Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.888 tác phẩm
2.761 tác giả
867
123.366.624
 
Nghĩ về quan điểm hậu hiện đại
Võ Công Liêm

 

 

    Quan điểm hậu hiện đại là gì? Nội cái chữ ‘hậu /post’ nghĩa là theo sau đó những gì có hậu và vô hậu. Rứa thời làm thế nào để chúng ta hiểu trọn vẹn cái nghĩa bao trùm đó? Thôi thì bắt đầu bằng một định nghĩa của cái gọi là ‘nghĩ về quan điểm hậu hiện đại / theorizing postmodernism’ như một lý thuyết thì may ra thấy được đường lối chủ nghĩa của ‘hậu’ và ‘vô hậu’ hiện đại là đúng quan điểm hay ngoài quan điểm. Chừng đó chữ nghĩa liệu có nói lên ý nghĩa cho một đồng nghĩa hoặc có tính cách gần nhau và hợp thời cho một hậu hiện đại /postmodernity? Có rất nhiều phê bình gia đưa ra quan điểm này một cách khéo léo về vai trò và chức năng, nhiệm vụ của nó: -Hậu hiện đại  là kiểu thức về tư tưởng cho đó là một nghi ngờ của những suy tư xưa cổ về sự thật: nguyên nhân sự cố, đặc tính chủ quan và khách quan; về những ý niệm hay niềm tin mơ hồ thuộc diễn tiến vũ trụ hoặc một cách thức giải phóng toàn diện của một khuôn mẫu đơn phương, một ghi nhận lạ lùng tuyệt cú hoặc nói lên nền móng cơ bản  cho việc lý giải –Postmodernity is a style of thought which is suspicious of classical notions of truth, reason, identity, and objectivity,

subjectivity of the idea of universal progress or emancipation of single frameworks, grand narratives or ultimate ground of explanation. Ngược lại; đây là một sáng tỏ có chuẩn mực về sau. Nó được nhận ra như một biến cố, một ngấm ngầm (chờ đợi bộc phát) cho một biến đổi, không cứng nhắc, không mập mờ hoặc đặc vào đó một thứ văn hóa không đồng nhất hoặc diễn giải bằng một thể thức mới lạ mà tất cả những yêu sách đó là nảy sinh ra một phương hướng khác có mực độ của những gì nghi ngờ, không xác thực cho một cảm thức của con người (scepticism), về sự thật khách quan, lịch sử và nguyên tắc, một cống hiến của bộc phát tự nhiên và một điều gì có dính dáng vào cá tính riêng biệt. Hậu hiện đại là kiểu thức của văn hóa –Posmodernism is a style of culture…có chiều sâu, một bung phá, một tự phản diện, một diễn trình, một khơi nguồn, một thứ nghệ thuật đa nguyên và đem lại nhiều kinh nghiệm hữu ích chung. Tất thảy đã được xóa mờ lằn biên giữa ‘cao trào’ và ‘bình dân học vụ’ thuộc văn hóa phổ thông, giữa nghệ thuật và thi ca cũng như những bộ môn khác. Hậu hiện đại được coi như khai phóng cho một văn hóa mới hơn. Gần như đứng riêng với một xây dựng có tính chất sáng tạo không hệ lụy vào nhau.

Phức tạp của hậu hiện đại được nhận diện ở đây; hẳn nó có ít nhiều hỗn độn trong đó. Hậu hiện đại là một thứ nghệ thuộc sáng tạo (trong ngữ ngôn và phẩm chất) một xác định mục đích và tính chất về nó như một kiểu thức riêng có qui cách liên can tới nghệ thuật hiện đại. Nhưng nhớ cho điểm này; là những gì thuộc về quan điểm hiện đại nghĩa là làm thế nào để phân biệt được khi người ta nói về những gì thuộc  thể loại như văn xuôi hư cấu, kịch, thi ca, kiến trúc hoặc hội họa và những hiện tượng về y phục và điểm trang trong âm nhạc. Tất cả những hướng đó quy vào hiện tượng hiện đại. Lớn dần theo thời gian ; không những hiện đại mà làm mới cho một hậu hiện đại về sau (postmodernism). Bên cạnh các trào lưu khác xuất hiện đều lấy từ nguồn gốc hay cành nhánh để thành hình một thứ văn chương đương đại và một thứ lý thuyết văn hóa sẳn sàng được đem ra thảo luận khắp nơi với nhiều khuynh hướng khác nhau. Nghĩ về quan điểm hậu hiện đại có từ một viễn cảnh của những gì thâu tóm trong hiện đại, chúng ta có thể nhấn mạnh một cách tự nhiên những gì khủng khoảng thuộc về khoa học luận (the epistemological crisis) là đại diện của cuộc đời bởi ngữ ngôn; đánh hạ những gì có tính cách phân biệt giữa từ ngữ và vật thể, mở rộng  sự nghi ngờ của những ngã vị luân lý bằng một ngữ điệu dựa trên kinh nghiệm của cuộc đời. Theo tâm lý học cho đây là chân dung thuộc trí tuệ của con người. Điều này có thể chối bỏ như một cái gì khờ khạo, ngây thơ cho sự kiện hiện đại của lý trí mà ra. Lý thuyết gia của nhân chủng hoặc sắc tộc có thể nhìn văn hóa hậu hiện đại như một lật đổ về những gì cao cả thiết yếu tự nhiên của con người, là những gì thuộc vũ trụ quan mà ở đó không có một vũ trụ nào hơn; khởi từ khi bản chất đó xẩy ra là những gì tương quan giữa giống tính, là những gì đã hiện thực ở trời Âu –Theorists of gender or race or nationality would view postmodern culture as subverting the Enlightenment essentialization of ‘human nature’ as a ‘universal’ that is not universal at all. Thật ra; đó chỉ là cái nhìn chủ quan của những người bảo thủ hay giữ vững lập trường cố vị cho một ngăn ngừa tương tự của hậu hiện đại. Tuy nhiên; nó cũng đi sâu vào những lãnh vực khác; đấy chính là hình thức hiện thực của ‘hậu’ và ‘không hậu’ cho cái nghĩ về quan điểm hậu hiện đại. Ngay cả Marxists có chiều hướng ngả về viễn ảnh của chủ nghĩa hâu hiện đại như hình thức bày ra những gì thuộc về hậu kỹ nghệ tư bản chủ nghĩa, với mục tiêu vào việc cổ xúy hơn là thể thức làm ra sản phẩm. Sự cớ này không thể cho là tai nạn thông thường, nhưng; đó là chủ đề để thảo luận của hậu hiện đại là những gì suy tư về những nhà tư tưởng; mà Marx ảnh hưởng đôi phần trong cái nghĩa tồn lưu nhân thế để nói lên giá trị có hậu hay vô hậu của một chủ nghĩa đang phát triển trên con đường hiện đại hóa. Nghĩa là chỉnh trang lại những gì xưa cũ, cổ lỗ sĩ còn ứ đọng trong tâm tư con người. Một cái gì làm sáng ra (Enlightenment) cho nền văn học nghệ thuật; nói chung. Hậu hiện đại gần như là cuộc cách mệnh văn hóa. Thế nhưng một vài lý thuyết gia cũng như tư tưởng gia: hậu hiện đại là một tình trạng khủng khiếp mà chúng ta đã rơi vào đó; đối với người khác nó lại quay về để giải hóa một khí hậu của tư tưởng – postmodernism is a dreadful state into which we have fallen, for others; it is a turn into a liberating climate of thought. Ngược lại; một số đông cho hậu hiện đại có nghĩa là cải cách, đạp cũ xây mới từ những trào lưu thuộc tính chất lịch sử trong một biến trình chiết trung bằng một thứ văn phong mẫu mực nếu thế thì những gì là nghệ thuật không còn đáp ứng lâu dài; ngay cả sáng tạo tư tưởng cũng bị xâm lược. Nhìn lui; những trường phái nghệ thuật không chịu nổi sự khống chế ‘bất khả phân’ của hiện đại hay hậu hiện đại như: Dada, Fauvism, Op Art, Metaphysical painting… những trường phái ra đời sớm như một nổi loạn để chống cái gọi là kiểu thức hiện đại (modernist style) và những gì cho là thánh hóa (cultural icons). Để rồi tất cả ảnh hưởng vào đó mà trở nên những gì lôi cuốn, hấp dẫn, đầy hứng khởi lấn áp mọi trường phái khác. Người ta coi đó như trào lưu của nghệ thuật hậu hiện đại. Rứa thì cái sự cớ gì bung lên như cơn lốc xoáy cho một chủ đề (lý thuyết) lớn lao đến thế? Hỏi như rứa là tréo cẳng ngỗng. –Nó là thứ chủ nghĩa đổi mới tu duy, một chỉnh lý toàn diện, một cải cách văn hóa, thay cũ đổi mới. Rứa thì lý giải ở trên trở thành ngọn ‘whirlwind’ không ăn nhập gì cả. Đây là một lý lẽ gần như biện minh quan trọng, thiết yếu để thấy cái trước và cái sau ở dạng thức thuộc ngữ ngôn lịch sử của hậu hiện đại –the history of the word postmodern.

Sưu tra nguồn cơn của hậu hiện đại thời lúc đó người ta tìm thấy cách xử dụng như một cảm thức đương đại (contemporary sense) trong một mô thức cấu trúc sau Thế chiến II. Thích nghi hoàn cảnh; một số kiến trúc gia đem ra thảo luận về khoảng cách và giới hạn của nó; tạo thành những mẫu mã có chất  trừu tượng hiện đại, xuất hiện ở trường mỹ thuật Bauhaus (Đức) là trung tâm nghệ thuật hiện đại (1920) do Walter Gropius thành lập và một số văn nghệ nhân cùng thời lùng kiếm một kiểu thức mới hơn. Nhưng mãi tới năm 1960 hậu hiện đại mới bắt đầu bùng dậy. Văn chương hậu chiến với những kiệt tác hiện đại được ghi nhận từ năm 1918 và 1939. Thi ca đi theo luồng gió đó thổi tới tắp như phục hồi một nhân sinh quan của nhân loại, làm thỏa mãn xác thịt (sensual) của thi nhân ngay những nơi hòa hợp cùng thiên nhiên; cái đòi hỏi này có tính nghệ thuật dâm dục (erotics of art) thay thế những gì dẫn giải bệnh lý theo kiểu Freudians và những gì nằm trong phê bình mới New Critics. Đưa ra những lý lẽ như thế thêm bận tâm ở chính họ mà họ che giấu thực chất trong những gì có tính tượng trưng vốn đã trắc nghiệm. Đâm ra thừa bứa!

Lý thuyết gia của hậu hiện đại phải nói đến Ihab Hassan có một cái nhìn dẫn dụ và trắc nghiệm những gì thuộc văn chương đương đại như một truyền lưu là những gì lật đổ làm căng thẳng cuộn vào trong hậu hiện đại, chận đứng từ những vụn vỡ, loại ra thứ ngôn ngữ ứ đọng, tắc nghẽn. Trong cái sự lật đổ đó phải kể đến Mallarmé và Rimbaud. Nhà thơ Hassan  đã xác minh rõ hơn bằng những phá vỡ niềm tin thánh hóa qua những tác phẩm của họ; ngay cả André Breton và những kẻ theo phái Đađa (Dadaìsts), hóa thân của con người trong Kafka và Beckett. Những thứ văn chương thời thượng của thập niên 1960 kể cả A. Robbe-Grillet và tất cả những gì thuộc tiểu thuyết hư cấu ‘nouveau roman’ Pháp. Một số nhà văn thơ Mỹ nhìn khác và cho rằng: hậu-hiện-đại như là một đối kháng với hiện-đại; quả là muốn nới rộng đường lối chủ nghĩa sang một bề mặt khác chăng. Đó chỉ là nhận định của người lý thuyết. Hiện thực của họa phái cũng biến đổi không ngừng từ ấn tượng sang biểu hiện, trong đó có cái vung vãi (blots) của Jackson Pollock hoặc biểu tượng của Piet Mondrian. Âm nhạc cũng chuyển đổi từ ngũ cung xưa sang cổ điển, bán cổ điển rồi lãng mạn sang hậu lãng mạn. Đến thế kỷ hai mươi mọi bộ môn đều thay đổi hẳn và phát triển không ngừng; chính hậu hiện đại đã khai thông trong mọi lãnh vực để làm sao đạt được ‘Sáng tỏ / Enlightenment’ và ‘Tương quan ngôn ngữ, văn hóa / Metalinguistics’. Là trọng tâm hướng tới con đường hậu hiện đại. Đây là một phê nhận mới có ý thức, một phần trong cái gọi hậu-hiện-đại và đã phát khởi chiều hướng này vào những năm 1970. Một thử thách cam go để thành hình cho một lý thuyết phê nhận đúng với quan điểm hay ngoài quan điểm của hậu hiện đại và tương đồng phát triển về mặt nghệ thuật đa nguyên với nhiều biến đổi của nghĩa lý, cách thức và nhiều mục đích khác nhau. Những kẻ chuộng hình thức về lý thuyết nghệ thuật cho đó là hình thức mở rộng và nhận ra đặc tính của Hiện đại / Modernism và chiếm một vị trí ưu thế hơn của những năm 1950 và 1960 từ đó đã thay thế vị trí thông thường cho một căn bản phê nhận trên phương diện liên đới thuộc lý thuyết và tư duy thuộc triết học. Trong khi ấy tọa độ hướng tới thì khác biệt, tựu chung tất cả chỉ là vị trí thẩm định như một chức năng qua cái nhìn xã hội học và thiết bị cho nền văn hóa. Vòng vo tam quốc cho cạn lý đâu là hậu và đâu là vô hậu của hiện đại. Rứa thì phải nói tới cái đi trước của hiện đại sau đó nói tới cái đi trước của hậu hiện đại.(Nói cho ngay cái trước đã là hiện đại nhưng chưa đạt ý cho nên sinh ra cái hậu coi có hiện đại hơn mình hiện đại không). Kỳ thực; hiện đại hay hậu hiện đại là chuỗi thời gian con người tiếp cận giữa những trào lưu và khoa học tiến hóa, những hệ lụy của ngoại giới thúc đẩy chúng ta phải thành hình một cái gì cho hợp thời trang (new fashion) thời mới thích nghi hoàn cảnh. Tâm hồn cũng theo chuỗi thời gian để mà sống với đời, chớ không nhẽ cha mẹ đặc đâu con ngồi đó thì còn đâu hiện đại, rứa thời nói chi hậu hay vô hậu, bởi; cái sự vô tình của thời gian mà làm con người phải thay đổi chớ không phải vì ngoại giới chi phối mà thay đổi, có một ít thôi; bên trong của con người là yêu sách, vượt thoát và biến động. Đó là lý do đi từ hiện đại tới hâu hiện đại là ở chỗ đó. Không thể nhìn tấm hình chụp cách đây hơn thế kỹ mà cho đó là mới…Hậu hiện đại là gì? Rứa chưa vừa sao mà còn hỏi là ‘dì’ với ‘dượng’. Nếu cứ khăng khăng hỏi cho ra lý. Tôi xin trả lời: ‘những gì đã hiện đại tức không hợp với hậu hiện đại…’ Rứa thôi! chớ biết nói chi bi chừ. Thì cứ thấy cái gì ngứa tai gai con mắt thời sinh ra hậu-hiện-đại; là đổi mới tư duy để hợp với thời đại đang sống.

Để rộng đường tư tưởng; chúng ta cần có một cái nhìn xuyên suốt giữa hai cái mạch ‘hiện đại / modernism’ và ‘hậu hiện đại / postmodernism’ một cách sòng phẳng thì may ra hiểu thấu nghĩa lý của nó. Phê bình gia và văn gia đứng trên phương diện nghệ thuật thường hay dùng thuật ngữ ‘Hiện đại’ để nhận ra đặc tính nghệ thuật; đấy là xuất hiện một cái gì đặc thù qua thời kỳ lịch sử. Thời kỳ đó bắt đầu ở Pháp ở cuối thế kỷ thứ mười chín. Đây là thời kỳ không phải giản đơn để gán cho những gì thuộc nghệ thuật mới đây mà một kết hợp hết sức đặc biệt: là sắp xếp từng phần, từng giai đoạn, từng thời kỳ, theo từng trường phái hoặc có từ một qui cách, truyền thống của nghệ thuật mà ra; cái sự cố đó là bước khởi đầu, nghĩa là đem tâm cang lòng dạ ra để sáng tỏ vấn đề nhất là vấn đề sáng tạo (ngữ ngôn và vật thể) và từ đó hình thành như lưu truyền. Vì vậy; vai trò của hậu hiện đại là hướng tới cho một khai phóng dài lâu; không tụ, không bồi mà sôi sục để bung lên cho kịp đà tiến hóa của nhân loại. Nói như rứa thì những thể thơ xuất hiện bên trời Âu hay một vài nơi sau 1930 mang tính đặc thù đổi mới có phải đó là hiện tượng của hiện đại hay đợi cho tới những thập kỷ gần đây? Quả vậy; người ta vin vào đó một cách gián tiếp để tạo nên một lý thuyết riêng biệt như những bộ môn nghệ thuật; đặc biệt thi ca. Thời những gì là hiện tượng không còn gọi là hiện đại mà vin vào ngữ ngôn để làm tọa độ cho một hành trình hướng tới hậu hiện đại. Về hội họa như đã nói ở trên là những phát hiện bung phá của trường phái ‘hội họa hậu hiện đại’ hay còn gọi ‘hội họa đương đại’.Thi ca song hành với hội họa; không còn ngại nghi (thi ca có một giới hạn cố hữu) là độc quyền trong ngữ ngôn, bởi; thi ca được phép của ‘bất khả tư nghị’. Răng rứa? Vì nó là cõi phi cho nên thi ca đã có hậu chớ không chờ mới thành hình thi ca hậu hiện đại hay đương đại. Nói chung; tất cả là thiết kế cho ‘cái hậu’; nghĩa là mở ra con đường sáng (Enlightement) với chất sáng tạo (Creativity) cho chính nó.

Với sự phát triển về nghệ thuật hiện đại và lý thuyết thì đây là một chú ý đáng kể về cường độ tăng trưởng, gạt phức từ những yếu tố thuộc trường phái tượng trưng này nọ trong nghệ thuật để hướng tới hình thức âm sắc chất lượng –đó là âm sắc góc cạnh của trừu tượng, đường nét, màu sắc (đừng vin vào cái vung vãi của Pollock) Để rồi tự nhận; đây là giá trị thuộc nghệ thuật thẩm mỹ hiện đại và xác chứng cho những gì về nghệ thuật đến từ cơ bản của phẩm chất, và rồi tác phẩm nghệ thuật bắt đầu nhận ra như một thứ đối thể cách riêng có một sở hữu chủ độc quyền thời sự cớ đó như không dựa vào ai (co-pi-cat) mà mô phỏng hay đạp đuôi vào đó một cách vô tình tự nhiên mà thôi –Modernist aesthetic values and judgments about art came to be based on these formal qualities, and the work of art began to be seen as a discrete object having its own properties that were not dependent upon imitation of nature. Sự cố này thường hay xẩy ra trong trường phái hội họa; ngẫu nhiên đó trở thành nghĩa (title) trong tác phẩm. Nguyên nhân từ âm sắc chất liệu đưa ra mà không nắm chủ đề hay hình tượng sáng tác; để rồi chủ đề hóa thành thơ, thành tên cái đó gọi là ‘imitation of nature’. Như vậy là sai đường lối chủ nghĩa của hậu hiện đại. Răng rứa? Vì trong đó nó không có cái chất ‘enlightement’ và ‘creativity’. Không chừng dưới mắt người xem cho là ‘cốp-bi-mèo-cào’, phá hại một thứ nghệ thuật đương đại của hậu hiện đại. Nên điều nghiên lại điều này.

Trong quá khứ những ý nghĩ như thế tạm thời gọi chung trong một vấn đề của thành ngữ ‘Đại Trì Trệ / Great Depression’ của những năm đầu 1930 (sau đó ở nước ta mới thành hình văn thơ cải tiến mới)Và; cũng từ đó tiếp tục khám phá như món ăn lạ, thơm ngon, mở mang như món hàng phổ thông, đặc biệt sau thời kỳ hậu chiến (thế chiến II) thì nở rộ. Trào lưu đó xâm nhập vào dân ta như trăm hoa đua nở, biến sắc, phá lệ để vượt bức tường âm thanh và ánh sáng mới đuổi kịp đà tiến hóa thế giới. Âu Á khai hội từ đấy.

Thời kỳ đó được mô tả là đặc điểm của những gì đột biến khẩn trương ảnh hưởng vào nghệ thuật Mỹ châu và lý thuyết phê bình. Răng lại có cái chuyện ảnh hưởng Mỹ châu? Nghệ thuật và lý thuyết bùng lên từ thời tiền chiến (pre-war) đều được gọi là hiện đại. Cái thời kỳ đó mà nay được xác nhận như thời Sau Hiện đại (Late Modern) ở Mỹ là để phân biệt sự khác biệt và thành hình sớm ở Âu châu như một chủ nghĩa hiện đại (modernism). Trong phạm vi hoạt động nghệ thuật; cái thời không mấy thỏa mãn những gì gọi là Hiện đại; bởi sự truyền bá bắt đầu bằng ý niệm tư tưởng của Hậu hiện đại như một sự tấn công để nhận ra rằng những gì trước đây là nông cạn, chật hẹp và giới hạn cho một lý thuyết về nghệ thuật. Mặc khác; thể thức nghiêm chỉnh là hình thức đem lại cho hậu hiện đại những thích đáng trọn vẹn ngay cả cảm thức nhạy bén đối mặt với xã hội mới và quan tâm đúng môi trường của: văn hóa, dân quyền, nữ giới và trên mọi lãnh vực khác. Rứa cho nên chi; hậu-hiện-đại nằm trong nghệ thuật (postmodernism in art) được coi như một thử thách đối với hiện-đại cho một tư duy: hình thức, giá trị thẩm mỹ học và tự chủ cơ cấu có nghĩa rằng nó nằm trong nghệ thguật. Một thứ nghệ thuật tổng hợp và bao trùm được coi đây là vấn đề về ý niệm hiện thực, một liên lạc giữa văn hóa và nghệ thuật cùng một giá trị như nhau là đặc trưng của hậu hiện đại; phản ảnh toàn diện về mặt lý thuyết, phê bình và những gì có liên can đến văn hóa Âu Mỹ; soi rọi vào đó một lý thuyết đa văn hóa toàn cầu. Đấy là lý do chính đáng để thành hình một hậu-hiện-đại ngày nay.

Hiện đại đối lập hậu hiện đại được đem ra thảo luận là những gì xẩy ra sau đó vượt qua mọi vấn đề về hình thức, giá trị thẩm mỹ và tự chủ là lập lại cho biết rằng hình thức chủ nghĩa về ‘Hiện đại sau / Late Modern’; nằm trong vị trí lý thuyết và phê bình chớ không nêu ra để có một lý thuyết cho hậu hiện đại; mà mục đích nhắc tới những văn nghệ sĩ hiện đại Mỹ giữa thập niên 1960 có một ít liên quan giữa chính trị và xã hội (chiến tranh Việt Mỹ) đã ảnh hưởng đôi phần giữa nghệ thuật và kinh nghiệm hằng ngày của con người trên toàn cầu. Trong nỗ lực để đưa tới kết quả cho một nhắc nhở của nghệ thuật và xã hội. Phê bình hậu hiện đại và nghệ sĩ là vấn đề không những thuộc về lý thuyết cấu trúc nghệ thuật, nhưng cũng có nghĩa khác: mục đích và chức năng của nghệ thuật là đối diện với xã hội loài người (vis-à-vis society). Nghệ thuật đã trở nên thể thức của tư duy, của nhận biết đồng thời có nghĩa truyền thông với tính chất quan trọng cho một thiết kế xây dựng trí tuệ của những gì giao thoa (sexuality) và bản ngã (self). Bình phẩm về hậu hiện đại là nhìn kỹ vào nghệ thuật và sự phê nhận là một thiết kế trang bị cho cái ‘có hậu’ của cái ‘vô hậu’ như đã nói và nhìn nhận thế nào chức năng nhiệm vụ của hậu-hiện-đại ./.

 (ca.ab.yyc. cuối 1/2016)

 

SÁCH ĐỌC: ‘Postmodern Perspectives’ by Howard Risatti.(Virginia Commonwealth University). Prentice Hall. New Jersey. USA 07458.

ĐỌC THÊM: “Viễn Cảnh Hiện đại và Hậu hiện đại” của võcôngliêm trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email về vcl.

 

TRANH VẼ: ‘Vô Đề / Untitled’ (Vẽ sau Franz Kline 1957). Khổ 12” X 18”. Trên giấy dầu (tar-paper). Acrylics+Acrylic-ink. Vcl#2412016.

* Franz KLINE (1910-1962)American Artist’group. Cùng trường với: Willem De Kooning, Jackson Pollock, Clement Greenberg…

                                                                    

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3664
Ngày đăng: 30.01.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Sự cô đơn của cá nhân và linh hồn - Nguyễn Hồng Nhung
Sự trổi dậy của chủ nghĩa hiện thực giữa Thiên Đường và Địa Ngục. - Võ Công Liêm
Bàn tay nhỏ dưới mưa-một cách nhìn mới về thế giới hiện đại của Trương Văn Dân - Từ Sâm
200 tác giả, 8 thế hệ: Phê bình thơ Việt hậu Đổi mới - Đỗ Quyên
Đọc lại một số thi phẩm của Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - Phan Thành Khương
Đọc một bài thơ như thế nào - Nguyễn Đức Tùng
Nghi án về Bóng Giai Nhân vẫn còn đó - Lâm Bích Thủy
Người rêu ( đọc tập truyện ngăn của Dương Kỳ Anh – NXB Văn học 2014) * - Yến Nhi
Thơ là cái đẹp đi lầm lũi trong im lặng Hay : 100 năm với nhà thơ của Bến My Lăng - Lâm Bích Thủy
Nỗi niềm "Cố Quốc" và "Gia Hương" trong thơ chữ Hán Nguyễn Du - Phạm Quang Ái
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)