm sứ, có mặt đại tá Guerrier, Pierre Paul Rheinart, thuyền trưởng Wallarrme...

Nguyễn Văn Tường hướng dẫn vua Hàm Nghi đến trước phái đoàn Pháp, giới thiệu và nhà vua bắt tay Rheinart, rồi lần lượt quan khách.

Catherine Rheinart thụt lùi ra sau, rồi bất ngờ cầm một hoa hồng giấu sau lưng đợi khi Vua Hàm Nghi quay lại, Catherine bước tới trước mặt nhà vua, cầm cành hoa hồng trên tay trao cho Vua Hàm Nghi.

Catherin Rheinart

Tôi xin tặng Ngài với lòng ngưỡng mộ!Tôi là Catherine .

Vua Hàm Nghi trang nghiêm đưa tay nhận lấy cành hoa, trên khóe miệng hiện lên nụ cười.

VUA HÀM NGHI

Cám ơn !Thiên thần cũng nói được tiếng Việt của tôi à?

CATHERINE RHEINART

Vâng!... Tôi sẽ luôn nhớ ngài!

 Catherine nhìn Vua Hàm Nghi nhoẽn nụ cười thật tươi! Tất cả mọi người quay lại nhìn.

20. TỪ Ngọ môn đến Điện Thái Hòa –NỘi/ NGOẠI-NGÀY

Nguyễn Phúc Minh mặc áo xanh, bịt khăn đóng được Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường dìu đi dọc theo cửa Ngọ môn dẫn tới điện Thái Hòa , theo sau có mấy tên thái giám cầm quạt lông theo hầu che nắng. Hai hàng cẩm y vệ nghiêm chính đón chào. Khuôn mặt Nguyễn Phúc Minh vẫn còn nét thảng thốt, nhưng nghiêm nghị.

 Nguyễn PHÚC MINH

(quay qua hỏi nhỏ)

Còn muốn ta làm gì nữa đây?

TÔN Thất ThuyếT

Bẫm Hoàng thượng! Hôm nay là lễ đăng quang của Ngài?

NGUYỄN PHÚC MINH

Ta vốn không muốn làm vua,đã lỡ rồi, các khanh hãy cho ta được sống một đời thiện lương, ta không câu vinh hoa, không mong phú quý!

TÔN THẤt Thuyết

Xin Hoàng thượng chớ lo lắng,chúng thần muốn người vì quốc dân mà sống.

Nguyễn Phúc Minh nhìn thẳng phía trước bước tới ..

Đoàn người hộ tống vẫn tiếp tục đi, hướng về Điện Thái Hòa.

21.CỬa NGỌ MÔN-NỘi/ NGOẠI-NGÀY

Khâm sứ Rheinart, đại tá Guerrier,Thuyền trưởng Wallarmé đi cửa chính vào điện Thái Hòa.

Khoàng 185 sĩ quan, binh lính và phái đoàn Pháp đi theo cửa hai bên.

22.ĐiỆN THÁI HÒA-NỘi/NGOẠi-NGÀY

Tại điện Thái Hòa, đặt hai cái hoàng án(bàn sơn son thếp vàng);phía sau bửu tọa (Ngai vàng của vua ngồi) đặt hai châu án(bàn sơn đỏ, cũng có thể phủ hàng lụa vàng hoặc đỏ)hai trái và trước thềm đặt nhạc huyền(thứ âm nhạc treo lên để đánh như cái khánh bằng đá, những cái chuông nho nhỏ .v.v.), nhạc khí(các dụng cụ âm nhạc thường dùng: ống tiêu,ống sáo,đàn, trống nhỏ)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

Đầu canh năm sau khi nghe đánh 3 hồi trống, trên kỳ đài treo cờ lớn và các loại cờ khánh hỷ. Trên các cửa thành cũng vậy.

Tại sân điện Thái Hòa ở ngoài cửa Ngọ Môn, phía Nam cầu Kim Thủy và trước điện Cần Chánh đều có voi ngựa trang sức hoa lệ, quân lính cầm binh khí, cờ lộng đứng dàn hầu.

Giữa cửa Ngọ Môn,đặt long đình (một cái bàn nhỏ trên có mái lợp, thường đựng các thứ quý .Bốn người lính gánh từ nơi này đến nơi khác) có lọng che. Long đình này do một toán lính mặc áo dấu gánh, một toán lính khác cầm lọng, gươm giáo theo hầu. Các quan Nội các theo long đình vào điện Cần Chánh là nơi cất Truyền quốc bửu tỷ, hộp son để đóng ấn và Bửu chiếu kim phụng đồng(Một ống sơn đỏ bên ngoài có vẽ chim phụng).

Các quan sắp các thứ nói trên vào long đình, đem ra điện Thái Hòa, đặt lên châu án và hoàng án.

Trước giờ hành lễ, hoàng thân, văn võ đình thần mặc triều phục(y phục trong những dịp lễ trọng đại: Đội mũ cánh chuồn,mặc áo bào, đi hia, mang đai và cầm hốt)các hữu quan mặc phẩm phục (áo rộng xanh)theo phẩm trật đứng trên điện và trong sân điện. Những người trong hoàng tộc, các giám sinh (sinh viên trường Quốc tử giám, trường lớn nhất của triều đình lập ở kinh đô để đào tạo những người ra làm quan)và học sinh(những người thi đỗ vào học các trường của các quan Huấn đạo giáo thọ lập ra) sắp hàng tại Kim Thủy kiều ở cửa Ngọ Môn.Các quan Phủ doãn và các huyện quan hướng dẫn kỳ lão, thân hào sắp hàng trước Phu Văn lâu.

Lễ đăng quang cũng giống các triều trước ở chỗ lễ đăng quang của vua Hàm Nghi(có trao Truyền quốc bửu tỷ(con dấu bằng ngọc dùng để lưu truyền từ đời vua này sang đời vua khác), nhưng lại không di chiếu, (vì khi mất vua Kiến Phúc không viết di chiếu , mà Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường cũng không cần di chiếu để truyền ngôi cho vua Hàm Nghi)

Sau khi một viên quan được xướng “trung nghiêm ngoại chỉnh”(ý nói trong ngoài đều nghiêm chỉnh mọi việc sắp đặt đã hoàn tất), vua Hàm Nghi đội mũ cửu long (thứ mũ của vua dội kết bằng lông ngựa, khảm những mảnh vàng, có 9 con rồng nho nhỏ bằng vàng)mặc áo hoàng bào,thắt đai ngọc,tay cầm chấn quê (miếng ngọc bề rộng bằng hai ngón tay, dài khoảng 2 tấc, vua cầm hai tay trong khi hành lễ,trong khi các quan mặc đại triều, tay cầm hốt).Vua từ điện Cần Chánh được Ty Loan- nghi sửa soạn và đưa vua lên kiệu, có quan quân theo hầu, ngự ra điện Thái Hòa.Trên lầu Ngọ Môn rung chuông đánh trống , quân Cẩm y-vệ cầm cờ xí, tàn lọng phủ việt đi hai bên.Tời điện Thái Hòa Vua xuống kiệu

Sau khi bắt tay viên Khâm sứ Pierre Paul Rheinart, đại tá Guerriervà những viên chức, sĩ quan tháp tùng. Vua Hàm Nghi trong chiếc áo hoàng bào dính hạt châu lấp lánh, leo lên mấy bậc cấp ngồi vào ngai vàng. Một viên quan xông trầm hương ngào ngạt. Bên ngoài 21 tiếng súng lệnh nổ vang báo hiệu khởi sự lễ đăng quang.

Khâm sứ Pierre Paul Rheinart đọc chúc từ, Vua Hàm Nghi bước xuống đứng nghe

PIERRE PAUL RHEINART

Thay thế nước Cọng hòa Đại Pháp, tôi chúc mừng lễ đăng quang của ngài, và mong ngài thể hiện tình hòa hiếu giữa hai nước Việt Pháp bền vững lâu dài..

Vua Hàm Nghi đọc đáp từ,được viết bằng chữ Hán vào một thẻ ngà. Giọng vua ấm và trong vang lên giữa mấy gian điện rộng.

VUA HÀM NGHI

Trân trọng cám ơn ngài Khâm sứ và toàn thể quan khách đã đến dự buổi lễ đăng quang hôm nay…..

Trên điện Càn Nguyên phát 9 tiếng lệnh.Vua lên ngai.Viên Thái giám đốt lư hương. Ty Đại nhạc nổi nhạc lớn.

Các hoàng thân bá quan ra sắp hàng ,lạy năm lạy đoạn quỳ để nghe đọc kim sách.Một viên quan bồng tráp kim sách đến trao cho viên quan Tuyên sách.

Viên quan này lấy kim sách ra, lớn tiếng đọc.

QUAN TUYÊN SÁCH

Kế nghiệp nối dòng, không gì bằng theo con đường chính, muốn vận xấu trở nên hanh thông,cốt lựa chọn được người.Phải phù hợp với công tâm mới có thể làm cả thần dân trong nước.

23.ĐiỆN THÁI HÒA-NỘi/ NGOẠi-NGÀY

Trong hàng ngủ các đại quan theo dõi buổi lễ một cách trang nghiêm trong đó có Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.

Tôn Thất Thuyết làm dấu kêu một viên quan bên phía trái đến cạnh mình . Viên quan rời hàng ngũ, bước đến bên Tôn Thất Thuyết.

Tôn ThẤt ThuyẾt

(  nói nhỏ)

Người truyền lệnh của ta đóng cửa chính Ngọ Môn lại.

Viên quan gật đầu, âm thầm rời đi không gây chú ý.

24.ĐiỆN THÁI HÒA-NỘi/NGOẠi-NGÀY

QUAN TUYÊN SÁCH

Đại Hành Hoàng Đế (*)sớm về cõi trời, lòng người hằng trông mong ngôi báu lẽ nào lâu ngày bỏ trống?

Dưới thuận lòng dân, trên vâng ý chỉ, lên ngôi báu để đem lại hạnh phúc cho non sông xã tắc.

Quan Tuyên sách đọc xong, văn võ đình thần đều đứng dậy, lạy 5 lạy để chúc mừng.

Các quan chia ra hai bên văn võ đứng chầu. Một quan Bộ Lễ bước ra quỳ xuống

QUAN BỘ LỄ

Xin với Hoàng đế dùng ngọc tỷ.

Quan Bộ Lễ tâu xong, lùi ra, hai viên Nội các đem ấn và hộp son đến. Một viên quan khác rút trong ống kim phụng đồng lấy bản ấn chiếu ra, vua Hàm Nghi dùng ấn đóng vào bản ân chiếu.

 QUAN BỘ LỄ

(  quỳ tâu)

Khánh hạ lễ thành.

Vua Hàm Nghi bước xuống khỏi ngai vàng, lên kiệu về điện Cần Chánh (nơi vua làm việc).

_________

(*) Chỉ vua Kiến Phúc vừa mới qua đời.

25.Cửa ngọ môn-NỘi-NGOẠI-NGÀY

Từ bên trong, sau buổi lễ đám đông túa ra cửa Ngọ Môn.

Cửa chính Ngọ Môn đóng kín. Đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart và Thuyền trưởng Wallarrme bực dọc nhìn thấy cửa chính đóng im ĩm , chỉ có cửa hai bên mở rộng.

KHÂM SỨ RHEINART

Thuyết cố tình đóng cửa chính để buộc chúng ta phải đi cửa bên.Bọn hắn sẽ trả giá rất đắt về chuyện này!

Nói xong cùng đại tá Guerrier, Thuyền trưởng Wallarrme đi về phía cửa bên chung lẩn với đám đông.

26.DUYỆT THỊ ĐƯỜNG-NỘi-NGOẠI-ĐÊM

Vua Hàm Nghi và các quan văn võ đang ngồi thưởng thức vũ khúc Lục Cúng hoa đăng. Vũ khúc này gồm 48 vũ sinh nam nữ, má phấn môi son hóa trang làm Kim đồng, Ngọc nữ (trong đó có Thu Nguyệt). Vũ sinh đội mũ hoa sen, thắt dây kết bông, trong mặc áo lót màu lục, tay đính võ lửa (giống ao chemise), ngoài mặc áo mã tiên, xiêm trường, quần giáp, giải quần màu hồng, chân quấn xà cạp, bít tất trắng, hai tay cầm hai chậu đèn hoa sen, vừa múa vừa hát.

Múa bài Lục Cúng hoa đăng có 6 khúc hát do nam nữ vũ sinh vừa múa vừa hát: Tán hoa đăng, Tán hoa phù, Tán hoa quả, Tán Tri đăng, Tán Phật diện và Tán Khế thủ đặc biệt Thu Nguyệt nổi hẳn trong đám.

Sau khi điệu múa Lục Cúng Hoa Đăng kết thúc, Thu Nguyệt vừa đàn vừa hát điệu Liên Hườn.

THU NGUYỆT

Dạo, bên thềm trăng dọi,

Bóng hoa động.

Chuyện xưa vừa nhớ lại…

Mấy ai đặng cho tròn ân ái,

Nguyện non mòn sông giải,

Nắng mưa gió ngành mai,

Trước sau, yêu nhau đừng ngại,

Dặn cùng đó, khuyên đó chờ đợi.

Sen thơm vừa đương hái,

Tưởng người thương tới!

Chi xiết đều phải trái,

Những cay đắng nào ngại,

Viếng thăm đôi đường xa ngái,

Vì ai, dám nào sai!

Dặn, chớ đành chớ ngại,

Dặn gìn giữ hai chữ tình ái!

Tiếng và tiếng đàn Thu Nguyệt vừa dứt,Vua Hàm Nghi và quan khách vỗ tay.

27.Điện Càn THÀNH-NỘi-NGOẠI-ĐÊM

Vua Hàm Nghi đang ngồi đọc sách, dáng vẻ chờ đợi.

Lê Sinh bước vào, theo sau là Thu Nguyệt.Cả hai quỳ xuống.

LÊ SINH

Thu Nguyệt đã đến thưa Hoàng thượng!

Vua Hàm Nghi niềm nở đứng dậy.

VUA HÀM NGHI

Mừng được gặp lại Nguyệt. Hồi nảy nhìn Nguyệt múa hát lòng ta rất xúc động nhớ lại những ngày vui đùa có nhau .

THU NGUYỆT

Tạ ơn Hoàng thượng!

Vua Hàm Nghi đưa tay ngăn

VUA HÀM NGHI

Ở đây, chỉ có ba chúng ta, là bạn cũ Nguyệt không cần phải giữ lễ.

THU NGUYỆT

(xúc dộng, nói lí nhí)

Từ ngày Hoàng thượng đi... thần rất nhớ..

VUA HÀM NGHI

Ta ở đây có sung sướng chi đâu, nếu không có Sinh bên cạnh chắc ta buồn chán mà chết.

THU NGUYỆT

Sao Hoàng thượng lại nói vậy?

VUA HÀM NGHI

Ta nói thật đó, ta thèm được sống lại những ngày cũ, thời chúng mình vui đùa bên nhau, không có gì ràng buộc, và cũng không có gì phải lo âu.

Thu Nguyệt nhìn vua Hàm Nghi với ánh mắt như muốn hiểu đằng sau điều nhà vua vừa nói. Cô ngước lên.

Thu Nguyệt

Nguyệt muốn hát cho Hoàng thượng và Sinh nghe, vì đã lâu chúng ta không có dịp gần gũi nhau.

LÊ SINH

Nguyệt hát ngay đi,.. kẻo thằng Sinh này sắp chết khát đây.

VUA HÀM NGHI

Phải đó, ta rất muốn nghe Nguyệt hát trong chỗ riêng tư.

Thu Nguyệt lên giọng vừa đàn vừa hát .. điệu Nam Xuân.

THU NGUYỆT

Nhắn nhe vườn hạnh, ngồi chờ chim xanh

Khéo đưa tình,

Đưa tình đưa lại cho ta, lại cho ta,

Trót đã nặng mà!

Đã gần, xin bạn đừng xa,

Sớm đào tối mận lân la,

Trước còn trăng gió, còn trăng gió,

Sau ra đá vàng!

Loan ôm phụng, phụng thương loan,

Biết bao giờ, cho hiệp mặt mơ màng,

Đã lo toan, vầy hiệp nhân doan,

Mây hồng đưa gởi thơ nhàn, gởi thơ nhàn,

Đưa sang, tình tự thiếp chàng,

Đôi đàng thương nhớ,

Thiếp với chàng, đôi đàng thương nhớ,

Thương nhau phải băng ngàn!

Trót cưu mang, xin cho toàn.

Chớ đem dạ phụ chàng!

Mảnh trăng thề, vằng vặc soi chung,

Dầu thu hết, sang đông đông xin chờ!

Mối chỉ hồng, cậy cùng ông Tơ

Xe giây bà Nguyệt,

Cho duyên nầy hiệp mặt sum vầy,

Đài gương suốt đó đây phỉ nguyền!

Vua Hàm Nghi chăm chú nghe Thu Nguyệt hát, tâm hồn nhà vua như bị cuốn theo những làn điệu cho đến khi Thu Nguyệt ngưng hát mà cả nhà vua lẫn Sinh vẫn chưa thoát khỏi sự chìm đắm.

THU NGUYỆT

Thôi, Nguyệt phải về, kẻo mạ Nguyệt trông.

Vua Hàm Nghi bật dậy, tiếc nuối.

VUA HÀM NGHI

Ừ,thôi để Sinh đưa Nguyệt về.

THU NGUYỆT

Hoàng thượng giữ gìn long thể, Nguyệt về đây.

Thu Nguyệt chia tay bịn rịn...

28.Điện Cần Chánh-NỘI-NGÀY

Vua Hàm Nghi ngồi đối diện với hai Phụ chánh Đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.

VUA HÀM NGHI

Các khanh có biết trẫm mời các khanh đến đây về việc gì không?  

TôN THẤT THUYẾT 

Hạ thần xin thỉnh ý Hoàng thượng!

VUA HÀM NGHI

Trước khi các khanh đặt trẫm vào vị trí này, các khanh cũng biết, trẫm không được chọn lựa để chuẩn bị làm vua như hai ông anh trẫm.Trẫm muốn học đạo lý làm người, trách nhiệm của kẻ làm vua, để hành xử sao cho không ô danh với đời và không phụ lòng kỳ vọng của các khanh.

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

(mỉm cười)

Xin Hoàng thượng an tâm,chúng thần thấu hiểu thánh ý nên đã chọn một vị học giả uyên bác và cao dày đức độ là Nguyễn Nhuận để đãm đang trọng trách náy

VUA HÀM NGHI

Đất nước chúng ta đang bị thống trị bởi bọn Tây. Các khanh hãy cùng trẫm tìm cách cởi bỏ sự thống trị đó để cứu muôn dân, không phụ công lao tiền nhân.Đó là điều Trẫm ngày đêm hằng lo nghĩ.

Tôn Thất Thuyết

Chúng thần hứa sẽ sát cánh cùng Hoàng thượng thực hiện cho kỳ được mục đích

Nhà vua đặt con dao và một thanh gỗ đã có hình tượng của một hình nhân lên bàn.Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết ngạc nhiên đưa mắt nhìn như muốn hỏi.

Vua Hàm Nghi

(đặt tay lên dao và đoạn gỗ)

Những lúc rãnh rổi, trẫm có thói quen khắc một cái gì đó... như một bức tượng chẳng hạn, chứ không ngồi không được.

Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nhìn nhà vua cất tiếng cười ha hả!

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

(cười)

Hoàng thượng thú vị thật!

29.ĐIỆN CẦN CHÁNH-NỘi-NGÀY

Trong phòng, Nguyễn Nhuận đang ngồi nghiêm trang trên ghế để nhận lễ bái sư của vua Hàm Nghi. Còn vua Hàm Nghi đang đứng dậy chắp tay bái, rồi ngồi vào ghế.

Vua Hàm Nghi nhìn thẳng vào vị thầy của mình chờ đợi.

NGUYỄN NHUẬN

Lễ, nghĩa, liêm,sĩ là nguyên tắc cơ bản để bảo vệ quốc gia. Một khi nguyên tắc đó bị phá vỡ, thì quốc gia sẽ bị diệt vong. Đất nước chúng ta đang trong một hoàn cảnh đặc biệt, tất cả giềng mối quốc gia đều nằm trong tay bọn Tây.

VUA HÀM NGHI

Trẫm muốn Thái phó dạy cho trẫm cách cứu nước.

NGUYỄN NHUẬN

Hoàng thượng không nên nôn nóng,biển học thì mênh mông, kiến thức của thần thì có hạn ,sợ thần không đủ khả năng để truyền đạt cho Hoàng thượng.

Vua HÀM NGHI

Cứu nước là điều duy nhất trẫm muốn học, xin Thái phó chỉ dạy.

NGUYỄN NHUẬN

(trầm ngâm)

Theo thần nghĩ, Hoàng thượng phải học yêu dân và tập họp cho được dân. Phải đánh đuổi bọn Pháp ra khỏi đất nước trước đã...

VUA HÀM NGHI

(  lẩm bẫm)

Yêu dân và tập họp cho được dân...tập họp dân đánh đuổiPháp ra khỏi đất nước.

Vua Hàm Nghichắp tay trước mặt Nguyễn Nhuận vái ba lạy:

VUA HÀM NGHI

Trẫm cảm tạ Thái phó..Bài học này trẫm sẽ tạc dạ ghi lòng không bao giờ dám quên!

Nguyễn Nhuận hấp tấp bước tới nâng nhà vua dậy và cúi mình.

NGUYỄN NHUẬN

Xin Hoàng thượng đừng làm vậy với bề tôi!

30.Đường phố Huế-NGOẠI-NGÀY

Phu nhân Khâm sứ Rheinart và Catherine ngồi trên xe ngựa chạy trên đường dọc theo bờ sông Hương,.

CATHERINE RHEINART

Ici,  il se passe des choses vraiment bizarres

(Ở đây có nhiều chuyện kỳ quái lắm mẹ ạ!)

PHU NHÂN RHEINART

Des choses  bizarres? Lesquelles?)

(Chuyện gì mà con cho là kỳ quái?)

Do ham nói chuyện, bất ngờ thấy hai người bán rau đang băng qua đường, bà ghì cương lại thật gấp,nhưng không kịp,chiếc xe ngựa đụng nhẹ hai người làm họ ngã xuống đường,rau văng tung tóe.

Phu nhân ngừng xe lại, mở cửa bước xuống nâng hai người bán rau dậy. Catherine cũng giúp mẹ và thay mẹ nói bằng tiếng Việt.

CATHERINE RHEINART

 

Excusez-nous! Nous sommes sincèrement désolées

(Xin lỗi! Chúng tôi thành thật xin lỗi..)

Phu nhân Rheinart đưa mắt nhìn Catherine và nói với Catherine.

PHU NHÂN RHEINART

Dis-leur que je leur demande pardon et veux bien les dédommager

(Con nói với họ mẹ thành thật xin lỗi và muốn bồi thường cho họ.)

 CATHERINE RHEINART

Ma mère va vous dédommager

(Mẹ tôi muốn bồi thường cho hai vị..)

Hai người bán rau, vừa nhăn nhó vừa lồm cồm bò dậy nhìn hai mẹ con lúng túng.

Bất ngờ một tên lính Tây xộc tới, nạt nộ vẻ hung dữ và cầm roi quất túi bụi vào hai người đàn bà bán rau vừa bị đụng ngã.

NGƯỜI LÍNH PHÁP

Vous, misérables, n’avez-vous pas peur de  réclamer des sous à la dame? Foutez-moi le camp, vite. Si j’avais un fusil, je vous tuerais sur le champ

(Bọn nhà quê dám đòi tiền bà đầm hả? Cút ngay, Nếu như tao mà có khẩu súng, tao sẽ giết ngay tụi bay.)

Catherine chạy tới, đưa hai tay cản không cho người lính Tây tiếp tục quất vào hai người đàn bà. Hai người đàn bà tội nghiệp, hoảng hốt bỏ cả hai gánh rau, mặt đầy máu, chạy trốn vào con đường nhỏ, vẻ mặt vui mừng vì đã thoát khỏi bị bắt bớ.

Phu nhân Rheinart mặt đỏ bừng, bước tới trước mặt người lính Pháp, hỏi:

PHU NHÂN RHEINART

E Vous, misérables, n’avez-vous pas peur de  réclamer des sous à la dame? Foutez-moi le camp, vite. Si j’avais un fusil, je vous tuerais sur le champ

(Này anh, anh là người gì vậy?)

     LÍNH PHÁP

Madame, je suis français

(Thưa bà, tôi là người Pháp.)

 

PHU NHÂN RHEINART

                           N’avez-vous pas honte d’avoir une attitude grossière et méprisante vis-à-vis de votre prochain?

 

                    

(Anh không cảm thấy xấu hổ khi có hành vi thô bạo và coi khinh đồng loại sao?)

      LÍNH PHÁP

Madame, ces sauvages ne peuvent pas être mon prochain. Pourquoi devrais-je avoir honte ? Que je ne les tue pas, c’est déjà bien

(Thưa bà, quân man di mọi rợ ấy đâu thể là đồng loại của tôi. Tại sao tôi phải xấu hổ? Tôi không giết chúng đi là may.)

Phu Nhân Rheinart

Les gens comme vous agissent de manière insensée, ne le voyez-vous pas? Vous venez dans leur propre pays, et vous les violentez !!!)

(Các người không thấy các người vô lý sao? Các người đến nước người ta,mà còn tàn bạo bức hiếp người ta!!!)

Tên lính Pháp nhìn phu nhân như nhìn một hiện tượng lạ mà hắn chưa thấy bao giờ.

     LÍNH PHÁP

Madame, nous sommes venus ici pour les administrer et les civilizer, et non pas pour les respecter!)

(Thưa bà, chúng ta đến đây để cai trị và khai hóa bọn chúng, chứ không phải để tôn trọng bọn chúng!)

Phu nhân Rheinart lắc đầu thất vọng, kéo tay Catherine.

PHU NHÂN RHEINART

Ma fille, rentrons à la maison, je ne peux plus supporter cette arrogance. Tu avais raison, sur cette terre,  les notions sur l’humanité sont toutes renversées

(Về đi con, mẹ không chiu nổi cái giọng đó.Đúng như con nói, ở cái đất này mọi khái niệm nhân bản đều bị đảo lộn.)

Rồi cùng Catherine leo lên xe, thúc ngựa chạy đi.

31.TÒA KHÂM SỨ-NGOẠI/NỘI -NGÀY

Chiếc xe ngựa do phu nhân Rheinart chở Catherine ngừng lại trước sân Tòa Khâm sứ. Phu nhân Rheinart vẫn còn giận, bà kéo cửa bước vào phòng . Ông Rheinart đang ngồi trước bàn,đọc tờ trình.

PIERRE PAUL RHEINART

(niềm nở)

Qu’avez-vous fait ?)

(Hai mẹ con vừa đi đâu về? )

            (khựng lại)

Qu’est-ce qui se passe ?)

(Có chuyện gì vậy?)

PHU NHÂN RHEINART

(lạnh lùng)

Je n’arrive pas à comprendre : par imprudence, j’ai renversé  par terre deux dames avec leurs paniers chargés de légumes, je descendis alors de la carrosse et avec Catherine lorsque nous étions en train  de nous excuser auprès de ces dames et leur proposer des dédommagements, une espèce de taré s’accourut, et avec une cravache se mit à les fouetter dans tous les sens et même les menacer de les tuer

(Tôi không thể hiểu nổi, do vô ý tôi đụng phải hai phụ nữ gánh rau ngã xuống đường . Tôi xuống xe cùng Catherine đang mở lời xin lỗi, và muốn bồi thường cho họ chút đỉnh, thì có một thằng khốn nạn xông đến dùng roi quất vào người họ túi bụi và còn đòi giết người ta nữa.)

Pierre Paul heinart

Mais es-tu folle, vouloir t’excuser auprès de ces « nhà quê » et en plus, les dédommager ?)

(Em điên hay sao mà xin lỗi và còn muốn bồi thường cho mấy con mụ đó?)

Phu Nhân quay ngoắc lại, nhìn thẳng vào mặt Rheinart.

  PHU NHÂN RHEINART

Que dites-vous ?)

(Ông nói sao? )

PIERRE PAUL RHEINART

Je dis que le soldat a bien agi ; ces misérables, s’il faut les tuer, il faut le faire sans aucune pitié

(Anh bảo tên lính làm đúng, bọn ngu dốt nghèo đói đó có giết đi cũng chẳng cần thương tiếc.)

   PHU NHÂN HEINART

(giận dử, nước mắt ràn rụa)

(Eux,  parce qu’ils sont pauvres et incultes, ne sont pas des humains et ne méritent pas de vivre, c’est ça ? Je n’ose pas croire que ces mots sortent de la bouche de mon mari. Et pourtant c’est la réalité.

(Bon, continue de vivre ici avec tes projets  d’exploitation des  autres et d’enrichissement personnel. Je rentrerai en France et ne retournerai jamais ici…)

 

(Họ nghèo đói ngu dốt thì không phải là người, không có quyền được sống à? Tôi không dám tin những lời vừa nói ra từ cửa miệng chồng tôi. Nhưng rất tiếc đó là sự thật..

Thôi, anh cứ tiếp tục ở lại đây mà sống theo hoài bảo bóc lột và làm giàu của anh. Tôi sẽ quay về Pháp, và thề sẽ không bao giờ quay lại...)

Phu nhân Rheinart nói xong, đẩy nhanh cánh cửa vào phòng trong, lao lên giường, khóc nức nở.

Rheinart nhìn theo vợ, rồi bất ngờ xô ngã chiếc bàn trước mặt, tất cả đồ đạc trên bàn ngã đổ xuống trước cặp mắt kinh ngạc và hoãng hốt của Catherine.

32.ĐIỆN CẦN CHÁNH- NỘI-NGÀY

Vua Hàm nghi đang ngồi đọc sách ở điện Cần Chánh, bên ngoài cửa có bóng người lấp ló; nhà vua mắt vẫn nhìn vào trang sách lên tiếng:

VUA HÀM NGHI

Sao không chịu vào mà còn lấp ló ngoài cửa vậy? Từ sáng đến giờ trẫm không thấy mặt khanh đâu.

Lê SINH

Không có chuyện gì giấu được Hoàng thượng ...

VUA HÀM NGHI

Có chuyện gì giấu thật hả? Nói ra đi, kẻo trẫm nọc ngươi ra đánh một trăm hèo.

LÊ SINH

(làm ra vẻ sợ hãi)

Ôi chao! Một trăm hèo thì còn gì thân xác thần!

VUA HÀM NGHI

Khanh không nói thì thôi. Để yên cho trẫm đọc sách.

Nhà vua trở lại vị thế cũ, tiếp tục đọc sách làm như không quan tâm đến Lê Sinh. Lê Sinh chờ một lúc không chịu được,chạy đến bên vua, nói thì thầm vào tai vua . Nhà vua thoáng ngạc nhiên.

VUA HÀM NGHI

Sao? Thật không ?

Sinh vẫn tiếp tục thì thầm gì đó bên tai nhà vua.Vua Hàm Nghi rút ra một thẻ bài bằng ngà đặt vào tay Văn Sinh .

VUA HÀM NGHI

Cầm cái thẻ ngà để tiện việc đi ra đi vào,lỡ có ai hỏi. Trẫm sẽ đến đúng hẹn. Khanh khéo léo, đừng để ai phát hiện.

Lê SINH

Hoàng thượng cũng cẩn thận mới được.Chuyện này mà đến tai ông Thuyết,ông Tường thì phiền lắm!

Vua Hàm Nghi gật đầu, mỉm cười vẻ tinh nghịch. Trong tay nhà vua vẫn không rời con dao nhỏ và khúc gỗ đã bắt đầu tượng hình..

Trong góc, những bức tượng được nhà vua khắc sắp xếp không theo thứ tự, và mỗi bức một vẻ.

33. Dọc bờ tường tử cấm thành-Ngoại -Đêm

Đêm sáng trăng. Một bóng người men theo bờ thành, len lõi, ẩn hiện sau những khóm cây.

 Thỉnh thoảng ánh trăng chiếu xuống thấy rõ đó là khuôn mặt của Vua Hàm Nghi. Bóng đen quan sát rồi cẩn thận hướng theo phía Tây bờ thành chạy đến.

34.Trên bờ thành-NGOẠI- ĐêM

Bầu trời đêm, ánh trăng vằng vặc

Nơi một thân cây ngã nằm ngang trên mặt thành, bóng một người trẻ đang ngồi hai chân đung đưa , mắt nhìn xuống mặt hồ sen và thãm cỏ bên kia hồ. Nhìn kỹ thì đó là Catherine ăn mặc theo kiểu con trai.

Nghe tiếng động, Catherine lên tiếng như hờn trách:

 CATHERINE RHEINART

Tôi cứ tưởng ngài không đến, định quay về đây.

VUA HÀM NGHI

Sao lại không đến? Sinh đâu, có cùng đi với Catherine không?

Catherine Rheinart

Sinh ngoài kia, lát nữa còn đưa tôi về.

Vua Hàm Nghi bước tới ngồi xuống bên cạnh Catherine.

VUA HÀM NGHI

Catherine có chuyện gì vậy?

Catherine RHEINART

Tôi muốn gặp ngài trước khi về Pháp.

Vua Ham Nghi

(   hụt hẫng)

Sao gấp vậy? Lần trước Catherine bảo đến tháng chín nhập học mới về kia mà!

CATHERINE RHEINART

Đáng lẽ là vậy, nhưng mẹ tôi bảo phải về ngay và thề sẽ không bao giờ quay lại.

Catherine bật khóc nức nở.Vua Ham Nghi hốt hoảng cầm tay Catherine

VUA HÀM NGHI

Chuyện gì mà trầm trọng đến vậy? Mẹ Catherine mới qua, sao lại về ngay?

CATHERINE RHEINART

Giữa mẹ tôi và ba tôi đã xãy ra một cuộc cải vã, bà không chịu được những hành vi thô bạo của người Pháp ở đây đối xử với dân chúng. Và theo lời mẹ tôi,thì cha tôi cũng là kẻ đồng lõa với tội ác.

Catherine ngước lên nhìn vua Hàm Nghi, mắt đẫm lệ.

CATHERINE RHEINART

Tôi không biết có còn dịp nào gặp lại ngài không?

VUA HÀM NGHI

Nhất định chúng ta sẽ còn cơ hội gặp nhau.

CATHERINE RHEINART

(  nắm chặt tay vua)

Thật không? Ngài có thật sự muốn gặp lại tôi không? Ngài không coi tôi là kẻ thù sao?

VUA HÀM NGHI

Không, Catherine là người Pháp đầu tiên ta yêu mến.

Catherine Rheinart nhìn thẳng vào ánh mắt nhà vua, run run không nói.

VUA HÀM NGHI

Catherine không giống những người Pháp khác,nàng không mang khổ đau đến cho đồng bào ta.

Catherine ôm chầm lấy vua Hàm Nghi và bất ngờ hôn lên môi vua, làm vua Hàm Nghi, người con trai mới lớn sững sờ bối rối.

CATHERINE RHEINART

Cám ơn Ngài. Giã từ..

Nói chưa đứt câu, Catherine ngượng ngùng đứng bật dậy quay đầu chạy đi.

Vua Hàm Nghi nhìn theo Catherine một lúc lâu mà vẫn chưa hết sững sờ.

Nhà vua đưa tay lên sờ lên môi với cảm giác người con trai lần đầu được người khác phái hôn. Rồi nhìn vào trong lòng bàn tay, bức tượng gỗ mới khắc trên đó, nhà vua như nhớ ra đứng bật đậy chạy theo Catherine .

VUA HÀM NGHI

Catherine, chờ ta với…...

Khi đuổi kịp Catherine, nhà vua nắm lấy tay cô, đặt vào đó bức tượng gỗ.

VUA HÀM NGHI

Ta khắc tặng Catherine đó...

Catherine cầm lấy bức tượng gỗ, không nói vẫn tiếp tục chạy, nước mắt vẫn chảy tràn trên má.

Vua Hàm Nghi đứng lại, nhìn theo.

35.PHÒNG NGỦ CỦA CATHERINE-NỘi-Đêm

Một mình trong phong , Catherine ngửa tay ra trước ánh sáng. Trên tay cô là bức tượng gỗ tạc hình một cô gái có nét của Catherine. Catherine ôm chặt bức tượng vào ngực, trên môi thoáng nụ cười. Cô nhớ lại cái vụng về nhưng đầy cảm xúc khi cô đặt nụ hôn lên môi vua Hàm Nghi.

36.ĐIỆN CÀN THÀNH-NỘI-Đêm

Vua Hàm Nghi một mình ngồi trong phòng đọc sách, trong tay vẫn mân mê con dao và đoạn gỗ. Nhìn vào hình nhân, nhà vua chợt nhớ lại.

37.TRÊN BỜ THÀNH-Ngoại-Đêm (HỒI TƯỞNG)

Catherine Rheinart nhìn thẳng vào ánh mắt nhà vua, run run không nói.

VUA HÀM NGHI

Catherine không giống những người Pháp khác,nàng không mang khổ đau đến cho đồng bào ta.

Catherine ôm chầm lấy vua Hàm Nghi và bất ngờ hôn lên môi vua, làm nhà vua, người con trai mới lớn sững sờ, bối rối với cảm xúc mới lạ đầu đời.

38.ĐIỆN CÀN THÀNH-NỘI-Đêm

Bất ngờ cánh cửa phòng lay động, vua Hàm Nghi chợt tỉnh , bà Phan Thị Nhàn nhẹ chân bước vào.

Vua Hàm Nghi đứng dậy chấp tay chào.    

VUA HÀM NGHI

Thưa mẫu thân,nửa đêm khuya khoắt mẫu thân sang có chuyện chi dạy bảo?

BÀ PHAN THỊ NHÀN

Mẫu thân nhớ Hoàng thượng, mẫu thân thăm Hoàng thượng chớ có chuyện chi mô!

VUA HÀM NGHI

 Mẫu thân không giấu con được mô. Trẫm thấy ánh mắt mẫu thân đầy lo lắng...

Bà Phan Thị Nhàn nhìn ra cửa, ngập ngừng như sợ có ai nghe.

Bà Phan Thị NHÀN

Hoàng thượng có biết người ta đang đặt Hoàng thượng ngồi trên lưng cọp không? Cái chết của Dục Đức, Hiệp Hòa và Kien Phúc, Hoàng thượng còn nhớ không?

VUA HÀM NGHI

Mẫu thân đừng quá lo! Ai mà không phải chết, nhưng sống thế nào mới là điều quan trọng.

BÀ PHAN THỊ NHÀN

Ông Tường và ông Thuyết thương yêu gì con, làm sao mạ không lo lắng được.

VUA HÀM NGHI

Thuyết và Tường cũng có nhiều chỗ quá đáng,chuyện gì cũng tự ý làm, không hỏi ý kiến ai, nhưng họ thật sự muốn chống lại sự bảo hộ của người Pháp, dù họ không ép buộc,không cưỡng bách trẫm cũng tự nguyện theo họ.

BÀ PHAN THỊ NHÀN

(  khóc rấm rứt)

Sao Hoàng thượng chừng ni tuổi mà phải gánh cái gánh nặng vậy hả?

VUA HÀM NGHI

Đúng là gánh nặng, sinh mạng của cả dân tộc đang đè lên vai trẫm mà mẫu thân. Nhưng mẫu thân tin đi,con sẽ làm một ông vua tốt , biết yêu thương dân,sẵn sàng chịu khổ cực vì dân. Bây giờ đã khuya, trẫm đưa mẫu thân về nghỉ.

Nói dứt câu, vua Hàm Nghi đứng dậy đỡ một bên cánh tay bà Nhàn bước ra cửa.

Như nhớ ra điều gì, nhà vua nói:

VUA HÀM NGHI

Mẫu thân chờ trẫm một chút!

Nhà vua không đợi mẹ trả lời, quay người bước vào bên trong, một lát trở ra với cái khăn choàng cổ, tự mình ân cần choàng lên cổ mẹ.

VUA HÀM NGHI

Mẫu thân choàng cái khăn ni cho ấm cổ, đêm lạnh bị ho, trẫm  sợ mẫu thân không ngủ được.

Bà Phan Thị Nhàn đưa hai tay sửa lại cái khăn choàng trên cổ, nhìn vua rơm rớm nước mắt. Hai tay nắm chặt tay vua Hàm Nghi, giọng vừa lẫy vừa cảm động.

BÀ PHAN THỊ NHÀN

Hoàng thượng vẫn không thay đổi chút mô.

39.Cơ mặt viện-NỘi-NGÀY

Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đang ngồi dối diện với nhau.

Tôn Thất Thuyết cầm bình trà lên rót vào chén của Tường, tiếp tục rót vào chén mình, rồi đặt bình trà xuống khay, nói:

 TÔN THẤT THUYẾT

Đi đón Thống tướng De Courcy ở cửa Thuận An chắc phải phiền đến ngài một chuyến. Thú thật, tôi không mấy thích tên quan Pháp này!

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Tôi đâu có khác gì ngài. Hay là ta cử hai quan Đại Thần đi thay.

TÔn THẤT THUYẾT

Tôi nghe nói tên De Courcy này tính khí khắc khổ đa nghi, mà lại hống hách không coi ai ra gì..

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Vậy đi, chúng ta đồng ý cử hai vị đại thần thay mặt chúng ta đi đón De Courcy là được.

40.Cửa thuận  An-NỘi-NGÀY

Thống tướng De Courcy đẫn đầu , theo sau là đám sĩ quan và binh lính từ cầu tàu đi bộ vào.

Viên Khâm sứ Pháp mới(vừa mới thay Rheinart từ tháng 3.1885), cùng hai quan đại thần bước ra đón Thống tướng De Courcy và một số quan quân.

De Courcy miệng ngậm tẩu, tay cầm can ,nhìn quanh hỏi Champeaux.

DE COURCY

Pourquoi les Tuong et Thuyêt ne sont-ils pas venus m’accueillir ? Quel manque de respect à mon égard !)

(Sao không thấy ông Thuyết ông Tường ra đón? Hai ông này khinh thường tôi quá!)

MỘT QUAN ĐẠI THẦN

Mon Maréchal, je ne le pense pas

(Thưa Thống tướng, hai quan phụ chánh không có ý ấy đâu ạ!)

De COURCY

(hống hách)

J’ai l’intention  demander une audience au roi pour lui présenter la missive d’état. Donc, demain, les deux Tuong et Thuyêt devront venir me voir pour des échanges à ce sujet

(Tôi có ý định yết kiến nhà vua trình quốc thư. Vậy sáng mai ông Thuyết và ông Tường phải trình diện tôi ở tòa Khâm sứ để trao đổi về việc này.)

MỘt ĐẠi ThẦ

n khác

J’ai l’intention  demander une audience au roi pour lui présenter la missive d’état. Donc, demain, les deux Tuong et Thuyêt devront venir me voir pour des échanges à ce sujet

(Vâng, chúng tôi xin sẽ trình lại với hai quan phụ chánh..)

De COURCY

Tous les deux, et sans tarder, je le répète

(Tôi nhắc lại, cả hai ông, không được chậm trễ!)

Khi De Courcy và De Champeaux lên ngồi trên xe ngựa, De Courcy cầm tẩu thuốc đặt lên miệng, quẹt diêm , rít một hơi, rồi quay sang nói với De Champeaux:

DE COURCY

Monsieur De Champeaux ! Demain, lorsque Thuyêt sera là, arrête-le : non seulement il sera relevé de sa fonction, mais en plus il faudra l’exiler loin d’ici. Le ministres des Affaires étrangères me l’a demandé !

(Khâm sứ De Champeaux! Sáng mai,nhân khi Thuyết sang, hãy tóm cổ hắn lại,không những bãi chức mà còn đày đi xa. Bộ trưởng ngoại giao Preycinet đã gợi ý cho tôi làm như vậy!.)

DE CHAMPEAUX

Si nous agissons ainsi, la situation ne deviendra-t-il pas plus compliquée ?)

(Làm như thế, liệu tình hình có thể trở nên phức tạp hơn không?)

DE COURCY

ci de ne pas oublier que ma réputation n’est pas que du vent !

(Ngài đừng quên tên tuổi tôi không phải hư danh!)

De Champeaux im lặng không nói.

41.Cơ Mặt viện-NỘi-NGÀY

Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường ngồi đối mặt nhau.

NguyỄn Văn TưỜNG

Ngài là kim chi ngọc diệp, lẽ tất nhiên là phải hết lòng hết sức tôn phò xã tắc. Còn tôi, mặc dù là kẻ bách tính, nhưng cũng biết vị quốc vong than. Nhưng quan lớn không nghĩ rằng: Nếu gây việc can qua, biết đâu chúng ta không thất trận ? Gia Định thành trì kiên cố, vẫn không chống nổi đại bác của Tây. Vừa rồi thất thủ Thuận An, nhân tâm xao xuyến, vàng bạc tiêu tan. Nếu đánh nhau, Thánh thượng không khỏi kinh tâm, quân lính sợ không hết lòng chiến đấu. Hay là chúng ta thử đưa vàng bạc, đất đai mà nhượng cho bọn chúng? Nhưng nếu quan lớn tin chắc rằng, quân ta có thể đuổi được giặc, đem lại cảnh thái bình thì tùy quan lớn định liệu, tôi không dám bàn đến.

TÔn ThẤt ThuyẾt

Ăn cơm vua, phải trả nợ nước, huống chi cầm binh quyền trong tay nếu để giặc Tây chiếm hãm thành trì thời còn đâu nữa vàng bạc thuế má. Tôi quyết đương đầu với giặc, dẫu sau này ra sao cũng đành. Vì vậy tôi định ra lệnh cho các võ quan và binh sĩ phải chuẩn bị sẳn sàng để chiến đấu.

Sau cuộc đàm phán, hai vị phụ chánh chia tay, nhưng cả hai đều đăm chiêu lo lắng.

42.Tòa KHÂM SỨ-NỘi-NGÀY

De Courcy và quan binh Pháp đã ngồi vào tiệc chờ sẵn, phái đoàn của triều đình Huế , dẫn đầu là Nguyễn Văn Tường bước vào.

De Courcy đứng dậy chăm chú nhìn từng người, với cái nhìn xoi mói, trịch thượng.

ROUSSEL DE COURCY

(  nâng cốc)

Au nom de la République  française, je forme des vœux de prospérité pour nos deux pays…Pour avoir la tranquillité, vous devez dans un délai de trois jours nous remettre 20 000 barres d’or, 200 OOO barres d’argent et 200 000 francs pour payer les frais liés à la guerre

(Tôi nhân danh nước Cọng hòa Đai Pháp cầu chúc hai nước được thịnh vượng...Nếu quí quốc muốn được yên ổn thì trong vòng 3 ngày phải nộp chiến phí cho chúng tôi là 20.000 thoi vàng,200.000 thoi bạc và 200.000 quan tiền).

(trở giọng lạnh lùng)

Nous sommes heureux de constater que vous êtes venus en nombre aujourd’hui. Mais comment ça se fait que le Régent Tôn Thât Thuyêt  soit absent ? Est-ce pour préparer des attaques contre nous qu’il ne soit pas là ?

(Chúng tôi vui mừng thấy các ngài đến đây đầy đủ. Nhưng sao quan phụ chánh Tôn Thất Thuyết lại vắng mặt? Hay quan phụ chánh ở nhà sửa soạn đánh chúng tôi?)

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Mon Général, le Régent s’apprêtait de partir avec nous pour aller vous présenter ses politesses lorsque tout d’un coup  il tomba malade ; il a alors jugé bon de ne pas venir.

(Thưa Thống tướng, quan phụ chánh đã chuẩn bị để cùng với chúng tôi qua đây ra mắt ngài, nhưng đột nhiên phát bệnh, không tiện đến .)

Roussel DE COURCY

(đấm tay xuống bàn)

 

                              Malade, il aurait dû venir en hamac ! De toutes façons, je vais ordonner qu’on l’arrête !)

(Nếu bị bệnh cũng phải võng sang. Thế nào chúng tôi cũng cho người đến bắt!)

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

(chống chế)

Si le Régent a pris la décision de ne pas venir, c’est par crainte de porter une maladie contagieuse qui serait nuisible à votre santé, Mon Général, ainsi qu’à celle de  vos convives ; il n’y a aucune autre raison que celle-là

(Quan phụ chánh không đến vì sợ mình bị bệnh truyền nhiễm, sang đây ảnh hưởng sức khỏe của Thống tướng và các vị đây, chứ không có ý gì khác)

ROUSSEL DE COURCY

J’ai l’intention de venir voir le roi pour lui remettre la lettre de créances. Je demande que soit ouverte l’entrée principale, pour laisser passer non seulement les officiels de la France mais aussi les soldats

(Tôi dự định sẽ đến yết kiến và trao quốc thư cho nhà vua. Tôi yêu cầu phải mở cửa chính, không những để quan Pháp đi thôi, mà phải để cả quân lính cũng đi qua cửa ấy).

MỘT VỊ ĐẠi ThẦn

J’ai peur que ce soit impossible, car cela est contraire à nos règles de protocole. Nous souhaitons que vous seul entriez par la porte principale, les officiels devront prendre les portes latérales, sans armes. Dans le Palais de la Suprême Harmonie, lorsque vous arriverez au niveau de la deuxième colonne, vous devrez vous arrêter et remettre la lettre de créance à un mandarin qui la présentera au roi, selon les vieux rites chinois

(Điều này tôi thiết nghĩ e không thể được, trái với quốc lễ chúng tôi. Chúng tôi xin để thống tướng đi cửa chính,các quan hầu đều đi cửa hai bên, không mang theo vũ khí. Lúc lên điện Thái Hòa, bước vào ngang hàng cột thứ nhì thì phải dừng lại. Đưa quốc thư cho một vị đại thần dâng lên theo như cách sứ Trung Hoa ngày trước).

ROUSSEL De COURCY

Non, impossible, il faut que le roi reçoive la lettre de créance avant de s’asseoir sur le trône

(Không được, nhà vua phải tiếp tôi nhận quốc thư xong rồi mới được lên ngồi trên ngai vàng).

(giọng hống hách)

(Je répète: non seulement les officiels qui m’accompagnent, mais les soldats également passeront par l’entrée principale

( Tôi nhắc lại: Không những các quan theo tôi, mà ngay cả quân lính cũng đi cửa chính)

Các quan đại thần Việt Nam phẫn nộ lộ ra mặt.

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Les soldats français qui s’habillent mal ou qui se comportent mal ne seront pas admis dans la Cité impériale

(Binh sĩ Pháp ăn mặc lôi thôi,hay phá phách,yêu cầu cấm chỉ không cho họ vào Thành Nội!)

ROUSSEL De COURCY

(   xẳng giọng)

Je propose qu’on reporte cette discussion ; après le rétablissement du régent, on s’avisera

(Tôi đề nghị hoãn cuộc bàn bạc này lại đợi đến lúc nào Tôn Thất Thuyết bình phục sẽ hay)

Nói xong De Courcy đứng đậy bước ra ngoài không thèm nhìn ai.

43.TRÊN ĐƯỜng VỀ CƠ MẬT VIỆN-Ngoại-NGÀY

Một vị đại thần phân bua.

VỊ ĐẠi ThẦn 1

Tại sao Thống tướng hống hách thế, đòi cho cả bọn lính vào cửa chính.

VỊ ĐẠi ThẦn 2

Không được! Nếu đễ cho bọn lính Tây đi cửa chính thì còn gì là quốc thể.Dân chúng sẽ đàm tiếu và coi khinh Cơ mật viện chúng ta không ra gì.

VỊ ĐẠI THẦn 3

Phải bàn thảo lại việc này!Không nên nhượng bộ!

44.TÒA KHÂM SỨ-NỘi-NGÀY

Thống tướng De Courcy đang ngồi ở phòng khách tòa Khâm sứ trao đổi với giám mục Caspard đang ngồi đối diện, Thống tướng tiếp tục rót rượu vang vào ly của giám mục rồi ly của mình và nâng ly.

DE COURCY

A votre santé, Monseigneur !)

(Xin mời Đức Giám mục!)

GIÁM MỤC CASPARD

(nâng ly uống)

Je voudrais vous rappeler, mon Maréchal, que ce peuple, malgré sa pauvreté, n’est pas aussi idiot et aussi facile à vaincre que vous semblez le croire. Au 13ème siècle, ses ancêtres ont vaincu Gengis Khan, alors que tous les pays de l’Europe étaient battus. Ne les poussez pas dans leurs retranchements, suivez ce dicton bien connu ici : poussée à bout, l’eau fait sauter les digues

(Tôi nhắc lại cho Thống tướng biết rằng, cái dân tộc nhỏ bé này không ngu dốt và dễ khuất phục như Thống tướng nghĩ. Vào thế kỷ 13, chính tổ tiên họ đã đánh thắng , trong khi cả Âu châu thì nằm bẹp dưới gót ngựa của Gengis Khan . Đừng dồn họ vào bước đường cùng, ngạn ngữ Annam có câu:Tức nước thì vỡ bờ.)

ROUSSEL DE COURCY

Je sais parfaitement ce que je fais, Monseigneur

(Tôi biết tôi đang làm gì!Thưa Đức Giám mục.)

GIÁM MỤC CASPARD

Je suis informé que ces derniers jours Monsieur Thuyêt préparait une attaque du palais du Résident Supérieur et  du poste de Mang Ca ; vous devriez prendre vos précautions sinon ce serait trop tard

(Trong những ngày gần đây tôi được biết Ông Thuyết đang chuẩn bị để tấn công vào Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá, Thống tướng liệu mà phòng bị kẻo hối không kịp).

ROUSSEL DE COURCY

Le long de ma carrière, je n’ai connu que des victoires, et quel que soit l’endroit où je débarquais, mon étoile n’a  jamais fléchi. Je vois qu’elle va briller encore davantage

(Trong đường công danh của tôi, bao giờ tôi cũng thành công, nơi nào mà tôi đến thì ngôi sao của tôi không hề mờ xuống. Tôi thấy rằng ngôi sao ấy sắp rạng tỏ thêm lên.)

GIÁM MỤC CASPARD

Je ne suis pas là pour une quelconque polémique, Monsieur le Maréchal, car cela relève de  votre responsabilité, mais je dois me préoccuper de l’impact que cela pourrait avoir sur la mission évangélique

(Tôi đến đây không phải để tranh cãi với Thống tướng, vì đây là trách nhiệm của Thống tướng, nhưng nếu có sự bất tường xảy ra, chắc chắn nó ảnh hưởng đến công cuộc truyền giáo mà tôi buộc phải quan tâm).

Đức Giám mục Caspard đưa tay bắt De Courcy rồi đứng dậy bước ra cửa.

Trung úy bước vào, nghiêm chào.

TRUNG ÚY Cayrol

Mon Maréchal, le lieutenant Cayrol au rapport)

(Trình Thống tướng,Trung úy Cayrol báo cáo.)

ROUSSEL DE COURCY

C’est quoi ?)

(Việc gì?)

TRUNG ÚY CaYROL

Mon Maréchal, les responsables du Conseil Secret souhaitent vous rencontrer pour discuter avec vous sur l’accès que vous prendrez pour votre audience auprès du roi et la remise du courrier d’Etat

(Thưa Thống tướng, bên Cơ mật viện xin gặp Thống tướng bàn định việc đi cửa chính, cửa bên trong trường hợp Thống tướng vào yết kiến và trình quốc thư cho nhà vua.)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

ROUSSEL DE COURCY

Il n’est plus question de discuter sur quoi que ce soit. Dites-leur de partir, je ne les reçois pas

(Không có chuyện bàn định gì nữa hết. Bảo họ về, ta không tiếp. )

Trung úy Carol đưa tay chào theo quân cách, rồi quay ra.

45.CUNG DIÊN THỌ-NỘi-NGÀY

Nguyễn Văn Tường bước tới,cúi đầu chắp tay lạy một lão bà cốt cách phương phi.

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Thái hậu an khang!

                  THÁI HẬU TỪ DŨ

Miễn lễ, khanh có gì tâu bày?

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Thưa Thái hậu,trong dịp Thống tướng De Courcy yết kiến trình quốc thư lên Hoàng thượng, ông ta đòi không chỉ các quan Pháp mà binh lính Pháp cũng sẽ đi cửa chính.Đồng thời De Courcy yêu cầu nhà vua phải tiếp nhận quốc thư xong rồi mới được ngồi lên ngai vàng.

THÁI HẬu TỪ Dũ

Việc này trái với quốc lễ.

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Da phải! Cơ Mật viện cũng không tán đồng yêu sách đó, nên đã sang tòa Khâm sứ xin gặp Thống tướng bàn định cho xong việc, nhưng Thống tướng đã khước từ không tiếp.

THÁI HẬU TỪ DŨ

Sao Thống tướng lại gay gắt với chúng ta vậy? Bây giờ các khanh tính sao?

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Thú thật với Thái hậu, thần cũng chưa biết phải giải quyết thế nào.

Bà Từ Dũ im lặng suy nghĩ một lúc, rồi nói với Tường.

THÁI HẬU TỪ Dũ

Ta có ý này, họa may. Nhưng không thể nhờ ai khác ngoài khanh.

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Xin Thái hậu chỉ dạy!

THÁI HẬU TỪ DŨ

Phiền khanh mang lễ vật của ta sang tặng cho Thống tướng, xem ông ấy có bớt giận không?

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Thần xin phụng mệnh. Để Thái hậu bận tâm đến chuyện này, chúng thần thật có tội.

46.TÒA KHÂM SỨ -NỘi-NGÀY

Thống tướng De Courcy đang mặc đồ thể thao đánh quần vợt trên sân với một sĩ quan. Một vài người khác đang theo dõi trận đấu, thỉnh thoảng vỗ tay tán thưởng cú đánh trái tay của Thống tướng.

Thống tướng De Courcy đỡ trái banh của đối thủ nhưng không qua lưới.

Trung úy Carol, mặc quân phục đi tới trước mặt thống tướng đưa tay lên chào, mặt ông hơi nhăn lại.

         TRUNG ÚY CAYROL

Mon Mare1chal!

(Thưa Thống tướng!)

DE COURCY

Quoi encore ?)

(Chuyện gì nữa đây?)

    TRUNG ÚY CAYROL

Le Régent Nguyen Van Tuong souhaite vous transmettre les présents de la Reine-Mère

(Có quan phụ chánh đại thần Nguyễn Văn Tường xin chuyển lễ vật của Thái hậu Tử Dũ tặng ngài ).

DE COURCY

(   xua tay)

Dites tout de suite au Régent Tuong que je ne peux accepter aucun cadeau de la part de la Reine-Mère

(Nói ngay với ông Tường rằng ta không thể nhận lễ vật của Thái hậu được)

Trung úy Carol đưa tay lên chào, rồi quay người bước ra.

47. BINH BỘ-NỘi-NGÀY

Nguyễn Văn Tường hấp tấp từ ngoài bước vào Binh Bộ. Ông Thuyết đang ngồi trên trường kỷ đọc tấu chương.

 Ông Tường ngồi xuống,nói ngay

48.NHÀ LAo-NỘi-NGÀY

Ngồi giữa phòng của quản đốc trại giam tù nhân. Một võ quan đứng dậy ra lệnh cho các bộ tướng.

 VÕ TƯỚNG

Các ngươi tuần tự vào các phòng giam mở cửa, tháo gông, rồi bảo tù nhân tập hợp ở dảy bàn ngoài sân có rượu thịt dọn sẳn. Cho chúng ăn uống xong chờ lệnh Tôn Thất Lệ ta.

Các bộ tướng của Tôn Thất Lệ đồng thanh.

CÁC BỘ TƯớng

Dạ!

Rồi tản đi, theo dọc hành lang, họ lần lượt mở cửa tháo gông. Tiếng ồn ào huyên náo vang lên khắp trại giam, rồi bọn tội phạm ùa ra sân, với những dảy bàn đã dọn sẳn đầy ứ thức ăn và rượu thịt. Bọn chúng ùa vào, mạnh ai nấy ăn , uống mặc sức.Vừa ăn uống , vừa nói cười la hét ỏm tỏi.

Lát sau, một bộ tướng của Tôn Thật Liệt đi đến các bàn .

Một bỘ tưỚng

Các vị đã ăn xuống no say, xin sắp ngay hàng thẳng lối chờ lệnh.

Các tội phạm rời bàn , bước ra sắp vào hàng, đứng im chờ đợi. Mấy phút sau Tôn Thất Lệ oai nghiêm bước ra.

TÔn THẤT LỆ

Thưa các vị, đất nước chúng ta đang bị quân Pháp xâm chiếm. Hoàng thượng ra lệnh ân xá cho tất cả tù nhân, chỉ mong các vị tự nguyện cầm vũ khí giết giặc cứu nước để đái công chuộc tội.

PHẠM NHÂN

(   đồng thanh)

Cảm tạ Hoàng thượng gia ân.Chúng tôi nguyện giết giặc cứu nước .

TÔN THẤT LỆ

Khoan , trong các vị cũng có những người mang tật bệnh chưa khỏi. Ai không thể chiến đấu xin đứng riêng ra, và được tự do trở về với vợ con trước!

Đám Đông

Xin cho chúng tôi chiến đấu! Xin cho chúng tôi chiến đấu!

TÔN THẤT LỆ

Hoàng thượng sẽ rất cảm động vì sự hy sinh của các vị. Bây giờ các vị có thể vào kho nhận vũ khí chờ các đạo quân kia phối hợp tấn công.

Trên khuôn mặt các tù nhân bừng bừng khí thế! Họ chạy ùa về phía kho..

49.TÒA KHÂM SỨ -NỘi-Đêm

Chiếc đồng hồ treo trên tường phòng khách của tòa Khâm Sứ chỉ 11:30 giờ

Buổi tiệc Thống tướng Roussel De Courcy thiết đãi sĩ quan và binh lính Pháp đồn trú tại Huế sắp kết thúc, có nhiều người đứng dậy, bắt tay chào nhau.

Họ lần lượt rời khỏi bàn ăn,Thống tướng De Courcy và Khâm sứ De Champeaux , hết bắt tay người này đến người khác .

Khách khứa hoàn toàn không còn một ai, trả lại sự yên ắng cho tòa Khâm sứ.

50. MỘt VỊ TRÍ GẦN ĐỒn MANG CÁ-NGOẠI-Đêm

Chiếc đồng hồ treo trên tường ở Đồn Mang Cá chỉ đúng 12 giờ.

Tôn Thất Thuyết đi tới đi lui,vẻ sốt ruột.

Một võ quan chạy tới trước mặt Thuyết.

TÔN THẤT THUYẾT

           (nóng nảy)

Sao giờ này mà các ngươi chưa chịu khai hỏa?

VÕ QuaN

Hạ quan đang cho chuẩn bị gấp rút.

TÔN THẤT THUYẾT

Nhanh lên , kẻo không kịp!

VÕ QUAN

Hạ quan xin tuân lệnh!

Võ quan nói rồi chạy đi.

51. PHÒNG NGỦ Của DE COURCY-NỘi-Đêm

Chiệc đồng hồ trên tường ở phòng khách tòa Khâm sứ chỉ 12 giờ 20 phút

De Courcy năm trên giường trằn trọc không ngủ, cố mở trang sách để dỗ giấc ngủ với cái đèn nhỏ trên đầu giường.

Ông vừa xoay người lật một trang sách khác, bất ngờ những tiếng đại bác , và tiếng reo hò vang dội.

De Courcy vùng dậy nhảy ra khỏi giường, nhìn qua cửa sổ,lửa cháy bừng bừng.

De Courcy mặc quân phục vào rồi chạy ra khỏi phòng.

52.TRÊN THÀNH -NGOẠI-Đêm

Những ổ súng đặt trên tường thành tiếp tục nhả đạn . Hết khẩu này đến khẩu khác.

53.Sông Hương -NGOẠI-Đêm

Mặt sông Hương mờ hơi sương đang hứng chịu từng trái đạn đại bác của pháo binh Triều đình bắn rơi xuống .

Nổi rõ đàng sau là bờ Nam, tòa Khâm sứ mờ mờ ẩn hiện.

54.Tòa khâm sỨ -NGOẠI-Đêm

Đạo quân đánh vào tòa Khâm sứ do Tôn Thất Lệ, cùng Thủy sư Đô đốc Hiệp Lý chỉ huy, từng đợt xung phong đánh thẳng vào.

TÔN THẤT LỆ

Tấn công!

Sau lệnh của Tôn Thất Lệ từng toán ào ạt nhảy vào.

Đạn bắn vào nóc tòa Khâm. Tường và mái đều bị đạn bắn thủng ,

Nhà kho và nhà vệ sinh bị sụp đổ và bốc lửa.

Đại úy Bruno pháo binh Hải quân bị một viên đạn xuyên qua ngực ngã ra chết,

Đại úy Brouin của đội binh Châu Phi gảy mất hai ống chân, tử trận.

Hai sĩ quan Heitschell và Lacroix bị thương nặng.

Do một cửa kho ăn thông qua trại, 160 binh sĩ Pháp kéo vào Tòa Khâm.

ROUSSEL De COURCY

Réorganisez les troupes, répartissez les forces de combat. Mettez deux personnes à chaque fenêtre, faites  des tirs de barrage pour stopper les vagues d’assauts ennemis

(Sắp xếp lại hàng ngũ, phân công chiến đấu. Đặt mỗi cửa sổ hai người bắn ra để chặn đứng những đợt xung phong của địch.)

Một đợt xung phong tấn công vào, các pháo thủ Pháp từ cửa sổ bắn ra, những thây người ngã xuống.Hết đợt nay đến đợt khác.

De Courcy nói với trung úy Cayrol đứng cạnh.

ROUSSEL DE COURCY

Vous lieutenant, vous vous rendez à la poste, pour appeler le commandement à Hai Phonge et leur transmettre mon ordre : il faut acheminer l’armée à Huê, et faire venir des troupes de Hôi An pour nous prêter secours

(Trung úy qua qua bưu điện gọi cho chỉ huy Hải Phòng lệnh của tôi tức tốc đưa quân vào Huế, và gọi lính ở Thuận An kéo lên cứu viện.)

Viên Trung úy cúi người hối hả đi nhanh ra.

Đạn pháo từ cánh cừa sổ vẫn tiếp tục bắn ra,những toán xung phong vẫn tiếp tục xông vào, những thây người đổ xuống, trong số đó có Tôn Thất Liệt.

55.ĐỒn Mang Cá-NGOẠI-Đêm

Tôn Thất Thuyết và Đề đốc Trần Xuân Soạn tự thân hành dốc xuất binh sĩ tấn công  quân Pháp ở đồn Mang Cá.

TÔN THẤT THUYẾT

Tấn công !!!

Tôn Thất Thuyết và Trân Xuân Soạn cùng binh sĩ lao vào.

Hai bên giao tranh ác liệt.

56.Bầu Trời -NGOẠI- Hừng sáng

Sương mù đã bắt đầu tan, bờ thành hiện rõ trên nền trời.

Những khẩu đại bác vẫn tiếp tục bắn đi.

57. Đồn MANG CÁ-NGOẠI- Hừng sánh

Viên Thiếu tá và Trung tá Pháp đứng trên bờ thành quan sát.

            THIẾU TÁ

Mon lieutenant-colonel, j’attends vos ordres !)

(Trung tá Pernot, tôi chờ lệnh Ngài!)

Trung tá Pernot nhìn trời , quay lại nói với Thiếu tá Metzinger.

 TRUNG TÁ PERNOT

Commandant Metzinger ! Le soleil s’est levé ! Divisons-nous en plusieurs sections et attaquons la cité impériale

(Thiếu tá Metzinger! Trời sáng rồi! Chúng ta chia quân đánh thẳng vào kinh thành.)

      THIẾU TÁ METZINGER

A vos ordres !)

Tuân lệnh!

Những toán lính Pháp súng ống, theo hàng ngũ hối hả di chuyển đội hình.

58.Cửa thượng TỨ-NGOẠI-HỪNG SÁNG

Súng đại bác Pháp chỉa vào những khẩu đại bác của lính Việt bắn thẳng vào.Những xạ thủ ngã xuống.

59.ĐỒn MANG CÁ-NGOẠI- HỪNG SÁNG

Trung tá Pernot tiến vào nội cung, quân Việt chiến đấu rất hăng hái, nhưng khoảng một giờ sau thì yếu thế ,lùi dần và tan rã hàng ngủ.

Quân Pháp chiếm được 6 cổ đại bác hạng lớn, rồi đặt trên mặt thành bắn thẳng vào quân ta.

Trời gần sáng, cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn dử dội, nhưng quân ta yếu thế lùi dần.

Quân Pháp phóng lửa đốt Bộ Lại và Bộ Binh của ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết và các công sự, các trại lính.

Gặp dân chúng chạy loạn, không phân biệt già trẻ, trai gái quân Pháp thẳng tay tàn sát một cách dã man, tiếng khóc la vang trời dậy đất.

Xác chết nằm ngổn ngang khắp các ngã đường.

60. NỘI Cung-NGOẠI- Hứng sáng

Kinh thành đang trong tình trạng náo loạn, kẻ chạy xuôi , người chạy ngược, súng nổ, lửa cháy tư bề.

Tôn thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường vào rước Tam cung và vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành.

TÔN THẤT THUYẾT

Xin mời Hoàng Thái hậu và Hoàng thượng nhanh chân rời khỏi kinh thành. Bọn Tây đã tấn công chúng ta.

THÁI HẬU TỪ DŨ

Tại sao bọn Tây lại tấn công chúng ta?

TÔn ThấT THUYẾT

Bọn Tây yêu sách quá đáng, chúng ta không thể chấp nhận được. Như Thái hậu cũng đã biết, chúng bức hiếp và coi thường phép nước của ta.

VUA HÀM NGHI

(sững sốt)

Sao ta chưa đánh mà đã phải chạy?

Tôn Thất Thuyết

Thời giờ cấp bách, xin Hoàng thượng hãy lên kiệu trước đã. Thần sẽ tường trình lên Hoàng thượng mọi điều.

Tôn Thất Thuyết đưa mắt, bọn phu đưa kiệu tới , Vua Hàm Nghi bước lên. Tam cung gồm có Thái hậu Từ Dũ và hai bà Trang Ý, Học Phi cũng bước lên kiệu .

61.Kỳ Đài-NGOẠI- Hừng sáng

MÀN CHỮ 8:30

Trên kỳ đài phất phới là cờ Pháp. Nói là cờ nhưng thật ra là sợi dây thắt lưng của một tên lính Phi Châu kết với hai mảnh vải.

62.ĐẠI NỘI-NỘI/ NGOẠI- NGÀY

Một số chuyên viên người Pháp sắp xếp các bảo vật quý giá để chuyển về Pháp.

TRUNG TÁ PERNOT

Đây là những thứ quý giá được lệnh Thống tướng De Courcy đưa về Pháp, xin nhẹ tay!

Mọi người vẫn âm thầm di chuyển trong trật tự.

Khoảng hai ba người chụm lại thì thầm với nhau gì đó,họ lén lút bỏ một thứ gì đó vào túi.

Từng chiếc rương được khuân ra ngoài.

63.TRÊN Đường-NGOẠI- Hừng sáng

Đoàn đạo ngự xa giá di chuyển trên đường từ Thành Nội ra cửa Hữu khoảng hơn 500 người, gồm có quan binh, người ngựa và có 6 thớt voi chuyển vận đồ đạc lục tục đi trên đường.

64. CỬA HỮU-NGOẠI- Hừng Sáng

Nguyễn Văn Tường đang chờ để nghinh tiếp đoàn đạo ngự ở khúc quanh con đường ra An Hòa.

Đoạn đạo ngự đến cửa Hữu, Hoàng Thái hậu Từ Dũ vén kiệu nói với người đi theo phục dịch.

 THÁI HẬU TỪ Dũ

Ngươi cho mời hai quan phụ chính đến gặp ta!

Một lát sau, quan phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường bước tới ra mắt Thái hậu.

TÔN THẤT THUYẾT

Thái hậu cho gọi chúng thần?

 THÁI HẬU TỪ Dũ

Ta nghĩ nên để quan phụ chính Nguyễn Văn Tường ở lại sắp xếp công việc của triều đình.

TÔN THẤT THUYẾt

Chúng thần cũng đã dự liệu điều đó mà chưa kịp trình với Thái hậu.

(quay qua Nguyễn Văn Tường)

Mọi việc ở nhà xin giao phó lại cho ngài, xin ngài cứ theo kế hoạch mà ứng biến và thường xuyên thông báo tin tức cho nhau.

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Quan lớn đã dạy tôi nào dám không tuân lệnh. Sau khi tiễn Thái hậu và Hoàng thượng xa giá, tôi sẽ đến gặp giám mục Caspard, nhờ ông ấy nói đỡ một lời với De Courcy.

Tôn THẤT THUYẾT

Tôi đặt lòng tin vào ngài, xin ngài hãy vì dân vì nước ...Tôi cũng biết vai trò của ngài trong hoàn cảnh này muôn vàn khó khăn.

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

(chắp tay vái)

Cảm tạ tấm lòng của quan lớn, tôi sẽ cố gắng, dù phải chết cũng cam lòng. Xin từ biệt Thái hậu và quan lớn.

THÁI HẬU TỪ DŨ

Ta cũng tin tưởng quan phụ chính, xin bớt đi thủ tục .

65. NHÀ THU NGUYỆT-NGOẠI- NGÀY

Thu Nguyệt đang nằm trên giường,bất ngờ vùng dậy.

THU NGUYỆT

Mạ ơi!Có chuyện gì vậy mạ?

MẸ THU NGUYỆT

Nghe hàng xóm bàn tán, kinh đô bị bọn Tây tấn công..

THU NGUYỆT

(   thảng thốt)

Thế Hoàng thượng có sao không?

MẸ Thu Nguyệt

Con này nói lạ, sao mạ biết nhà vua có bị gì không? Mà biết để làm gì?

Thu Nguyệt không nghe tiếp, vùng dậy khoác cái áo, chạy ra khỏi nhà trước đôi mắt kinh ngạc của mẹ cô.

MẸ ThU NGUYỆT

Cái con này! Mi đi mô rứa?

66. TRÊN ĐƯỜNG-NGOẠI- NGÀY

Thu Nguyệt đứng giữa ngã ba đang ngơ ngác tìm kiếm .

Những đám đông dân chúng bồng bế theo nhau chạy.

Xác chết nằm lăn lóc ngổn ngang trên các ngã đường.

Thu Nguyệt bước đến bên một người đàn ông đang cõng đứa con nhỏ.

THU NGUYỆT

Ông chạy đi đâu vậy?

NGƯỜI ĐàN ÔNG

(   mếu máo)

Giặc Tây chiếm kinh thành rồi, thì cứ chạy họa may đến nơi nào không có giặc sống cho qua ngày.Khổ lắm cô ơi! Vợ con tôi chết hết cả, chỉ còn thằng nhỏ này.

Thu Nguyệt dứng tần ngần nhìn theo đoàn người lũ lượt chạy đi. Nàng không biết mình phải làm gì ,đi đâu. Đứng bên đường, nước mắt ràn rụa trên má.

67. TRÊN ĐƯỜNG ĐI QUẢNG TRỊ-NGOẠI- NGÀY

Đoàn đạo ngự xa giá di chuyển trên đường từ Thành Nội ra cửa Hữu khoảng hơn 500 người, gồm có quan binh,cung nữ,... người ngựa và có 6 con voi chuyển vận đồ đạc lục tục đi trên đường.                                    

68. NHÀ CỦA GIÁM MỤC Caspard -NGOẠI- NGÀY

Nguyễn Văn Tường bước vào trước cửa phòng Giám mục Caspard định gõ cửa, nhưng ngần ngại, thì một người giúp việc của đức Giám mục bước tới.

 NGƯỜI GIÚP VIỆC

Ngài muốn gặp Đức Giám mục?

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Vâng,phiền anh vào thưa Đức Giám mục có ông Tường muốn gặp.

Người GIÚP VIỆC

Xin ngài chờ một lát , tôi sẽ vào trình đức Giám mục.

Nói xong , người giúp việc đi biến vào trong,sau đó trở ra.

NGƯỜI GIÚP VIỆC

Xin mời ngài!

Người giúp việc đi trước hướng dẫn, Nguyễn Văn Tường hấp tấp đi theo.

Chưa đến cửa thì Giám mục Caspard đã bước ra niềm nở đưa tay bắt tay Nguyễn Văn Tường.

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Thưa đức Giám mục, tôi không đám làm mất thời giờ của đức Giám mục, xin nói thẳng ý định của tôi khi đến đây…..

ĐỨC GIÁM MỤC CASPARD

Quan phụ chánh không cần phải nôn nóng, trưa  nay mời ngài hãy ở lại dùng cơm với tôi.

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Tôi bây giờ như cá năm trên thớt, thưa Đức Giám mục.

Đức GIáM MỤC CASPARD

Ai cũng có lúc khó khăn mà Quan Phụ chánh…...Xin mời ngài vào trong, ta dùng cơm rồi cùng đàm đạo..

Đức giám mục và Nguyễn Văn Tường cùng bước vào phòng trong.

69.BÃI TRỐNG QUẢNG TRỊ-NGOẠI- NGÀY

Vua Hàm Nghi lần lượt ôm  Thái hậu Từ Dũ, hai bà Trang Ý , Học Phi với tất cả vẻ bịn rịn, không muốn rời ra, nước mắt tuôn trào.

VUA HÀM NGHI

Bà và hai mạ nhớ giữ gìn sức khỏe. Con phải đi đây.

TôN THẤT THUYẾT

Bây giờ đoàn chia làm hai. Một đoàn theo Thái hậu trở về Huế. Đoàn thứ hai, gồm những người còn lại theo Đức vua lên Tân sở chiến đấu!

Hai toán tự động tách rời. Mỗi đoàn theo mỗi hướng.

70. TÂN SỞ-NGOẠI- CHIỀU TỐI

 

Bạch Tượng được giao nhiệm vụ chở vàng bạc châu báu đoạn hậu chạy theo sau.

 

Quản Binh cưỡi Bạch Tượng chặn hậu bị quân Pháp bắn bị thương, máu chảy loang đùi, người xanh như tàu lá.

Vua Hàm Nghi nhìn thấy Quản Binh và Bạch Tượng theo mình đến cùng thì xúc động lắm.

VUA HÀM NGHI

Ngươi và Bạch Tượng mang theo rất nhiều đồ quý báu mà vẫn một lòng chịu gian khổ theo ta, chẳng sinh dạ tham lam. Thế gian này hiếm người trung nghĩa như thế.

QUẢN TƯỢNG

Hoàng thượng, thần nguyện chết xin đi theo bảo vệ Hoàng thượng không chút từ nan.

Vua Hàm Nghi bùi ngùi tiến lại phía Quản Binh và Bạch Tượng,nhà vua cầm lấy tay Quản Binh nói nhỏ.

VUA HÀM NGHI

Nhà ngươi ở lại đây cùng Bạch Tượng, tìm nơi chôn giấu đồ quý báu để sau này nghĩa quân có thể sử dụng.

Quản Binh không dám trái lời. Có tiếng giặc Pháp lao xao phía xa.

Quản Binh cúi đầu bái biệt nhà vua. Bóng vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy giá nhanh chóng mất hút giữa cánh rừng trúc rậm rạp.

71. BÊN BỜ SUỐI Ở TÂN SỞ-NGOẠI- CHIỀU TỐI

Nhà Vua ngồi im lặng một chỗ đăm chiêu, bàn tay nhà vua không ngừng hoạt dộng , đoạn gỗ trong tay nhà vua đã bắt đầu tượng hình.

Thỉnh thoảng nhà vua đưa lên nhìn ngắm, rồi lại tiếp tục đẻo gọt, khuôn mặt trên đoạn gỗ rõ dần: khuôn mặt của một người đàn ông đang nổi giận.

Tôn Thất Thuyết từ trong lều bước đến bên nhà vua.

TÔN THẤT THUYẾT

Sao Hoàng thượng có vẻ rầu rĩ vậy?

VUA HÀM NGHI

Trẫm không sao quên được kinh thành. Bây giờ nơi đó bọn Tây đã chiếm cứ. Biết bao giờ mới về lại được?

Tôn Thất Thuyết

Chúng ta phải đi như thế này vì không thể sống cùng kẻ địch. Đất đai cơ nghiệp của cha ông tổ tiên bị chúng xâm chiếm, thân phận chúng ta phải chịu nhọc nhằn, thù này không thể đội trời chung cùng bọn giặc. Hoàng thượng nên lấy quốc gia làm trọng và phải nêu gương cho tất cả thần dân trong nước. Ngài có nhớ lại các bài học của các vị sư phó trước đây đã giải trình không?

Vua Hàm Nghi cúi đầu nghe những lời khuyên của Tôn Thất Thuyết,liếc nhìn các quan văn võ chung quanh, ngẫm ra chân lý, bèn chấp tay về phía Thuyết.

VUA HÀM NGHI

Xin bái lĩnh những lời dạy bảo của quan phụ chính. Từ nay trẫm xin cùng các quan đeo đuổi sự nghiệp đến cùng.

TÔn ThẤT THUYẾT

Chỉ mong Hoàng thượng giữ vững ý chí thì lo chi không có ngày về.Thần muốn giới thiệu với Hoàng thượng hai đứa con trai của thần.

Nhà vua nhìn Tôn Thất Thuyết gật đầu.Thuyết nhìn vào trong lều cất tiếng gọi.

Tôn ThẤT THUYẾT

Đạm , Thiệp ra đây !

Hai chàng thiếu niên khoảng 14 đến 17 tuổi từ trong lều bước ra, đến trước mặt nhà vua quỳ xuống.

TÔN THẤT ĐẠm

Thần là Tôn Thất Đạm xin ra mắt Hoàng thượng!

Tôn Thất Thiệp

Thần là Tôn thất Thiệp, xin ra mắt Hoàng thượng!

Vua Hàm Nghi bước tới nâng Thiệp và Đạm đứng dậy.

VUA HÀM NGHI

Từ nay xin hai khanh bớt lễ nghi, đây không phải hoàng cung.

TÔN THẤT THUYẾT

Thần muốn hai đứa con thần ngày đêm ở bên Hoàng Thượng cùng người chiến đấu!

72.LÁN TRẠI Tân SỞ-NỘi-NGÀY

 

Trước mặt bá quan văn võ nghiêm cẩn đứng hầu hai bên.

Tôn Thất Thuyết từ đưới hàng ngũ bước ra chính giữa, quỳ xuống dâng lên vua Hàm Nghi

Tôn ThẤt ThuyẾt

Khải bẫm Hoàng thượng, đây là Chiếu, chúng thần đã thảo ra để công bố cùng quốc dân. Xin Hoàng thượng duyệt xét.

Vua Hàm Nghi cầm tờ chiếu lên đọc, nhà vua lại đọc thêm một lần nữa mới phê chuẩn và đóng dấu án vào tờ chiếu.

73.SUỐI -NGOẠI-NGÀY

Dòng suối chảy róc rách.

Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đi chầm chậm. Phía sau là Tôn Thất Đạm , Tôn Thất Thiệp và Lê Sinh

               VUA HÀM NGHI
Bây giờ trẫm mới hiểu vì sao khanh không muốn trẫm về Huế khi còn bị giặc Pháp chiếm đóng.Hịch Cần vương khanh dâng lên lời lẽ thống thiết mà hào hùng lắm!

TÔN THẤT THUYẾT

Vậy nếu công cuộc kháng chiến đòi hỏi đi vào sống trong rừng sâu. Hoàng thượng có đi không?

VUA HÀM NGHI

Đi đâu cũng đi, sống thế nào cũng được.Miễn là đuổi cho giặc Pháp ra khỏi đất nước.

TÔN THẤT THUYẾT

(   mỉm cười)

Thế thì ngày mai chúng ta lên đường.

74.ĐƯỜng Rừng-Ngoại-Đêm

Đoàn lại tiếp tục lội suối băng rừng. Mưa tầm tả trong bóng đêm, tối tăm, ẩm ướt.

Vua Hàm nghi vẫn im lặng bước đi bên cạnh Tôn Thất Thiệp, Tôn Thất Đạm và Lê Sinh cùng nhiều người khác.

TÔN THẤT THIỆP

Hoàng thượng có cảm thấy khổ cực không!

VUA HÀM NGHI

Đâu phải chỉ một mình trẫm chịu khổ cực? Còn khanh và tất cả các anh em khác.

Tôn THất Thiệp

Thần nguyện sẽ theo Hoàng thượng đến cùng.

Vua Hàm Nghi

Có lẽ, chúng ta nên thay đổi cách xưng hô.Thiệp, cũng như Đạm, như Sinh và tất cả những ai theo ta đều là bạn của ta.Vậy từ nay cứ gọi ta là Minh, Nguyễn Phúc Minh.

Lê SINH

Hoàng thượng nói vậy chứ tôn ty chúng thần phải giữ.

Vua HàM NGHI

Chỉ cần trong lòng các khanh có sự yêu thương và kính nễ trẫm  là đủ.

75. CĂN CỨ HÀ TĨNH-NGOẠI -NGÀY

Khi vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết một ít tướng tá và quân hầu đến căn cứ, thì người chỉ huy Sơn Phòng đem 500 quân đón tiếp nhà vua.,

CHỈ HUY SƠN PHÒNG

Tâu Hoàng thượng! Thần là Nguyễn Chính, chỉ huy Sơn Phòng xin tiếp đón Hoàng thượng và quan phụ chính đại thần!

VUA HÀM NGHI

Miễn lễ!

Tôn Thất Thuyết chỉ những thanh niên đứng lố nhố.

TÔN THẤT THUYẾT

Đám nào đây?

NGUYỄN CHÍNh

Thưa Ngài Phụ chánh đại thần, đây là đám lính mới tuyển để bảo vệ Hoàng thượng.

PHỤ TRÁCH TUYỂN MỘ

Xin im lặng nghe tôi đọc tện những binh sĩ được tuyển mộ: Lê Đức Hinh!

Từ trong hàng ngủ, một người bước ra.

LÊ Đức Hinh

Dạ thưa tôi!

PHỤ TRÁCH TUYỂN MỘ

Nguyễn Đình Tình,

Nguyễn Đình Tình bước ra đưa tay.

NGUYỄN ĐÌNH TÌNH

Dạ, tôi có mặt

PHỤ TRÁCH TUYỂN MỘ

Trương Quang Ngọc...

TRƯƠNG QUANG NGỌC

Dạ, tôi là Trương Quang Ngọc

Dưới hàng, Nguyễn Đình Tình quay qua hỏi Trương Quang Ngọc:

NGUYỄN ĐÌNH TÌNH

Anh Trương Quang Ngọc,anh là người ở địa phương này hả?

TRƯƠNG QUANG NGỌC

Cha tôi trước ở triều đình, thuyên chuyển lên đây. Tôi sinh ra ở làng Chà Mạc.

Người phụ trách tuyển mộ lại tiếp tục.

PHỤ TRÁCH TUYỂN MỘ

Các vị có tên trong danh sách xin đi theo tôi.

Những người mới được tuyển dụng đi theo người phụ trách...

76.LỄ HỘI GIỮA RỪNG GIÀ-NGOẠI- ĐÊM

Người dân bản Lủ tổ chức lễ hội làng rất to. Tiếng trống chiêng giục giã tưng bừng. Cờ bay phấp phới. Vua Hàm Nghi và các quan lại tướng sĩ ngồi chung lẩn bên nhau rộn rã nói cười.Các thiếu nữ, phụ nữ trong áo quần lễ hội sặc sở mỗi người mang một cái rỗ to,lần lượt mang tặng đám quan quân nghĩa binh mỗi người một đòn bánh tét.

Vua Hàm Nghi nhận đòn bánh, nhìn thẳng vào mắtngười phụ nữ lớn tuổi tặng quà cho mình, giọng xúc động .

VUA HÀM NGHI

Trẫm rất biết ơn bà con!

Người phụ nữ ôm lấy vua Hàm Nghi.

NGƯỜI PHỤ NỮ

Hoàng thượng cứ yên tâm ở đây chúng dân sẽ san sàng phụng dưỡng, cho đến ngày hết giặc Tây.

Chính giữa là đống củi chất cao, ngọn lửa đang ngùn ngụt cháy.

Một cô gái người dân tộc xinh dẹp bước ra.

CÔ GÁI

Tiện nữ xin thổi một bài của bản làng cho Hoàng thượng thưởng thức.

Những người tham dự vỗ tay tán thưởng.Và cô gái bắt đầu thổi.

Tiếng kèn vang lên,dồn dập, náo nức.

Những cô gái trong bản chạy ùa tới kéo vua Hàm Nghi, Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Thiệp, Lê Sinh và đám quan binh ..đứng dậy, tay trong tay nhảy múa, cười đùa.

VUA HÀM NGHI

Có ra khỏi kinh thành trẫm mới hiểu và gần gũi với cuộc sống dân chúng.

TÔN THẤT THIỆP

Thần yêu mến cuộc sống này.

VUA HÀM NGHI

Những ngày đầu trẫm tưởng không chịu nổi khó khăn. Nhưng bây giờ thì trẫm cảm thấy rất thoải mái, nhất là có các khanh bên cạnh cùng chiến đấu.

Ngọn lửa vẫn bập bùng.

Những cô gái nhìn những trai trẻ quyến luyến, ánh mắt long lanh.

77.BẢN LÀNG-NGOẠI-SÁNG SỚM

Một toán lính Pháp, súng lăm lam cầm ở tay, đi đầu là Thiếu tá Dabat hùng hổ tiến vào làng.

THIẾU TÁ DABAT

Đốt sạch, giết sạch! Dân bản làng này phải bị trừng phạt vì đám tiếp tế cho bọn Cần Vương.

Bọn chúng châm lửa đốt nhà, xua đuổi trâu bò.

Dân làng trốn chạy hoảng loạn, mặc sức bọn lính Pháp xã súng bắn, không kể đàn bà, trẻ em hay ông già bà lão.

Căn nhà vụt cháy, cô gái thổi kèn từ trong căn nhà hớt hãi chạy vọt ra, và những phát đạn bắn thẳng vào, cô ngã xuống.

Bản làng chỉ còn lại những đốm lửa hoang tàn và thây người nằm rải rác.

78.BẢN LÀNG-NGOẠI-ChiỀu

Toán nghĩa quân của vua Hàm Nghi tiến vào làng

TÔN THẤT THIỆP

Bọn Pháp vừa tấn công bản làng.Chúng ta đến chậm mất rồi.

Vua Hàm Nghi đưa mắt nhìn một lượt.

VUA HÀM NGHI

Xem coi ai còn sống tìm cách cứu họ.

Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thiệp từng bước tiến vào.Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc theo sau. Bất ngờ, chân nhà vuạ đụng phải một vật gì, nhà vua cúi xuống,lượm lên trong tay cây kèn, cây kèn móp méo trao cho Tôn Thất Thiệp.

VUA HÀM NGHI

Thiệp có nhận ra được vật này không?

TÔN THẤT THIỆP

Của cô gái thổi kèn biểu diễn tối hôm qua.

LÊ SINH

Hoàng thượng! Kìa..

Theo tay chỉ của Lê Sinh, nhà vua bước tới mấy bước thì thấy xác cô gái nằm sau đống củi, máu đen và khô nhuộm đầy ngực.Nhà vua chạy tới bế xốc xác cô lên. Cô đã chết từ lúc nào. Vua Hàm Nghi đau đớn đưa tay vuốt mắt cô, tự trách.

VUA HÀM NGHI

Chỉ tại trẫm mà đân làng này bị tiêu diệt!

Tôn Thất Thiệp và những nghĩa quân có mặt im lặng. Hai má của vua Hàm Nghi ướt đẫm nước mắt.

Nhà vua cầm lấy cây kèn đặt lên người cô gái.

VUA HÀM NGHI

Hãy phụ với trẫm chôn cất họ cho tử tế.

Lê Sinh từ trong đám cháy đi ra, nắm tay vua Hàm Nghi kéo đi.

    LÊ SINH.

Hoàng thượng đi theo thần..

VUA HÀM NGHI

Chuyện gì vậy?

Lê Sinh dẫn Hàm Nghi đi vòng vèo đến trước một ngôi nhà đã bị đổ nát, phía trước sân trong cái lồng treo trên cây khế, có nhốt một con voọc con. Lê Sinh chỉ con vooc .

   VUA HÀM NGHI

Có lẽ, đây là con voọc con được người ta nuôi.Bây giờ gia dình họ bị Tây tàn sát, ta nên mang về chăm sóc .

LÊ SINH

Thần cũng có ý định đó.

Vua Hàm Nghi mở lồng, ẳm con vooc trên vai ra vẻ cưng chiu .

VUA HÀM NGHI

Từ nay người sống với ta.Khi nào đủ khôn lớn, ta sẽ trả ngươi về rừng. Ta hiểu, dù là người hay vật cũng muốn được sống tự do trong thế giới của mình, không bị ai ràng buộc áp bức.

79.MỘt Góc Chợ Ở CAO BẰNG-NGOẠI-SÁNG SỚM

Dân chúng tụ tập chen lấn nhau để xem tờ Hịch Cần vương được ai đó dán.

NgưỜi dân 1

Cái gì mà người ta giành nhau coi đông vậy?

NGưỜi Dân 2

Đó là hịch của vua kêu gọi dân chúng nổi dậy chống quân Pháp.

NGƯỜI DÂN 1

Có ai biết chữ, chịu khó đọc lớn cho mọi người nghe với.

NGƯỜi dân 3

Quốc gia gặp lúc nhiều hoạn nạn này, thần, người đều giận.Phàm ai có lòng căm thù giặc, vô luận là quan quân sĩ thứ, hoặc đến thành Cam Lộ hộ giá, hoặc khởi nghĩa ngay địa phương để có thể giết sạch quân thù, tôn phù quốc tổ, đều được tùy tâm lực mà làm.

Hàm Nghi nguyên niên,tháng 7, ngày 15 Việt Nam Cao Bằng hạ tính phụng sao.

NGƯỜI DÂN 1

Tôi đang chuẩn bị gia nhập nghĩa quân. Anh cũng nên theo ngọn cờ của vua mà chiến đấu.

NGƯỜI DÂN 2

Tôi còn phải thu xếp rồi mới theo các anh đánh giặc Tây được.

80.MỘt Góc Chợ ở Bình Thuận-NGOẠI-SÁNG SỚM

Một góc chợ khác, dân chúng cũng tụ tập chen lấn nhau xem tờ Chiếu Cần vương được dán ở vách.

NGƯỜI DÂN 1

(nói với bạn đứng cạnh)

Anh đã dọc chiếu của vua kêu gọi toàn dân nổi đây đánh đuổi bọn Tây ra khỏi bờ cõi chưa?

NGƯỜI DÂN 2

Tôi đang cùng một một anh em ở xã tôi hưởng ứng lời kêu gọi của vua tình nguyện chiến đấu đây.

81. CẦU NGÓI-HUẾ-NGOẠI-NGÀY

Đám dông dân chúng xúm nhau coi tờ Hịch Cần vương đang được dán trên cột của Cầu Ngói..

Thu Nguyệt cố chen đám đông vào.

Thu Nguyệt đứng trước tờ hịch chăm chú xem, nước mắt sung sướng ưa ra trên má.

TIẾNG THU NGUYỆT

Như vậy là Hoàng thượng vẫn bình yên. Nhất định ta phải đi tìm Hoàng thượng.

82. CĂN CỨ HÀ TĨNH-NGOẠI-ĐÊM

Phan Đình Phùng quay lại nói với các bộ tướng của mình.

PHAN ĐÌNH PHÙNG

Các ngươi chờ ta ở đây. Ta phải vào ra mắt Hoàng thượng.

MỘT BỘ Tướng

Ngài đừng quên quan Phụ chính suýt nữa ra lệnh chém ngài và đuổi ngài về quê.

Phan Đình Phùng xua tay.

PHAN ĐìNH PHÙNG

Chuyện đó cũ rồi. Ta không tin quan phụ chánh lòng dạ hẹp hòi.

Phan Đình Phùng xăm xăm đi về phía vua Hàm Nghi và một đám quan quân vừa bước ra khỏi lán trại.Đến trước mặt nhà vua, Phan Đình Phùng quỳ xuống.

PHAN ĐÌNH PHÙNG

Hạ thần là Phan Đình Phùng ra mắt Hoàng thượng.

Vua Hàm Nghi bước nhanh tới đỡ Phan Đình Phùng đứng dậy.

Tôn Thất Thuyết chợt nhìn thấy Phan Đình Phùng cũng bước tới nắm chặt tay Phan Đình Phùng vồn vã.

TÔN THẤT THUYẾT

Ồ, quan Ngự sử đây mà. Những việc đã qua, xin đừng để bụng. Giờ đây thấy quan ngự sử đến triều kiến tôi yên tâm rồi.

PHAN ĐÌNH PHÙNG

(cười nói)

Không.Xin ông Lớn không phải băn khoăn. Chúng tôi rất bái phục tấm lòng sắt đá và tinh thần bất khuất của ông Lớn. Ông Lớn là tấm gương tận trung báo quốc ngày nay. Tôi xin đứng dưới cờ, vâng theo chỉ dụ của hoàng thượng và sự sai bảo của ông Lớn.

Vua Hàm Nghi,Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng ôm chặt lấy nhau.

Quay ra,một toán khác bước vào lần lượt yết kiến vua Hàm Nghi.

TRẦN VĂN DỰ

Thần là Trần Văn Dự ở Quảng Nam ra mắt Hoàng thượng.

TRƯƠNG ĐìNH HỘi

Thần là Trương Đình Hội ở Quảng Trị ra mắt Hoàng thượng.

 NGUYỄN XUÂN ÔN

Thần là Nguyễn Xuân Ôn ra mắt Hoàng thượng

HÀ VĂN MAO

Thần là Hà Văn Mao ở Thanh Hóa cúi đầu ra mắt Hoàng thương.

NGUYỄN THIêN THUẬT

Thần là Nguyễn Thiện Thuật cúi đầu ra mắt Hoàng Thượng.

Như những người người quen thân lâu ngày mới được gặp lại, họ bắt tay mặt mừng , vồn vã nói cười.

83. KHẮP NƠI TRÊN TOÀN QUỐC-NGOẠI-ĐÊM

Nửa đêm, bất ngờ những ngọn lửa đồng loạt bùng lên, dân chúng các nơi tay cầm đuốc, gậy gộc, vũ khí hết nơi này đến nơi khác.

LỜI HỊCH

Trẫm vâng nòi đại thống, nối tiếp cơ đồ lớn lao, nhưng vận nước gian truân, bọn giặc thôn tính, thế thậm lan dần, không thể tạm yên. Vì thế đã mật triệu các bề tôi vào viện Cơ Mật uống máu ăn thề, hẹn trước hết sức đánh phá tại Kinh thành, sau đó đuổi dài vào Gia Định...

Hết đám dông này đến đám đông khác gay goc đèn đuốc hàng hàng lớp lớp tấn công vào các đồn bót của Pháp hưởng ứng hịch Cần Vương.

LỜI HỊCH

Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này không thể hết sức giữ được,để đô thành bị hãm, xe Từ giá phải dời xa, tội ở mình trẫm cả, thật là xấu hổ vô cùng.Nhưng chỉ có luân thường quan hệ với nhau,trăm quan khanh sĩ, không kể lớn nhỏ, tất không bỏ trẫm; kẻ trí hiến mưu,người dũng hiến sức, giầu có bỏ của ra giúp quân nhu, đồng bào đồng trạch chẳng từ gian hiểm, như thế là phải chớ? Cứu nguy chống đỡ mở chỗ nguy khốn, giúp nơi bức bách đều không tiếc gì tâm lực,ngõ hầu long trời giúp thuận chuyển loạn thành trị,chuyển nguy thành an thu lại được bờ cõi chính là cơ hội này..

84. TÒA THỐNG SỨ BẮC KỲ tại HÀ NỘI-NỘI -NGÀY

Trước bản dồ hành quân treo trên tường. Cuộc họp của các tướng lãnh Pháp dưới quyền chủ tọa của thống tướng De Courcy .

ĐẠi Tá PERNOT

Thưa Thống tướng, tổng kết báo cáo của các nơi gửi về thì trừ chung quanh kinh thành, còn từ Bình Thuận trở ra cho đến Nghệ An,Thanh Hóa,và nhiều tỉnh ở miền Bắc, chỗ nào sĩ dân cũng theo hịch Cần vương nổi lên đánh phá dồn bót của ta, gây thiệt hại lớn cho quân binh ta cũng như đốt phá những làng có đạo.

Roussel DE COURCY

(   giận dữ)

Khốn nạn! Ta đã định bắt Tôn Thất Thuyết và đưa hắn đi đày nhưng không kịp. Hắn đã gây khó khăn cho ta. Nhưng hắn chạy đâu cho thoát.

(   nhìn vào một tờ trình)

Tôi đề cử Đại tá Pernot đem 1500 quân ở Huế đuổi bắt cho được Hàm Nghi,cón Thiếu tướng De Négrier đem một đạo quân đi từ Thanh Hóa đánh vào.

Trung úy Cayrol lấp ló ở cửa rồi bước vào.

TRuNG ÚY Cayrol

Thưa Thống tướng, có điện của chính phủ Paris.

Trung úy trao bức điện cho Thống tướng. Thống tướng cầm dọc, mặt lộ vẻ tức giận.

De COurCY

Chính phủ không đồng ý cho ta dùng đại binh.

(  đập bàn)

Trước tình thế này mà họ muốn trói tay ta hay sao? Những tên chính trị gia Paris chẳng hiểu gì tình hình ở đây hết.

85.ĐẠi NỘi-NỘi-NGOẠI-NGÀY

Vua Đồng Khánh (ngày 19.9.1885) đi giữa mang huy chương Bắc đẩu Bội tinh , một bên là De Champeaux, một bên là Roussel De Courcy, theo sau là bộ tham mưu của Pháp, các nhân viên tòa lãnh sự và quan lại của Triều đình. Vua Đồng Khánh mặc hoàng bào, đội vương miện nhận hạt châu, tay cầm ngọc khuê (tức cái hốt bằng ngọc).

Quân Pháp đứng dàn hầu dọc theo đường đi, dưới quyền điều khiển của tướng Prudhomme. Trước khi khởi hành nhạc trổ bài quốc ca Pháp, đại bác bắn 21 phát.

Điện Thái Hòa trang hoàng cờ xí rực rở. Một số ít bảo vật thu nhập lại đặt trên một cái bàn. Còn trên một cái bệ gắn ngai vàng và kim sách ngân sách. Viên Tổng trú sứ De Champeaux bước ra.

DE CHAMPEAUX

Đại diện nước Cọng hòa Đại Pháp, tôi chúc mừng lễ đăng quang của Hoàng thượng, và mong ngài thể hiện tình hòa hiếu giữa hai nước Việt Pháp bền vững lâu dài..Chúng tôi cũng xin trao trả cung điện và các bảo vậtlại cho nhà vua và nhân dân Annam.

VUA ĐỒng Khánh

Trước tiên trẫm chân thành cám ơn chính phủ và nhân dân Pháp, cũng như với quan Tổng Trú sư và toàn thể phái đoàn Pháp hiện diện trong buổi lể tuyên phong này.

Nói xong, vua Đồng Khánh đứng dậy cầm tay tiễn De Courcy, De Champeaux và toàn thể quan khách ra khỏi Đại Nội vẻ mặt thân thiết, rạng rỡ..

86.DUYỆT THỊ Đường-NÔI- NGÀY

Vua Đồng Khánh và các quan đang xem đoàn ca múa cung đình múa.

Tiếp theo là Thu Nguyệt hát. Thu Nguyệt vừa đàn vừa cất giọng hát một bản ,điệu Lưu Thủy.

THU NGUYỆT

Kể từ ngày(từ ngày) gặp nhau                    

Trao lời hẹn cho trọn vàng thau              

Giây tơ mành xe chặt lấy nhau           

Xe không đặng đem tình thương nhơ          

Cảm thương người ngậm ngùi ba thu       

Xa cách nhau đêm nằm vẫn thấy         

Thấy thấy thấy chiêm bao              

 Biết bao lại vấn vương bên mình        

 Mình giật mình(giật mình)đòicơn

Biết bao lại quan san một đường        

Tình thương tơ vương mọi đường          

Xin cho trọn(cho trọn)cương thường Ai đen bạc thì mặc lòng ai               

Xin cùng bạn(cùng bạn) trúc mai 

Trăm năm lâu dài

Cô nhìn đám quan khách mà hình ảnh vua Hàm Nghi thoáng qua trong ý nghĩ, nỗi đau mất nước, gia đình cô tan nát cô thể hiện nội dung bài hát với tất cả sự đau đớn, run rẫy, nước mắt tuôn trào.

“Bực”, âm thanh chói tai của sợi dây đàn đứt vang lên, và tiếng hát của Thu Nguyệt cũng vừa đứt.

Mọi người ngơ ngác ngước mắt nhìn lên hụt hẫng.

THU NGUYỆT

Xin tạ tội với quý ngài.

Thu Nguyệt đứng dậy cúi chào rồi bước lui sau hậu trường.

Huyền Nhi, một ca nữ bạn của Thu Nguyệt bước tới.

HUYỀN NHI

Chị có sao không?

THU NGUYỆT

Nhìn cái đám xu phụ với bọn Tây, mà lợm giọng không hát được, giật đứt dây đàn cho xong. Nghĩ mà thương Hoàng thượng, không biết giờ này ngài sống thế nào?

87.TÒA KHÂM SỨ-NGOẠI-NGÀY

Trước mặt De Courcy là một số tướng tá trong quân đội Pháp đang đứng trước sảnh của tòa Khâm sứ.

De Courcy cặp chiếc can bên hông vừa đi lui đi tới, vừa nói.

ROUSSEL De COURCY

Il est le 28/07/1885 aujourd’hui, le délai de deux mois qu’on a donné à Nguyên Van Tuong pour stabiliser la situation est écoulé ; non seulement il ne l’a pas fait, mais en plus il a organisé en secret l’insurrection. Procédez immédiatement  à l’arrestation du Régent Nguyên Van Tuong, des deux ministres Phan Thân Duât, Tôn Tât Dinh, et les exilez à Poulo-Pondor

(Hôm nay là ngày 28.7,1885 đúng hai tháng cho Nguyễn Văn Tường phải ổn định được tình hình, hắn đã không thi hành còn bí mật chống đối ta. Hãy tức tốc bắt Nguyên phụ chính Nguyễn Văn Tường, quan hộ bộ thượng thư Phạm Thận Duật và Tôn Thất Đính đày ra Côn Lôn.)

Các sĩ quan đưa tay chào, rồi quay người hùng hổ bước ra.

88.TƯ DINH CỦA NGUYỄn VĂN TƯỜNG-NỘI /NGOẠI-NGÀY

Một toán lính Pháp xông vào định bắt trói ngay Nguyễn Văn Tường, nhưng Nguyễn Văn Tường bình tỉnh gạt tay.

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

Các người không cần trói, ta sẽ tự đi theo các ngươi. Ta đã chờ đợi giây phút này từ khi từ giả Quan phụ chánh Tôn Thất Thuyết quay trở về.

Nói rồi ung dung bước ra, bà vợ Nguyễn Văn Tường đứng nép bên cánh cửa lau những giọt nước mắt đang tuôn trào trên má.

89.Tư dinh của PHẠM THẬN DUẬT-NỘI -NGOẠI-NGÀY

Một toán lính Pháp khác xông vào bắt trói ngay Thượng thư Bộ Hộ Phạm Thận Duậtdẫn đi.

Trước sự gào thét chống đối tuyệt vọng của vợ và 3 đứa con của Duật.Duật đưa tay can ngăn vợ con , rồi bình tỉnh bước theo ra.

90.Tư dinh của Tôn Thất Đính/NGOẠI-NGÀY

MỘt toán lính khác được lệnh xông vào kéo Tôn Thất Đính ra ngoài.Đính bị kẹp hai tay, nhưng vẫn hiên ngang

TÔN THẤT ĐÍNH

Con ta, cháu ta sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại các ngươi cho đến khi các ngươi phải rời khỏi đất nước này.

Bọn lính, cố đứa đưa bịt miệng Tôn Thất Đính không cho nói, nhưng ông già Đính vùng vẫy hất tay chúng ra.

91. PHÒNG CỦA VUA HÀM NGHI ở CĂN CỨ-NỘI -NGỌAI -NGÀY

Vua Hàm Nghi ngồi vào bộ bàn ghế làm bằng tre.

Người giúp việc tuần tự đặt dĩa com và những thức ăn lên bàn. Trong đó gồm 6,7 món, có thịt gà thịt quay nóng hổi.

Nhà vua nhìn những thức ăn trên bàn , đứng dậy bước ra ngoài.

NGƯỜI HẦU

Sao Hoàng thượng không ăn cho nóng, còn đi đâu?

Nhà vua không nói , bước ra khỏi phòng đi vòng vòng qua nhiều cho quan binh ăn cơm,nhìn họ ăn , lắc đầu rồi bước vào một phòng cạnh đó, thấy Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, và mấy viên bộ tướng cũng đang ăn cơm.

Nhà vua im lặng lẽ nhìn lên bàn , với hai món ăn thô đạm, cá kho khô và canh rau bát bát.

VUA HÀM NGHI

Các khanh cho trẫm ăn chung với, chứ những món ăn dọn riêng cho trẫm ăn , thú thật trẫm không nuốt nổi.

Tôn ThấT THUYếT

   (đứng dây)

Hoàng thượng, xin Hoàng thượng đừng băn khoăn chuyện đó. Ngài cần có sức khỏe để lãnh đạo chúng thần tiếp tục cuộc chiến đấu.

VUA HÀM NGHI

Nói thật với các khanh, làm sao ta nuốt nổi, khi các khanh ăn uống như thế này.Các khanh đừng quên trước đây khi còn ở với mạ ta,ta cũng chỉ ăn một bát canh rau dền với con cá bống kho. Kể từ ngày mai, xin hãy cho ta ăn chung với các khanh.

Nói dứt câu, nhà vua tự kéo ghế ngồi vào, rồi tự tay dơm cơm , chan canh chung với mọi người húp.

Tất cả mọi người ngớ ra nhìn vua một lúc , rồi bỗng nhiên trên khóe mắt người nào cũng ướt đẫm nước mắt mà miệng thì nở nụ cười rất tươi.

Vua Hàm Nghi đang đưa cơm vào miệng một cách ngon lành.

92. LÀNG LIM CĂN CỨ HÀ TĨNH-NỘI -NGỌAI -NGÀY

Chung quanh cái bàn bằng tre, ghế ngồi cũng làm bằng tre, vua Hàm Nghi ngồi chính giữa, bên cạnh có Tôn Thất Thuyết; ngoài ra còn có Tôn Thất Thiệp, Tôn Thất Đạm, đề đốc Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân và Lê Sinh.v.v...

TÔN THẤT THUYẾT

Thần được biết ông Chánh Mông đã được Pháp đưa lên ngôi vua hiệu là Đồng Khánh để thay thế cho Hoàng thượng. Nhưng phong trào Cần vương nổi lên khắp nơi, đem quân đi chiếm giữ tỉnh thành, hoặc đánh lấy các phủ huyện.

TôN THẤT ĐạM

Thần thiển nghĩ không lẽ mình cứ trốn chui trốn nhủi, phải mộ quân đánh bọn Tây mới được.

VUA HÀM NGHI

Đạm nói đúng ý trẫm. Trẫm chỉ mong các khanh coi trẫm như mọi người, sướng cùng sướng , khổ cùng khổ thì cái việc rời bỏ kinh thành mới thực sự có ý nghĩa.

TôN THẤT THIỆP

Phải đánh cho bọn Tây biết chúng ta là người thế nào.

VUA HÀM NGHI

Trẫm chưa có kinh nghiệm trận mạc, nhưng trẫm nghĩ, ta không có phương tiện súng ống đầy đủ như bọn Tây, vậy ta nên dĩ nhu thắng cương,dĩ nhược thắng cường như người xưa đã nói. Nước thì mềm, đá thì cứng nhưng nước chảy đá mòn, đó cái nguyên lý của sự vật!

ĐỀ ĐỐc LÊ TRỰC

Thần Lê Trực nhất trí với ý kiến của Hoàng thượng.Thần xin đưa quân đóng ở mạn Thanh Thủy, thuộc huyện Tân Chánh với Nguyễn Phạm Tuân đây!.

Tôn ThẤt ĐẠm

Thần xin đưa quân đóng giữ ở ngàn Hà Tĩnh, hạt Kỳ Anh và Cẩm Xuyên.

VUA HàM NGHI

Còn Thiệp, Tuân và Sinh theo ta ở mạn huyện Thanh Hóa.

Phân công xong,tất cả tản ra, nhà vua đi bên cạnh Tôn Thất Đạm và Lê Sinh nhìn thấy Trương Quang Ngọc và dội xuất Nguyễn Đình Tình trong toán quân bảo vệ. Nhà vua gật đầu chào họ, họ chào lại rồi tiếp tục theo sau.

Nhà vua bước đến bên cây khế,con vooc đang chảy nhót trên đó, nó được cột bởi một sợi dây dừa nhỏ.

Khi nhìn thấy vua Hàm Nghi bước tới con vooc mừng rở nhãy phóc lên vai nhà vui.

Nhà vua lấy trong túi ra mấy trái cây đút cho con vọc ăn.Nó vừa ăn vừa làm trò.

93. DÒNG SUỐI – Ngoai – Ngày

Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thiệp và Lê Sinh cùng đến bên bờ suối.

TÔN THẤT THIỆP

Chỗ này có thể mặc sức cho chúng ta bơi lội.

Vua Hàm Nghi, Lê Sinh cùng gật đầu, cởi bỏ áo ngoài mình trần, chậm rãi leo lên thân cây vắt qua bờ suối cùng nhảy ùm xuống, nước văng tung tóe.

Họ vừa nhãy xuống nước ,thì bất ngờ có những tiếng la ơi ới. Thì ra, họ không thấy những cô gái người của bản làng cũng đang tắm .

LÊ SINH

 (hươ tay)

Xin lỗi các cô, cho chúng tôi tắm chung với.

Mấy cô gái nói cười gật đầu.

MỘt Cô GáI

Xin cứ tắm , nước suối của Giàng không của riêng ai.

94.Đồng cỏ - Ngoại – Ngày

 

Trên đồng cỏ rộng lớn gần bìa rừng, mưa lất phất,một đoàn quân Pháp đang hành quân

Từ trong những lùm cây những họng súng giương ra, trong đó có Tôn Thất Đạm nhắm bắn vào đoàn quân.

Quân Pháp bị bất ngờ ngã xuống.

Phía sau những lùm cây đó là đội quân dân, đi đầu là Hàm Nghi, Tôn Thất Thiệp và Lê Sinh, sau lưng Hàm Nghi là cận vệ  Trương Quang Ngọc.

95.Chiếc cầu đá – Ngoại – Ngày

 

Sau một thân cây lá đã vàng,Hàm Nghi ,Tôn Thất Thiệp và Lê Sinh cầm súng nấp chờ đợi.

Trên chiếc cầu đá đẫn vào một ngôi làng, một nhóm quân Pháp cả Tây lẩn lính ta theo Tây khoảng 10 ngưoi đang hộ tống một chiếc xe hàng hóa chạy vào.

Khi nhóm quân Pháp đó vừa đến đầu cầu,Hàm Nghi ,Tôn Thất Thiệp nhắm vào tên cưỡi ngựa đi đầu bắn, hắn ngã xuống.

Từ dưới những đống lá cây, những quân dân du kích  tung người dậy bắn vào nhóm quân Pháp trên cầu.

96.KHO THÓC NHẬT TRỌNG-NỘI-NGOẠI- ĐêM

Những toán quân ẩn núp vây chung quanh kho thóc Nhật Trọng.

Bất ngờ những ngọn đuốc cùng một lúc được thắp lên bừng sáng cả một khoảng trời mênh mông.

Khuôn mặt của Tôn Thất Thiệp, Lê Trực, Lê Sinh hiện rõ trong ánh lửa chập chờn.

Vua Hàm Nghi

Tấn công!

Những toán người gậy gộc, súng ống đạp bờ thành nhào vào bên trong.

Lính Pháp và lính ta giao chiến.

Kéo từng bao gạo ra khỏi kho.

97.RỪNG NÚI-NGOẠI-đêm

Giữa rừng khuya, ánh lửa bập bùng, Vua Hàm Nghi cùng với Tôn Thất Thiệp, Lê Sinh ,một số quan binh, chiến sĩ, trong đó có cả Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc đang chụm lại vừa nướng khoai vừa ăn vừa cười đùa vui vẻ.

Tôn Thất Thiệp ngồi bên cạnh Lê Sinh, đưa tay đẩy vào người Lê Sinh.

TÔN THẤT THIỆP

Kể chuyện ông hàng xóm của mi cho mọi người nghe đi!

Tất cả quay nhìn Lê Sinh khích lệ. Lê Sinh đằng hắng cất giọng kể.

Lê SINH

Ở cạnh nhà tôi, hồi trước có anh học trò có tính hay ghen , muốn thử lòng vợ. Tối đến anh ta ngồi núp trong xó, đợi vợ đi qua, bất thần nhảy ra ôm lấy. Vợ anh ta giật mình kêu lên. Anh ta mừng lắm nói:-Rõ thật phúc nhà mình được con vợ thủy chung.Một hôm xem sử Tàu đến đoạn Tần Cối giết Nhạc Phi, anh ta giận lắm, tay cầm cái chén,ném xuống vở tan. Vợ thấy thế nói: -Cả nhà có mười cái chén, đập mất chín cái, còn cái này cũng đập nốt, lấy gì mà uống nước? Anh ta nghe nói, trợn mắt quát to lên:

-À à! Mình bênh thằng Tần Cối à! Hay là mình đã thông gian với hắn?

Cà đám òa lên cười!!!

98.ĐiỆn CÀN THÀNH-NỘI-NGÀY

Vua Đồng Khánh đang ăn uống, những thứ cao lương mỹ vị, uống rượu Bordeaux.

Có đến 30 cung nữ xinh đẹp múa quạt phục vụ .

Thỉnh thoảng Đồng Khánh ôm cô này, hôn lên má cô kia rồi cất tiếng cười sằng sặc. 

99. ĐỀn HUỆ NAM (HÒN CHÉN) -NỘI-NGÀY

Vua Đồng Khánh lại ngồi giữa đám bá quan thưởng thức điệu múa Chầu Văn  Tam tinh chúc thọ.

Múa Tam tinh chúc thọ có 5 khúc hát do ba ông Phúc,Lộc, Thọ vừa múa vừa hát.

100.SƠN PHÒNG. NỘI-NGOẠI- ngày  

Ngồi bên một lán trại, nhìn thấy một nhóm người trong đó có Tôn Thất Thiệp, Lê Sinh đang xúm lại nói chuyện

VUA HÀM NGHI

Chuyện gì vậy?

TÔN THẤT THIỆP

Triều đình Huế hết đưa ông vua bù nhìn ra, đến việc cử Hoàng Kế Viêm dụ Hoàng thượng và các quan cựu thần quay về.

Thiệp cầm lá thư đưa ra trước mặt nhà vua, rồi nói lớn.

TôN THẤT THIỆP

Còn dám viết câu này: Nếu Ưng Lịch thuận về thì sẽ phong cho làm Tổng trấn ba tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh, lại cấp cho bổng lộc theo tước vương.

VUA HÀM NGHI

(   cười mỉa mai)

Về để làm tay sai cho bọn Tây hả?

Làm vua ta còn không thèm, huống gì làm Tổng trấn ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh? Ông anh ta chỉ mấy năm ăn bơ sữa , uống rượu Bordeaux mà đã trở thành lú lẩn đến vậy sao?

 Cả bọn Thiệp bật cười ha hả!!!

101.TÒA KHÂM SỨ-NỘi/ NGOẠI – ngày  

Trong văn phòng , chỉ có Đại úy Mouteaux và Trung  úy Galand

Khâm sứ Rheinart (vừa mới trở lại chức vụ Khâm sứ Huế thay De Champeaux) bước vào.

RHEINART

Etes-vous fatigués par votre voyage ?)

(Hai vị đi đường có mệt không?)

ĐẠi Úy Mouteaux

Monsieur le Résident Supérieur, pourquoi nous avez-vous  fait venir ?) 

(Khâm sứ cho gọi chúng tôi có gì sai khiến?)

RHEINART

Nous devons traiter définitivement la question

(Chúng ta cần phải giải quyếtt dứt điểm .)

Đại Úy Mouteaux

Nous n’avons pas encore compris vos intentions)

(Chúng tôi chưa hiểu ý Khâm sứ .)

RHEINART

Je veux  qu’on arrête le plus vite possible Hàm Nghi. Pour cela, cherchez  les personnes les  plus proches de lui,  celles qui sont affectées à son service  personnel, monnayez leur concours, c’est ainsi qu’on peut l’arrêter . Mais il faut le prendre vivant. Le Gouvernement et  le Gouverneur général viennent de nous intimer l’ordre d’aller vite. Depuis le jour où je suis revenu pour remplacer De Champeaux, c’est là la raison de mon enthousiasme

(Tôi muốn nói chúng ta phải sớm bắt cho được Hàm Nghi. Các vị phải tìm cho được những tay chân thân tín, hay kẻ hầu cận nhà vua, mua chuộc bọn này thì có thể bắt được. Nhưng phải bắt sống. Tôi mới nhận được điện của chính phủ và Toàn quyền thúc hối.Đó là thích thú lớn đối với tôi khi tôi trở lại thay thế ông De Champeaux.)

Bên ngoài có bóng của Catherine lấp ló sau cánh cửa.

 RHEINART

Le Gouverneur Général accordera une récompense particulière à celui qui mettra la main sur Hàm Nghi

(Toàn quyền hứa sẽ thưởng đặc biệt cho ai có công bắt dược Hàm Nghi.)

Đại Úy Mouteaux

Nous ferons de notre mieux pour ne pas vous décevoir

(Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để không phụ lòng Khâm sứ.)

Khâm sứ Rheinart búng tay, mặt có vẻ thỏa mản.

Bên ngoài cửa, Catherine bước nhanh lên những bậc cấp .

102.NHÀ LINH MỤC GRILLET. NỘI- ngày       

Linh mục Grillet đang làm việc tra tự điển Hán văn. Bỗng có tiếng gỏ cửa.

LINH MỤC GRILLET

Ai đó, xin cứ vào.

Người xuất hiện trước ngưỡng cửa là Catherine bây giờ đã lớn hẳn, cô được 17 tuổi, xinh đẹp. Cô bước tới ôm chầm lay cha Grillet.

LINH MỤC GRILLET

Ồ,Catherine! Gặp con cha mừng quá! Việc học hành của con ra sao rồi?

CATHERINE RHEINART

Con vừa thi Bac 2 xong. Cha con vừa quay lại làm Khâm sứ Huế. Nhân cơ hội đó con qua đây muốn biết tin tức về nhà vua.

LINH MỤC GRILLET

Cha nghe nói nhà vua đang chiến đấu ở đâu miệt Đồng Hới hay Hà Tỉnh gì đó.

CATHERINE RHEINART

Con thu tharất đổi ngưỡng mộ nhà vua.Con không biết đây có phải là tình yêu không, nhưng hình ảnh của nhà vua luôn là điểm sáng trong lòng con. Con nhờ cha chuyển cho nhà vua một tin tức đặc biệt. Nếu không con sẽ ân hận suốt đời.

LINH MỤC GRILLET

Chuyện gì vậy?

CATHERINE RHEINART

Tình cờ con nghe được,chính phủ và toàn quyền lệnh cho cha con quyết bắt cho được nhà vua.

LINH MỤC GRILLET

Chuyện đó đâu có gì lạ! Lâu nay họ vẫn lùng sục ráo riết muốn bắt nhà vua mà không được.

CATHERINE RHEINART

(khóc nức nở)

Nhưng lần này họ thâm hiểm hơn, họ đang tìm cách mua chuộc chính những người thân cận với nhà vua để bắt nhà vua. Con muốn thông báo tin này để nhà vua thận trọng hơn.

LINH MỤC GRILLET

(nghĩ ngợi , chợt như nhớ ra)

Một người quen thân với cha, có một người anh ruột tham gia phong trào Cần Vương ở đằng ngoài. Con thử đến tìm nhờ cô ta giúp. Cô ta là một ca nữ trong đội múa hát cung đình.

CATHERINE RHEINARt

Có phải Thu Nguyệt không? Con đi ngay đây!

Linh mục Grillet chưa kịp trả lời thì Catherine đã bước ra khỏi phòng.

103.ĐỘi MÙA HÁT CUNG ĐÌNH – NỘI – Đêm

Đội hát múa cung đình đang tập dượt.

Thu Nguyệt đang vừa đàn(nguyệt)vừa hát điệu Long Hồ.

THU NGUYỆT

Rứa cũng nên,

Lòng chớ phiền;

Khuyên cùng ai, chớ sai hương nguyền!

Miễn cho bền,

Lửa càng đượm, dám xin giữ gìn.

Một người trong đội múa đến bến bên Thu Nguyệt nói nhỏ vào tai khi cô vừa đứt bài hát. Thu Nguyệt đứng dậy bước ra ngoài.

Catherine đã chờ sẳn , khi nhìn thấy Thu Nguyệt bước ra, Catherine bước tới.

   CATHERINE RHEINART

Cô Thu Nguyệt, tôi được nghe anh Sinh và cha Grillet nói về cô nhiều lần

              THU NGUYỆT

Cám ơn cô, không biết tôi có thể làm gì cho cô.

Catherine kéo Thu Nguyệt vào bờ tường

     CATHERINE RHEINART

Không giấu chi cô, tôi có một thông tin muốn gưi đến nhà vua. Tôi nghe tin, họ đang âm mưu bắt nhà vua bằng cách du dỗ một số người hầu cận bên cạnh nhà vua.Liệu cô có thể nhờ ai tin cậy chuyển tin nầy  giúp tôi được không?

                THU NGUYỆT

Tại sao cô có thể tin tưởng tôi trong chuyện này?

           CATHERINE RHEINART

Bởi vì tôi yêu nhà vua.Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để tránh tổn hại cho nhà vua.

Thu Nguyệt bước tới nắm tay Catherine.

THU NGUYỆT

Tôi cũng như cô, tôi yêu Hoàng thượng, ngay từ thời chúng tôi còn nhỏ, chơi đùa với nhau. Cô là người Pháp, cô đám sống vì tình yêu sao tôi không thể.

               CATHERINE RHEINART

Nói như vậy là cô đã có cách đưa tin đến nhà vua?

THU NGUYỆT

(  lắc đầu)

Chính tôi sẽ đưa tin đến tận tay ngài

CATHERINE RHEINART

Cô bỏ nghiệp ca hát mà đi sao?

THU NGUYỆT

Múa hát chẳng còn có ý nghĩa gì với tôi hết, chỉ là chuyện mua vui cho bọn bán nước. Hơn nữa,cha tôi và người anh cả tôi bị lừa gạt, tình nguyện làm phu đồn điền cao su, và đã chết ở đó.

Thu Nguyệt và Catherine ôm lấy nhau khóc .

104.CĂN CỨ ĐỒNG HỚi – Ngoại – Ngày

Thu Nguyệt đeo cái nãi và cây đàn nguyệt trên vai đi lui đi tới chừng như sốt ruột.

Một lát, nghĩa quân canh gác bước ra. Thu Nguyệt mừng rỡ, bước đến trước mặt người vừa đi ra.

THU NGUYỆT

Sao? Có người nào tên Nguyễn Hòa?

Nghĩa QUÂN

Tôi đã hỏi kỹ, nhưng không có ai tên Nguyễn Hòa , người Phủ Cam hết. Có thể anh ấy chiến đấu ở miệt trên Tuyên Hóa, cô thử đi nữa xem.

Thu Nguyệt

Cám ơn anh!

Thu Nguyệt quay ra khỏi đồn, lầm lũi bước đi tiếp.

105.Đường rừng – Ngoại – Ngày

Thu Nguyệt với cái nải và cây đàn trên vai, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, cô vượt núi , vượt suối chung lẫn với một số người dân khác.

Thu Nguyệt đưa tay gạt những giọt mô hôi trên trán hỏi một người đàn bà lớn tuổi đi bên cạnh.

THU NGUYỆT

Đã sắp tới Đồn Vè chưa dì?

    NGƯỜI ĐàN BÀ

Khoàng ba dặm nữa, đến ngã ba thì rẽ trái!

THU NGUYỆT

Cám ơn dì!

106.ĐỒN VÈ – Ngoại – Ngày

Thu Nguyệt đứng trước đồn đợi một nghĩa quân vào nhắn anh cô. Cô đi lui đi tới sốt ruột.

Bỗng một người, đi ra với nghĩa quân.Người đó nhìn thấy Thu Nguyệt thì mừng rỡ chạy đến ôm choàng lấy cô .

NGUYỄN HÒA

Thu Nguyệt đây mà, ở nhà,mạ có chuyện chi mà em ra đây?

THU NGUYỆT

Mạ cho phép em đi đây.

NGUYỄN HÒA

Nhưng sao em ra đây? Chuyện ca múa của em thế nào?

THU NGUYỆT

Anh đi chống giặc mà lại bảo em hát hò phục vụ cho bọn xu phụ Tây sao? Dù em là thân gái cũng biết nỗi nhục mất nước chứ.Em đi tìm Hoàng thượng, có tin cần báo gấp.

NGUYỄN HÒA

Em cứ ở đây, thuận tiện anh đưa em đi tìm nhà vua.

Hai anh em dẫn nhau vào bên trong.

107.ĐỒN VÈ – Ngoại – ĐÊM

Giữa sân trại, trước ánh lửa bập bùng. Thu Nguyệt vừa đàn vừa cất tiếng ngâm bài vè Thất thủ Thuận An,

THU NGUYỆT

Nam triều thất thủ Thuận An

Tài gia bá hộ các làng kêu ca.

 Đàn ông cho chí đàn bà, hưu trí hưu dưỡng  ai mà (không) nổi xung,

Nam triều chán kẻ anh hùng,

Thuận An thất thủ khổ trong đoạn tình.

 Việc Triều đã có quân binh,

 Hãy còn việc mình nay phải dụ dân.

Đồng tiền hột gạo phù vân,

Còn ăn hết nhịn tấm thân vẹn truyền.

 Nam triều đang lúc gian nan,

 Mình giàu có vạn, có ngàn cũng không.

 Một mai chiến hãm triều trung,

 Kẻ gian cướp bóc hộ tùng lấy chơi.

 Của mình họ lấy ăn chơi,

 Hãy còn ở đời miết hại dân ta.

Làng nào cũng có tài gia,

Mấy ông bá hộ lĩnh mà bằng quan .

Thưa cùng bộ viện, viên quan ,

Sau thưa dân làng, nay phải thân chinh,

Ngọn rau tấc đất của mình,

Ngày sau hẳn chiếm khổ tình thông thương.

(...)

Anh em nghĩa quân cùng với các chỉ huy đang ngồi quây quần nghe Thu Nguyệt đàn ca.Mặt người nào người nấy tràn đầy phấn khởi.

108. ĐưỜng mòn giữa rừng – Ngoại – Ngày

Một toán quân Pháp cùng 2 xe ngựa chở hàng hóa đang đi bộ băng ngang qua đồng cỏ về phía rặng cây.

Phía trên đồi gần đó, đại úy Mouteaux gươm súng chỉnh tề, đang ngồi trên ngựa, tay gấp chiếc ống nhòm lại , ánh mắt lạnh lẽo.

VUA HÀM NGHI

Hãy để lại cho quân Cần vương, rồi đi, sẽ không có chuyện gì.

TRUNG ÚY GALAND

Đây là con đường của nước Pháp, và ta khuyên các người nên tránh đường.

Từ phía sau lưng Galand, tấm vải che bao hàng hóa được mở ra, bên trong xe hàng hóa ngụy trang là một nhóm quân Pháp, sẵng sàng nhảy xuống, xếp hàng đưa súng lên nhắm về phía đám dân quân.

Tôn Thất Thiệp chột dạ, quay nhìn lên đồi.

                

TÔN THẤT THIỆP

Có phục kích!

Ở trên đồi, phía sau đại úy Mouteaux là một toán lính Pháp, đang giương súng về phía dân quân.

Đại úy Mouteaux giơ cao tay ra hiệu cho quân áo Pháp bắn.

Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thiệp, Nguyễn Phạm Tuân nhanh nhẹn nhảy xuống hố, hô to

VUA HÀM NGHI

Rút lui!

Nhóm dân quân vừa bắn trả vừa chạy lui về phía sau.

Toán lính Pháp còn lại tiếp tục giơ súng nhắm bắn theo.

Phía trên đồi, đội kỵ binh đang đổ dốc phi nhanh xuống dưới sự chỉ huy của Mouteaux.

Đại Úy MOUteaux

Phải bắt cho được Hàm Nghi!

 

Đám dân quân chạy nhanh đến bên ngựa.

TÔN THẤT THIỆP

Thoát thân nhanh lên! Bị phục kích rồi!

Đám dân quân nấp sau một thân cây bắn trả bọn Pháp cho đám dân quân có thời gian tháo chạy .

Phía quân Pháp ngã xuống vài người, chỉ còn lại vài người đang nhắm bắn. bên phía dân quân, một hai người đã ngã xuống.

Nhóm dân quân đã đến gần nơi côt ngựa.

Toán lính Pháp trên đồi đã nhào xuống đến nơi.

Một dân quân chạy về phía ngựa, nhưng bị lính Pháp bắn ngã quỵ xuống.

Đám lính Pháp đang ào xuống.

Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thiệp cùng một số quan binh vượt qua con suối, lên ngựa chạy đi.

Lê Sinh vừa bò vừa đẩy một dân quân khác vào sau một lùm cây.

Vài người trong toán lính Pháp chạy ngang qua không thấy, tiếp tục rượt nhóm dân quân.

Đại úy Mouteaux cưỡi ngựa đi đầu đang băng qua đám bông cỏ lau, vừa phi vừa bắn tới.

Tôn Thất Thiệp vừa lui vừa bắn trả

Nhóm dân quân lên ngựa bỏ chạy.

Đại úy Mouteaux đuổi theo. Bọn lính Pháp vừa chạy vừa bắn.

Bên phía dân quân vài người ngã ngựa, ngựa trúng đạn hí vang.

Nhóm dân quân chạy được ra phía đồng cỏ thì bị một toán quân Pháp từ trong đám cỏ bông lau phục kích.

Tôn thất Thiệp cùng vài người chạy đến cây cầu đá, nhìn về phía bãi cỏ thấy nhóm đi trước đang bị phục kích, nhiều người bị ngã ngựa.

Phía trước đồng cỏ bị phục kích, phía sau đại úy Mouteaux đang đuổi đến, Tôn Thất Thiệp và vua Hàm Nghi nhìn trước sau ước lượng rồi nhanh chóng ghìm cương ngựa đi xuống con suối bên dưới chân cầu hướng vào rừng. Những dân quân tiếp tục đi theo Thiệp.

Ở đồng cỏ,bọn lính Pháp xuất hiện chuẩn bị tấn công toán dân quân đang ào tới trước mặt.

Bất ngờ xuất hiện một đám dân quân khác, và người đi đầu là Nguyễn Hòa và Thu Nguyệt xông tới tấn công bọn lính Pháp từ mặt sau.

 Bọn lính Pháp này không phòng bị, nên hầu hết đều bị bắn hạ.

Sau đó toán dân quân của Nguyễn Hòa và Thu Nguyệt  quay đầu chạy theo toán của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thiệp.

Đại úy Mouteaux nhìn về đám người chạy băng qua suối ở đằng xa,

Mouteaux nhìn theo vừa giận dữ vừa tiếc rẽ, nhưng e ngại không dám vượt qua suối.

ĐẠI ÚY MOUTEAUX

 Lại để Hàm Nghi thoát rồi, tức thật!

 

Đại úy Mouteaux đưa súng lên nhắm và bóp cò. Rồi quay ngựa đưa tay làm hiệu rút.

Thu Nguyệt đang phi ngựa chạy theo toán của Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thiệp bị trúng đạn, nhưng cô vẫn cố bám chặt lấy ngựa chạy tiếp.

Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thiệp và Nguyễn Phạm Tuân quay ngựa lại chờ. Nhưng khi đến được thì Thu Nguyệt ngã xuống.

Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thiệp và Lê Sinh nhảy xuống ngựa, đến bên người bị nạn.Khi nâng Thu Nguyệtlên thì Vua Hàm Nghi hoảng hốt

VUA HÀM NGHI

Ôi chao! Thu Nguyệt đây mà. Nhưng sao nàng lại ở đây?

Thu Nguyệt cố gắng lấy từ trong túi áo một phong thư trao cho vua Hàm Nghi

                 THU NGUYỆT

Catherine nhờ thần chuyển lá thư này .. Hoàng thượng phải đọc cẩn thận, đề phòng.

Vua Hàm Nghi cầm lá thư lên đọc, rồi trao cho Lê Sinh. Nhà vua quay lại, cúi xuống cầm lấy tay Thu Nguyệt.

VUA HÀM NGHI

Trẫm rất trân quý tình cảm của nàng

THU NGUYỆT

(  thều thào)

Thần không còn ca hát nữa, thần không thể phục vụ bọn xu nịnh với kẻ thù. Tiếng hát của thần không phải để mua vui cho bọn bán nước. Thần chỉ muốn đàn hát cho Hoàng thượng nghe mà thôi! Có lẽ ..thần chết mất Hoàng thượng!

VUA HÀM NGHI

  (lắc đầu, khổ sở)

Không! Nàng không chết đâu!

Máu ở ngực ứa ra nhiều, cô lịm dần..

THU NGUYỆT

Không kịp nữa rồi...Vĩnh biệt Hoàng thượng...

Vua Hàm Nghi choàng tay ôm chặt lấy Thu Nguyệt. Đầu Thu Nguyệt nghẹo sang một bên, nàng đã tắt thở.Nhà vua cứ ôm như thế mà khóc ngất.

109.LÀNG CHà MẠC. NỘI- ngày

 Bên ngoài tời vẫn mưa như trút nước.  

Vua Hàm Nghi vẫn thoăn thoắt trong tay con dao nho và đoạn gỗ, thỉnh thoảng nhà vua đưa đoạn gỗ đã khắc lên ngắm nhìn rồi lại tiếp tục một cách say mê.

VUA HÀM NGHI

 (với Lê Sinh)

Sinh à, vò gạo nấu cơm đi.Ta cảm thấy đói bụng lắm rồi.

LÊ Sinh

   (bối rối, nhìn vua)

Hoàng thượng!...

Vua Hàm Nghi im lặng ngước nhìn Lê Sinh dò hỏi.

LÊ SINH

Hoàng thượng không nhớ là mấy hôm nay căn cứ chỉ còn một ít gạo, Hoàng thượng lại bảo thần mang cho đám Trương Quang Ngọc rồi mà!

VUA HÀM NGHI

Ừ, trẫm quên...Trẫm thật có lỗi với khanh, kéo khanh vào nơi hiểm nguy , đói khát.

LÊ SINH

Sao Hoàng thượng nói vậy? Thần đi theo Hoàng thượng là tự nguyện, gian khổ đói khát nhưng không bị bọn Tây kềm kẹp, ức chế..

VUA HÀM NGHI

Thiệp đâu?

LÊ SINH

Nghe nói Thiệp đi rừng , kiếm cái ăn.

VUA HÀM NGHI

Mưa thế này, thì săn bắn gì được.

LÊ SINH

Nhưng không lẽ ngồi đây chết đói. Thần cũng đi đây..kiếm cây củ gì ăn cho đỡ đói..

Nói dứt, đứng dậy cầm cáo áo tơi lá.

VUA HÀM NGHI

Trẫm cùng đi với khanh.

Vua Hàm Nghi nói dứt câu đứng dậy khoác áo tơi lá đi theo Sinh.

110.BÌA RỪNG – NGOẠI-NGÀY

Trời vẫn mưa tầm tả .Vua Hàm Nghi và Lê Sinh đang cặm cụi đào bới kiếm tìm.

Bất ngờ mắt nhà vua sáng lên, vì từ sau một chỗ khuất hiện ra một đám nấm.

VUA HÀM NGHI

Sinh, coi kìa!

LÊ SINH

Chuyện gì vậy Hoàng thượng?

Không trả lời, vua Hàm Nghi bước tới hái những cây nấm xinh đẹp cầm lên tay.

Lê Sinh hốt hoảng đưa tay gait những cây nấm trên tay vua Hàm Nghi ra.

LÊ SINH

Không được thưa Hoàng thượng, đó là nấm độc.

VUA HÀM NGHI

Sao ngươi biết?

LÊ SINH

Nấm mà có màu sắc sặc sở thì phần lớn là nấm độc, không ăn được

Vua Hàm Nghi thất vọng ném những cây nấm còn lại trên tay.

111.CĂN CƯ CHÀ MẠC. NỘI- ngày     

Trong một căn lều bỏ trống, đại úy Mouteaux đang ngồi trên chiếc ghế tre, đưa bình nước lên miệng uống. Thiếu úy Michel bước tới.

THIẾu uY michel

Mon capitaine, il parait que Ngoc, celui que vous cherchez, a dû s’en apercevoir et a pris la fuite ; j’ai ordonné qu’on le recherche dans tout le village, mais en vain

(Thưa đại úy, hình như tên Ngọc mà đại úy muốn tìm, thấy động đã tìm cách chạy thoát.Tôi cho bọn chúng lùng sục khắp làng mà không thấy hắn.)

Đại ÚY MOUTEAUX

Replions-nous alors

(Vậy, chúng ta rút về.)

112. Đường RỪNG . NỘI- ngày         

Toán quân của đại úy Mouteaux khoảng 30 tên đang đi trên đường .Bất ngờ tên Tình tư trong lùm cây xuất hiện, hai tay đưa lên quá đầu.

Tất cả toán quân sẳn sàng nổ súng , nhưng đại úy Mouteaux đưa tay ngăn lại.

ĐẠI ÚY MOUTEAUX

Xem hắn muốn gì?

Tức tốc một tên lính Pháp xông tới giữ chặt hai cánh tay Nguyễn Đình Tình, tên còn lại, làm dộng tác kiểm soát xem Tình có giấu vũ khí không. Kiểm soát xong , hắn nhìn trung úy Galand lắc đầu.

NGUYỄn DìNH TÌNH

Tôi là Nguyễn Đình Tình, suất đội hầu cận của vua Hàm Nghi muốn ra dầu thú.

Đại úy Mouteaux chăm chí nhìn Tình mỉm cười ẩn ý.

ĐẠI ÚY MOUTeAUX

Đưa hắn thẳng vào phòng ta để ta nói chuyện.

Cả toán tiếp tục đi.

113.CĂN CỨ. nỘI- ngày         

Trương Quang Ngọc đang chăm chú nhìn về phía vua Hàm Nghi, hắn định thò tay vào ngực áo tiến đến bên vua, nhưng hắn vẫn còn ngần ngại, nhưng hắn vẫn còn ngần ngại.

 Bất chợt hắn nhìn thấy Tôn Thất Thiệp từ sau lán trại bước ra. Hắn vội vàng giấu vào người, làm vẻ tự nhiên.

Tôn Thất Thiệp đi tới đi lui ,vẻ nôn nóng, thấy Lê Sinh đang đi ngược chiều.

TÔN THẤT THIỆP

Sinh có thấy thằng Nguyễn Đình Tình đâu không? Từ trưa hôm qua đến giờ không thấy hắn trong căn cứ.

Lê SINH

Đúng là từ trưa hôm qua đến giờ, tôi không thấy mặt mũi hắn đâu.

Trương Quang Ngọc đưa chén nước lên miệng uống ừng ực để che giấu nỗi sợ hãi.

114.ĐỒN MINH CẦM. nỘI- ngày         

Đại úy Mouteaux cùng với hai sĩ quan Pháp và một thông ngôn người Việt đang trao đổi với nhau.

ĐẠi Úy Mouteaux

Nous avons avons liquidé Nguyên Pham Tuân, mais toujours pas de nouvelles de Lê Truc et rien sur Hàm Nghi

(Ta đã tiêu diệt Nguyễn Phạm Tuân, nhưng vẫn chưa có tin tức của Lê Trực và tung tích của Hàm Nghi).

THIẾU ÚY MICHEL

On vient de m’informer que Truong Quang Ngoc a actuellement sa base à Chà Mac ; il a reçu vos cadeaux et nous a promis de nous aider à attraper Hàm Nghi, mais il a besoin de temps car Ton Thât Thiêp veille très étroitement sur lui. S’il a des informations sur une éventuelle traitrise, sur le champ Thiêp fait arrêter la personne et l’exécute

(Tôi vừa được tin tên Trương Quang Ngọc hiện đang đóng ở làng Chà Mạc, đã nhận đồ vậtcủa đại úy gửi tặng và hứa sẽ giúp chúng ta bắt Hàm Nghi đem nộp, nhưng cần có thời gian.Vì Tôn Thất Thiệp giữ gìn vua Hàm Nghi rất nghiêm ngặt. Ai nói về thú với Pháp, Thiệp bắt chém ngay.)

Ngoài cửa có tên quân lấp ló.

Thông NGÔN

Mon capitaine, un agent du renseignement est là !)

Thưa đại úy, có liên lạc!

ĐẠi Úy Mouteaux

Qu’il entre ! Qu’est-ce qu’il a à me dire !)

Cho vào, chuyện gì?

Tên lính bước vào, cầm thư trên tay trao cho Đại Úy.

 TÊn Lính

Voici la lettre de réponse de Lê Truc

(Có thư phúc đáp của Lê Trực.)

Trao thư xong , bước ra khỏi phòng

Đại úy Mouteaux đẩy bức thư về phía thông dịch viên:

ĐẠi Úy Mouteaux

Voici la lettre de réponse de Lê Truc

(Đọc cho mọi người nghe)

THÔNG NGÔN

Lê Truc écrit : « vivre pour le Roi, vivre pour la patrie, en assumant jusqu’au bout son devoir, et non pas vivre pour vivre, en tournant le dos à ses responsabilité 

(Lê Trực viết :’vì vua, vì nước, chết sống cũng một lòng làm cho hết việc bổn phận , chứ không dám tham sống mà quên việc nghĩa”.)

ĐẠi Úy Mouteaux

Lê Truc est une personne loyale ; lui et nous, nous nous combattons en raison de nos devoirs respectifs, on ne peut pas le lui reprocher. Respectant  les consignes du Résident Supérieur et du Colonel, effectuons un repli pour  assurer la protectionvers des postes au bord de la mer)

(Lê Trực là một người nghĩa khí,ta và ông ấy ai vì bổn phận nấy mà chống đối nhau, ta không thể trách ông ấy được. Theo lệnh của ngài Khâm sứ và đại tá chỉ huy, có lẽ chúng ta nên rút về giữ những đồn ở gần mạn biển.)

Bất ngờ một tên lính xuất hiện trước cửa phòng, ngập ngừng muốn nói. Đại úy Mouteaux lên tiếng:

ĐẠi Úy Mouteaux

Quoi ?)

Việc gì?

Tên lính

Mon capitaine, Nguyên Dinh Tinh veut vous parler

(Thưa đại úy, Nguyễn Đình Tình muốn gặp đại úy)

ĐẠi Úy Mouteaux

Laissez-le entrer !

(Đưa hắn vào đây!)

Tên Lính

Laissez-le entrer 

(Vâng! Thưa đại úy)

 Nguyễn Đình Tình được tên lính dẫn vào. Đại úy Mouteaux nhìn Tình.

ĐẠi Úy Mouteaux

Tu as la totale connaissance de la situation autour de Ham Nghi, n’est-ce pas ?)

Mi đã nắm hết tình hình nội bộ của Hàm Nghi?

NguyỄn Đình Tình

Oui, j’ai fait tout ce que vous m’aviez demandé de faire!)

 

(Vâng, tôi đã làm tất cả những gì mà đại úy dặn!)

ĐẠi Úy Mouteaux

main matin, tu transmettras à Truong Quang Ngoc mon cadeau et ma lettre ; il faut qu’il vienne me voir pour organiser l’opération. Si elle réussit, il sera très bien récompensé par le Résident Supérieur

(Sáng mai,ngươi đem quà của ta và thư hẹn Trương Quang Ngọc về gặp mặt ta bàn chuyện. Nếu được việc ngài Khâm sứ sẽ tưởng thưởng xứng đáng. )

Nguyễn Đình Tình cúi đầu xoay người bước ra.

115.Dòng suối. nỘi-NGOẠI – NGÀY

Bên dòng suối, vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thiệp, Lê Sinh mỗi người cầm một cái chĩa ba, đứng ở vị thế theo dõi bầy cá lội dưới nước, chực dâm xuống.

Lê SINH

Hoàng thượng có nhớ Catherine nhắn Hoàng thượng nên đề phòng gì không?

Lê Sinh đưa tay vào túi áo như tìm lá thư, nhưng tìm hoài không thấy.

VUA HÀM NGHI

Sinh tìm gì vậy?

LÊ SINH

Cái thư của Catherine, hoàng thượng trao cho thần cất , bây giờ tìm không không thấy, không biết để lạc đâu.

Tôn Thất Thiệp đâm xuống, giỡ lên một con cá đang vùng vẫy.

TÔn THất THIỆP

Đúng, từ sáng đã không thấy Nguyễn Định Tình mà luôn cả Trương Quang Ngọc cũng không thấy mặt. Chắc chúng nó ra đầu thú bọn Tây.Thần giận không giết đi những kẻ phản trắc sớm.

                  TÔN THẤT THIỆP

Phải phòng ngừa bọn chúng tiết lộ chỗ ở của Hoàng thượng.

VUA HÀM NGHI

Phải! Ta sẽ thay đổi chỗ ở.

LÊ SINH

Thiệp có biết thằng Ngọc nghiện thuốc phiện không? Tôi chỉ sợ hắn mà thiếu thuốc thì chuyện gì mà không dám.

TÔN THẬT THIỆp

Ngọc hút thuốc phiện thật à?

LÊ SINH

(gật đầu)

Tôi tình cờ thấy hắn lén hút.

Tôn Thất Thiệp nóng nảy đi lui đi tới.

116.NHÀ TRƯƠNG QUANG NGỌC. nỘI-NGOẠI- ngày 

Vợ của Trương Quang Ngọc đang ngồi chồm hõm cho mấy con gà ăn trước sân, thì Trương Quang Ngọc vừa về đến, đặt cái bao xuống bàn , mỉm cười nhìn vợ.

Vợ có vẻ đang cảm, ngạc nhiên nhìn chồng dò hỏi.

VỢ TRƯƠNG QUANG NGỌC

Có gì mà trông mình có vẻ vui vậy?

Ngọc làm dấu đừng nói, rồi đến bên vợ, lấy cái gói trao cho vợ.

TRƯƠNG QUANG NGỌC

Cho mình...

Vơ Ngọc mở gói ra, trước mặt cô là cái áo lụa. Cô ngạc nhiên quay lại.

VỢ TRƯƠNG QUANG NGỌC

Áo này ở đâu mà mình có?

TRƯƠNG QUANG NGỌC

Anh còn có thể tặng em nhiều thứ đẹp và quý hơn nữa.

VỢ TRƯƠNG QUANG NGỌC

Nhưng em hỏi anh ở đâu mà anh có những thứ này? Không lẽ Hoàng thượng cho mình.

TRƯƠNG QUANG NGỌC

Theo ông vua con chỉ có nước cạp đất mà ăn..làm gì có những thứ này.

 VỢ TRƯƠNG QUANG NGỌC

Thế có nghĩa là..

TRƯƠNG QUANG NGỌC

Anh hứa với Đại úy Mouteaux,sẽ bắt nộp nhà vua cho ông thì ông sẽ thưởng.

VỢ TRƯƠNG QUANG NGỌC

Sao anh dám làm chuyện đồi bại .Trả lại đi!

TRƯƠNG QUANG NGỌC

Sao phải trả? Dễ gì có được!

VỢ TRƯƠNG QUANG NGỌC

Nếu anh làm vậy anh là kẻ phản bội, tôi không có chồng phản bội!

TRƯƠNG QUANG NGỌC

Không phản ai cả, có lợi cho mình thì làm thôi!

VỢ TRU&o&NG QUANG NGỌC

Tôi bảo anh trả lại đi! Nếu không tôi sẽ tố cáo..với Hoàng thượng.

Biết mình lỡ lời,vợ Ngọc đưa tay lên bịt miệng.

Trương Quang Ngọc cũng kịp nhớ ra mình thiếu cảnh giác,hắn mỉm cười làm hòa.

TRƯƠNG QUANG NGỌC

Anh chỉ nói để thử lòng em thôi, chứ anh nở nào phản bội nhà vua.

VỢ TRƯƠNG QUANG NGỌC

Anh hứa với em đừng làm chuyện thất đức đó nghen.

TRƯƠNG QUANG NGỌC

 (làm cử chỉ âu yếm)

Ừ, anh biết rồi. Em bị cảm thì nằm nghỉ đi, anh ra ngoài hái một mớ lá thuốc nấu cho em uống.

Không đợi vợ có ý kiến,Ngọc bước ra bìa rừng sau nhà.

Ngọc xăm xoi tìm kiếm.Khi nhìn thấy thứ mà hắn muốn tìm.Hắn mỉm cười, bứt một nắm.

Ngọc đi vào nhà, mở nắp nồi nước đang nấu sẳn , bỏ nắm lá vào nồi, đậy nắp lại.

 Chờ một lát.

Ngọc rót ra chén nâng đầu vợ dậy, đặt lên miệng vợ. Vợ Ngọc uống một hơi, bất ngờ hất chén văng ra tung tóe.

VỢ TRƯƠNG QUANG NGỌC

Mầy cho tao uống thứ gì vậy?

Ngọc chưa kịp trả lời thì đầu của vợ Ngọc nghẹo sang một bên , miệng sùi bọt mép, mắt trợn dọc lên.

Ngọc lẳng lặng sửa lại dáng nằm và lau miệng cho vợ,đắp tấm chăn lên người vợ rồi cười khẫy cầm cái túi bước ra khỏi nhà.

117.đỒN MINH CẦM. nỘI- NGÀY

Đại úy Mouteaux và trung úy Galand đang ngồi trong văn phòng.

TRUNG ÚY GALAND

                      Tện suất đội Nguyễn Đình Tình hứa với tôi sẽ đưa    tên Trương Quang Ngọc về đây nội nhật hôm nay.

ĐẠi Úy MOUTEAUX

(  sốt ruột)

Sao giờ này vẫn chưa thấy?

Vừa hỏi dứt câu thì Nguyễn Đình Tình bước vào, bên cạnh hắn có thêm một người nữa. Cà đại úy Mouteaux, và Trung úy Galand ngước lên như muốn hỏi người mới đến là ai.

NGUYỄN Đình TìNH

Thưa đại úy, đây là anh Trương Quang Ngọc.

TRƯƠNG QUANG NGỌC

(  cúi đầu chào)

Dạ, tôi là Trương Quang Ngọc. Tôi có nhận thư và quà của Đại úy. Tôi xin đến để được đại úy sai bảo. Tôi tình nguyện xin đi bắt vua Hàm Nghi.

ĐẠi úy MOUTEAUX

Tôi xin nhắc lại, các anh có thể giết tất cả, nhưng riêng đối với nhà vua thì phải bắt sống và không được phép làm thương tổn đến nhà vua.

Một mật báo viên dưới quyền của đại úy Mouteaux lấp ló ở cửa.

ĐẠi úy Mouteaux

Có tin tức gì mới?

MẬT BÁO VIÊN

Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thiệp đã biết tin hai người bỏ ra đầu thú.

ĐẠi Úy MOUTEAUX

Lại gặp khó khăn nữa rồi! Nếu Hàm Nghi đề phòng thì làm sao chúng ta có thể biết được đích xác chỗ ở của Hàm Nghi.

TRƯƠNG QUANG NGỌC

Thật ra chuyện này tưởng là khó, nhưng với tôi lại rất dễ dàng.

ĐẠi Úy MOUTEAUX

Làm cách nào?

TRương Quang Ngọc

Có một người luôn luôn có mặt bên cạnh để bảo vệ nhà vua là Tôn Thất Thiệp. Ở đâu có nhà vua là có Tôn Thất Thiệp hay ở đâu có Tôn Thất Thiệp nơi đó có mặt nhà vua.

ĐẠi ÚY MOUTEAUX

(bật cười ha hả)

Ngươi thông minh lắm. Xong việc ta sẽ nói ngài Khâm sứ tưởng thưởng xứng đáng.

118.đỒN MINH CẦM. nỘI- Đêm

Ngọn đèn dầu đặt giữa bàn tỏa sáng ,soi rõ những khuôn mặt đang hiện diện trong phòng họp.

Đại úy Mouteaux đứng trước bản đồ hành quân.

Trước mặt ông là một nhóm người khoảng chừng 20 tên, tên nào nét mặt cũng rắn rõi, nhưng có phần gian manh.

ĐẠi Úy Mouteaux

Ta nhắc lại:Phải làm thế nào bắt sống cho được Hàm Nghi, còn những người khác hễ ai chống cự, thì giết ngay tại chỗ. Giải tán!

119.Căn CỨ cỦa Vua Hàm nghi. nỘI- Đêm

Căn cứ của Vua Hàm Nghi đóng ở làng Tả Bảo

Hàm Nghi đang ngồi trước đèn, mắt không rời trang sách.

Một lát Thiệp bước vào.

120.BÌA RỪng. nỘI- Đêm

Bọn Trương Quang Ngọc, Nguyễn Đình Tình và đám thủ hạ đang âm thầm rình rập bên ngoài căn cứ của Vua Hàm Nghi.

NGUYỄN ĐÌNH TÌNH

Có chắc là vua ở phòng này?

TRƯƠNG QUANG NGỌC

Không thể sai được. Lúc nãy chính tôi nhìn thấy Tôn Thất Thiệp bước vào.

 NguyỄn Đình Tình

Hãy chờ cho bọn họ ngủ đã rồi xông vào.

TRƯƠNG QUANG NGỌC

Phải giết ngay Tôn Thất Thiệp, mới hy vọng bắt được nhà vua.

Nguyễn Đình Tình gật đầu, nét mặt thoáng lo âu.

121.PHÒNG CỦA VUA HÀM NGHI – NỘI/NGOẠI -ĐÊM

Toán người của Tình và Ngọc khoảng 20 têntrong đó cả lính Pháp và người Nùng từng bước di chuyển trong bóng tối, bao vây bên ngoài căn phòng vua Hàm Nghi trú, chờ hiệu lệnh.

Một tên di chuyển về phía Tôn Thất Thiệp đang ngủ thanh gươm cầm chặt ở tay.Như có linh tính, Tôn Thất Thiệp xoay người chộp lấy thanh gươm để ở đầu giường, tức thì thanh kiếm trong tay bóng đen đã đâm tới vào hông xuyên qua bên kia người của Tôn Thất Thiệp . Thiệp ngã vật xuống giẫy giụa.

Sinh vùng dậy,vừa rút gươm ra thì bốn tên giặc xông vào tấn công. Sinh ngã ngay trên giương

Vua Hàm Nghi vọt dậy, cầm chắc thanh gươm. Nhà vua ngước lên, nhìn thẳng vào tên Trương Quang Ngọc đang lăm lăm vũ khí trong tay đang tiến vào.

VUA HÀM NGHI

Thì ra là mày...Bọn Tây mua mày bao nhiêu mà mày bán rẻ ta?

Nhà vua cười nhạt nhìn Ngọc,giọng nghiêm lạnh:

VUA HÀM NGHI

Mày giết tao đi, còn hơn đưa tao về nộp cho Tây.

Trương Quang Ngọc chợt khựng lại trước khí phách của nhà vua, bối rối chưa biết phản ứng thế nào.

Bất ngờ một tên lính Pháp lẻn ra sau lưng ôm quàng lấy vua, tức thì hai tên lính Pháp khác bước nhanh tới giật thanh kiếm khỏi tay nhà vua.

Băt đầu từ giây phút đó vua Hàm Nghi không nói, lặng lẽ như một bóng ma.

122.CĂN CỨ NGÀN HÀ TĨNH -NỘI –NGOẠI – NGÀY

Tôn Thất Đạm trao một lá thư cho một nghĩa quân.

TÔN THẤT ĐẠM

Ngươi mang lá thư này cho đại úy Dabat, đồn trưởng dồn Thuận Bài.Ta yêu cầu ông đừng gây khó khăn khi các ngươi ra đầu thú.

Nghĩa quân gật đầu đưa tay nhận lá thư.

TÔN THẤT ĐẠM

Còn thư này ngươi cũng gửi cho ông ấy nhờ chuyển cho Hoàng thượng xin lỗi Hoàng thượng vì ta đã bất lực để Hoàng thượng bị giặc bắt.

Nghĩa quân cầm thư bước ra ngoài.

Tôn Thất Đạm quay lại nhìn về hướng mặt trời lặn.

TÔN THẤT ĐẠM

Bây giờ người Pháp có muốn bắt ta thì vào tìm thấy mả của ta ở trong rứng!

Nói rồi, cầm giải khăn ném lên rường nhà làm dây thắt cổ mà tự tử.

123. CẢNG THUẬN BÀI-NỘI –NGOẠI – NGÀY

Khi nhà vua từ dưới thuyền bước lên,

Quân đội Pháp do một thiếu tá Dabatchỉ huy cử nhạc và bồng súng chào thì nhà vua kéo khăn che mặt lại.

 THIẾU TÁ DABAT

Xin chúc mừng nhà vua trở về!

VUA HÀM NGHI

Tôi không dám nhận lời chúc mừng của ông vì tôi chỉ là bề tôi của vua Hàm Nghi. Vua chúng tôi hiện đang ở trong rừng. Nếu tôi không bị ốm nặng thì tôi đã tẩu thoát với nhà vua tôi rồi.

MỘt QUAN CHỨC

Thưa Hoàng thượng, có Đề đốc đồn Thanh Thủy, và các đề đốc xin đến bái kiến.

VUA HÀM NGHI

(Làm ra vẻ ngơ ngác)

Họ là những người nào vậy? Tôi không quen với những người này.

Vua Hàm Nghi vẫn làm điệu bộ ngớ ngẩn , Sau đó, viên Thiếu tá bước đến trước mặt nhà vua trao cho nhà vua một lá thư.

 THIẾU TÁ DABAT

Thưa ngài, đây là thư của Tôn Thất Đạm gởi cho Ngài. Ông ta đã tự tử!

Vua Hàm Nghi làm như chẳng quan hệ gì đến lá thư, hờ hửng hất cái thư của Tôn Thất Đạm xuống đất.

Từ đó nhà vua im lặng. Bọn Pháp hoang mang không biết là người trước mặt có thật là vua.

THIẾU TÁ DABAT

(nói với một trung úy)

Liệu đây có phải là vua Hàm Nghi không? Tôi nghi quá!

VIÊN TRUNG ÚY

Tôi cũng nghi người này không phải là vua Hàm Nghi,có thể chúng ta bị hai tên Ngọc và Tình lừa.Nhưng mình cứ chuyển về Huế cho Khâm sứ quyết định.

Giữa lúc ấy, có một cụ già chống gậy đến. Đó là Nguyễn Nhụân, thầy dạy của vua .

Vừa thấy thầy cũ, vua Hàm Nghi đột nhiên đứng dậy đỡ ông và vái chào.

 VUA HÀM NGHI

Thưa thái phó, đã mấy năm trẫm mới được gặp lại thái phó?

NGUYỄN NHUẬN

Thần nghe tin Hoàng thượng bị Pháp bắt nên liều đến thăm.

Như nhớ ra là mình đã vô tình tiết lộ thân phận của mình cho kẻ địch, nhà vua đau tức ở ngực, như muốn vật xuống, nhưng gắng gượng đứng vững.

Ngoài cửa , lấp ló nụ cười tinh quái của Thiếu tá Dabat và viên trung úy Pháp đang nhìn vào.

NGUYỄN NHUẬN

Hoàng thượng có sao không?

VUA HÀM NGHI

Thưa thái phó, trẫm không có gì làm thái phó phải lo lắng.…

Nhà vua cay đắng bật lên tiếng khóc, ngậm ngùi nói.

    TIẾNG VUA HÀM NGHI

Ta đã vô tình để lộ chân tướng, ảnh hưởng đến đại cuộc mất rồi.

Khuôn mặt Nguyễn Nhuận ngước lên bàng hoàng kêu than.

           NGUYỄN NHUẬN

Ôi lỗi ở ta, ta đã hại Hoàng thượng rồi.

                       VUA HÀM NGHI

Thái phó đừng tự trách, đó là phần số của trẫm.

124.PHÒNG cỦa CATHERINE -NỘI – NGÀY

Catherine đang uể oãi cột lại mái tóc, bỗng nàng nghe tiếng xe ngựa xịch đổ. Linh tính báo cho nàng một điều gì không may. Nàng chạy nhanh đến bên của sổ, mở toang nhìn xuống sân. Catherine nhìn thấy đại úy Mouteaux vừa bước xuống xe, đi vào cửa của Khâm sứ.

Nàng chạy đến bên giường khoác vội chiếc áo lên người, chạy bay xuống những bậc cấp.

125.TÒA KHÂM SỨ PHÒNG Khâm SỨ-NỘI –NGOẠI – NGÀY

Người mở cửa bước xuống xe chính là đại úy Mouteaux. Ông đến trước phòng Khâm sứ gõ cửa. Bên trong giọng của Khâm sứ Rheinart nói vọng ra.

KHÂM SỨ RHEINART (OFF)

Entrez, capitaine Mouteaux…)

 

(Mời vào! À Mouteaux...)

ĐẠi Úy Mouteaux

Monsieur le Résident Supérieur, j’ai demandé à rentrer en France pour me reposer, mais je tiens à vous annoncer une bonne nouvelle

(Thưa Khâm sứ,tôi đã xin phép về Pháp nghỉ, nhưng cũng báo tin cho ngài Khâm sứ biết một tin vui.)

Khâm sứ Rheinart

(hối hả, lắc vai Mouteaux)

Quelle nouvelle ?)

(Tin gì? )

ĐẠi Úy Mouteaux

Le roi Hàm Nghi a été arrêté par Tinh et Ngoc, qui vont l’embarquer en direction de Thuân-An, conformément à vos instructions

(Vua Hàm Nghi đã bị tên Tình và tên Ngọc bắt, sẽ được đem xuống tàu về Thuận An trong nay mai như chỉ thị của Khâm sứ.)

ĐẠi Úy MOUTEAUX

Il y a autre chose, Monsieur !)

(Còn một chuyện nữa,thưa Ngài Khâm sứ!)

Đại úy Mouteaux rút trong túi ra một lá thư đưa ra. Khâm sứ cầm lấy mở ra, trố mắt nhìn vào thư.

KHÂM SỨ RHEINART

L’écriture est bien celle de Catherine, ma fille !)

Nét chữ này là của Catherine , con gái tôi đây mà!

ĐẠi Úy MOUTEAUX

Oui, le lieutenant Galand l’a ramassée par terre, par hasard, après un combat)

Phải, trung úy Galand tình cờ nhặt được sau một trận đánh.

Rheinart cầm lá thư, đọc xong, tức giận vò nát lá thư trong tay.

Bên ngoài phòng Catherine chăm chú theo dõi cuộc trao đổi giữa Khâm sứ và đại úy Mouteaux. Nàng tái mặt , và ngã xuống nên nhà.

126.PHÒNG RIÊNG CỦA CATHERINE-NỘI-NGOẠI – ĐÊM

Catherine nằm trên giường. Cô nhắm mắt lại làm như nàng đang ngủ khi nghe tiếng bước chân của Khâm sứ Rheinart bước vào.

Ông ngồi xuống bên cạnh và cầm tay con gái.

KHÂM SỨ RHEINART

Je ne veux pas que tu entretiennes une quelconque relation avec Hàm Nghi. Cela nuisera à  ton avenir et entravera ma carrière. Tu comprends ?)

Ba không muốn con quan hệ với Hàm Nghi. Hắn sẽ làm hỏng tương lai của con và phá vở con đường tiến thân của ba. Con hiểu không?

Không nghe nàng trả lời ông sửa lại cái khăn đắp trên người nàng, rồi nhẹ nhàng bước ra.

Ra khỏi phòng, ông khép cửa và dùng ổ khóa, khóa cửa lại.

127.CĂN CỨ THUẬN AN-NỘI –NGOẠI – NGÀY

Trong căn phòng, vua Hàm Nghi ngồi một mình, tay vẫn khắc bức tượng gỗ.

Một người ló đầu nơi chấn song sắt:

NGƯỜI COI TÙ

Khâm sứ Rheinart và các cơ mật đại thần muốn đến chào Hoàng thượng.

VUA HÀM NGHI

Xin người nói lại với các vị ấy, trong người tôi không khỏe, xin cho phép tôi miễn tiếp.

Khâm sứ Rheinart bước vào, vua Hàm Nghi tỏ ra lạnh nhạt không muốn tiếp.

KHÂM SỨ RHEINART

Hiện nay Đức Từ, mẹ ngài đang bệnh, trước khi đi xa, nếu như ngài muốn từ biệt thì tôi sẽ cho tàu lên rước Đức Từ xuống đây để ngài thăm.

VUA HÀM NGHI

Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám  nghĩ chi đến cha me, anh chị em nữa!

128. PHÒNG CATHERINE-NỘI –NGOẠI – MỜ SÁNG

Trên bầu trời đầy sao

Catherine tung người dậy ,nhìn lên chiếc đồng hồ quả lắc trên tường chỉ 3 giờ 30. Nàng bước ra khỏi giường,thận trọng nhìn quanh, rồi thòng đây leo xuống đất, bước đến bên tàu ngựa, dắt theo một con ngựa có thắng yên sẳn, đi lần theo ngã sau thì bị một người chặn trước mặt.

LíNH CANH PHÁP

Giờ này mà cô còn đi dâu?

CATHERINE RHEINART

Tôi ghé qua bên đức Giám mục Gaspard có công việc.

LÍNH CANH PHÁP

Cô đi nhớ cẩn thận,trời vẫn chưa sáng hẳn..

Catherine gật đầu, bước nhanh .

129. TÒA KHÂM SỨ HUẾ-NGOẠI-ĐÊM

Người lính canh quay lại gõ cửa phòng Rheinart 3 tiếng. Cửa mở, Rheinart bước ra, người lính canh nói gì vào tai Rheinart, chỉ thấy ông ta gật gật.

130.PHÒNG GIAM Ở THUẬN AN-NỘI – NGÀY

Vua Hàm Nghi vẫn ngồi trên giường hướng ra cưa , nhìn lên bầu trời đêm.Ban tay nhà vua van thoăn thoắt với khúc gỗ, đầu óc hướng về:

131.TRÊN TƯỜNG THÀNH- NGOẠI- ĐÊM( PHỤC HIỆN )

Catherine ngước lên nhìn vua Hàm Nghi, mắt đẫm lệ.

           CATHERINE RHEINART

Tôi không biết có còn dịp nào gặp lại ngài không?

VUA HÀM NGHI

Nhất định chúng ta sẽ còn cơ hội gặp nhau.

              CATHERINE RHEINART

(  nắm chặt tay vua)

Thật không? Ngài có thật sự muốn gặp lại tôi không? Ngài không coi tôi là kẻ thù sao?

VUA HÀM NGHI

Không, Catherine là người Pháp đầu tiên ta yêu mến.

Catherine Rheinart nhìn thẳng vào ánh mắt nhà vua, run run không nói.

VUA HÀM NGHI

Catherine không giống những người Pháp khác,nàng không mang khổ đau đến cho đồng bào ta.

Catherine ôm chầm lấy vua Hàm Nghi và bất ngờ hôn lên môi vua, làm vua Hàm Nghi, người con trai mới lớn sững sờ bối rối.

CATHERINE RHEINART

Cám ơn Ngài. Giã từ..

Nói chưa đứt câu, Catherine ngượng ngùng đứng bật dậy quay đầu chạy đi.

132.DUYỆT THỊ ĐƯỜNG-NỘI- NGÀY(PHỤC HIỆN )

Thu Nguyệt vừa đàn vừa hát điệu Liên Hườn.

THU NGUYỆT

Dạo, bên thềm trăng dọi,

Bóng hoa động.

Chuyện xưa vừa nhớ lại…

Mấy ai đặng cho tròn ân ái,

Nguyện non mòn sông giải,

Nắng mưa gió ngành mai,

Trước sau, yêu nhau đừng ngại,

Dặn cùng đó, khuyên đó chờ đợi.

Sen thơm vừa đương hái,

Tưởng người thương tới!

Chi xiết đều phải trái,

Những cay đắng nào ngại,

Viếng thăm đôi đường xa ngái,

Vì ai, dám nào sai!

Dặn, chớ đành chớ ngại,

Dặn gìn giữ hai chữ tình ái!

133.CÁNH RỪNG-NGOẠI- NGÀY/PHỤC HIỆN

 

Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thiệp và Lê Sinh nhảy xuống ngựa, đến bên người bị nạn.Khi nâng Thu Nguyệtlên thì Vua Hàm Nghi hoảng hốt

VUA HÀM NGHI

Ôi chao! Thu Nguyệt đây mà. Nhưng sao nàng lại ở đây?

Thu Nguyệt cố gắng lấy từ trong túi áo một phong thư trao cho vua Hàm Nghi

                 THU NGUYỆT

Catherine nhờ thần chuyển lá thư này .. Hoàng thượng phải đọc cẩn thận, đề phòng.

Vua Hàm Nghi cầm lá thư lên đọc, rồi trao cho Lê Sinh. Nhà vua quay lại, cúi xuống cầm lấy tay Thu Nguyệt.

VUA HÀM NGHI

Trẫm rất trân quý tình cảm của nàng!

THU NGUYỆT

(  thều thào)

Thần không còn ca hát nữa, thần không thể phục vụ bọn xu nịnh với kẻ thù. Tiếng hát của thần không phải để mua vui cho bọn bán nước. Thần chỉ muốn đàn hát cho Hoàng thượng nghe mà thôi! Thần chết mất….. Hoàng thượng ơi!

VUA HÀM NGHI

  (lắc đầu, khổ sở)

Không! Nàng phải sống.

Máu ở ngực ứa ra nhiều, cô lịm dần..

THU NGUYỆT

Không kịp nữa rồi...Vĩnh biệt Hoàng thượng...

Vua Hàm Nghi choàng tay ôm chặt lấy Thu Nguyệt. Đầu Thu Nguyệt nghẹo sang một bên, nàng đã tắt thở.Nhà vua cứ ôm như thế mà khóc ngất.

134.TrêN ĐưỜNG ĐI THUẬN AN-NỘI – NGÀY

Con đường vẫn còn mờ hơi sương, Catherine một mình trên lưng ngựa , cúi sát thúc ngựa chạy đi thật nhanh.

135.PHÒNG GIAM Ở THUẬN AN-NỘI – NGÀY

Vua Hàm Nghi đang ngồi trên giường . Bất ngờ có tiếng chìa khóa đặt vào ổ khóa kêu lách cách.Hai người lính Pháp xuất hiện.

Nhìn thấy nhà vua ngồi bên khung cửa. Họ không lên tiếng, cứ lẳng lặng bước tới, trói hai tay nhà vua lại, và dẫn ra khỏi phòng giam.

Bức tượng nhỏ một người con gái đang vừa đàn vừa hát rơi nằm dưới đất.

136.BẾN CẢNG THUẬN AN+ CON TÀU-NGOẠI – MỜ SÁNG

Trời vẫn còn mờ sáng vua Hàm Nghi bị trói hai tay đưa xuống cảng bởi hai người lính Pháp.

Trước phút rời xa quê hương, vua Hàm Nghi cúi xuống vốc một nắm đất bỏ vào trong một túi vải nhỏ, rồi đưa mắt nhìn lên bờ, không nén được cảm xúc vì nỗi niềm riêng và vận nước, nước mắt ông chảy tràn lên má.

137.GỀNH  ĐA-NGOẠI – NGÀY

Những ngọn sóng bạc dồn dập đập vào bờ đá

LỜI KỂ

Chiều chủ nhật, ngày 13 tháng 1 năm 1889, vua Hàm Nghi đến thủ đô Alger của Algérie, Bắc Phi. Lúc này nhà vua vừa bước qua tuổi 18. Ngài được chuyển về ở Villa des Pins (Bit thự Rừng thông) thuộc làng El Biar, cách Alger 5 cây số.

Năm 1904, vua Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe (sinh năm 1884), con gái của ông Laloe chánh án toà Thượng phẩm Alger. Đám cưới của Ngài trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger. Hàm Nghi cùng bà Marcelle Laloe có ba người con: hai gái một trai.

Ngày 4 tháng tư m 1943 , vua Hàm Nghi qua đời tại biệt thự Gia Long, thủ đô Alger.Nhà vua bị thực dân Pháp lưu dày biệt xứ Nhà vua mang theo nỗi hờn vong quốc khôn nguôi!

                  

                        26.3.2011

 

 

 

 

 

 

 

Sâm Thương
Số lần đọc: 4632
Ngày đăng: 08.05.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thấy gì qua phim đồng tính của Thái Lan ? - Lê Đình Tiến
Phim ‘Forrest Gump’: Tình Yêu Như Một Kỳ Tích Vượt Số Phận - Phạm Nga
Bàn về chất thơ trong Điện Ảnh Việt Nam - Lê Đình Tiến
Thiên Nga Đen " Một bản hòa âm hoàn hảo" - Lê Đình Tiến
Vấn đề thể hiện cảnh nóng trong điện ảnh Việt Nam hiện nay - Lê Đình Tiến
Tính dân tộc trong điện ảnh là một thứ xa sỉ phẩm? - Nguyễn Anh Tuấn
Hà Nội, trong mắt một người mù - Nam Dao
Tình Yêu Vĩnh Cửu Trong Phim “Thư Gởi Juliet” - Phạm Nga
ROMY SCHNEIDER cánh chim về đâu? - Sâm Thương
James Bond ! Anh Là Ai? - Đỗ Nguyễn
Cùng một tác giả
Đêm địa ngục (truyện ngắn)
Hòn vọng phu (truyện ngắn)
Chuyến tàu nửa đêm (truyện ngắn)
Giấc Mơ (truyện ngắn)
Sơn Ca 1 (kịch)
Sơn Ca 2 (kịch)
Sơn Ca 3 (kịch)
Cõi người (truyện ngắn)
Hoa anh đào mùa đông (truyện ngắn)
Hoa anh đào mùa đông (truyện ngắn)
Bức tranh dang dở (truyện ngắn)
Sau cơn bão lũ (truyện ngắn)
Khi hoa anh đào nở (truyện ngắn)
Kiếm lửa (điện ảnh)
Cô dâu xứ Tuyết (truyện ngắn)
Hai người mẹ (truyện ngắn)