Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.109
123.142.569
 
Thi nhân văn nhân họa nhân là con người sáng tạo
Võ Công Liêm

 

         

              “…khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có”

                         (Đời Thừa của Nam Cao)

 

      Đó là lớp người mang một tinh thần sáng tạo tợ như khát vọng của tự do, chứa đựng một cái gì thâm cung bí sử. –Creativeness; like the freedom of the will, contains a secrect. Một dạng thức thuộc về tâm lý; có thể miêu tả ở đây như một biểu lộ thích nghi giữa trí và thức. Nhưng người ta không tìm thấy lý sự của những gì thuộc về vấn đề tâm lý mà họ đã hiến dâng để làm nên tác phẩm. Trong con người sáng tạo có một cái gì tiềm ẩn, chính cái đó mà chúng ta cần phải đào sâu để có một câu trả lời cụ thể trong nhiều cách khác nhau của con đường sáng tạo (mang tính chất sinh lý và tâm lý) nhưng nhìn chung cái sự cớ đó luôn luôn chất chứa sự phô diễn, nói lên tài hay của mình (vain). Sự thật điều đó không phải ngăn ngừa cho một tâm lý hiện đại mà quay về và bắt đầu tìm kiếm vấn đề nhân sự; có tính chất của người nghệ sĩ và chất nghệ thuật của họ trong sáng tạo để thành hình tác phẩm, dù rộng lớn hay thu nhỏ khác nhau nhưng có đặc tính duy nhất là sáng tạo như một tác phẩm nghệ thuật; không riêng gì hội họa mới có nghệ thuật, thi ca và văn chương mang nặng tính nghệ thuật cao, hàm chứa trong tư duy biểu lộ: màu sắc của ngôn từ, thiên nhiên là hình ảnh. Cái đó gọi là con-người-sáng-tạo (creative-man) nghệ thuật. Một số tư tưởng gia nghĩ rằng nguồn phát sinh ra sáng tạo có từ một ngữ ngôn khác hoặc từ những kinh nghiệm cá nhân vốn mang chất nghệ thuật trong đó. Cho nên chi không nhất thiết con người sáng tạo trong những lãnh vực nghệ thuật là ngẫu nhiên hay đã có, ngoại trừ là thiên tài. Đấy là sự thật có thể đặc trong những gì hướng tới. Răng rứa? vì nó có thể tưởng tượng ra được để có một tác phẩm nghệ thuật; không ít thì nhiều là tác động thuộc hệ thần kinh, cũng có thể là nguyên tố trở về của những gì rắc rối do từ đời sống tâm lý.Sự lý đó chúng ta gọi là hỗn hợp của hệ thức tạo nên. Những nhà phân tâm học thì lại nhìn khác; nó thuộc về nguyên nhân thần kinh não bộ (neuroses) trong dạng thức tâm lý. Điều không thể phủ nhận ở chỗ tâm lý của nhà thơ là cả một vận dụng trí tuệ, dàn dựng để mạch thơ được phô diễn trong tác phẩm, hiện hình từ gốc tới ngọn. Không những làm nên cái mới trong thi tứ mà đó là nhân tố phổ quát ảnh hưởng vào sự chọn lựa và thường dùng như chất liệu để thành thơ,văn,họa. Tuy nhiên; sự cớ đó ảnh hưởng vào trong những gì gọi là con đường ham muốn khác đời (curious ways) nó khơi từ phát tiết như một biểu lộ qua tâm tư, hành động hay dữ kiện trong cuộc đời đang sống. Tất cả những gì cho là con người sáng tạo khởi thủy từ não thức trong hệ thần kinh; tất cả xẩy ra tự nhiên mà tất cả được dấy lên từ não bộ, bởi; nó không thông qua của cảm thức (sense) hoặc ý nghĩa (meaning). Hệ não phát tiết trong ý thức của tiềm thức; bùng dậy như một khả năng trí tuệ. Trí tuệ nằm trong vùng của não thức. Cho nên chi tác phẩm nghệ thuật là mang vào đó một diễn trình tư tưởng của não thức; điều này có thể phân tích tâm lý (psycho-analyse) trong ngữ điệu diễn đạt của nhà thơ, nhà văn và nhà họa. Thế nhưng; theo nhà phân tâm học Freud thì đưa não thức vào hoàn cảnh như hoán đổi tâm tư đi thẳng vào ý nghĩa của sự bày tỏ ham muốn –Freud takes the neurosis as a substitute for a direct means of gratification. Nói ra nghe không mấy thỏa đáng, vì rằng; nhận định như rứa là có gì nhầm lẫn, vòng vo tam quốc (dodge), bỏ qua phớt lờ, kiểu thức tự nguyện. Tác phẩm nghệ thuật là mang lại vấn đề tiến trình với não thức, sự kiện như thế có thể phân định được giòng tư tưởng phát tiết của nghệ nhân, đối với thi nhân là tác động mãnh liệt, phát huy sáng tạo ngôn từ trong một hoàn cảnh hoán chuyển của não thức và ngay cả văn nhân, họa nhận đều lâm vào hoàn cảnh tương tự mỗi khi não thức bị phong tỏa gây ra xáo trộn tâm tư; có đôi khi mất luôn kiểm soát trí tuệ để về sau tác phẩm không đạt yêu cầu như mình mong muốn. Trong cùng một cảm thức đã tìm thấy ở chính mình một đồng hành tốt cho việc hoán đổi hoàn cảnh để bày tỏ; thì may ra cái lý của Freud mới hoà nhịp vào não thức như ông đã nói. Sáng tạo khơi dậy từ não thức chớ không phải do tự ý vớ vẩn (voluntary blindness) mù mờ gây nên sáng tạo. Một số họa nhân đã phóng tác ngoài trí năng đưa tới hỗn độn làm cho tác phẩm không đi sát với chủ đề muốn xây dựng. Nhưng; điều này sẽ là một xác nhận những gì làm ra đúng như là đánh giá được tác phẩm nghệ thuật ở chính nó để rồi dứt khoát từ chối nói đến –But should the claim be made that such an analysis accounts for the work of art itself then a categorical denial is called for. Và; từ đó tạo ra phong cách riêng, trườn vào trong tác phẩm nghệ thuật là điều không còn cần thiết cho một tác phẩm dựng nên. Tự coi đó là sáng tạo nghệ thuật, sự cớ đó gần như cá nhân chủ nghĩa, một thói quen ngu xuẩn tạo ra trường phái riêng mình (personal idiosyncrasies). Ở thi văn họa; những gì cần thiết trong tác phẩm nghệ thuật là những gì phát tiết bề mặt hiện thực của đời người, lời lẽ, văn phong, bút pháp của con người nghệ nhân đến từ tinh thần và tấm lòng (là thực ở chính mình thì sáng tạo mới có thực); ở khâu này thi sĩ không thể hoán chuyển ngôn từ mà đòi hỏi ngôn từ phải sống động thực tế; vận dụng sâu sắc của thi sĩ là hoà nhịp để tư duy đi vào đời cùng với tác phẩm; không riêng một bộ môn mà tất cả mọi bộ môn đều là chức năng phát tiết do từ não thức. Rứa mà đôi khi chúng ta phải đương đầu với những gì cá biệt, đặc trưng thời ít ra tạo được một sự thật độc đáo của nghệ thuật. Nghệ thuật tiền cổ cũng đáng kể trong một đối xữ do từ não thức chớ không ngẫu nhiên mà thành hình, cho nên chi đứng trước tác phẩm nghệ thuật nói chung là cả một vận dụng trí tuệ để lãnh hội mới nhìn thấy cách riêng của tự nó. Tuy nhiên; trong khả năng của con người nghệ sĩ không những chỉ là thuần chất mà còn chứa đựng một dục tính khác không chừng còn nhiễm sắc dị hình (hetero-erotic) hay là có dục sắc trong cảm thức là đằng khác. Nói như rứa thì trong não thức đã tiềm ẩn những thứ đó? Rứa cha chi nữa! mới là thành văn, thành hình dẫu có tiềm ẩn đi chăng, tất cả là dạng thức phát sinh từ tế bào não. Cái sự lý đó người ta gọi là thực thể bên ngoài không dính dáng đến tư duy hoặc não thức (objective) và cũng không có cá tính riêng biệt (impersonal) –cho dẫu có man di mọi rợ đi chăng nữa; đối với người nghệ sĩ (thơ, văn, họa) là sống với tác phẩm và không còn hiện hữu của con người trước tác phẩm. Phát tiết của não thức là ở chỗ đó. Mỗi khi gọi con người sáng tạo là có hai bề mặt khác nhau hoặc là tổng hợp của một kỹ xảo khác biệt. Mặt khác; hiện hữu của con người nghệ sĩ với cá tính cuộc đời. Phiá khác; hiện hữu của con người nghệ sĩ là không có cá tính cuộc đời; mà là tạo dựng bằng tiến trình. Nhưng chúng ta chỉ hiểu được trong khả năng của người nghệ sĩ do tìm thấy ở sự thành quả của sáng tạo. Nghệ thuật là một thể cách của bẩm sinh, thế nhưng; người nghệ sĩ không phải là con người thiên tính muốn có cái tự do tìm thấy từ sáng tạo của riêng mình, nhưng; cái được phép của nghệ thuật là thực hiện được mục đích của mình xuyên qua đó. Thí dụ: Nguyễn Du (Đoạn Trường Tân Thanh) và Thanh Tâm Tài Nhân (Kim Vân Kiều Truyện) là một biến đổi phong cách và hoàn cảnh, một toa rập sự kiện do từ não thức khơi dậy ở sự trùng phùng, tương ngộ, giao duyên để tạo ra phong cách riêng của người nghệ sĩ đang đứng trước hoàn cảnh. Một hoàn cảnh thích nghi và hoà hợp để thành hình tác phẩm trong sáng tạo. Ngược lại não thức báo động trước hoàn cảnh, xâm nhập vào tâm thức để phát tiết tư tưởng qua thi ca như trường hợp Hàn Mặc Tử và Tố Hữu. Một đằng nghiêng về thần thánh hóa cho một tri ân, một đằng nghiêng về chủ nghĩa độc tôn cho sự ngợi ca. Ở phương Tây chúng ta bắt gặp hoàn cảnh tương tợ ở Nietzsche và Wagner và về sau kể cả Schopenhauer là một giao tình để đưa vào tác phẩm như một thứ nghệ thuật được phép thực hiện qua từng trạng huống tâm lý và sinh lý khác nhau. Picasso cũng đã nhiều lần thao thức với Edouard Manet hay trong nguyên sơ nghệ thuật Phi châu để thành hình trong ‘Les Demoiselles d’Avignon’. Do đâu mà ra? Tất cả dữ kiện dấy động từ não thức, chìm trong tiềm thức để có cơ hội phát tiết tùy sự thích ứng của thi nhân, văn nhân và họa nhân. Từ chỗ đó suy ra; tất cả đây là hiện hữu, điều này không còn xa lạ cho con người nghệ sĩ; là một cái gì đặc biệt gây thêm chú ý cho trường hợp tâm lý, sinh lý cấu tạo trong tiến trình của não thức và người ta coi đó như một phương pháp phân tích cho dữ kiện tác phẩm. Nói chung dù chịu ảnh hưởng, một thứ ảnh hưởng để sáng tạo hay để sáng tỏ vấn đề do từ động lực nhận thức hoặc do từ phân tích tâm lý là những yếu tố khơi dậy từ não thức để biến đổi hoàn cảnh; trạng huống đó không thể coi đó là sự lập lại mà ở đây dựng lên được nguồn sáng tạo mới hơn. Ngay cả văn chương triết học cũng phải tìm thấy ở nguồn sáng tạo tư tưởng và từ đó phát tiết ra nhiều trường phái khác nhau trong thi văn họa đều đổi mới tư duy từ văn phong đến ngữ điệu mới tạo nên những gì là cách riêng ở chính mình. Ba vai trò khác nhau, ba lãnh vực khác nhau nhưng tựu chung là một đồng hành trên con đường sáng tạo cho mỗi cá tính. Tuy nhiên; bên cạnh những hoạt động dẫu bình thường hay không bình thường đời người nghệ sĩ thường có thói tính bất mãn tột độ –The lives of artists are as a rule so highly unsatisfactory –không phải nói là đổ vỡ, tan nát. Rứa thì răng? Có chi mô, bởi; cái mặc cảm tự ti (inferiority complex) là bản chất con người mà đôi khi là khiá cạnh riêng tư của họ, xét ra cũng không phải vi phạm điều gì là tội ác cả mà phải quá sức. Thế nhưng; cái sự khước từ ở chính mình là do từ tâm thức não bộ báo động trước hoàn cảnh đang sống; ngờ vực và mất niềm tin. Cho nên chi con người nghệ sĩ (thi văn họa) thường khi có những trạng huống bất bình thường, có thể do từ khủng khoảng nội tại, có thể do từ khủng khoảng vật lý gây nên để rồi mất luôn bản năng kiểm soát đưa tới trạng huống tâm thần, ở trạng huống đó đã để lại trong não thức những hình ảnh, sự kiện xa rời thực tế nhưng lại thực tế đối với người nghệ sĩ mỗi khi họ muốn thành hình tác phẩm. Yếu tố sinh lý cũng ảnh hưởng và tác động vào nguồn sáng tạo; vượt khỏi tầm nhìn của những gì là bình thường. Thí dụ: người nhạc sĩ nhủ lòng trước hoàn cảnh cô độc nên nảy sinh ra ngôn từ hòa vào âm điệu để thành lời ca (vô nghĩa); thế rồi vô nghĩa đó trở nên quen thuộc và cho là sáng tạo âm nhạc (hay là hiện tượng?); rứa cho nên ý thức nhận biết trở nên vô thức ở những khoảnh khắc xẩy đến. Giao động đó phát sinh một phần sinh lý không có lối thoát. Vậy thì làm thế nào để chúng ta nghĩ đó là chất nghệ sĩ mà chỉ có người nghệ sĩ giải thích và cũng không phải thiếu điều xử thế mà trở nên đối kháng với cuộc đời mà họ va phải? Thực ra chẳng có gì để đặc vấn đề; nhưng đem lại một kết quả thê thảm buồn, đó là dữ kiện mà người nghệ sĩ phải đương đầu và sống cùng với nó. Một lý do khác; có thể hành động như thế là hiệu quả để thông thoát (consequent drain) từ những gì xẩy đến bên cạnh cuộc đời. Họ phải đấu tranh tư tưởng để vượt thoát qua hành động, dựng lên cơ sở cho sáng tạo nghệ thuật là việc tất yếu của thi nhân văn nhân và họa nhân đó là nhân tố quyết định qua việc phát triển tâm lý. Dẫn thí dụ này may ra đả thông được phần nào chức năng của người nghệ sĩ thi nhân, văn nhân và họa nhân: Ấy là điều không do Goethe tạo ra Thiện chí, nhưng; Thiện chí là cơ may tạo ra Goethe / It is not Goethe who creates Faust, but; Faust which creates Goethe (huyền thoại Đức quốc). Hoặc nói cách khác; không do Nhất linh tạo nên Tự Lực Văn Đoàn, nhưng Tự Lực Văn Đoàn là cơ hội tạo ra Nhất Linh thành danh. Rứa thì những gì gọi Thiện Chí hay Sáng tạo là biểu tượng? Mô có; đây không phải là chuyện dẫn chứng cổ tích mà đưa ra đây như một giải hóa vấn đề của người nghệ sĩ với tác phẩm, tất cả liên đới với nhau. Trong mọi tư duy; não thức đi trước thành phẩm thời có khác chi ánh sáng đi trước tiếng động là vậy đó. Nhưng sự bày tỏ chính là đứng trên lập trường cố định, tuy không mấy sáng tỏ để nhận biết và cũng chưa hẳn là sâu sắc cho một hoạt động sống động. Ở đây là một tương quan hòa hợp. Cho nên chi nói tới Faust tức nói tới Thiện chí hoặc ‘Cũng là tiếng nói Zarathustra? / Also sprach Zerathustra?’ nằm trong điển cố này. Cả hai dẫn dụ trên là hình ảnh khởi thủy / primordial image. Hình ảnh sáng tạo của những người khôn ngoan mẫn cán (wise-man); nó đánh thức trong khi mọi thứ đang chìm đắm trong cõi vô thức; đấy là vai trò người nghệ sĩ. Nhưng; ý thức cuộc đời là mô tả đặc điểm bởi những con số liên hợp bên nhau (one-sidedness) và bởi những thói tính giả dối là một một kích động vào những gì người nghệ sĩ muốn thực hiện; có thể đến trong trí tưởng dịu êm hoặc đến trong ý tưởng phản kháng, cái đó chính là nhãn quang của người nghệ sĩ và những gì mà họ dự đoán được. Đấy là phục hồi trạng thái tâm lý và cân bằng những gì của thời đại đang sống. Trong cách khác; những tác phẩm hoàn thành của người nghệ sĩ đến từ sự gặp gỡ qua nhu cầu tinh thần và hoàn cảnh xã hội mà họ đang sống, thời đây là lý do chính đáng để xây dựng tác phẩm; ấy là điều tất yếu của con người, không những là ý thức nhận biết hoặc không nhận biết. Hiện hữu trước hoàn cảnh là phương tiện cần thiết cho tác phẩm, người nghệ sĩ biết vận dụng khả năng để không thấy mình mà thấy người, tất không còn lý do gì để giải thích khác hơn mà để lại trong tác phẩm vai trò khách quan hơn vai trò chủ quan đứng ra hướng dẫn hay giải thích. Tác phẩm lớn của nghệ thuật giống như giấc mơ; bởi vì tất cả quá rõ ràng những gì trong đó, không cần phải giải thích những gì chính nó và đừng bao giờ mập mờ, thờ ơ –A great work of art is like a dream; for all its apparent obviousness it does not explain itself and is never unequivocal. Một khát vọng mơ về là đừng bao giờ nói: ‘Phải/Ought’ thế này, thế nọ hoặc ‘Đây là sự thật/This is the truth’. Nói làm chi rứa người nghệ sĩ? Mỗi khi nói như thế; thứ nhất là bắt buộc sự xác định vấn đề, thứ đến là tỏ tài hay của cái gọi là khoe khoang, là đứng ngoài vòng cương tỏa của trí tuệ, nghĩ thế giữa lúc này là não thức hỗn loạn trong một ý thức suy tàn. Hoài niệm là ý thức khơi dậy sự trở về, hoài niệm để nhắc nhở về việc làm của mình như một đánh giá sự hiện hữu thì trạng huống tâm sinh lý trở nên suy đồi vì biến mình trở thành vô thức chớ không nói đó là ý thức. Thi sĩ, văn sĩ thường gặp phải hoàn cảnh này nguyên nhân cũng do từ bản chất tự tại; nghĩa là thấy mình hơn thấy người. Trạng huống đó thuộc tâm sinh lý khống chế làm cho trí năng không có lối thoát. Rứa cho nên những người nghệ sĩ cứ một lập trường bảo thủ mà không tạo dựng cho mình một con đường mới hơn. Tác phẩm chưa làm nên giá trị mà sáng tạo làm nên giá trị. Chẳng qua chỉ là giới thiệu cái hình ảnh lập lại như phép tự nhiên của việc trồng cây mà phải nói lên cái quyết định đạt được. Thành ra ‘mơ’ hoài niệm là khát vọng chớ không bao giờ hiện thực; không chừng lập ngôn trong một vấn đề, mà xét ra không cần phải nhắc nhở. Hoài niệm là đứng lại không còn sáng tạo. Chính sự kiện đó làm bế tắt về mặt tư duy; trí năng sáng tạo không phát tiết mà chỉ phát tiết trong phạm vi hạn hẹp. Thí dụ: Có một nhà văn nọ chuyên ôn tập chuyện cũ, đam mê quá độ; quên mình đang hiện hữu trước cuộc đời, quên mình đang sống giữa tiến trình (khoa học, xã hội) mà thủ cựu trong một tri nhận lạc hướng. Bởi ý thức hệ nằm trong một dạng thức đông cứng, cục bộ (concreted) không vượt thoát ra khỏi trí năng. Cho nên chi cùi mài để tìm cái mới trong cái xưa cũ; mà thực ra cái xưa cũ đó không làm mới cuộc đời. Hạng người như thế mắc chứng tâm thần. Card Jung cho đó là trạng thái sinh lý bị lung lạc trước hoàn cảnh hiện hữu. Có bốn chức năng gây nên: tư duy (thinking) trực giác (intuition) cảm tính (sensation) và cảm xúc (feeling). Nói chung người nghệ sĩ (thi văn họa) rơi vào một trạng huống như nhau. Ngoại trừ nhà văn mắc chứng tâm thần thời lại khác. Cái khổ khác của người nghệ sĩ ngày nay trở nên xu hướng, xu thời cứ thấy người ta ca ngợi, tán dương thì hùa nhau làm như người ta làm; đứng trước hoàn cảnh người nghệ sĩ (thi sĩ) phát tiết theo trào lưu tiến trình xã hội, cảm tính đó không phải do từ cảm xúc để thành thơ; chính vì vậy mà mất nguồn cảm hứng. Họ nói lên những gì như một tha nhân không dính dáng đến sự kiện. Sự hiện diện đó mất chất người nghệ sĩ mà trở nên a tòng, đạp đuôi, một tâm thức bị bào mòn do từ sự khơi dậy của vô thức.Vô hình chung nói lên cái hời hợt vô duyên, dẫn những điều không đáng dẫn. Thành ra xây dựng trên cái vô bổ mất tính hiện thực! Còn người nghệ sĩ (hoạ sĩ) thì lại khác; bởi trực giác điều động cảm thức. Não thức và tâm lý đưa nghệ sĩ tới phác thảo hơn là sáng tạo. Sáng tạo ở đây là dựa trên chất liệu hơn là trí năng để xây dựng cho một đề tài có sẳn trong tiềm thức. Não thức đưa màu sắc hòa nhịp vào ý thức để tạo nên hình thể cho tác phẩm. Đứng trước tri nhận của người nghệ sĩ (thi văn họa) là hội nhập vào hoàn cảnh để thích nghi, làm sống lại sự kiện khơi từ tri thức nhận biết mà ra. Người họa sĩ đứng trước khung bố là do điều động của trí năng khơi dậy từ não thức để thành hình tác phẩm. Còn thi sĩ và văn sĩ thì đứng trong dữ kiện hòa nhập vào cảnh trí thiên nhiên và con người là chủ đề để tạo ra tác phẩm. Cho nên chi người nghệ sĩ cần có sáng tạo là yếu tố thành phẩm chớ không phải tác phẩm nói lên giá trị của người làm ra nó. Jung có nói câu này: ‘human being with a personal life and the impersonal; creative process!’ Hiên hữu con người với cá thể riêng tư và cái không riêng tư cuộc đời; đó là tiến trình sáng tạo!Thế nhưng; chúng ta phải hiểu một cách tự nhiên về những kinh nghiệm của người nghệ sĩ. Chúng ta thấy được những gì họ đã vẽ lên như đã một lần chưa hàn gắn được hoặc khôi phục trở lại do từ tâm lý chưa hợp nhất. Sự cố như thế nằm dưới dạng thức nhận biết của sự việc, ý thức sự cách ly của hoàn cảnh trong đó nhận ra sai lầm và nỗi đau chất chứa; chính sự cố đó đâm thủng vào khuôn phép của cuộc đời mà trong đó con người đã gán ép, buộc phải hay góp phần cho một nhịp điệu hiện hữu để đi vào đời; lắm lúc cuộc đời không phải đẹp như ý mình cho nên chi có một vài tác phẩm nói lên cái bi thảm cuộc đời. Đọc lại những gì Dostoevsky và Kafka thời cho chúng ta một tri nhận cảm thông; ít nhiều cảm thức chất chứa trong tâm hồn của người viết…đã làm sáng tỏ vấn đề.

Nói rút lại; thâm cung sáng tạo của người nghệ sĩ và những gì có hiệu năng là sự thật thể hiện của nghệ thuật; cái đó là khám phá trong sự trở về có từ trạng huống bí truyền; là định mức của kinh nghiệm (nhiều, ít) ở cái thời điểm mà con người dự cuộc trong đời, sự cớ này không có tính chất riêng biệt, cũng không hạnh phúc hay đau khổ cho một đối tượng đơn độc như đã tìm thấy; duy chỉ có sự hiện hữu của con người là tồn lưu, tồn lại không còn cái thứ tồn loạt của một số nghệ sĩ đã đi ngược với trào lưu mà trong đó có cả đạo đức, luân lý đi theo trong tinh thần sáng tạo mới.Tồn loạt có nghĩa là toa rập, a tòng, học đòi thói đời thời đâu còn gọi là sáng tạo. Vì đây là điều tại sao tác phẩm lớn của nghệ thuật là đi từ tư duy não thức (objective) và không cá nhân tính (impersonal). Và; đây cũng là điều tại sao cuộc đời riêng tư của nghệ sĩ không thể cầm giữ một cách cần thiết trong những gì của họ. Nhưng; hầu như đây là một động lực thúc đẩy giúp cho người nghệ sĩ nhận ra mình trong công việc sáng tác với một chất lượng sáng tạo cao là đáng kể. Chính sự lý đó là cơ bản phát xuất từ tri nhận ở não thức để làm mới cuộc đời nhất là trong lãnh vực nghệ thuật mà con người phải đương đầu và thu tập ./.

 

 (ca.ab.yyc. 18/11/2015)

 

SÁCH ĐỌC: ‘Literature and The Arts’ by Ronald Gottesman. Norton & Company.Inc (New York. London. Toronto) Copyright@1980.

TRANH VẼ: ‘Thiếu Nữ Mắt Buồn / Girl with Sad Eyes’ . Khổ 15’’ X 18’’. Trên giấy cứng. Acrylics + Mixed. Vcl #13112015.

 

                                                                   

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3252
Ngày đăng: 22.11.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Phùng Nguyễn, chiếc lá thu bay… - Trương Văn Dân
Lại bàn chuyện thi cử - nên gộp hay tách ? - Phan Văn Thạnh
Không ai có thể tránh khỏi sai lầm "Những sai lầm của Hai Học Giả: Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Khắc Thuần" - Thái Quốc Mưu
Là thế và không là thế - Võ Công Liêm
Đạo văn hay không ? - Yến Nhi
Nhìn từ Festival Múa rối quốc tế lần thứ IV năm 2015 - Tuấn Giang
Đọc Thác Đố Sau Nhà và Nguyên-Vẹn của Võ-Phiến - Nguyễn Quỳnh USA
Đặc điểm sân khấu Thời hội nhập quốc tế - Tuấn Giang
KHÁM PHÁ BÍ ẨN: AI LÀ T.T.Kh ? -7 (NHỮNG BÍ ẨN CUỐI CÙNG) - Đỗ Thế Cường
KHÁM PHÁ BÍ ẨN: AI LÀ T.T.Kh ?-6 - Đỗ Thế Cường
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)