Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.048
123.137.896
 
Đặc điểm ca nhạc chèo.
Tuấn Giang

                                               

                       

                        1. Nguồn gốc làn điệu chèo.

 

Giới nghiên cứu sân khấu Bắc thường nhận định chung ca nhạc làn điệu chèo: “ Tất cả dân ca, tục ngữ các địa phương vào chèo…” Nói thế không biết làn điệu chèo xuất xứ nguồn gốc từ vốn dân ca nào? Xoan ghẹo, quan họ, chầu văn, ả đào, chèo tầu, dân ca Hải Phòng…nhiều gốc quá., biết lấy đâu làm chuẩn.

 

Nguồn gốc làn điệu chèo nghiên cứu qua thơ văn, cho thấy làn phổ văn biền ngẫu, không phổ thơ. Làn chèo xuất hiện khỏang cuối thế kỷ XI, sau văn biền ngẫu lấy lời ca ấy phổ vào làn. Làn là hình thức hát nói, không phân nhịp nằm trong nghệ thuật diễn xướng dân gian. Còn những điệu chèo không phổ văn biền ngẫu, chỉ phổ các thể thơ. Do đó, điệu chèo xuất hiện sớm nhất cuối thế kỷ XIX, khi nền văn học Việt Nam hoàn chỉnh các thể thơ, văn xuôi. Qua văn thơ suy ra: Sân khấu chèo chỉ ra đời cuối thế kỷ XIX, trước đó là “trò nhại” một thể loại diễn xướng dân gian chưa có sân khấu chèo.

 

Sau nhiều nghiên cứu thử nghiệm, so sánh thang âm điệu thức âm điệu các điệu Vỉa cho thấy những hình thức hát nói, ngâm vịnh quan hệ giọng gần với các điệu, Hò đưa linh, Lâm khốc, đọc kinh nhà chùa, Sa mạc. Nhóm làn  hát nói gốc xuất xứ âm nhạc dân ca vùng đồng bằng sông Hồng, quan hệ giọng gần gốc dân ca Phú Thọ, nơi kinh đô Đại Việt từ đây tỏa xuống đồng bằng Bắc Bộ. Âm giai những điệu hát nói không ảnh hưởng quan hệ đến các loại dân ca vùng miền: Quan họ, chầu văn, ả đào…Nghuồn gốc những điệu hát nói ra đời từ dân ca Phú Thọ, một bộ phận nhỏ theo lối đọc kinh Phật nhà chùa.

Điệu chèo, là những bài hát cấu trúc giai điệu nhịp phách rõ ràng gẫy gọn mang tính chuyên nghiệp cao. Qua phân tích so sánh các điệu chèo Sắp đan lồng, Đường trường trong rừng, Cách cú…nằm trong hệ thống các điệu: Sắp 29 điệu, Hề 28 điệu, ra trò 36 điệu, Đường trường 17 điệu, Vãn, Làn thảm 10 điệu, Hát đối đáp 22 điệu (nguồn Bùi Đức Hạnh). Sau khi đối chiếu thang âm điệu thức các điệu chèo với bài: Hát ví, Đố hoa, Trống quân, các loại hát Giáo… những điệu chèo quan hệ giọng gần với dân ca Phú Thọ

Theo nghiên cứu so sánh thang âm điệu thức các làn điệu chèo với dân ca Phú Thọ trong cuốn: Nguồn gốc ca nhạc Tuồng Chèo Cải lương, Tác giả Tuấn Giang-Nhà XB Sân khấu năm 2010. Qua dẫn chứng xác thực, chứng minh ca nhạc chèo chỉ một gốc xuất xứ những làn, điệu chèo có quan hệ giọng gần với dân ca Phú Thọ. Ca nhạc chèo ra đời từ vốn dân ca Phú Thọ, đây còn là nguồn gốc các hình thức dân ca sinh sau khác tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.

 

2.Đặc điểm ca nhạc chèo. 

 

Ca nhạc chèo cổ chưa có nhạc không lời, chỉ hình thành hai hệ thống nhạc hát: Làn và điệu. Làn tự do ngâm ngợi diễn kể, điệu hát theo khuôn nhịp đáp ứng nhiều trạng thái tâm lý nhân vật kịch. Đây là hai đặc điểm ca nhạc, hình thành ra đời các hình thức sân khấu kịch hát sân khấu dân gian các dân tộc.

Tổng hợp hai hình thức ca nhạc làn và điệu mang cấu trúc các hình thức âm nhạc khác nhau, phản ánh quá trình phát triển sân khấu chèo từ diễn xướng dân gian lên chuyên nghiệp. Các làn điệu chèo có giai đoạn chung một thể loại, sau quá trình phát triển tách ra làn, điệu riêng hoàn thiện mỗi thể loại âm nhạc. Sự phát triển nửa làn, nửa điệu trong ca nhạc nhạc chèo, là giai đoạn hình thành sân khấu chèo. Những hình thức cấu trúc giai điệu nửa làn, nửa điệu còn tồn tại: Sắp Đốt nhọ bôi mồm, Sắp Nước đục lờ lờ, Sắp Cung quăng cung múa, Sắp Ca rô…Những bài hát này, cấu trúc giai điệu làn một khúc (một trổ), điệu hai ba bốn trổ thành một đoạn tụ tập như các điệu: Ba mươi tết, Cấm giá, Quá giang, Con gà rừng…Những loại cấu trúc kép làn+điệu đan xen nhiều thang âm thành điệu một, hai, ba đoạn. Hình thức cấu trúc âm nhạc làn+điệu thường giống nhau, mở đầu làn, sau vào điêu. Làn vào bằng câu vỉa, hoạc ngâm sổng, hay nói thơ, sau hát điệu. Hình thức âm nhạc làn+điệu mang hai nội dung âm nhạc: Một tự do ngâm ngợi diễn kể, hai hát theo nhịp điệu tạo thành âm nhạc mô hình giai điệu lên xuống gấp khúc và đường thẳng. Đây còn dấu tích âm nhạc dân gian phát triển lên chuyên nghiệp từ làn thành điệu. Sau  tách ra làn, điệu riêng hoàn chỉnh ca nhạc sân khấu chèo. Nhiều nhà nghiên cứu sân khấu nhận định làn điệu chèo từ ca dao, thơ vào cấu thành ca nhạc chèo, một nhận định sai lầm cần chứng minh khi nghiên cứu thơ ca mới chính xác. Thực tiễn nghiên cứu chứng minh thơ ca ra đời trước ca nhạc chèo, làn điệu là khung giai điệu nhạc sinh sau thơ ca. Ca nhạc chèo định hình sẵn lòng bản, từ những âm giai cho trước lồng điệu vào các thể thơ, ca dao. Đây phương pháp bẻ làn nắn điệu mang tính dân gian, nhờ phương pháp này ngày nay làn điệu chèo luôn mới, dù thay đổi lời ca giai điệu âm nhạc không đổi. Âm nhạc chèo luôn giữ chất dân gian chuyên nghiệp kinh điển, hát lời mới mà giai điệu âm nhạc lòng bản nguyên vẹn. Đây một phương pháp phát triển làn điệu chèo vào vở diễn mới dưới các hình thức:

 

Lồng làn điệu.

Giữ nguyên mô hình lòng bản.

Dựa vào giai điệu cũ lồng điệu, bẻ làn nắn điệu vào lời thơ mang nội dung mới.

Các phương thức lồng điệu lời ca mới chung một âm giai có sẵn, muốn rõ lời chỉ thêm phụ âm, nguyên âm luyên láy cho rõ lời. Đây như một hình thức làm mới nội dung các làn điệu chèo, đáp ứng nhu cầu nhịp sống con người thời đại. Ca nhạc làn điệu chèo ra đời trong qúa trình phát triển sân khấu chèo từ những làn hát nói trong trò nhại- một hình thức diễn xướng dân gian. Từ trò diễn ra đời các làn, phát triển lên nửa làn, nửa điệu, đáp ứng nhu cầu diễn kể tích trò sân khấu. Từ loại nửa làn, nửa điệu dần tách riêng hai hình thức cấu trúc giai điệu âm nhạc: Cấu trúc làn, cấu trúc điệu. Ca nhạc chèo phát triển qua ba bước để hoàn thiện sân khấu chèo. Bước thứ nhất, hình thành trong trò nhại từ các điệu hò, tiêu biểu Hò đưa linh, một hình thức diễn kể trong tang ma phong tục đồng bằng Bắc Bộ. Bước thứ hai, làn phát triển lên nửa làn, nửa điệu phục vụ tiễn trò diễn kể mang tính sân khấu, vừa ngâm ngợi tự sự, lại hát múa vui tươi. Phần điệu sinh sau đáp ứng nhu cấu sân khấu kể chuyện, cần tạo không khí cao trào tình kịch. Bước thứ ba, điệu và làn tách riêng tạo điều kiện ra đời sân khấu, hoàn thiện vốn ca nhạc chèo cổ.

Qua ba bước ra đời ca nhạc chèo, ra đời sân khấu chèo hoàn chỉnh đặc điểm ca nhạc chèo cổ. Vốn ca nhạc chèo mang đặc điểm:

Diễn tả nội dung tình cảm tính cách nhân vật, các tình huống sân khấu kịch hát.

            Đặc điểm phong cách ca nhạc sân khấu dân gian, chuyên nghiệp.

            Tính kinh điển và đương đại.

            Đặc điểm ca nhạc phản ánh tính sân khấu kịch hát, qua phát triển chọn lọc thành những làn điệu ca nhạc tinh hoa chất dân ca, dân tộc thời đại. Mỗi đặc điểm một  đặc tính ca nhạc biểu hiện mỹ học âm nhạc, sân khấu ca nhạc chèo.

Dàn nhạc chèo mới.

 

3.Tạm kết.     

 

Ca nhạc chèo cổ khi ra đời đã có dàn nhạc, khởi từ dàn nhạc dân gian dàn bát âm, lên chuyên nghiệp loại bỏ một số nhạc khí thuộc dàn bát âm, chỉ giữ lại những nhạc khí cơ bản phục vụ ca diễn đặc tính sân khấu chèo.

Bộ gõ dàn nhạc chèo giữ vị trí tạo không khí sân khấu, nội dụng:

            Trống lệnh (trống cái) chuẩn bị đêm hát chèo, gọi mời công chúng.

Trống lệnh (trống dế), hòa tấu dàn nhạc tạo không khí rộn ràng.

            Trống mở màn, giáo trò dọn giọng, hát mở màn Vỡ nước.

Dàn nhạc cổ chưa có phần nhạc không lời, nhưng bộ gõ làm nên không khí hòa tấu dàn nhạc đánh giai điệu bài hát tạo không khí đêm chèo. Mở màn dàn đồng ca hát, dàn nhạc đệm theo bằng phương pháp bè tòng, không cần hòa thanh, phối khí nghe hấp dẫn từ âm thanh dàn nhạc dân dã. Dàn nhạc chỉ tạo không khí, những câu nhạc lưu không đôi khi bắc cầu giọng ca, sáo đưa hơi, nhị lồng giọng hòa vào đào hát ngọt ngào êm ấm. Dàn nhạc chèo cổ đúng nghĩa tên gọi: Nhạc nền. Nhạc làm nền đêm diễn. Sau năm 1954, nhạc chèo phát triển chuyên nghiệp, dàn nhạc biến đổi từ nhạc nền sang nhạc diễn tả tính cách nhân vật, không gian sân khấu, tình huống cao trào tính kịch…Vai trò nhạc không lời phát triển lấn át nhạc hát, đảm nhiệm nhiều chức năng, hỗ trợ, thay thế nhạc hát bằng nhạc miêu tả, biểu hiện.

Nhạc hát, làn điệu chèo có những bài hát tính cách: Con gà rừng, Hát xuôi hát ngược, Lão say…bây giờ thêm dàn nhạc hỗ trợ đồng diễn tả. Âm nhạc trong dàn nhạc hiện nay đang đánh mất vốn chèo cổ. Dàn nhạc chèo cổ xưa chỉ bộ gõ nói lên tất cả, trống cái khai cuộc cùng mõ, thanh la, sáo, nhị tạo không khí đêm diễn. Trống con ( trống đế), đánh hai dùi nhỏ: Rục, cắc… tung hướng cùng người hát diễn kể. Vai trò trống đế diễn tả sâu sắc tình huống sân khấu, tâm trạng tính cách nhân vật, dẫn giải tính chất câu chuyện kịch. Ngày nay, những tay trống lão luyện đã mất, bởi đạo diễn không cho anh trổ tài cùng người hát, nếu cần “tôi” thay bằng âm nhạc miêu tả, biểu hiện. Đây là mai một thất truyền âm nhạc, sân khấu chèo cổ.

Những canh báo mới, nghệ thuật chèo cổ đã thất truyền:

            Các chiếu chèo đang tan rã.

            Lề lối diễn chèo cổ nhiều người quên lãng.

Nhà hát, các đoàn chèo chuyên phá chèo, là mối nguy hại thất truyền.

Chèo cổ mai một vì nhiều nguyên nhân, nhưng chính những người làm chèo chưa phục cổ theo đúng chiếu chèo dân gian làm sao bảo tồn vốn cổ. Muốn bảo tồn vốn ca nhạc chèo cổ, cần phục dựng các chiếu chèo làng nghề xứ Bắc như phục hồi các phường rối nước. Hiện nay, các phường chèo hãy tự bước ra thị trường, thể loại sân khấu chèo cần Nhà nước hỗ trợ, họ mới tồn tại.

 Hà Nội 18-4-2015.

Tuấn Giang
Số lần đọc: 4599
Ngày đăng: 20.05.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Xây dựng nền âm nhạc thời đaị mới. - Tuấn Giang
Đặc điểm các trào lưu ca nhạc Mỹ - Tuấn Giang
Ngày xuân tìm hiểu phong cách nhạc pop Qua bài hát: Happy New Year! - Tuấn Giang
Xuân sang Nói chuyện nhạc Rock - Tuấn Giang
Sự tác động các trào lưu lối sống ca nhạc toàn cầu hóa - Tuấn Giang
Giải pháp ngăn chặn nguồn Thông tin ca nhạc ngoài vùng kiểm soát. - Tuấn Giang
Trào lưu nhạc sến. - Tuấn Giang
Phát triển ngôn ngữ tiếng Việt qua góc nhìn âm nhạc. - Tuấn Giang
Chương trình ca nhạc Giai điệu tự hào nên bỏ… - Tuấn Giang
Con là dòng sông xanh tắm mát bãi bờ - Nguyễn Anh Tuấn
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)