1.Nguồn gốc hạnh phúc.
Hạnh phúc theo quan niệm của vương quốc đạo Phật Bhutan-Hymalaya là: Sự tự nhiên mỗi dân tộc. Vương quốc này đề nghị LHQ lấy ngày 20-3 hằng năm kỷ niệm Ngày hạnh phúc! Tính từ năm 1970 đến nay, toàn nhân loại hưởng hứng làm theo.
Tại Việt Nam, Thủ tướng chính phủ ra Quyết định 2589 QDTT- Ngày 26-12 năm 2013 duyệt các hoạt động kỷ niệm ngày: Hạnh phúc quốc tế!
1.1.Quan niệm hạnh phúc:
Nói về hạnh phúc nhiều nhận định khác nhau, chưa lời giả đáp nhưng một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: Hai mẹ con nhà chó rừng sống buồn tẻ, một hôm chó con tò mò hỏi mẹ: Mẹ ơi! Hạnh phúc là gì?
Mẹ trả lời: Hạnh phúc là cái đuôi của con đấy!
Chó con quay lại cắn đuôi nhưng không sao tóm được, chú khóc òa lên…Một lát sau buồn tình chú lại hỏi:
Mẹ ơi! Sao con không tóm được hạnh phúc?
Mẹ trả lời:
Con hỹ tiến lên! Khi hạnh phúc luôn ở bên mình.
Đó là hạnh phúc, mọi người hãy sống làm việc để cảm nhận những điều xung quanh mình. Người không làm việc, sẽ không bao giờ cảm nhận ra hạnh phúc.
1.2.Hạnh phúc là gi?
Hạnh phúc không hình khối, không cân đo đếm được, vì nó phụ thuộc cảm nhận của mỗi người. Một số người cho rằng: Hạnh phúc là con chim trên trời xanh! Hạnh phúc là cái ta không nắm bắt được, nó như ảo tưởng hoặc của người cầu vong hồn… Hạnh phúc: một khái niệm luôn vận động như cái đuôi con chó vậy. Quan niệm hiện đại, hạnh phúc cuối cùng một đời người: Cuộc sống no đủ, tình cảm dạt dào, cần giữ cân bằng mọi trạng thái tinh thần con người.
Một số người khác cho: Hạnh phúc là toại nguyện mọi ham muốn! Điều này sẽ đưa ta về đâu? Những ham muốn sẽ làm con người đau khổ, vì không ít ham muốn ngoài tầm với không bao giờ làm ta thỏa mãn, nên suốt đời đi săn đuổi hạnh phúc để sống trong mệt mỏi thất vọng.
Vậy hạnh phúc ở đâu? Hạnh phúc luôn ở bên con người, đó là sự hồn nhiên tươi trẻ. Mỗi người hãy sống hồn nhiên nhân ái vị tha, luôn vừa lòng với hiện tại. Hạnh phúc luôn bị chôn vùi dưới nhiều tầng tâm tưởng, ảo vọng con người. Tagore phải kêu lên: “Chướng ngại trong tôi thường dai dẳng, khi rắp tâm đập tan, tôi lại thấy lòng dạ đau đớn. Tôi chỉ muốn có tự do, nhưng lại hổ thẹn phải đợi chờ, vây quanh tôi chỉ toàn chết chóc”. Nên hạnh phúc nằm trong tâm cảm mỗi người, ai quá tham vọng, suốt đời sống không yên thân, tìm đâu ra: Hạnh phúc.
1.3.Các quan niệm hạnh phúc.
Đạo phật quan niệm hạnh phúc: Sự thanh thản tự nhiên mỗi con người. Phù họa cho quan niệm này, Nguyễn Công Trứ nói: Tri túc-Tiện túc-Đãi túc…Quy lại một chữ Nhàn. Còn Gia tô giáo cho rằng: Hạnh phúc nằm trong tâm hồn mỗi người.
Thời cổ đại: Đemocrit: Hạnh phúc sự thanh thản tâm hồn.
Arstote: Hạnh phúc sự hoạt động lý trí theo quan niệm mỗi người.
Khổng Tử: Hạnh phúc thuộc mệnh trời… “Bắt phanh trần phải phanh trần, cho may ô mới được phần may ô”, câu ca dao thời bao cấp miễn Bắc XHCN.
Mỗi lần hàng phân phối về cơ quan họp bình chọn, ai được mua áo may ô thì người ấy không bị cởi trần. Riêng tôi phanh trần luôn, đến bây giờ không thích mặc may ô, nhờ thế thiên hạ hết bình chọn đến tôi hoàn cảnh…Thiết nghĩ đây là hạnh phúc! Vì tôi thấy mình nhẹ tênh, không vấn vương chờ đợi, điều họ thương hại ban ơn cho, hoặc nhảy vào đấu đá giành giật lấy. Thật mệt mỏi, nhỏ mọn tầm thường.
Tôn giáo: Hạnh phúc không có trên trần, nó thuộc về thế giới bên kia…
CNMLN quan niệm hạnh phúc:
Hạnh phúc thuộc chủ quan, khách quan cùng sự tiến hóa xã hội loài người mang tính lịch đại. Con người sống phải hành động thúc đẩy xã hội tiến hóa, tạo nhiều vật chất, tinh thần làm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống.
Người Việt Nam quan niệm:
Tình yêu, tình bạn, hàng xóm láng giềng.
Gia thất một bề êm ấm.
Đây là quan niệm thời phong kiến, họ lo bề gia thất cho con xong là toại nguyện.
Quan niệm thời nay, hạnh phúc là phạm trù phức tạp, nó tùy thuộc vào cảm nhận mỗi người phải biết chăm lo từng thành quả mới có hạnh phúc! Bằng không cứ chạy theo ham muốn, đố kỵ ghen tuông với xung quanh thì suốt đời chẳng bao giờ biết hạnh phúc.
1.4.Tổng quan các khái niệm hạnh phúc.
Khái niệm là nhận thức tư duy từ những cảm giác của con người về các hiện tượng tự nhiên xã hội, trạng thái tình cảm tri giác đến biểu tượng đưa ra các khái niệm về một hiện tượng sự vật tồn tại trong đời sống. Hạnh phúc là một khái niệm chân thực mang các ý nghĩa nhận thức khác nhau, do một nhóm xã hội, một cá thể xác lập về một khái niệm. Nên có nhiều quan niệm hạnh phúc khác nhau từ một cá thể đến cộng đồng xã hội, có thể thấy khái niệm hạnh phúc qua quá trình phát triển tại những nhóm người, các tôn giáo…họ đưa khái niệm hạnh phúc:
Người Á đông: Nhàn tản thanh cao.
Các tôn giáo: Hạnh phúc chỉ có sang thế giới bên kia.
CNMLN đưa ra ba nhận định:
Thỏa mãn mọi nhu con ngươi, Đó là vật chất tinh thần.
Sự yên tĩnh thanh thản tâm hồn.
Sống với tự nhiên, chống mọi âm mưu thủ đoạn thâm độc hại người.
Quan niệm này có vẻ hợp lý, tránh xa mọi âm mưu hại người. Quan niệm tâm hướng thiện gần với đạo Phật. Về cơ bản sống ở đời là thế! Hiện nay, xã hội ta đang đề cao giúp đỡ cộng đồng như mấy vụ: Sinh viên bán dưa, bán hành tím, hiến máu cứu người…Có điều xã hội loài người phát triển văn hóa văn minh, tính nhân văn càng cao thì bạo lực và tội ác ngày càng tàn độc.Vậy hạnh phúc là gi?
Đây một phạm trù trong lòng nó nẩy sinh nhiều mâu thuẫn bởi con người là một thực thể đa nguyên, phát sinh nhiều chủ nghĩa xã hội khác nhau. Những xu hướng hưởng thụ chênh lệch, gây mâu thuẫn xung đột dẫn đến khủng hoảng tâm lý sinh ra các thói hư tật xấu, chẳng biết đến hạnh phúc.
Hạnh phúc là gì? Xin hãy xem câu chuyện Ba vị thần: Thần Của Cải, thần Thành Công, thần Tình Yêu! Gia đình chọn ai mời vào nhà lấy may? Mọi người thống nhất mời vị thần Tình Yêu đề ngôi nhà chan chứa yêu thương. Nhưng muốn hạnh phúc phải biết tận hưởng hương vị tình yêu, là lòng chung thủy chân thành, không như nàng thiếu phụ trong vở cải lương Trang Tử cổ bồn. Trang Chu cùng thiếu phụ sống êm ấm trong gia đình hạnh phúc, thiếu phụ chỉ một phút ham muốn bản năng, ngôi nhà kia hóa ngọn lửa hung tàn thiêu đốt nàng thành tro bụi, chồng bỏ đi tu.Vậy gia đình là gì? Mọi người cần lưu giữ một báu vật ở đời.
2. Gia đình
2.1.Nguồn gốc
Gia đình hình thành bởi hai yếu tố: Âm+dương trong mỗi con người thuộc giới tính khác nhau tạo thành. Mở đầu thời nguyên thủy bằng mối quan hệ giao tính, duy trì nòi giống tự nhiên như muôn loài trên trái đất.
Giao tính là nhân tố cơ bản nẩy sinh gia đình, hình thành anh em thân tộc, tiến lên các xã hội thị tộc, bộ lạc, ra đời phong tục tập quán văn hóa dân tộc. Dưới thời nguyên thủy, một phụ nữ quan hệ với bất cứ ai, sang chế độ mẫu hệ, đến chế độ phụ hệ người đàn ông lấy nhiều vợ có quyền bán cho người khác, phụ nữ tình nguyện chấp nhận. Từ những bước phát triển xã hội ra đời tục hôn nhân, các dân tộc trên trái đất đều tổ chức hôn lễ cho các cặp đôi lập gia đình. Gia đình ra đời bởi các nhân tố phong tục sinh hoạt con người, nguồn gốc hình thành từ ba nhân tố giao tính: Nam-nữ-Hôn nhân=Gia đình.
Gia đình là một nhóm xã hội chung sống trên cơ sở phong tục hôn nhân theo quan hệ huyết thống, giữa họ ràng buộc về quyền lợi, nghĩa vụ chăm sóc nhau cùng tồn tại.
2.2.Mô hình gia đình Việt nam.
Gia đình Việt đi lên từ trồng cây lúa nước phát triển thành văn hóa văn minh, dưới thời phong kiến qua đấu tranh xây dựng đời sống, gia đình xếp vào vị trí hàng đầu trong hoạt động xã hội. Gia đình động lực sức mạnh chân lý bảo vệ đất nước, nòi giống Lạc hồng.
Sức mạnh ấy rút lại muốn thành công mọi việc gia đình phải mạnh, cổ nhân mới nói người tài việc đầu tiên gia đình phải tốt, vợ chồng con cháu, anh em trên thuận dưới hòa. Ca dao có câu:
Thuận vợ thuận chồng, Biển đông tát cạn.
Chân lý sức mạnh ấy biểu hiện ra câu danh ngôn: Tề gia-Trị quốc-Bình thiên hạ. Người làm quan không tề nổi gia sẽ làm hỏng sự nghiệp, gia đình có sao luôn phải bình hòa mới thành đạt. Trong xã hội người Việt hiện nay nhiều biến đổi, nhưng chưa thể phá vỡ nền móng gia đình. Gia đình Việt thời công nghệ, toàn cầu hóa cư trú theo mô hình:
Cặp đôi hai người sống trong hôn nhân.
Ba thế hệ.
Nhiều thế hệ dưới một mái nhà.
Dù o bế khốn khó hay giàu sang phú quý, mỗi gia đình cần giữ một gia phong trên thuận dưới hòa, yêu thương đằm thắm luôn quan tâm đến nhau. Đó là tổ âm, bạn bè, danh vọng, tiền bạc chỉ là phù du…Gia đình mới là tế bào sống mỗi người. Đây kinh nghiệm ngàn năm người xưa, đặt gia đình vào vị trí số một trong cuộc đời mỗi con người.
2.3.Quan hệ gia đình-xã hội
Gia đình như một tế bào đặt nền móng phát triển cơ thể xã hội, gia đình mạnh xã hội vững chắc. Nền nếp gia phong tôn ti trật tự gia đình chặt chẽ xã hội an toàn, đây một tiêu chí xây dựng xã hội tốt đẹp.
Gia đình Việt sau đổi mới suy giảm yếu kém, gia phong nhiều gia đình người đổ vỡ từ tay những bậc làm cha mẹ. Họ không xây dựng lối sống văn hóa gia đình tôn thờ cha mẹ, dòng tộc theo truyền thống cha truyền con nối mà hướng đến sống tạm, hôn nhân tạm. Đó là sống thử, tình yêu sét đánh cưới một, hai năm bỏ nhau. Ngày xưa, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Thời nay, “con đặt đâu cha mẹ ngổi đấy”. Đúng nghĩa “đổi mới tư duy”! Tuần trước tôi nhận cú điện thoại: Anh ơi! Chủ nhật dự cưới con em nhé. Tôi hỏi: Sao vội thế em? Nghe câu trả lời: Anh Ơi! Con gái em mang bầu hai tháng rồi, phải theo nó thôi.
Tệ nạn ly hôn, phá thai, sống ngoài hôn nhân…những cách nghĩ, lối sống hành xử tình yêu chốc lát, làm sao còn truyền thống gia phong. Tôi có dịp theo người quen về một làng quê Bắc Bộ, anh ta dẫn đến căn nhà thờ họ. Ông phụ trách trông nom nhà thờ mời vào khấn vái bảo đặt lễ, sau gạ “mời xem bói”, đặt 50.000đ mới “thiêng”, còn 20.000đ chỉ nói mấy câu. Nhìn hiện tượng này, suy ngẫm mà chán cho nhân cách con người thời nay, chính thế hệ trước làm hỏng thế hệ sau.
Hiện nay, nhiều gia đình tự hào về văn hóa gia phong, đây là niềm kiêu hãnh người dân Việt mong truyền thống này cần phát huy để giáo dục con cháu học đạo làm người. Nhiều lễ hội phong tục cổ được quan tâm phục dựng, nhưng đừng lợi dụng kiếm tiền trên những di sản văn hóa truyền thống: Hội làng, gia tiên, các vị thần có công với con cháu dòng tộc và nhân dân.
3.Tạm kết.
Hạnh phúc gia đình là mơ ước bao đời người dân Việt, dưới các chế độ phong kiến gia đình sống yên bình trong lũy tre làng ít tan vỡ bởi mối quan hệ thiếu cởi mở cùng hệ thống tục lệ hà khác, ngăn chặn nhiều dục vọng ham muốn con người.
Đặc biệt phụ nữ xưa thiếu bình đẳng giới, họ bị giam mình trong phòng the gia phong tộc họ, thiếu quan hệ xã hội rộng. Mỗi người phụ nữ luôn ghi nhớ trong ý thức: “Gái có chồng như gông đeo cổ”. “ Chưa chồng chơi đúm chơi đu, Có chồng chẳng dám mở dù ai chơi”…Nhưng con trai cũng được răn dạy không kém từ câu: “Trai có vợ như rợ buộc chân”, “Trai có vợ như lỗ tiền chôn”. Qua vốn ca dao tục ngữ xưa phản ánh thực tiễn xã hội nào cũng không tránh khỏi những đổ vỡ hạnh phúc gia đình, nhưng người xưa lấy hàng loạt những câu ca thiết chế thành nền tảng đạo đức xã hội dạy người nhằm bảo vệ tình yêu hạnh phúc gia đình. Gia đình là nền tảng xã hội, là điểm tựa mỗi con người từ gia đình tạo dựng cơ đồ sự nghiệp thành công bảo vệ hạnh phúc mỗi người. Bí quyết lưu giữ hạnh phúc gia đình cổ nhân xưa thật đơn giản trong văn hóa ứng xử cuộc sống tránh tan vỡ:
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê.
Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười chum chím dạ anh giận gì?...
Mỗi người hãy bảo vệ hạnh phúc gia đình để thành công trong sự nghiệp, mang miềm vui xây dựng xã hội tương lai. Một gia đình hạnh phúc là gia đình: Cha mẹ, con cháu thành đạt, mọi người sống luôn quan tâm chăm sóc nhau bằng tình cảm máu thịt. Gia đình nào thiếu đi một trong hai tiêu chí trên thì không hạnh phúc, chưa phải một gia đình hạnh phúc.
Hà nội 11-5-2015.