Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.209
123.151.724
 
Trịnh Cung
Đặng Phú Phong

 

 

 

 

 

 

   Tiểu sử:

  • 1939: Born in Nhatrang, Vietnam
  • 1962: Graduated from Hue College of Fine Arts, selected for the 1st National Fine Arts Exhibition, Saigon.
  • 1963: Selected for “Biennal de Paris”
  • 1964: Selected for “Biennal de Tunis”
  • 1966-1974: Group exhibition of the Vietnamese Young Artists Association, General secretary of the Vietnamese Young Artist Association
  • 1969: Group exhibition in the USA
  • 1970-1973: Taught oil painting at the Hue College of Fine Arts and the SaiGon National College of Fine Arts
  • 1985: Returned to painting
  • 1991: Selected by the Plum Blossoms Galerie, Hong Kong
  • 1992: Interviewed on Artist at-Work pages of the Asian Art News
  • 1993-1996: Exhibited permanently in Galerie La Vong, Hongkong
  • 1994-1995: Exhibited and studied European modern arts in Paris
  • 1996: Published an essay for the 2nd Asia Pacific Find Arts International Exhibition in Brisbane, Australia
  • 1996-1997: Visiting lecturer at San Francisco State University

  • Speaker at the Laguna Museum

  • Speaker at Art Teach Center, Palm Springs, California

  • Exhibited recent works in California, Washington, D.C., and Louisiana
  • 1997: Selected for Southeast Asian Art – A New Spirit, with 100 established artists from the
  • region published in Singapore.
  • 2008- “Nội Tình Cái Hẻm” (a collection of poems), published by Cửa- Saigon
  • Awards: 1962: Honor Certificate of the 1st International Fine Arts Exhibition in Saigon; 1963: Broze Medal of the Spring Paintings, a national exhibition; 1964: Silver Medal of the Spring Paintings, a national exhibition

 

Trịnh Cung: Treo mình trên giá vẽ

Năm 1962 Trịnh Cung  dù chỉ là một cậu thanh niên tỉnh lẻ 23 tuổi, vừa tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế đã xuất hiện như là một họa sĩ tài danh do được giải bằng Danh Dự  trong cuộc Triển lãm Mỹ Thuật Quốc Tế lầ thứ nhất (1 st National Fine Art Exhibition), nhất là nhờ bài viết của Họa sĩ Thái Tuấn khen tặng anh trên tờ Bách Khoa. Lúc này anh chưa lấy họa danh là Trịnh Cung, vẫn cái tên khai sinh là Nguyễn Văn Liễu được giới hội họa đàn anh như Duy Thanh, Ngọc Dũng khen tặng nhiệt tình.

Chỉ trước thời gian này chừng 5, 6 năm, Nguyễn Văn Liễu, chất ngất một niềm đam mê thơ văn đầy lãng mạn, luôn mong ước trở thành một thi sĩ nổi tiếng.  Họ Nguyễn đi học vẽ chỉ vì không có trường dạy làm thơ viết văn, với hành trang: “ Thơ là họa vô hình, họa là thơ hữu hình”. Cứ vậy, song song với việc làm quen với màu sắc, nét cọ, chàng vẫn sáng tác những bài thơ với cách dùng từ mới. ý, tứ lạ, lung linh tỏa sáng cho đến bây giờ. Cũng nên nhắc đến bài thơ “Cuối cùng cho một tình yêu”  Trịnh Công Sơn phổ nhạc là một bài hát hay được rất nhiều người ưa thích. Nhưng họ Nguyễn đã từ giã thi ca. Vì, hội họa đã chọn Trịnh Cung!

Từ đó, xuyên suốt một con đường dài 53 năm, trong  cuộc chơi màu sắc Trịnh Cung nổi bật lên như một ngôi sao sáng; trong lý luận về hội họa Trịnh Cung xuất hiện như một kiện tướng. Qua những bài báo, trả lời phỏng vấn, viết sách với những khám phá, nghiên cứu  bằng những lý luận vững chắc, cũng như được thỉnh giảng mỹ thuật, đọc tham luận tại  một số đại học ở Mỹ,viện bảo tàng mỹ thuật ở Singapore, Trịnh Cung đã gây được ảnh hưởng đến đương thời và cả tương lai cho mỹ thuật tạo hình VN. Để nói về những việc ngoài khung vải của Trịnh Cung, tôi đồ rằng phải viết cả cuốn sách, ngoài phạm vi cũng như ý định của bài viết này. Ở đây, người viết chỉ cố gắng đưa ra những cảm nhận về một số tranh tiêu biểu, một cái nhìn rất sơ lược, khái quát trong hành trình hội họa dày cộm của người họa sĩ tài ba này.

Tính cách tìm kiếm cái mới lạ trong văn học nghệ thuật của Trịnh Cung đã phát sinh từ thời anh còn học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế. Chỉ vì anh dám vẽ theo lối Hiện Đại (Modern Art), một trường phái không có dạy trong trường  nên anh đã bị vị Giám đốc là họa sĩ Tôn Thất Đào đuổi học. Thời bấy giờ  nghệ thuật phương Tây du nhập vào miền Nam chỉ qua ngả sách báo, các họa sĩ chỉ được tiếp cận như vậy nhưng vì quá say mê nghệ thuật, anh đọc sách, tự tìm hiểu nên lãnh hội được nhiều. Tên tuổi của những họa sĩ tài ba trên thế giới như Henri Matisse, Picasso,Wassily Kandanski, Amedeo Modigliany đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ lên nhiều họa sĩ miền Nam, trong đó có Trịnh Cung. Nhưng Trịnh Cung đã nghiêng về trường phái Biểu Hiện (Expressionism).

 Chủ nghĩa biểu hiện xuất hiện khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 ở châu Âu do những thái độ hoài nghi, bất đồng, lo ngại đối với xã hội, có đặc điểm nhấn mạnh, thậm xưng cảm tính - xúc cảm trong sự thể hiện trên  khung vải của người họa sĩ. Chủ nghĩa này còn được thể hiện trong văn chương và các loại nghệ thuật khác. Có sự trùng lập nào chăng nếu đem so sánh việc ra đời của Chủ Nghĩa Biểu Hiện ở châu Âu trong khoảng tiền Thế chiến thứ nhất và sự tham gia Chủ nghĩa Biểu Hiện của những họa sĩ Việt Nam trước năm chiến tranh Nam Bắc bùng phát phát dữ dội 1965?  Tính chất của Trịnh Cung rất hợp với những quan điểm của Trường phái Biểu Hiện nên anh đã ở với nghệ thuật Biểu Hiện khá lâu dài, từ 1962 cho đến thập niên 90 sau đó anh bước sang Biểu Hiện Trừu Tượng (Abstract Expressionism). Khoảng 10 năm trở lại đây anh đã đi hẳn vào Trừu Tượng nhưng thỉnh thoảng anh cũng vẽ những bức tranh  hình tượng (figuration) như bức tranh “Đôi chúng” là một thí dụ.

Tôi muốn dùng sợi chỉ xuyên suốt qua những tác phẩm “đình đám” khá tiêu biểu của Trịnh Cung trong  một hành trình dài hơn 50 năm có đầy hoài nghi, bi quan, thương tích, âu lo, gây hấn, trầm tích muộn phiền trong đời sống của anh “ nổi trôi theo vận nước”, bị trấn lột bỡi xã hội bất công. Những cảm nhận, thọ. chịu đó hầu như thể hiện toàn bộ trong tranh của anh. Nói cách khác tranh Trịnh Cung đã bày tỏ, hiển lộ căn cước của tác giả - một con người chung thân bất mãn. Với  cá tính mạnh mẽ, nhuần nhuyễn lý thuyết hội họa, luận giải, phê phán về nhiều vấn đề hội họa, cả luôn bộ môn văn học đều rất logic, vững chắc, rất bảo lưu ý kiến, và, anh cũng lại một người rất nhạy cảm cho nên Trịnh Cung không tránh khỏi  người yêu kẻ ghét.

Trở lại từ năm 1962 với “Mùa thu tuổi nhỏ”, bức tranh đoạt bằng Danh dự Triển lãm Quốc tế Sài gòn lần thứ nhất, đã đưa tên tuổi của anh chói sáng. Mặc dù bức tranh nói về niềm vui của tuổi thơ, đi rước lồng đèn Trung thu, nhưng hầu như toàn bộ bề mặt tranh phủ lên một màu đen tối. Cái đen tối không phải của đêm đen mà là sự tăm tối trong bối cảnh xã hôi của những em nhỏ nghèo hèn này. Phần trắng sáng ở giữa cũng không phải là cái ánh sáng hiền lành, tươi mát của ánh trăng mà chính là sự đối chọi, phản diện của những cuộc đời khốn khó.  Bức tranh nói lên niềm ao ước hơn là sự vui chơi của trẻ thơ. Niềm ao ước đó thật quyết liệt qua những cây gậy mà chúng mang theo. Đây là hình ảnh tuổi thơ cơ cực củaTrịnh Cung ở một vùng quê  nghèo khó; nó đã được nung nấu trong tâm thức cho đến khi có cơ hội bộc phát bằng một bức tranh Biểu Hiện thật tài tình. Bức tranh  báo hiệu cho một Trịnh Cung dấn thân mang tính phẩn nộ trong tâm thức sâu sắc của một họa sĩ tài ba.

 

 

Mùa thu tuổi nhỏ. Sơn dầu trên bố. 70 x 100 cm-1961


Bằng Danh Dự Triển lãm Mỹ Thuật Quốc Tế


Sài Gòn lần thứ nhất 1962

 

 

Khoảng năm 1958, Trịnh Cung bắt đầu chơi thân với Đinh Cường và Trịnh Công Sơn. Đây là một bộ ba tuyệt đẹp trong văn nghệ. Một Đinh Cường  hiền hòa, lãng mạn. Một Trịnh Công Sơn thống thiết trong nỗi đau thân phận con người, tình yêu. Một Trịnh Cung thẳng thắn bộc trực, đầy lửa. Cả ba đều tài hoa và bổ sung cho nhau. Họ đã tự tạo nên những trên tuổi lớn trên vòm trời văn học nghệ thuật của Miền Nam.

Bức tranh thứ hai tôi muốn giới thiệu đến là “Đứa trẻ du ca” vẽ 1969.  Từ năm 1966, phong trào Du ca nổi lên rầm rộ, khắp nơi trong miền Nam , thanh thiếu niên thi nhau hát những bài  thanh niên ca, thiếu nhi ca, , sử ca, dân ca, đồng (dao) ca… tôi cho rằng bức tranh này đã  được vẽ khi vang vọng bên tai anh những bài hát đồng dao ấy. Hình ảnh của một thằng bé mặc chiếc áo đầm lam lổ, bẩn thỉu (tác giả giải thích chiếc áo từ viện trợ nhân đạo nên được gì mặc nấy, không kể gái trai) trên cổ mang lá bùa hộ mệnh (cũng theo tác giả) đang gảy đàn Mandolin đàng sau là một xóm nghèo rách nát. Nói về cây đàn,Trịnh Cung, với giọng xa xôi trầm lắng, anh kể về cái quá khứ tăm tối, với chiếc đàn cũ kỹ, sứt mẻ anh từng hát nghêu giữa cánh đồng mông quạnh mà mơ ước những điều tốt đẹp đến cho quê hương như cậu bé trong tranh đang hát một khúc hát mong mỏi hòa bình trong trận chiến bạo liệt đang xảy ra trên đất nước.  Con chim, biểu tượng hòa bình, đậu trên đầu đứa bé, tuy thật gần mà cũng rất xa vì nó ở ngoài tầm mắt. Toàn thể bức tranh đều được xử dụng màu xám ảm đạm, một chút xanh của bầu trời  không thể cứu vãng được cả không gian buồn lạnh lẽo. Đây là một bức tranh gợi cảm, âm vang của bài hát không  nằm trong phạm vi bức tranh, nó vang vọng ra ngoài đi vào lòng khách xem tranh.


 

Đứa trẻ du ca. Sơn dầu trên bố. 80 x 100 cm-1969

Năm 1974, Trịnh Cung cảm thấy hoàn toàn thất vọng trước tình hình đất nước; miền Nam sắp sửa sụp đổ. Anh thể hiện suy tư này qua bức tranh “ Cuộc đầu hàng của gia đình tôi”. Toàn bộ bức tranh phủ bằng màu vàng thổ-màu của bi quan. Thế giới đã không còn gì ngoài một màu đất chết. Bốn người trong gia đình anh (vợ, chồng và hai đứa con nhỏ) đã trở thành 4 thân cây chết, trơ mấy nhánh khẳng khiu, gầy guộc. Màu sắc và bố cục của bức tranh làm người xem có cảm tưởng đang đứng trong sa mạc với mấy nhánh xương rồng cháy đen vì nắng hạn, cuộc sống tươi đẹp với hoa cỏ xanh tươi đã mất hút tự phương nào. Tâm thái của tác giả cũng là tâm thái của những người hiểu biết tình hình chính trị, quân sự của miền Nam bấy giờ.

 

 

 

 

 

 

Cuộc đầu hàng của gia đình tôi. Sơn dầu -100x80 cm- 1974

 

Trịnh Cung trở về sau gần ba năm lao tù, anh không còn tâm trí sáng tác được. Vẽ chỉ để kiếm tiền cho cơm áo. Chỉ đôi bức anh sáng tác sau những năm tháng dài  bi quan và cô độc. Điển hình là bức tranh     “ Hòa tấu trong sa mạc” mà nhà phê bình hội họa Corinne de Ménonville cho rằng “cái tựa nói lên tất cả” (the title says it all ).

Khoảng 1996 cho đến khi chính thức định cư tại Mỹ 2014, Trịnh Cung có dịp ra hải ngoại nhiều lần , khi thì được mời thỉnh giảng ở các đại học tại Mỹ , Singapore…. Đây là thời gian anh có được nhiều thì giờ tiếp xúc trực tiếp với nền hội họa Âu Mỹ, đi tìm tòi, học hỏi ở các viện bảo tàng danh tiếng nhất thế giới. Nhiều bài viết nhận định  sâu sắc về hội họa của anh ra đời. Anh đã có một cuộc triển lãm gây nhiều tranh cãi tại thành phố Garden Grove, Mỹ  lấy tên “Âm vang của đất” (Echo of the Land) và một tuyển tập nghệ thuật cùng tên. Trong thời kỳ này Trịnh Cung đã tưởng mình không khỏi thoát cái chết vì căn bệnh cancer tụy tạng. Nhưng anh đã tái sinh trong một tình huống lạ kỳ mà y khoa không thể giải thích.

Năm 1989 bức tranh “Treo mình trên giá vẽ” (tên tiếng Anh: Self-crucsifixtion) ra đời. Đây là kết  quả nhiều năm trời suy tư của Trịnh Cung về hội họa. Bức tranh nâng hội họa thành tôn giáo, nhưng tín đồ đã sùng bái đạo không có tham vọng cứu rỗi nhân sinh mà chỉ để tử vì đạo một cách thật cô đơn. Đây là bi kịch của đời họa sĩ. Chúng ta liên tưởng đến cuộc đời khổ. khó, rồi chết trong đau thương tăm tối của các danh họa như Vincent van Gogh (1853-1890), Amedeo Modigliani (1884-1920)... Màu xám ngăn ngắt là màu chủ đạo cho bức tranh, những dòng máu đỏ bầm chảy lan ra  trở thành những áng mây huyết dụ. Lạnh lùng. Quỷ ám. Tôi cho rằng góc này của bức tranh là một biểu tượng tuyệt vời của nghệt thuật. Đàng sau cái giá vẽ đang treo mình người họa sĩ là đồi núi chập chùng. Trên đỉnh đồi, người chơi dương cầm (được tác giả cho biết là cô con gái đầu lòng) như dùng âm thanh của chiếc đàn như tiếng chuông gọi hồn, chia xẻ nỗi lòng của người tử đạo.

 

 

 

Treo mình trên giá vẽ. Sơn dầu trên canvas-80 x 99cm. 1989.

 Qua những bức tranh Trịnh Cung vẽ theo trường phái Biểu hiện, trừ một số ít anh rập khuôn theo đường lối là chú trọng đến những mảng và khối màu dày không bằng phẳng, nhiều màu sắc, tô đậm các đường viền đậm nét, dùng hình thức phóng đại, sử dụng những nét mờ tạo cảm giác chuyển động v.v. còn lại là những bức tranh anh vẽ theo phong cách dùng màu mỏng hơn, không dùng nhiều màu. Đây là phong cách riêng của anh trong tranh Biểu Hiện.

Từ khi được tái sinh, gặp mối tình tuyệt vời của một nhà thơ nhỏ hơn anh hơn 40 tuổi, rồi lấy nhau, Trịnh Cung lần hồi nhẹ đi những  bi quan cũng như những cá tính mạnh mẽ. Anh tin vào một điều mà theo cách anh gọi là “số mệnh có điều kiện”. Và, anh chú tâm vào lối vẽ Trừu Tượng. Anh muốn đưa đến người xem những cảm xúc về mỹ thuật nhiều hơn là cảm xúc về nội dung. Màu sắc lãng mạn, trử tình mang hơi hướm phương Đông, tranh Trừu Tượng  của Trịnh Cung rất được nhiều người ngưỡng mộ.

Anh thường nói: “Tôi chọn cách xuất hiện bằng số ít hơn là số nhiều mà chẳng là con số thật sự.”. Chẳng phải vậy mà nhà thơ Du Tử Lê đã gọi. chỉ. đích danh Trịnh Cung, Con sói đơn độc(?).

 

 

 

Trích” Bên kia chữ nghĩa & nghệ  thuật

Chương Văn xuất bản cuối tháng 12/2015

 

 

Đặng Phú Phong
Số lần đọc: 3513
Ngày đăng: 10.12.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Việt Thương (Nguyễn Văn Giai) - Hồn lãng tử trong áo choàng linh mục - Mai Bá Ấn
Nguyễn Huyền Thạch và thơ màu xanh phai - Mai Bá Ấn
Lê Văn Ngăn "Cuộc đời và thơ ca" - Vương Kiều
Kiệt Tấn , đôi khi thèm chết nhưng vẫn mê đời - Trương Văn Dân
Tôn Phong* - ngọn nến tự cháy - Từ Sâm
Phạm Phú Hải 'Thi sĩ dị thường' - Tâm Nhiên
Paul Eluard ”Nhà thơ khát vọng” - Võ Công Liêm
Nguyễn Trung Hiếu - Hãy xanh cho thấy hết lòng nông sâu! - Mai Bá Ấn
Mùa thu nhớ thi sĩ Bích Khê (1916 -1946) - Đinh Cường
Vài điều nên biết về một người bạn Pháp G.Dumoutier (1850 - 1904) Cựu giám đốc Nha học chính ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ - Vũ Anh Tuấn