Là từ ngữ thường dùng trong Thiền Phật giáo (Zen Buddhist). Văn chương Phật Phật giáo là tiềm năng phong phú dồi dào –Buddhist literature is a rich resource, nó bao la vi diệu, một giáo lý thâm hậu ‘trùng trùng duyên khởi’. Răng lại có cái sự trùng trùng ở đây? Vì nó vô cùng, vô tận số trong kiếp người, ai cũng muốn tìm cho mình một con đường để đi tới hạnh nguyện lợi tha, muốn tới thời phải ngây ngô, ngớ ngẩn qua phép tu thiền của ‘công án/konan’; lối xử sự như thế gọi là ‘hốt/suddenness’ mà hốt là ‘thốt/spoke’ đạt được là giác ngộ; cái đích đó tưởng thường tình, nhưng phải tôi luyện tâm và trí để tới chân không. Do đó; đường đi thì dễ mà sợ không dễ để đi (kiến tánh) không chừng lạc đường tu mà rơi vào đường tình, bởi; ‘tu là cội phúc tình là dây oan’ (ND). Răng lạ rứa? Hay có một cái gì mâu thuẩn giữa pháp thân và thiền thân. Cốt tủy của Thiền Phật giáo / The Core of Zen Buddhism gồm có : Bốn Chân lý Cao qúy/ The Four Noble Truths và Tám hướng Lối về của Ý / The Eightford Path nghĩa là về trong tâm niệm, một hành trình trong Thiền phái. Đi và về là để chứng ngộ. Theo quan niệm của nhà Phật hiểu Phật chưa phải là đủ. Thực chứng là vượt qua mọi đau đớn, khổ ải giữa trần gian nghĩa là không chấp trượt, không vị ngã, không đau khổ là một yêu cầu biến hóa thần thông ở mức độ thuộc tư tưởng, một tu chứng Thiền là thể hiện nẻo về của ý. Nhập vào là chuyển hóa. Một ngã thức siêu lý để hòa nhập vào đời. Trước khi dẫm chân vào Thiền thời phải ý thức đến bốn chân lý cao qúy: 1- Thừa nhận và đối diện với đau khổ trong cuộc đời. 2- Thừa nhận căn nguyên của đau khổ. 3- Khám phá để đặc mình trong đau khổ. 4- Định nghĩa được phương thức nghiệp chướng để đưa tới giác ngộ cuộc đời. Nhớ cho hạnh phúc và tự do có từ sự đau khổ mà ra. Tất cả bốn thực chứng của chân lý là đương đầu với hiện hữu của khổ đau, chấp nhận và ôm đầm lấy nó để đi tới giải thoát. Thiền dẫn độ con người đến chân lý tánh không là giải thoát cho một thân tâm nguyện vẹn. Đó là tám hướng nẻo về của ý / The Eightfold Path. Là trực chỉ nhân tâm để đi tới, tới ở đây là mở rộng tri thức và cảm hóa, một tâm thanh tịnh và trong sáng, một trí tuệ khôn ngoan và mẫn cán cho một giải thoát và hoàn hảo đến với Niết Bàn (Nirvana). Đấy là đường về của ý nhiệm.
Tất cả trong Thiền là đối ngẫu, là hai mặt của diễn và suy, hòa nhập, thấm thấu trong một hiện thực to lớn tồn lưu ấy là phép tu đơn giản nhất của Thiền –In Zen all dualities dissolve, absorbed in the larger reality that simply is. Nẻo về của ý là Đạo (Taoism) là hướng chỉ đạo (Way) của Thiền. Rứa thì Thiền đạo hay Đạo thiền? Đạo vốn xuất hìện trước Thiền cho nên chi Thiền coi Đạo là tiên chỉ, bởi; Đạo dạy những gì chân lý tối thượng về tư tưởng vừa tri thức, vừa tri giác thường được coi như chống lại duy thức chủ nghĩa (anti-intellectualism). Thế nhưng Đạo luôn luôn tỏ ra lạc quan yêu đời và thực chứng, không úp mở trong một chấp thuận hiện thực; phẩm cách đó được sao chép về Thiền qua nhiều thế kỷ. Thêm vào đó đã dựng lên nhiều lý thuyết về Thiền. Nói chung các thiền sư thường coi Đạo như một diễn đạt cho hành động và tu tập. Một vài nhà tâm lý học tin vào tri thức là một nhiệm vụ có nhiều khả năng đặc biệt (tinh thần và thể xác), trong lúc đó những nhà tâm lý khác thì nghĩ về tri thức là một khả năng tổng hợp –Some psychologists believe intelligence is a function of specific abilities, while other psychologists think intelligence is one general ability. Lấy hai cái nhìn để đánh giá tầm quan trọng của nó; một phương thức có hiệu năng cho việc tự cải thiện, điều đó sẽ có thể là một tác động đặc biệt và mức độ toàn diện, là phương tiện thiện xảo là mục đích cho nẻo về của ý. Hướng về nẻo ý là phương pháp tu luyện có tính nghệ thuật ‘tu khéo’ đòi hỏi cả hai ý niệm nêu trên. Rứa thì có hợp cho Thiền không? Đã nói tu Thiền là điều hợp và thích nghi để đi tới mục đích.Rứa mà hỏi có hợp hay không hợp chắc chắn là phủ nhận Thiền, vì; Thiền là tác động có chuẩn mực về mặt xã hội hoặc đạo đức, hoặc tri thức; phẩm trật đó là bình đẳng, ngang nhau (levels) không có đặc quyền mà là tác động trong phạm trù tuệ giác (mind) cảm thức (emotions) thói tính đối đãi (behaviour), kiểu cách sống và qui tắc đạo đức (ethics). Đó là tọa độ cải thiện cho phép tu; nhưng được cái là Thiền điều hòa, cảm thông và có bề gì rồi cũng được xoa dịu và nâng cao khí thế để được hoàn mỹ hơn. Nẻo về của ý là phương thức tu tập của nhà Phật: là biến đổi cử chỉ, trạng thái và chức năng. Thí dụ: Đi trên lối mòn nâng con cóc đang ẩn nấp trong bụi với cái thế khéo léo của bạn, thời tất cóc không nhảy mà tĩnh lặng với tâm như nhiên của bạn. Đó là trạng thái tâm linh giữa nội giới và ngoại giới, một giao thông giữa người và thiên nhiên. Chính cái lý đó đưa dẫn ta tới nẻo về của ý. Phật giáo rất cẩn trọng một cách minh bạch cho ‘nẻo về’ nẻo của chân không tự tánh là mở rộng tâm như nhiên, phủ nhận tất cả đó là kiểu cách sống của Thiền. Việc này không dành cho tu sinh hay thiền sư, mọi người đều có quyền dự cuộc với một tâm bình đẳng và một cố gắng thử thách thì đó là lối vào của Thiền.
Tám hướng nẻo về của ý là phương thức tiết độ chế, một nửa đoạn đường giữa vô tận số -The Eightfold Path is the method of moderation, a middle way between extremes. Có nghĩa rằng đường đi chưa tới. Răng rứa? Chớ không phải nẻo về của ý là một sát-na cho ‘nàng thơ’ của thi sĩ ? Bậy! sát-na là thời gian vô tận số. Chính sát-na là biện chứng trong thuyết nhà Phật cho một ‘cõi đi về’ là biến đổi để hóa thân vào bánh xe luân hồi, bởi; mỗi khi con người còn nuôi tham vọng dục giới cực độ thì con người phải trả: đó là duyên nghiệp của trả vay, có thể trí tuệ của con người không còn là chức năng hoạt động tốt để nhận định đâu là lối về của đạo; do đó con người không nhận ra mình trước hiện thể sự vật mà chỉ đuổi theo con đường duy lý vật chất chủ nghĩa làm suy thoái tâm hồn. Mặc khác; mỗi khi con người trải qua quá nhiều điều để rồi tự phủ nhận lấy mình, như thể là một sự sụp đổ cơ cấu (crash-diets) và từ đó người ta choáng váng mặt mày và rối loạn tâm tư… Cho nên chi nẻo về của ý là nẻo về của Phật là sắc bén, trí tuệ và lòng xót thương nhạy cảm như một khai mở thân tâm đến từ chức năng nhiệm vụ thích nghi hơn –Buddha’s path sharpens the intellect and sensitivities as it develops the body to function optimally. Nẻo về Tám hướng chính là điểm hẹn nẻo về của ý là dứt điểm để đến với một cường độ cao hơn, khai mở là tìm thấy sự bình đẳng ngang nhau. Nhập vào con đường của ý là cả một kinh nghiệm thiện xảo, một lối tu tập tinh thần và thể xác ở nhiều cách khác nhau trong một giờ, một ngày, một tháng, một năm; cái đó là vốn tu tập đạt được chống mọi sở năng để có một chủ hữu chính mình. Hòa hợp được Tám Hướng của Nẻo Về là hoà hợp vào trong cuộc đời ta. Trước khi bước vào nẻo ý là đưa chúng ta vào bên trong cuộc hành trình. Đây không có nghĩa rằng đưa ta đến chối bỏ thế giới bên ngoài. Ngoại giới phản ảnh cái trầm tư bên trong mà chỉ nội giới mới phản ảnh tư duy ngoại giới. Đấy là khám phá chính mình và sống trong thế giới của mình với một cảm thức liên lạc được giữa trong và ngoài. Chuyển hóa không phải là đưa ta thay đổi vị trí trong trạng huống của ngoại giới sinh ra. Lý cái này cũng có tính siêu hình trong Thiền, vì; đối với Thiền là: ‘nén lòng’ mà để ‘lòng vào’ thì ngộ (Huệ Năng). Nhưng ngộ là nhận biết cái biến thiên tuần hoàn vũ trụ, con người cũng có vũ trụ riêng của nó.Thí dụ: Thiền sinh ở tuổi thanh niên, bốn bề vắng lặng, xa trần tục: không thấy, không nghe, không nói, không biết thế giới bên ngoài nhưng đến độ nhả nhụy tinh hoa thời không thể chận lại được; đó là chất lý hóa nhiên sinh tồn đành phải chịu. Rứa thì làm răng đây? Thời cứ coi như là một bài tiết bình thường. Dẫu có đánh rấm thì cũng là lời nhắc nhở. Vì vậy; Thiền cần công-án để giải thoát. Có khi nghe như mơ hồ khó hiểu qua lời vấn đáp vớ vẩn vu vơ mà phải hiểu đó là nghệ thuật ứng xử của Thiền. Cũng nhờ đó mà sư và đệ cảm thông để dìu nhau vào nẻo về của ý. Sự lý này nó qui vào phép nhị nguyên (duality) là lối đối ngẫu giữa có và không, giữa vô thức và hữu thức của ‘ngộ’. Cái đó gọi là phương thức chuyển hóa (method transformation) để đi tới chân-không của Thiền.
Ghi nhận được tức là cảm nhận được sự khai phá mà mình đang hành đạo; đó là nhận thức thế nào là nẻo về của Phật. Triết lý Phật học thâm hậu, vi diệu và bao la vô tận. Đạt được là Bồ Tát Ma Ha Tát!
Tám hướng Nẻo về của ý là nghi thức đơn giản/The Eightfold Path Simply Stated. Mỗi đoạn là mỗi phân đoạn riêng biệt nhưng không tách rời nhau gồm có: 1- Thấy được. 2- Quyết chí. 3- Quyền bày tỏ (phương ngữ/Speech). 4- Quyền hành động. 5- Quyền sinh sống. 6- Quyền xử dụng. 7- Quyền để tâm tới. 8- Quyền tỉnh lự. Qua những quyền qui định trong Tám hướng Nẻo về của ý là cả một thay đổi bản chất, tư tưởng, cảm thức và kinh nghiệm, nhưng; hiệu năng của nó sẽ là một ban trải tự nhiên và thấy được cái nông cạn bên ngoài (outward) trong cùng một thế giới riêng mình, quan hệ tương giao và tính sáng tạo nổ lực. Đó là cơ sở để nâng cao vào con đường khai-ngộ, chớ chưa nói tới đốn-ngộ. Giữa khai và đốn như dưới chân núi và trên ngọn núi. Đấy là điều mà Thiền muốn nhấn mạnh. Chính cái lý sự đó giúp ta ý thức được ý nghĩa của nó. Hiểu được, nhận được thì nẻo về không xa dưới chân Phật. Rứa cho nên chuyển hóa chính nơi ta khơi từ sự hiểu biết tường tận –The others and helps you to transform yourself from the inside out.
Quán Chiếu. Quán chiếu là chi rứa? Là tư duy nghĩ tới, phản ảnh cho việc trầm tư (reflections). Đây là vấn đề được cấu tạo bởi nhiều thành phần trong mỗi nhân tố khá phức tạp, nhưng lại được yêu cầu nhận thức bên trong tư tưởng thiền-định. Ấy là vấn đề được nêu: ao ước muốn thấy nơi Thiền như một sự không lành mạnh, không tinh khiết là nhận diện trong cái nhìn phê nhận; mà hãy coi đó như là một chịu đựng, tận tụy để tu tập về Thiền là điều không thể rào cản quyết liệt. Những gì theo sau đó đều là quan điểm, dù cho cố gắng hết sức mình để vượt qua thời đó chỉ làm nên một sự thăng bằng mà thôi. Quán chiếu là thấy được, nhận ra được để có một cố gắng vượt qua, vượt được tức là tiến về nẻo ý; nơi đang chờ như một hạnh nguyện lợi tha. Thiền dạy tất cả những gì để thoát tục chỉ để lại cái tâm như nhiên, tức là tâm như phật không còn vọng động dù là ngọn gió đi qua mà tất cả nằm trong ảo giác, một đòi hỏi sâu xa về triết học luân lý đạo đức. Ở đây không có sự phân biệt giữa vũ trụ giới và những gì thuộc của chúng ta, mà là ý thức về tư kỷ (ego) cho là hoàn toàn không thỏa đáng. Chúng ta không thể nghĩ về cái của chính mình mà không đồng tình nghĩ tới người khác –We cannot think of ourselves without simultaneously thinking of others. Thế nhưng; Thiền thì không có điều đó. Nếu Thiền xử sự như thế là Thiền đứng ngoài vòng cương tỏa. Một ám ảnh tự nó, nhưng hơn là ám ảnh vào vũ trụ giới. Sự thật của Thiền là sống với nội tâm ngay cả sự tan rã của tự chính nó (itself). Để có một câu hỏi bình thường hóa vấn đề là có cái nhìn của lương tri xã hội thì may ra giải hóa như một cái thế bị động/passive hơn là tác động/active. Có lẽ; chủ nghĩa cá nhân trong Thiền lấy cái tế nhị, hòa nhã, ân cần để nâng cao tinh thần, ít hơn là thể thức phô diễn. Nói chung Thiền dụng tâm hơn dụng thể (là sắc tướng).Có nghịch lý? Không! thể tính của Thiền là tâm vô tướng, vô ảnh ‘chân tâm vô tướng’ mà duy trì Tính-Không. Đó là bản-thể Thiền và sự-lý Thiền; đều là vô-ngại.
Trong định mức đó cho ta một kết quả hữu hiệu cái điều cao siêu thâm hậu của Thiền với một tinh thần thanh cao soi rọi của Bốn Chân lý Cao qúy và Tám hướng Nẻo về của Ý. Đó là định nghĩa dứt điểm Đi và Về là nơi thường trú của Phật tính, của tánh không và không ngoài mục đích nào hơn đối với Thiền ./.
(ca.ab. yyc. cuối 9/2015)
SÁCH ĐỌC: ‘The Training of the Zen Buddhist Monk’ by Daisetz Teitaro Suzuki. Charles E. Tuttle Co, Inc 1994. Boston USA.
TRANH VẼ: ‘ Bồ Đề Đạt Ma’ Khồ: 5” X 7” Trên giấy gạo. Bút mực. Phóng họa sau khi đọc xong Bồ Đề Đạt Ma với Huệ Khả. 9/1999.