Cuốn tiểu thuyết đầu tiên về tết Mậu Thân
( Văn Lê – NXB Trẻ 2004)
Chuẩn uý Lê Phú Vinh, học viên Trường Sĩ quan Lục quân được lệnh điều động về Trung đoàn bộ binh 32 đi chiến đấu ... Anh được Đảng ủy nhà trường đánh giá là người đáp ứng được yêu cầu của Cục cán bộ cần một ''sĩ quan có năng lực'' (trang 15) để thay thế cho 1 trợ lý tác chiến của trung đoàn mới bị thương. Một ngày sau, khi cầm lệnh điều động lên đường, đồng thời anh nhận được quyết định phong quân hàm thiếu úy.
Vinh nói với đồng đội lúc xếp tư trang vào ba lô lên đường : ''Sớm muộn gì thì chúng ta cũng đều được bổ sung cho mặt trận cả thôi. Đi trước hay đi sau, có khác gì nhau. Lính thời loạn mà .... '' (trang 16).
Trước khi đi chiến đấu, thiếu úy Vinh còn được Sư đoàn cho nghỉ phép về làng Văn Cú, quê anh, ở đó anh có người mẹ mà khi gặp : ''nhìn lên mặt mẹ, chỉ toàn thay xương và răng ... '' (trang 28)
Nhưng mục đích cao nhất của chuyến đi phép, khát khao bấy lâu nay của mẹ anh là con trai cưới vợ trước lúc đi xa đã không thành ...
Vinh lao vào cuộc chiến đấu của dân tộc, anh có mặt ở những nơi khốc liệt nhất mà đỉnh cao của khốc liệt là sự kiện,tổng công kích, tổng khởi nghĩa một, rồi lại đợt hai của Mậu Thân 68 ...
Mùa đông năm 1976, sau 9 năm ở mặt trận Nam Bộ, Lê Phú Vinh phục viên trở về làng với quân hàm trung tá (tham mưu trưởng 1 sự đoàn bộ binh). Cuộc chiến đã ''khoét nhiều mảnh thịt, bẻ gầy của anh hai dẻ xương sườn'' (trang 358) nhưng đối với anh đau khổ nhất vẫn là, khi đặt được chân lại chốn quê nhà thì ông nội đã mất, mẹ đã không còn, em gái lấy chồng xa ... ''Cảnh nhà lạnh lẽo, trống không'' (trang 358). Anh quyết
định về lại chiến trường cũ,trên đường sẽ qua Quãng Bình tìm lại người phụ nữ, và có thể, cả đứa con rơi của trung đoàn trưởng đã hy sinh ... sau đó mới vô Nam xây mộ cho Xuân Mai, trung đội trưởng thanh niên xung phong, đơn vị phối thuộc dẫn đường cho tiểu đoàn anh trong đợt hai Tết mậu Thân đã trút hơi thở cuối cùng trên tay anh ...
Bằng vốn sống đầy ắp của người lính từng vào sinh ra tử, với bản lĩnh một nhà văn có tài, Vặn Lê đã tái hiện trên gần 400 trang sách khổ lớn cuộc chiến chống Mỹ để giải phóng đất nước còn in đậm trong tâm hồn ít nhất là hai thế hệ của người Việt Nam đương đại. Những tác phẩm văn học sau này sẽ còn viết về cuộc chiến tranh cống Mỹ ở thời đại Hồ Chí Minh. Nó sẽ là những tác phẩm thành công với điều kiện của những cây bút có thiên tài. Đó là hy vọng của tương lai. Nhưng chắc chắn ở thời đại của chúng ta không có kẻ cầm bút nào dám vẽ bức tranh hoành tráng về những chàng trai rời lũy tre xanh miền Bắc đi B, chiến đấu trong máu lửa miền Nam, sát cánh với các chiến sĩ giải phóng quân Nam Bộ, yêu và rồi phải ''ôm lấy người yêu, khóc rống lên'' (trang 358) trước khi chôn người yêu ''xuống công sự nông choèn'' (trang 356). Người yêu của Tiểu
đoàn trưởng Lê Phú Vinh quê ở làng Văn Cú tận miền Bắc xa xôi ấy, là một cô gái nam Bộ, dẫn đường cho đơn vị của anh trong trận chiến Mậu thân đợt 2. Không có vốn sống, không người họa sĩ nào dám vẽ bức tranh hoành tráng có không gian từ làng quê Bắc Bộ, đến rặng dừa trời Nam, có những trận chiến khốc liệt trên hè phố Sài Gòn Mậu Thân 68, có tình yêu, có nước mắt, có máu, có tình bạn, tình đồng chí, tình quân dân và những hy sinh còn ''cao hơn bầu trời '' của những chàng trai đi giải phóng đất nước để chính người xem, là đồng đội, là những người đồng thời kiểm chứng nổ. Văn Lê dám làm điều đó và thành công vì anh là người trong cuộc viết bằng máu thịt, viết bằng bàn tay đã đào đất chôn cất đồng đội mình sau đó mới cầm bút.
''Cao hơn bầu trời'' là tác phẩm văn học đầu tiên miêu tả một cách chân thực và hùng hồn về sự kiện làm nhức nhối lịch sử đương đại Việt Nam, sự kiện Tết Mậu Thân. Hùng hồn vì ở đó người đọc lĩnh hội được sự hy sinh cao cả, vô biên của cả một thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh, mà nếu không có những trang viết như thế, các thế hệ sau không thể hình dung nổi vì sao lột dân tộc nhỏ bé, một đất nước nghèo nàn như
Việt Nam lại có thể đánh bại một siêu cường quân sự chưa hề biết chiến bại là gì như quân đội Mỹ.
“ Cao hơn bầu trời '' cũng là tác phẩm văn học đầu tiên dám nhìn thẳng vào sự thật Mậu Thân 68. Đó là một trận đánh mà ngay lúc nhận lệnh, người lính đã thấy nó ''có một cái gì đó chưa được nghiên cứu một cách khoa học trong chiến dịch vĩ đại này'' (trang 237). Một trận đánh mà như Tiểu đoàn trưởng Lê Phú Vinh cho rằng : ''- Ngay từ đầu chiến dịch, tôi có cảm giác rằng có quá nhiều bất cập trong chiến dịch này ...'' và người trung đoàn trưởng của Vinh còn hiểu hơn anh, nhưng ''chỉ thị của trên, người lính không thể không chấp hành '' (trang 263 - 264). Những cảnh đói khát, rã rời trong máu lửa của những người lính phải chiến đấu không cân sức với kẻ thù được miêu tả đã làm day dứt, quặn đau từng trang sách. Không có hàng trăm, hàng ngàn sinh viên học sinh
chờ sẵn ở các mục tiêu để tiếp ứng, không có binh biến, không có chủ lực có mặt kịp thời khi các đặc công thành đánh chiếm các mục tiêu quan trọng ... Không có nổi dậy, ''tổng công kích, tổng khởi nghĩa '' như người ta đã phổ biến cho ban chỉ huy cấp trung đoàn trước lúc ra quân. Chỉ có những đơn vị “đã mất gần 3/4 quân số” Chỉ có ''các chiến sĩ rách rưới, thất thểu, mặt mày hốc hác, đen nhẻm, vì phải cơ động chiến đấu liên tục'',
''Những người lính ấy đôi khi thô tục, láu cá, lười biếng, nhưng lại là những con người vô cùng dũng cảm, dạn dầy kinh nghiệm và luôn tìm cách khắc phục hoàn cảnh để thực hiện nhiệm vụ ...'' (trang 284 - 285)
Một bà mẹ ''có ba người con, thì cả ba đều thay nhau hy sinh trong vòng nửa tháng ... khi nhận được tin các con ''tóc bà bỗng dưng bạc trắng'' (trang 289). Chính người mẹ ấy đã đến tiếp cho các chiến sĩ ta trong đợt tấn công lần 2 Tết Mậu Thân và nói với một chính trị viên tiểu đoàn : ''- Chỉ huy đánh giặc như tụi bay, thì chúng ta đẻ làm sao cho kịp ! ') ''Cố những lúc người ta đã không biết quý trọng sinh mạng con
người ...'' (trang 290). Không có lòng yêu nước ''cao hơn bầu trời '' những người lính trẻ sẽ không dám hy sinh bằng bất kỳ giá nào như thế. Đó là khối tượng đài bi tráng nhất, là thông điệp của Văn Lê.
Có văn hào đã nói : Khi các sử gia không còn gì để viết thì nhà văn sẽ lên tiếng.
Nhà văn đã lên tiếng rồi đó, trước cả các sử gia !