Tác động tích cực.
Những trào lưu âm nhạc từ Mỹ tràn vào giới trẻ, là âm nhạc văn hóa tiến bộ, nhiều người yêu thích trên toàn cầu. Một số trào lưu âm nhạc châu Âu, châu Á, chủ yếu ca sỹ Hàn Quốc mang theo thời trang các bạn trẻ bắt chước cover, những phiên bản. Sau thời gian phát triển nền ca nhạc trẻ, nhiều người tìm chỗ đứng ca nhạc Việt, đây niềm tự hào ca sỹ, nhạc sỹ thế hệ mới.
Những trào lưu ca nhạc bên ngoài tràn vào nước ta, lúc đầu gây bức xúc xã hội: Rối loạn “trật tự” nền ca nhạc, nghệ thuật cũ trên cả nước. Vào những năm sau đổi mới bung ra các đoàn nghệ thuật tư nhân cùng trào lưu lối sống, ca nhạc Mỹ gây nhiễu loạn thẩm mỹ nghệ thuật. Nhà quản lý đưa ra những quy định ngặt nghèo, áo kín cổ, váy mấy phân… bây giờ sân khấu ca nhạc nhiều hớ hênh, có lẽ họ đã quen. Khoảng những năm 90 thế kỷ XX, gần hết các đoàn, nhà hát ca nhạc, nghệ thuật sân khấu dân tộc diễn ít người xem, không thể doanh thu tồn tại. Nhiều đoàn cải lương, kịch nói, kịch dân ca tan rã từng mảng. Giai đoạn sân khấu phát triển hoàng kim những năm 80-90, miền Nam có gia đoạn lên đến 260 đoàn cải lương, nhiều tỉnh có 10 đến 16 đoàn cải lương doanh thu tồn tại. Các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre… một số huyện có 12-16 đoàn cải lương tư nhân. Ngoài Bắc ít nhất mỗi tỉnh một, hai đoàn cải lương Nhà nước bao cấp, một số tỉnh như Thanh Hóa, Hải Dương hai, ba đoàn. Những năm hưng thịnh ngoài Bắc có 36 đoàn cải lương biểu diễn, chưa kể các đoàn ca múa nhạc, kịch nói, kịch dân ca… (Nguồn Lịch sử cải lương-Tuấn Giang-NXB Sân khấu năm 2008). Vào giai đoạn thoái trào sau năm 1995, tan rã hàng loạt các đoàn sân khấu cải lương, kịch nói, kịch dân ca. Nhiều đoàn ca múa nhạc phía Bắc, Nhà hát Nhạc vũ kịch, Nhà hát Nhạc giao hưởng, tuồng chèo đổ vỡ doanh thu, diễn viên bán quán, chạy xe ôm kiếm sống qua ngày. Một giai đoạn khủng hoảng nghệ thuật trầm trọng kéo dài, các đoàn nhà hát mất phương hướng biểu diễn sân khấu tồn tại vì công chúng. Nhiều đoàn, nhà hát đánh mất phong cách nghệ thuật, tuồng chèo, cải lương…chỉ diễn trích đoạn xen vào ca nhạc nhẹ. Ca nhạc nhẹ thành “mồi nhử” công chúng doanh thu, các đoàn hy vọng dần lấy lại bản thể nghệ thuật tồn tại chính mình. Đây thời cơ dư luận xã hội lên án quyết liệt, đa số người lớn tuổi tẩy chay cho nhạc nhẹ một thứ “nhố nhăng”, nặng thì coi là đồi trụy, lai căng mất bản sắc văn hóa dân tộc, đến nay họ đang dần chấp nhận. Theo thói quen bảo thủ của nghệ thuật, khi xuất hiện một trào lưu mới không dễ chấp nhận nhưng số đông ở xã hội ta nhiều người thiếu bình tĩnh, chưa nhìn nhận khách quan khoa học đã vội kết luận, quy kết lập trường quan điểm chính trị một chiều. Đây một thói quen tư duy lạc hậu lỗi thời, thiếu tầm nhìn văn hóa nghệ thuật, cần loại bỏ trong thời đại mới. Những tác động ảnh hưởng bất kể trào lưu nghệ thuật, âm nhạc nào dù tiến bộ, tiêu cực, lạc hậu-phản văn hóa thường mang đến hai mặt:
Tính tích cực.
Mặt tiêu cực.
Thực tiễn những trào lưu ca nhạc văn hóa Mỹ, châu Âu, châu Á… vào nước ta sau đổi mới đã dẫn chứng ở trên gây rối loạn công chúng, thị trường nghệ thuật, hậu quả tiêu cực không nhỏ. Nhiều nghệ sỹ diễn viên phải trả giá người đổ máu, nhẹ mất sản nghiệp vì cạnh tranh sân bãi doanh thu, biểu diễn đổ vỡ vay nợ trả lãi tín dụng xã hội đen… Những trào lưu ca nhạc nhẹ tiến bộ tích cực, tác động ảnh hưởng vào công chúng thị trường nghệ thuật sau nhiều năm thay đổi, lột xác mới lấy lại giá trị nghệ thuật đích thực. Đây là quá trình biến đổi đời sống nghệ thuật, văn hóa thời đại mới:
Đổi mới tư duy nghệ thuật, tạo dựng nền ca nhạc mới.
Đổi mới thẩm mỹ công chúng trước những giá trị nghệ thuật thời đại.
Đổi mới phương thức biểu diễn nghệ thuật, tạo công chúng mới.
Nhân tố tích cực các trào lưu ca nhạc tiến bộ Mỹ mang lại bầu không khí, nhịp điệu ca nhạc toàn cầu hóa. Cả hành tinh hát pop, rock, rap, hiphop… hòa đồng nhịp sống âm nhạc thời đại, mỗi nước lại phản ánh sắc màu văn hóa âm nhạc mỗi dân tộc, vùng miền châu lục. Những bước thăng trầm lịch sử đổ vỡ nghệ thuật như nước ta, ít diễn ra ở các nước phát triển, vì họ cởi mở tư duy, đúng hơn họ đã sẵn sàng tiếp nhận nghệ thuật đa phương đa cực. Công chúng, các nhà quản lý nghệ thuật nước ta chưa đủ bản lĩnh tiếp nhận các trào lưu lối sống, nghệ thuật mới qua lăng kính đa phương đa cực. Quen tư duy một chiều chính trị khô cứng trong nghệ thuật, đây một trong những nguyên nhân khủng hoảng nghệ thuật, rối loạn thẩm mỹ công chúng. Thiếu niềm tin các trào lưu nghệ thuật ca nhạc mới, không tin tưởng vào lớp trẻ. Đại bộ phận những người thời bao cấp chỉ thấy mình là trời: “Tôi là chân lý, tôi tài năng trí tuệ đỉnh cao”… Đây là lớp người bị nhồi nhét lý thuyết giáo điều, khó thay đổi, không nhìn thấy mặt trời “mọc ngược”. Một nghịch lý không thể tin, nhưng mặt trời mọc ở đâu không là vĩnh cửu, điều ấy phụ thuộc chỗ đứng của người quan sát, không phải nghịch lý quy luật tự nhiên. Những lời nói quy kết vô trách nhiệm, hay đao to búa lớn còn tiếp tục chưa thể đã hết trong số người không thay đổi tư duy. Bởi không tiếp nhận các trào lưu ca nhạc mới, lối sống, kinh tế chính trị, xã hội ta thường chậm tiến hơn các nước.
Những trào lưu ca nhạc mới vào nước ta giới trẻ mất nhiều thời gian chìm đắm bắt chước, dần thoát ra tạo bước tiến mới, là những hạn chế tầm văn hóa nghệ thuật. Qua thực tiễn sau đổi mới, lớp trẻ xây dựng nền ca nhạc mới thành công: Nền ca nhạc đại chúng (ca nhạc nhẹ).
Nền ca nhạc đại chúng của giới trẻ đổi mới tư duy thẩm mỹ nghệ thuật, đổi mới phương thức biểu diễn tạo dựng lớp công chúng mới hướng đến niềm đam mê cộng đồng, giải tỏa năng lượng cá nhân-đại chúng. Nền ca nhạc đại chúng từ đánh mất bản thể Việt, nhập ngoại lai căng đến tạo dựng nền văn hóa âm nhạc dân tộc thời đại. Lớp trẻ thời đại mới mang niềm tin vững chắc vì lớp người đổi mới, họ đạt nhiều thành tựu văn hóa nghệ thuật, âm nhạc, khoa học, kinh tế đỉnh cao thời đại. Điều lâu nay dư luận thường cho là “hư hỏng, nhố nhăng thiếu học”…nhưng họ đạt những thành tựu bất ngờ, trước đổi mới là không thể. Những trào lưu chính trị kinh tế, văn hóa nghệ thuật, âm nhạc mới dội vào nước ta làm thay đổi tận gốc nền tảng xã hội, xây dựng mối quan hệ ứng xử mới. Là thành công những trào lưu văn hóa, âm nhạc tiến bộ nhân loại xâm nhập vào nước ta từ mở cửa, đổi mới theo hướng toàn cầu hóa.
Những trào lưu âm nhạc tiêu cực.
Những trào lưu lối sống, âm nhạc phản văn hóa tiêu cực gần như không, hoặc ít tác động ảnh hưởng vào giới trẻ. Dù còn một bộ phận không nhỏ biến thái những trào lưu lối sống, âm nhạc tiến bộ thành tiêu cực, gây nhức nhối xã hội. Hầu hết những trào lưu ca nhạc tiến bộ từ Mỹ, một số nước các châu lục tràn vào giới trẻ hưởng ứng tích cực. Tuy nhiên, còn một bộ phận giới trẻ biến thái trang phục, nhuộm tóc màu không hợp thời nhưng không thành trào lưu phản thẩm mỹ rộng.
Những trào lưu âm nhạc tiêu cực nhạc chế. Nhạc chế có hai loại, nhạc chế tích cực, nhạc chế tiêu cực. Nhạc chế tích cực nhiều nội dung phong phú, nhạc chế đám cưới, nhạc chế thân phận người tù, nhạc chế người lao động, nhạc chế phê phán các mặt đời sống xã hội. Nhạc chế tích cực nhiều bài hay ngợi ca con người, xây dựng tình yêu hạnh phúc gia đình, phát triển thân thiện các mối quan hệ người với người, cá nhân với cộng đồng. Những bài hát hạnh phúc tình yêu: Ông xã em number oan, Liên khúc tặng vợ, Tình yêu mang theo…Những bài than thân trách phận, phê phán: Người ấy và tôi, Kiếp nghèo, Huyền thoại rượu và vợ…(nguồn You tube). Nhạc chế tiêu cực ngợi ca tình đao kiếm đại ca, người tù: Kiếp đỏ đen, Một vòng trái đất, Tiếu ngạo giang hồ, Giã từ quá khứ… nhiều bài lời thô tục chửi bậy, nói xấu cảnh sát. Chưa bao giờ nhạc chế lại phong phú, nhiều thể loại các hướng đề tài nói về mọi mặt tâm lý con người , đời sống xã hội vào các năm 2014-2015. Chúng ta đang sống trong ô nhiễm môi trường âm nhạc bẩn, các albull nhạc chế up lên trang mạng, bloog, Youtube. Nhạc chế tiêu cực, nhạc bẩn thành trào lưu đời sống một bộ phận giới trẻ. Họ là người lang thang không việc làm, những tù nhân ra trại, băng nhóm xã hội đen…Đây một tệ nạn xã hội cần giải pháp khắc phục, đáng quan tâm trong đời sống tinh thần giới trẻ, không thể để họ đắm mình vào đam mê thù hận. Qua hàng trăm bản nhạc chế úp lên mạng khẳng định trong số ấy nhiều người có học, tài năng, năng khiếu nghệ thuật, nếu xã hội quan tâm sẽ hướng họ đến lợi ích cộng đồng. Không ít người hát chuẩn nhạc, hát truyền cảm mùi mẫn, đàn giỏi như từng qua đào tạo âm nhạc. Cái tích cực trong tiêu cực ta nhìn thấy là nhân tố nghệ thuật, trình độ cuộc sống họ lầm lạc nhưng còn đó phần nhân phẩm con người.
Nhạc chế tiêu cực gây ô nhiễm môi trường nghệ thuật, tác động xấu vào đời sống tinh thần giới trẻ không loại trừ mọi lứa tuổi. Xin nói ngay không chỉ trong môi trường âm nhạc bẩn mà điện ảnh tuổi học đường, không ít phim phản ánh “đúng” tuổi teen theo lối sống tiêu cực, nói bậy chởi tục, sẵn sàng dao kiếm, băng nhóm đại ca hành xử giang hồ. Phim Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… sản xuất dành cho tuổi teen các bản phim: Năm mươi sắc màu- tác giả James, phim nhiều cảnh giường chiếu nóng, Nữ sát thủ- Kite, nói về băng nhóm tội phạm đường phố, nhan nhản cảnh tình dục kích thích mạnh, bạo lực tàn bạo, Đội đặc nhiệm tuổi teen- tác giả After School Boklulbok, phim hành động, tình dục… Phim Việt không ít cảnh tình dục, bạo lực hot, lối sống này nhân rộng vào tuổi mới lớn, sẽ mang lại hậu quả gì?
Những năm đầu thế kỷ cộng đồng dân cư đang sống trong môi trường ô nhiễm, nhiễm bẩn bầu không khí văn hóa xã hội nghệ thuật, nếu quan tâm đến các trang thông tin ngoài luồng, xuất hiện nhiều trào lưu lối sống khác lạ. Những trào lưu nghệ thuật tiêu cực để lại hậu quả không nhỏ trong một bộ phân giới trẻ, làm ô nhiệm xã hội cộng đồng dân cư. Trong hỗn tạp các trào lưu lối sống, âm nhạc, nghệ thuật tiêu cực, bên cạnh đó còn nhiều dòng âm nhạc tự phát trong xã hội: Hát đám cười, hát rong, ca nhạc đường phố, các anl bull, clip úp lên mạng… nhan nhản những bài hát tự do phát hành công khai, tuyên truyền mọi mặt con người đời sống xã hội. Những trào lưu tự do ca hát, tự bộc lộ sở thích cá nhân không ai kiểm soát tràn ngập không gian nghệ thuật. Điểu làm công chúng yên tâm, không hốt hoảng lo sợ những trào lưu ca nhạc ấy có thể chưa đem lại giá trị như mong muốn, nhưng không mang đến bầu không khí nhạc bẩn gây ô nhiễm xã hội. Những trào lưu ca nhạc đường phố rất phong phú, nhiều người tham gia mọi lứa tuổi, nhiều cấp độ nghệ thuật. Những nghệ sỹ chuyên nghiệp, nhóm thanh niên tụ tập ca hát nhảy múa góc phố, café ngoài trời các tối thứ bảy chủ nhật. Những “nghệ sỹ” hát rong (hát xẩm) đường phố, người mù, người sáng, người tàng tật. Họ hát theo yêu cầu, hát mua vui tùy lòng nhân ái mỗi người không đòi hỏi. Những nhóm ca nhạc đường phố diễn bài hát phổ biến, không hoặc ít sa đà sai lạc.Tuy vậy, không thể thả nổi một số trào lưu ca nhạc tiêu cực, cần giải pháp khắc phục, hướng đến bầu không khí nghệ thuật trong sạch môi trường sống không gian nghệ thuật bình an.
Giải pháp khắc phục:
Vì một xã hội mở cửa thông tin, dân chủ hóa các quyền con người, không thể ngăn cấm, thực tiễn đã dẫn ở phần trên muốn cấm đoán tuyệt đối mọi trào lưu văn hóa, lối sống, âm nhạc nghệ thuật tiêu cực, là điều không tưởng. Các trào lưu tiêu cực luôn diễn ra ngày càng phổ biến trên phương tiện thông tin, facebook, Youtybe, bloog, website…không ngăn chặn nổi, kể cả rào cản tường lửa họ vẫn vượt qua.
Vậy cần gải pháp gì nhằm cách ly giới trẻ, đặc biệt các em tuổi mẫu giáo đến cấp học trên cao. Xin nói ngay đừng xem thường tuổi mẫu giáo, không ít cháu từ 3 đến 5 tuổi đã vào mạng tìm sở thích, còn các em học sinh lớp 3,4 khá sành điệu với các trò chơi gememes, phim ngoài luồng, ca nhạc “nhố nhăng”.
Các nhà quản lý làm gì? Không cần giải pháp ngăn cấm bởi nó không còn hiệu quả, lại gây bức xúc xã hội. Đầu tiên giới truyền thông, khi hội nhập nhiều kênh nước ngoài mở cửa, nhiều chương trình ca nhạc sex, nhiều trò chơi bạo lực…không thể Cấm! Ngay lễ hội địa phương, dân tộc như “Đâm trâu”, Chém lợn”, “Cắt cổ gà”…đầy tính bạo lực nhưng đây là quan niệm văn hóa nhân bản khác biệt, đương nhiên tồn tại cần khuyến khích. Những kênh truyền thông mở các trương trình nghệ thuật khác biệt, không thể bưng bít thông tin. Giải pháp ngăn chặt những chương trình nghệ thuật, lễ hội, lối sống văn hóa khác biệt, các bậc cha mẹ tự kiểm soát con em mình không phải chương trình ca nhạc, phim ảnh, nghệ thuật, lễ hội, văn hóa lối sống nào cứ vào xem. Giải pháp đầu tiên, gia đình tự quản lý con em, chọn lọc các kênh xem phù hợp tâm lý lứa tuổi. Với xã hội cộng đồng dân cư cần giáo dục các em tuổi học đường, học hiểu biết một số lễ hội văn hóa khác biệt mỗi địa phương dân tộc, giúp học sinh nhận thức bản chất nhân văn trong lễ hội mang tính “bạo lực”, có người còn nhận xét là trái “đạo nghĩa”. Nếu qua học tập các em sẽ đủ bản lĩnh tiếp nhận các nền văn hóa khác biệt, vững bước vào đời “miễn dịch” từng trào lưu văn hóa độc hại. Kinh nghiệm các nước phát triển, mở rộng các trào lưu nghệ thuật tự do phát triển không cấm đoán, nghệ sỹ tự do sáng tạo nhưng họ ngăn chặn bằng giải pháp phân loại. Tại Mỹ những phim bạo lực, tình dục tuổi teen dán ký hiệu R dưới 16 tuổi không được xem, hoặc Nc 17, phim người lớn, cấm trẻ em dưới 16 tuổi…Ngay trẻ em 16 tuổi xem các phim mang ký hiệu trên, cha mẹ đi cùng hướng dẫn kiểm soát hành vi con cháu…
Ta đang sống trong xã hội hiện đại con người tự do nhận thức, tự do phát triển, không thể ngăn cấm độc doán, nhưng không buông trôi làm hỏng lớp người mới, tương lai họ sẽ làm chủ hành tinh loài người. Các nước phát triển điều này như chuyện ngày thường, nghệ thuật tự do sáng tạo, phát triểm đa phương đa chiều, nhưng mỗi loại hình mang tiêu chí hướng đến các đối tượng khác biệt trong đời sống tinh thần văn hóa xã hội. Nghĩa là mỗi đối tượng một khu vực riêng, không lẫn lộn hưởng thụ văn hóa nghệ thuật lộn xộn, đó là trật tự thẩm mỹ cái đẹp văn hóa nghệ thuật. Năm 2014 tại Mỹ khởi chiếu bộ phim Nhà trắng thất thủ, dựa trên những dữ kiện có thật trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay mà nước Mỹ đương đầu, còn ở ta muốn làm phim ngợi ca một nhà lãnh đạo không xong. Tôi làm bài thơ ngợi ca Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất “Xây dựng nông thôn mới”, một mơ ước ngàn đời người nông dân chờ đợi thiết thực xóa đói giảm nghèo, nhưng biên tập bỏ không in. Một nhân tố hành vi con người hành động tích cực còn toan tính chính tri, thì các hiện tượng trái chiều tiêu cực cần giải pháp nào? Tính bảo cổ tư duy còn nặng chưa rộng đường thông tin, nhưng không thể ngăn cấm. Ngày nay cần phân loại kiểm soát các độ tuổi hưởng thụ quyền lợi nghệ thuật, không buông thả tự do thiếu lựa chọn thâm mỹ văn hóa nghệ thuật tuổi học đường. Gia đình cần kiểm soát con cháu bằng giải pháp:
Các bậc cha mẹ theo sát con cháu.
Ngăn chặn, giải thích không xem phim, nghe nhạc bẩn.
Hướng dẫn thẩm mỹ nghệ thuật cao đẹp trong nhà trường, gia đình.
Năm 2015, một năm đất nước hứa hẹn nhiều thay đổi hòa nhập toàn cầu hóa, đây là cuộc cách mạng làm thay đổi tầm nhìn cuộc sống. Một đất nước không thể tồn tại ngổn ngang “rác thải”, nếp sống trật tự giao thông, đường phố cửa hàng giăng kín hè đường, ăn chín, ăn sống lộn xộn tồn tại “thân thiện” bên nhau. Sống thiếu trật tự thẩm mỹ, giao thông lộn xộn, một khách du lịch gọi hiện tượng này là “vẻ đẹp Kỳ quan thế giới”, hoặc “du lịch mạo hiểm”. Hiện thực này giống như sự hỗn loạn các trào lưu âm nhạc, văn hóa nghệ thuật, cần làm sạch đường phố theo quy chuẩn một nước văn minh, nghệ thuật theo đó mà hành xử vào quy luật cái đẹp.
Hà Nội 3-2015.