Luân lý triết học hoặc khoa học nhân văn có thể là hai cách đối xử khác nhau; mỗi một thứ có cái giá trị công lao của nó và cũng có thể là một đóng góp đưa tới một ý tưởng mới, một hướng dẫn đúng đắng và một biến đổi sâu rộng về mặt tư duy của nhân loại. Một trong những quan tâm chính yếu của con người là được coi như bản chất tác động ảnh hưởng trong mực độ đo lường, bởi; thị hiếu của ‘vị giác’ và suy tư về ý nghĩa là theo đuổi một mục tiêu của từng đối tượng và tránh đi những gì có tác hại về sau, những gì không thực thể tồn lưu những thứ đó như thể là bóng ma ám ảnh và nương vào ánh sáng mờ đục để chứng minh sự hiện diện của chính nó. Trong khi ấy đạo đức chân lý của tất cả vật thể, có mục đích, có đối tượng liên quan đến thực thể tồn lưu nhân thế đều không dính đến cảm xúc hay trí tuệ mà là một phép tự nhiên trong cung cách xử thế; đây là ‘ngũ-vị-hương’ khác biệt của triết học –The different spicies of philosophy; pha chế, tô điểm những màu sắc thân thiện của từ ngữ, mượn vào ngữ ngôn để thành hình thi ca, một lối hùng biện để đối xử chủ thể của nó trong một điều kiện dễ dàng, thuận lợi và một thái độ rõ ràng minh bạch; là những gì đem lại hiệu năng và chất lượng tốt nhất, một hài hòa giữa triết học và khoa học hai trạng huống tâm lý như một biểu lộ. Tạo vào đó một cái nhìn quan sát vào trường hợp thông thường và lôi chúng ta đi vào lộ trình của đạo đức nhân nghĩa bởi cái nhìn rực rỡ và hạnh phúc, trực chỉ trên con đường hướng tới tương lai là âm vang hòa điệu gần như đây là điều đáng chú ý. Và; làm cho chúng ta có cảm giác khác biệt giữa hư đốn (vice) và đạo đức (virtue) đồng thời đem đến những thích thú, hiếu động và điều hòa vào thái độ của mình. Có như vậy cảm thức đó có thể thực hiện và hướng tâm tư đến tình yêu chân chính và lòng danh dự trung thực. Tất chúng ta nghĩ rằng mọi sự sẽ đạt tới một cách trọn vẹn và cuối cùng tất cả được thực hiện. Đấy là căn cơ nguồn cội, một thể thức khác biệt cho triết học mới ngày nay. Để có một triết học thẩm mỹ thơm tho, một tư duy thâm hậu với một ý nghĩa chân chính thời phải cho thêm mắm muối để có hương của vị giác, khứu giác và xâm nhập vào tri giác như một thực thể hiện hữu tồn lưu. Rứa răng? Nhất định thế! Vịt lộn phải có rau răm.Vịt lộn không thể ăn với ngò gai (của phở).Tuy khác nhau thiệt. Nhưng nó phải rõ ràng của từng vai trò và nhiệm vụ: triết học là vịt lộn, rau răm là khoa học nhân văn một thứ hữu cơ thiên nhiên. Cho nên chi mỗi thứ có hương riêng của nó. Con người cũng rứa; nhưng tùy theo hương để ngửi.Với văn chương triết học cũng cần có chất liệu ngũ vị hương cho ngữ ngôn của nó…
Hương liệu khác của triết học quan trọng và chủ yếu, một tư duy con người trong khả năng sáng suốt, tiết độ về những lý do; có như vậy tốt cho một hành động thực thể và một cố gắng để nhận biết hơn là cấy vào đó một tư duy mù mờ để trở thành tập quán khác biệt. Người ta nghĩ rằng sự khác biệt do từ nhầm lẫn của những gì thuộc văn chương. Ngoài vấn đề tranh luận giữa văn chương triết học và văn chương ngữ ngôn; triết học là là nền tảng của luân lý đạo đức, suy luận và phê nhận. Nói lên sự thật và gian dối: có thể là hư đốn và đạo đức, có thể là tốt đẹp và xấu xí; không có hiện hữu triết học có thể thiếu đi nhân tố quyết định nguồn gốc của tất cả những gì là khác biệt.Trong khi nhiệm vụ đó khó lòng thực hiện nhưng không phải là khó thực hiện như đã nghĩ.Tất thảy những gì nhân loại muốn biết tới thời phải có hạn độ, bởi tư duy mang đặc chất trừu tượng mà đó chỉ là cứu cánh gây ra từ ý thức của trí tuệ mà thôi. Đúng như thế; bởi triết học chi tiết hóa để dễ thông đạt, chính xác và nhận biết, triết học sẽ luôn luôn là một tổng quát chung thuộc về nhân loại –It is certain that the easy and obvious philosophy will always, with the generality of mandkind và thích nghi về những gì có tính chất xác thực và sâu sắc (dù có mơ hồ đi nữa nhưng có ẩn dụ hàm chứa) và mong được phê nhận để tìm thấy không những chỉ dành cho việc có thể đồng tình, nhưng phải thông thường hơn những điều khác –have the reference above the accurate and abstruse; and by many will be recommended, not only as more agreeable, but more useful, than the other. Sự lý này đi vào đời sống cộng đồng, một cái gì sắc bén có tầm cở của thể thức, vai trò là đắp lên góc cạnh chính yếu và một cái gì yêu chuộng; tất thảy là tọa độ muốn đạt tới như đã miêu tả. Trái lại; những gì sâu sắc khó hiểu của triết học đã tìm thấy; cái đó là sự quay về của trí tuệ mà không phải là vấn đề diễn biến và hành động hay đánh bóng vấn đề cho ra triết học hóa; trong khi ấy những triết gia thì rời xa cái tăm tối, mờ mịt và đến trong cánh cửa mở rộng đầy ánh sáng, không những thế điều này là việc chính yếu ở tự nó, việc dễ dàng duy trì bất luận ảnh hưởng nào vào cách cư xử hay thói tính. Cảm thức khơi dậy từ tâm tư của chúng ta, kích động từ sự đam mê của chúng ta, từ sức mạnh ý thức phục thiện của chúng ta; cốt xua tan tất cả những gì không còn tranh luận như trước đây (với nhận thức ác ý cho triết học) là giải hóa làm giảm đi những gì sâu sắc của triết gia mà đưa tư duy đi vào tính đơn thuần theo kiểu bình dân học vụ (to mere plebeian) là thế đấy!
Nhưng; mục đích của những nhà triết học, họ chỉ giới thiệu nhận thức đúng đắng và hiểu biết (common sense) của nhân loại trong một tư duy triết học thẩm mỹ và gắn vào đó nhiều màu sắc của ngữ ngôn; còn nếu sự cớ rơi vào trong nhầm lẫn, cái đó không gọi là biến thể nhưng phải sửa đổi mới hơn và hiện ra trong nhận thức hiểu biết có tính truyền cảm để trở về trong thực chất của lý luận hoàn hảo; dẫu có từ những ảo giác nguy hiểm. Thí dụ: ở trường hợp danh nhân Cicero đầy rẫy những ‘error’nhầm lẫn như thế, nhưng đối với Aristotle thì cho đó là hoàn toàn rục vữa. Đó là hai lý do, hai trường hợp trong cách xử lý triết học, chớ chưa hẳn nói rằng triết học là chứng tỏ. Đối với triết gia không có gì hơn là vai trò; đó là chuyện bình thường nhưng ít ra cũng được đón nhận phần nào giữa thế giới này, là điều cần phải có như một hiến tặng không những gì thuộc tư tưởng mà còn đem lại lý tính hài hòa giữa con người và xã hội. Mặc khác; cho ta thấy những gì trong cuộc đời còn đầy rẫy sự ngu xuẩn, phi lý tràn ngập là những gì khẩn trương trong cuộc đời của con người. Nghĩa lý đó coi như một cơ cấu đạo đức để rồi trở nên thân thiện, gần gũi, hòa hợp với khoa học, đồng tình để sáng tỏ vấn đề là đưa tới một tâm hồn hòa âm điền dã. Đó là lý do con người hiện hữu giữa đời này. Chúng ta phải có cái nhìn quan sát vào hương liệu của văn chương triết học đó là một cái nhìn quan trọng đáng để tâm và cũng là điều thuận lợi về mặt lý thuyết, dù thứ lý thuyết ngoài phạm trù triết học, nhưng; phải hiểu cho rằng từ minh định cho một lý lẽ chính xác và một thứ triết học trừu tượng thời đó chỉ là một sự gắng sức để phục vụ đến nhân loại. Trong tất cả văn phong, chữ nghĩa đều bình thường không có chi lạ cả, nhưng; hình ảnh về đời sống con người là nằm trong tư thế khác nhau và trạng huống khác nhau, có thể gây cảm hứng đến với chúng ta, một giao thông cảm tính lạ lùng của ngợi ca hoặc phỉ báng, ngưỡng mộ hay khinh khi đều tùy thuộc vào trọng lượng của phẩm vị mà vốn đã thành hình và sắp đặc trước đây. Nói như rứa nghe như vừa a tòng vừa ngả ngớn, mất lập trường cho triết thuyết? Thực ra triết học chỉ là cơ bản kết cấu (structure) để thành hình cho một lý thuyết chính đáng, nhưng sáng tỏ và chính đáng là dựa vào cơ năng sáng tạo hợp lý của trí tuệ, nghĩa là phải có màu mè cho phong phú và thẩm mỹ. Triết học là thẩm mỹ quan (cổ Hy Lạp định nghĩa triết học là cái đẹp). Thí dụ: Người nghệ sĩ (họa nhân) phải có một sản lượng tốt (tư tưởng và chất liệu) để có một thành quả trong nhận thức trước khi đưa tới chủ đề; bên cạnh cái khéo léo xử dụng hương liệu (delicate taste) để có một nắm bắt bén nhạy, sở hữu qua nhận biết chính xác của bên trong vật thể (internal fabric) để tác động đi vào nhận thức. Công việc là một say mê và sự khác biệt hương liệu là thái độ truyền cảm để phân biệt được đẹp hay xấu. Ngần ấy cũng đủ đo lường sự cần thiết của nó là những gì mà triết gia muốn miêu tả cái sự lý hiển nhiên và hướng về những gì hiện ra trong cuộc đời. Đấy là lý do chỉ định việc truyền cảm mà trong sự tỏ bày đó chúng ta sẽ có thể đề cao bởi một biểu lộ bất đồng khác. Cho nên chi việc làm của triết gia cũng như họa nhân; nghĩa là phải có sáng tạo trong một ‘chất liệu’ tinh anh mới làm nên tác phẩm còn bằng không nói để mà nói, làm để mà làm thì hóa ra chẳng được gì cả. Xử dụng hương liệu/species là điều cần phải có để trở nên thấm đậm cho hồn và xác; khoa triết học biết điều hòa vào đó là cung cách người biết xử thế. Răng lại xen cái việc xử thế vô đây? Triết học không thể đứng mãi giữa lòng thế kỷ mà phải vượt ra khỏi cõi ngoài (passing-beyond)để đi xa hơn của những trào lưu tư tưởng. Nơi con người cư ngụ và tiếp cận sự thể. Thí dụ: xưa nấu cơm nồi đất, ngon thiệt; những thứ đó lui về như dấu tích của văn minh lúa gạo, đũa tre. Nay phải nồi cơm điện. Đấy chính là đổi mới tư duy. Vì rứa gọi một từ cho ra triết học thẫm mỹ: Thẩm định Về việc Nhận biết Con người / An Inquiry Concerning Human Understanding. Đó là những gì khác biệt thuộc về hương liệu triết học / Of the Different Spicies of Philosophy. Trong phạm trù này nó chứa đặc chất của luân lý đạo đức và khoa học nhân văn cũng như khoa học thực nghiệm là nhân tố làm nên sự kiện; một giáp mặt với đời của con người (human).‘Hương liệu’ mang một ý nghĩa thâm trầm là đổi mới tư duy thuộc trường phái triết học hiện sinh nhân loại. Dù rằng; đây là việc làm khó khăn để ‘nếm’ cái hương vị đó, nhưng được cái làm nhụt chí những gì mà không còn thấy khó, nhưng; tiến trình đi từ những cá tính đặc biệt đưa tới cái nhìn chính yếu; đó là những gì con người phải đối ứng trước cuộc đời đang sống. Nhưng bên cạnh đó chúng ta phải có con mắt quan sát rất nghệ thuật hoặc chuyên nghiệp, dù cho đây là việc gần như tuân thủ, nhận thức cuộc đời hoặc hành động, đó là tinh thần của những gì chính xác. Tuy nhiên; dành được là mang lại tất cả những gì hoàn hảo không sai sót và nêu ra những gì về điều đó còn nhiều hơn những gì yếm thế hay van nài, lợi dụng vào xã hội. Nhưng đôi khi ngữ ngôn của triết học đưa tới mù tăm; nghe qua như tối nghĩa nhưng mà sâu sắc, thâm hậu và trừu tượng triết học, trong đó cũng là lời lẽ chống đối, không những chỉ đau đớn và mệt mỏi nhưng cũng không thể tránh né nguồn cơn biến đổi bất định và sai lầm –But this obscurity, in the profound and abstract philosophy is objected to, not only as painful and fatiguing, but as the inevitable source of uncertainty and error. Mà ở đây; đúng ra là một điều chính xác nhất và hầu như một phương án hợp lý để chống lại những định kiến của một phần trong siêu hình, thời đó là những gì thuộc sở hữu của khoa học nhưng có hay không có là vô hiệu hóa cái trống không của nhân loại, có thể là một thấm thấu xuyên vào một chủ thể tuyệt đối không thể đến gần được với sự nhận biết hoặc từ khả năng mê tín; ấy là điều khó ngăn ngừa hay chống trả, những phương tiện đó mọc lên từ rối loạn của tư duy, bao che và bảo vệ cái suy tàn của chúng. Nhưng; đây là lý do có trọng lượng. Rứa thì tại sao những triết gia có thể ngưng nghỉ từ những gì tìm kiếm và rời xa những gì có tính chất mê tín mà vẫn đối xử bình thường? bởi; mê tín dị đoan là thứ mê hoặc không có xác thực mà vẽ lên đó một kết thúc chống đối và nhận ra sự lý là cần thiết mà thực chất bên trong là những dữ kiện phi lý. Do đó đối xử hay dứt điểm không còn là vấn đề nêu ra. Tư tưởng triết học là đả thông và chứng minh như một lý giải rõ ràng và chính xác. Chỉ có một phương thức duy nhất là tự do học hỏi, khám phá như đã một lần đã nói đến là vấn đề đưa ra có chiều sâu của nó, một yêu cầu đúng đắng trong nhận biết tự nhiên của con người và một phân tích cụ thể đấy là khả năng và sức lực; thời cái nghĩa sâu sắc trong triết học là một sắp đặc có tầm xa và là chủ đề sâu sắc của triết học. Muốn vấn đề rộng mở cho ngữ ngôn triết học cần có gia vị vào đó.Tất vị giác và dịch vị đón nhận một cách hài hòa. Kinh nghiệm cho thấy trước đây cũng như về sau chữ nghĩa của triết học là một thứ ngữ ngôn mù tăm. Bởi; văn chương triết học là ‘tài nguyên thiên nhiên’ chưa chịu khai thác và lĩnh hội. Bởi vậy; bước tiến của nhân loại là đổi mới tư duy, nhận thức thế nào là đổi mới nới cũ, ‘xích lại gần nhau tí nữa đi em’ có thể trong cái xích lại để tìm thấy đích thực của chân lý. Nhưng nhớ rằng chân lý của triết học (tư tưởng) nếu có dầu mở, mắm muối thì hẳn nhiên –yet but not-yet; là một đại lộ huy hoàng; ý thức được tức không quẩn quanh, không còn vòng vo tam quốc chí. Rứa răng?
Bên cạnh những gì đem lại của việc chối bỏ và sau đó là những yêu cầu có trọng tâm, có thể là điều không chắc và có thể không đồng tình một phần nào học hỏi được, nó cũng có cái thuận lợi của nó mà kết quả có từ khảo sát đúng đắng, rõ ràng; là khả năng, tiềm lực cho một nhân tố tự nhiên con người. Ấy là điều khác thường qua hoạt động của trí tuệ, dù cho; cái việc đó gần như gắn bó đến với chúng ta, hẳn nhiên bất luận khi nào, nơi nào và lúc nào đều trở nên một hiện hữu tồn lưu của ý thức nhận biết, tuồng như có dính dáng trong cái gì tối nghĩa. Tuy nhiện; sự cớ này không thể bỏ quên một phần nào trong phơi mở của khoa học mà nhận biết qua sự hoạt động khác biệt của trí tuệ, mỗi sự cớ mỗi khác nhau. Đây là vị nếm có qui tắc và phân biệt được tính đặc thù của nó; cái đó không phải là giá trị làm nên bởi cái vỏ bên ngoài con người mà là đối tượng thuộc cảm thức của chúng ta khởi từ hoạt động trí tuệ; ấy là điều chúng ta bắt gặp trong tiến trình của tư tưởng. Và; sẽ cho chúng ta qúy trọng về nó; đánh giá được sự lao động trí óc của triết gia và cho chúng ta một phương pháp, một hệ thống thực sự của những hành tinh thuộc triết học và thích nghi hoàn cảnh, sắp xếp vào cái nhìn tầm xa con người. Là những gì thuộc trí tuệ mà ngày nay chúng ta quan tâm tới như một ý nghĩa cần thiết của mỗi con người giữa một kỷ nguyên đòi hỏi những tiến bộ tư tưởng cũng như khoa học hiện đại.
Nói chung; dù là gì đây là lý do liên quan tới tính chất con người, tuồng như không cụ thể rõ ràng và một sự thông đạt khó hiểu mà đây là điều kiện không tỏ ra dấu hiệu minh định của sự lừa dối –What though these reasonings concerning human nature seem abstract and of difficult comprehension, this affords no presumption of their falsehood. Trái lại; điều đó như là không thể có được; thời đó là những gì ởm ờ, khi có khi không là lý do để thoát ra khỏi những gì khôn ngoan, khéo léo và uyên thâm của những triết gia. Có thể điều này dễ nhận thấy một cách thông thường ở tầm xa của con người. Và; cho có phiền toái, đau đớn đi chăng nữa thì đây là một tìm kiếm, khám phá có thể đó là cái giá của chúng ta đã thực hiện, chúng ta phải nghĩ ở chính chúng ta về cái giá của ngữ ngôn, của tư duy, của lý luận làm nên sự kiện là trọng lượng cho một phần thưởng mà về sau nhân loại sẽ để dành; không chỉ hướng tới tọa độ của lợi nhuận nhưng ít ra cũng có một sự thỏa lòng. Nếu; do từ cái nghĩa đó, chúng ta có thể tạo ra nhiều điều kiện cách cho sản phẩm về nhận thức trong một chủ thể ngữ ngôn của những gì quan trọng mà thực ra không cần phải nói thành lời –If; by that means, we can make any condition to our stock of knowledge in subjects of such unspeakable importance. Nhưng sau đó; lý thuyết đưa ra một phần thực hành trong đó (abstractedness) của những gì đã được suy xét chớ không phải đây là lời khuyên hay đề bạt, nhưng nhớ cho những lý giải nêu ra không phải là điều bất lợi và coi như đây là việc khó khăn để thực hiện. Nhà tư tưởng có cái nhìn thấu suốt vấn đề là ‘ngữ hóa’ để cho có vị hương, tức tiết độ chế qua một ngữ ngôn có tính nghệ thuật nghĩa là tránh tất cả những chi tiết không cần thiết. Trong khi; chúng ta không còn là vai trò chủ thể vấn đề mà khách thể của đòi hỏi trong cái việc ‘thẩm xét / inquiry’ vấn đề. Nếu đứng trên cương vị đó như một đòi hỏi để được thẩm xét thì vấn đề nêu ra không bao giờ chấm hết cho một lý thuyết. Răng rứa? vì chưa đạt tới chân lý của triết thuyết. Do đó; phóng vào một luồng sáng trong những đề mục là khai mở từ những gì không hợp lý để không còn nhụt chí khôn ngoan và những gì cho đó là khó hiểu để trở nên khờ khạo trước vấn đề. Chúng ta có thể đào bới hay chống chế cái cơ cấu sâu sắc triết học mà tất cả dự phóng đó tuồng như còn tiếp tục cho tới ngày nay; dù có thêm màu mè, hóa chất hay chất liệu khác…Sự lý này không vượt ra ngoài tư duy con người: nó tồn lại để không còn tồn lui mà tồn lưu nhân thế là đừng để tồn lẩn trong một duy lý mê tín,bao che cái ngu xuẩn và sai lầm để đi tới tồn loạt mà không hay. Ấy là thuật ngữ của triết học ./.
(ca.ab.yyc. lễ Tạ ơn.10/2015).
SÁCH ĐỌC: ‘Philosophers Through the Ages: The Age of Analysis 20th Century’ by Morton White. Mentor Book. New American Library. New York USA and Scarborough, Ontario. Canada 1969.
TRANH VẼ: “Ban Nhạc Dân gian / Folk Music Band”. Khổ 15’’ X 18”” Trên bià thùng mì gói. Acrylics+Acrylic-ink+Mixed.
vcl#12102015.