gởi: Huỳnh Hữu Ủy.
Xưa nay thường nói đến triết học văn chương hơn là triết học dành cho các bộ môn khác. Một thứ truyền thống trong ngữ ngôn nhất là những gì thuộc về triết học. Với trường phái hội họa có những hình dạng khác nhau mà mỗi thứ có một triết lý riêng của nó. Để đào sâu vào tư duy này; thử tìm xem trong triết học nghệ thuật chất chứa những gì để mở đầu cho việc giới thiệu triết học nghệ thuật –Introduction the Philosophy of Art. Rứa thì cái nghĩa của nghệ thuật bao hàm cái chất chi trong đó? –Là một bày tỏ hợp lý cho chủ đề được nêu ra mà chủ đề đó có một thứ triết học nghệ thuật hoặc nói lên một cái gì chính xác, phản ảnh đúng tư duy, đúng linh hồn và đúng khả năng trình độ; tất thảy lộ ra hình ảnh, màu sắc và chất liệu ở tự nó. Người ta thường ví trong thơ có họa hay ngược lại thời trong họa có hồn. Nói rộng ra văn tức là người thì họa là khí tính, là thể chất. Chúng ta thấy được tức trong đó có triết lý của nó; một thứ triết lý xác thực và một thứ triết lý mơ hồ. Vì vậy; có danh xưng mỹ thuật (Fine Arts) là thứ triết học mỹ thuật (Philosophy of Fine Arts). Đây là lối diễn tả mà chúng ta muốn trừ ra cái đẹp tự nhiên. Trong đời sống bình thường chúng ta có thói quen hay nói đến cái đẹp của màu sắc, cái đẹp bầu trời, cái đẹp con sông, cái đẹp của hoa, cái đẹp động vật và cái đẹp của con người. Nhưng hoàn toàn là cách riêng từ vấn đề nêu ra; điều mà chúng ta không muốn nói tới ở đây thời làm răng mà biết tới cái đẹp có thể là một xác nhận thực sự của chủ đề hoặc làm răng cái đẹp tự nhiên có thể đặt vào đó để đứng bên nhau với tính cách đẹp nghệ thuật –How far beauty may be predicated of such objects, or how far natural beauty may be placed side by side with artistic beauty. Chúng ta phải bắt đầu duy trì những gì thuộc đẹp nghệ thuật là đưa tới cái đẹp tự nhiên. Răng lại gọi là đẹp nghệ thuật và đẹp tự nhiên? Vì; cái đẹp của nghệ thuật là cái đẹp bẩm sinh –và sinh ra một lần nữa của tinh thần –For the beauty of art is beauty born –and born again of the spirit. Và; chính nhờ tinh thần đó và cũng nhờ vào sự xuất thần mà đứng ở vị trí cao của nghệ thuật hơn là những gì tự nhiên và nó trở nên hiện tượng phi thường (phenomenal). Rứa cho nên chi cái đẹp đã ngự trị trong nghệ thuật là đỉnh cao của cái đẹp tự nhiên.
Xét ra; cái đẹp tinh thần và cái đẹp có tính cách nghệ thuật đứng cao hơn cái đẹp tự nhiên, nhưng; chỉ là điểm nhỏ thôi. Răng lạ rứa? Vì; cho rằng ‘đỉnh cao/higher’ là một bày tỏ rất chi là mập mờ, không xác định cụ thể mà là một tình trạng khác biệt giữa định mức và ngoại lệ. Nói là ‘đỉnh cao’ là âm sắc của tinh thần và cái đẹp thuộc nghệ thuật; điều này không cho đó là chuyện giản đơn trong vị trí tương quan với tự nhiên. Rứa thì răng đây? –Tinh thần chỉ là thực chất hiện hữu và một điều hợp trong thế giới hội họa. Bất cứ cái chi khi nói tới cái đẹp thời cái đẹp là tuyệt vời; đó là bản chất cố hữu. Nhớ cho cái này: đỉnh cao của cái đẹp là đẹp nghệ thuật, chớ không phải cái đẹp phường chèo. Trong cảm thức tự nhiên, cái đẹp xuất hiện những khi phản ảnh của cái đẹp, cái đó tùy thuộc vào tinh thần; nó không chắc hẳn trọn vẹn và hoàn chỉnh để biểu lộ cái bản chất thuộc về tinh thần –In this sense natural beauty appears only as a reflection of the beauty that belong to spirit; it is an imperfect and incomplete expression of the spiritual substance. Cái đẹp tồn lưu, tồn lại, tồn luân là thuộc tinh thần thời gọi là cái đẹp của nghệ thuật còn cho đẹp là đẹp tự nhiên của hiện hữu thời không thể nói đó là đẹp nghệ thuật. Còn xác định đẹp một cách vô tư hoặc đẹp ở cái lý ngoài nghệ thuật thì cái đẹp của tồn loạt, tồn lùi, tồn tơ lờ mơ chẳng ăn nhập vào định nghĩa triết lý nghệ thuật. Rứa thì làm răng để tìm thấy triết lý nghệ thuật? Triết lý nghệ thuật là một thứ nghê thuật bao hàm triết lý. Vòng vo tam quốc trong cái nghệ thuật và triết lý thời không thấy được lý giải rõ rệt của nghĩa lý. Rứa làm răng đây! Thí dụ: trường hợp của Bill Traylor (1854-1947) không hẳn là một họa sĩ thực thụ nhưng được gọi là hoạ sĩ thời thượng; vì nó có cái chất riêng ‘tự nhiên’ của nó. Một biểu lộ tự biện (articulated) qua hình bóng trong bức ‘Say uốn người / Arched Drinker’một thể hiện bằng một triết lý nghệ thuật hiện thân trong phong cách thi ca với trí tưởng và cái vô-tự-thức (unselfconscious) là kỹ thuật tự dạy mình thành người nghệ sĩ; một diễn tả sống động và nói lên lời ngụy biện ngây ngô có tính triết lý của người nghệ sĩ. (Traylor tự học vẽ trong vòng ba năm ở tuổi 85.Vẽ nhiều tranh bià giấy (cardboard) và từ đó trèo lên đỉnh cao nghệ thuật; chuyên vẽ một màu nước hoặc than chì. Ông làm nghề giữ xe. Sanh và chết ở Benton, Alabama. Mỹ). Rứa thì nghệ thuật ở đâu? Và; triết lý ở đâu? Ở nơi con người Traylor; là một triết lý biện chứng cho nghệ thuật.
Chúng ta tự hạn chế cái đẹp thuộc nghệ thuật, trước hết chúng ta phải biết suy xét để tìm thấy những gì khó khăn trong đó. Đầu tiên là đưa ra vấn đề có hay không có nghệ thuật cái đó là nói lên giá trị việc xử lý cho triết học. Chắc chắn một điều; nghệ thuật và đẹp lan tỏa khắp nơi, giống như chào đón thiết tha, tất cả là mạch sống của cuộc đời, một điều gì hào hứng, cô đọng bên trong và bên ngoài đều được dùng tới như hấp lực thu hút và đè nặng vào một tồn lại hiện hữu (actual existence); nơi đây có thể thực hiện mà không còn nghi vấn, quét cái xấu xa, tội ác đi chỗ khác bởi tích lũy thứ đó là một cơ hội chiếm cứ. Dẫu rằng nghệ thuật thắng cuộc ở khắp nơi với thể thức tự nó làm nên tác phẩm và tỏ ra vừa ý từ những gì chưa gọt giũa của những gì mới bắt đầu khởi sự. Nghệ thuật tự nó tỏ rõ những gì xẩy ra là cứu cánh sự thật cuộc đời –Art itself appears to fall outside the real aims of life. Và; cho dù có sáng tạo những gì thuộc nghệ thuật thời không thể nói rằng vì bất lợi một cách nghiêm trọng do từ cuộc đời sinh ra mà phát tiết nghệ thuật bị ngưng đọng. Rứa thì sự cớ đó mà không sáng tác cho nghệ thuật? Nghệ thuật tùy thuộc vào hứng khởi, một phần tinh thần thể xác thư giãn và tâm trí thỏa mái là động lực đưa tới sáng tạo nhưng cần có thực chất mới đáng kể của cuộc đời; đấy là tác động nghệ thuật. Mục đích nghiêm trọng là nhập vào với nghệ thuật. một thứ nghệ thuật như thử là người đứng ra trung gian hòa giải cho một thỏa mãn thích thú tức là ‘sướng / sensuousness’ trước tác phẩm của mình làm nên, giữa chiều hướng và nhiệm vụ như thử là người điều hợp của tất cả yếu tố cơ bản. Nhưng; điều cần phải nói rằng: làm nghệ thuật là phục vụ hai vấn đề, nó không phải là cách trình diễn hay đã làm nên mà là có nhiều cái đáng giá trong cách xử thế thuộc triết học. Thay vì không diễn tả mà đứng đơ, đông cứng trước tác phẩm (nghĩa là tác phẩm nó trở nên vô duyên lạ thường). Rứa thì làm răng cho tác phẩm sống? Phải ý thức cái việc này: nghệ thuật có tính cách hạ mình trong cái dự mưu đoái hoài (ước) tới mục đích cao hơn, mặc khác; không phải thế và đưa tới chuyện tào lao, nhãm nhí vu vơ vào khiá cạnh khác –Art is degraded into a means of appealing to higher aims, on the one hand; and to frivolity and idleness on the other. Tác phẩm sống là do cấu tạo sự vật qua một phản ảnh trung thực bao gồm màu sắc và chất liệu, một đôi khi cái đột hứng xuất thần lại làm nên ngược lại dàn dựng, có chủ đề mà vẫn không thành hình đi tới ‘phá sản’ nghệ thuật và mất luôn tính triết lý (lý luận) giữa vật thể và người nghệ sĩ. Nghệ thuật hội họa có những cái bất thường và khác lạ với đời mà ẩn vào đó một hiện thể siêu hình hay trừu tượng; một đường quẹt trên bố (unprime) cũng có thể mang tính nghệ thuật triết học… Nghệ thuật là bao hàm cả chiều dài và chiều sâu là đối tượng làm nên tác phẩm. Trong cái vô duyên có cái hữu duyên của nó. Thí dụ: trường hợp của Tàpies Antoni (1932-2012) giới thiệu nghệ thuật với một vật lý tự nhiên (physical), một tâm lý tự nhiên (psychology) và một trạng thái thần trí (mentality) tự nhiên, đồng thời chuyên chở cái đẹp tự nhiên xuyên qua từng chất liệu sống thực như một hủy thể (destruction) đưa chúng ta về trong một lý luận nghệ thuật triết học; trong đó xử dụng chất liệu thiên nhiên hòa hợp khí tính con người. Tàpies thực hiện nhiều tác phẩm, phản ảnh tâm lý tuyệt đối theo dạng thức thuộc phân tâm sinh lý (psycho-analytical) như họa phẩm ‘Bùn Xám / Grey Ochre’ cho chúng ta một cảm thức về thời gian trôi qua (elapsed time) dưới phong cảnh trừu tượng. Người nghệ sĩ đã đắm say trước sự vật là một duy lý xây dựng cho một thể tài nặng chất triết học. Cho nên chi nhìn tranh nghệ thuật là một suy tư có lý lẽ mới thấy được giá trị của cái đẹp. Một cái đẹp hàm chứa và ẩn tàng một chiều sâu vô tận. Còn hỏi nghệ thuật triết học là gì? Thì ra đó là câu hỏi lập lại (cho chắc ăn). Nghe qua câu hỏi không có chi là hóc búa nhưng mà hóc búa. Rứa thì lấy gì để chứng ngộ khi đứng trước đối tượng triết học và nghệ thuật? Lắc léo; bởi nó nằm trong hình thể của tâm thần (mental) của trạng huống siêu hình trừu tượng, mà phải có một trí tuệ thông suốt thời lãnh hội kịp thời, cái thứ nghệ thuật tức khắc (immediacy) và đột khởi (spontaneous) là bản chất tự động của người nghệ sĩ. Chơ-bi-chừ đả thông tư tưởng; thiết nghĩ chúng ta xử sự theo cung cách công án Thiền thì may ra thức tỉnh trước vấn đề. Bằng không cứ cho đó là họa phẩm nghệ thuật gây ra do tự thức hay nhãn lực thu nhận được. Nhưng hiểu cho; ở đây chúng ta xây dựng cái lý của nghệ thuật để thấy cái hồn của nghệ thuật chứa cái gì hơn là nhìn nghệ thuật dưới mắt thông thường; nghĩa là có cái phẩm-tích (personal dignity) của người làm nghệ thuật với chất ‘họa tức là người’ nằm trong đó; dù dưới dạng thức nào. Qua hai thí dụ trên cho ta thấy được nhân tính của người nghệ sĩ: một người vẽ lên một bài thơ tình trong đó và một người dựng lên tâm lý của con người. Ngần ấy cũng đủ lý giải vấn đề của triết lý nghệ thuật. Đấy là điều kiện cách nhận thức cho nghệ thuật.
Rứa là điều đã tỏ rõ nếu như nghệ thuật không xứng được xét là triết học, bởi; cái sự cớ cần phải hài hòa vào cái thú ‘tiêu khiển một vài chung lếu láo’ chớ không còn cách gì hơn –It may thus appear as if art were not worthy of philosophic consideration, because; it is supposed to be merely a pleasing pastime. Nói như rứa có đi xa vấn đề triết học của nghệ thuật không? Hỏi rứa là đứng ngoài vòng cương tỏa nghệ thuật; mà đòi hỏi nhận thức giá trị của nó mới là đích thực sự kiện. Nghệ thuật nói chung vô hình vạn trạng nhưng làm nên mới đáng kể nghệ thuật có thực. Cho nên chi nghệ thuật là thực chứng, không thể vòng vo tam quốc, tồn lờ mờ mà cho đó là nghệ thuật được. Nghệ thuật là cả một công trình sáng tạo.
Mỗi khi thẩm định về nghệ thuật là có ý nghĩ những gì thuộc triết học. Quả vậy; sự thật nghệ thuật có thể coi như là thú tiêu khiển bất chợt (ngắm chơi cho vui), một thứ trình bày vui mắt và thỏa thê trước phòng tranh, bày biện xung quanh những thứ vay mượn cho thêm phần hào hứng; cái đó là điều kiện cho cái vỏ bề ngoài của cuộc đời và tạo sự nổi bật nhờ vào chỗ trình thiết. Sự thật để che đi cái không thấy bên trong của tác phẩm. Vậy thì nghệ thuật đã xử dụng cái điều không độc lập hoặc tự do, nhưng trong đó có một chút gì lụy vào nghệ thuật –Art thus employed is indeed not an independent or free, but rather a subservient art. Rứa cho nên nghệ thuật là phục vụ có mục đích, là phương tiện để đạt tới cứu cánh của triết học, là một mối quan hệ giữa người và nghệ thuật; cái đó rất chi là thông thường với tư tưởng –is a relation which it has in common with thought. Nghệ thuật không còn là thực chất nghệ thuật. Răng rứa? bởi; nghệ thuật tới khi thực sự giải thoát được tức ‘ngộ’ ở tự nó thì đó là thứ nghệ thuật đích thực. Mỹ thuật (Fine Art) thường là cái chốt cấu tạo (thành phẩm) với bất cứ sắc thái nào nó vẫn là then chốt (key) như một lãnh hội giữa trí tuệ và tôn giáo. Vai trò của nghệ thuật có một cái gì chung chung, phản phất chất tôn giáo, nhất là phái Thiền và có cái gì chung chung của khoa triết học. Độc hữu là đặc điểm của nghệ thuật, thế nhưng; cốt tủy là tạo được thể thức, chất liệu cho có ‘dáng sướng / sensuous form’ ngay cả những gì là đỉnh cao, tất thảy đều mang lại gần gũi cái chức năng của hiện tượng tự nhiên. Vừa cảm thức, vừa cảm nhận . Nó là đỉnh cao cực sướng trong thế giới nghệ thuật; cái đó là tư tưởng đạt tới –It is the height of a supra-sensuous world into which thought reaches. Nói như rứa xin đừng ngộ nhận giữa ‘sướng’ của xác thịt mà ‘sướng’ của cảm xúc giác quan trong nghệ thuật. Nhưng; điều này hiện ra trong cái ý thức tức thời (immediate consciousness) và giới thiệu cái kinh nghiệm như kẻ xa lạ ở cõi ngoài (an alien beyond). Thế giới trong suốt của tư duy là giữa tự nhiên và sự hiểu biết và một thứ tự do vô cùng là lý do cho triết thuyết. Cho nên chi sự xuất hiện trong những gì của nghệ thuật là chọn một cách cụ thể về ý tưởng của nó, tiếp nhận trọn vẹn ý nghĩa, ý nghĩa đó là so sánh giữa thực và giả của hiện tượng và hiện thể; tất cả cô đọng trong một cảm thức và cảm thấy. Đây là hai thế giới cách biệt giữa cuộc đời đang sống. Nhiều khi nhìn nghệ thuật như một đối kháng hay phản đề khó mà hòa hợp cho một định nghĩa về nó. Triết học đứng ra làm trung gian để nghệ thuật có lối thoát mà đó chỉ là giả thuyết nếu thiếu đi sự biện hộ của sự thật. Đây là hình thức đả thông tư tưởng của triết học với nghệ thuật: đả thông giữa tha nhân và tha thể một hòa điệu vừa ý và lý tưởng của nghệ thuật (The Content and Ideal of Art).
- Hài lòng và Lý tưởng của Nghệ thuật: Hài lòng của nghệ thuật là thuộc về tinh thần, và; đó là thể thức của nghệ thuật cho là ‘sướng/sensuous’ (khi nhìn tác phẩm thành hình). Cả hai bề mặt nghệ thuật phải biết điều hợp và tỏ ra tương thích trong một liên hợp thì tác phẩm sống đời. Yêu cầu thứ nhất là có vừa ý hay không cái đã. Mà tất cả những gì nghệ thuật là đại diện cái hồn bên trong, phải biết đánh giá được tính chất của nó; là đại diện cho những gì là nghệ thuật còn bằng không thì chỉ nắm lấy cái không đẹp cho cả bố cục tổng hợp và vấn đề không hay ho mà trở nên vô duyên qua thể thức tự nó mà ra, một thể thức hoàn toàn đối kháng cho một bản tính cố hữu tự nhiên của nó. Yêu cầu thứ hai là có đòi hỏi để được hài lòng của nghệ thuật là những gì không đụng tới sự trừu tượng. Bởi; đây là ý nghĩa được bày tỏ một cách vững chải trong những đường nét nổi bật khác nhau trong mọi cách thuộc tinh thần và trí năng, vì; mọi thứ đều là nguồn cơn phơi mở sự thực, trong cái thực của tư duy; đó là lãnh điạ tự nhiên trong nghệ thuật và một phần thuộc chủ thể vai trò. Do đó tác phẩm của nghệ thuật là không đắm chìm trong vô thức, nhưng đó là cơ bản chủ yếu cho vấn đề, một cái gì ngay thẳng phát ra từ tâm hồn nghệ thuật, một bày tỏ bên trong tâm hồn và trí tuệ. Nhưng đặc trách của nghệ thuật là thay mặt lý tưởng thuộc tinh thần chiếu thẳng vào sự thưởng ngoạn trong thể thức khoái cảm mà không phải trong thể thức của tư duy hoặc trong tính chất trong sạch tinh thần. Giá trị và phẩm tích của sự miêu tả biểu trưng (representation) trong một sự hòa hợp và liên kết cả hai bề mặt; một của hài lòng tinh thần và một hiện thân của khoái cảm. Tuy nhiên; qua viễn cảnh đó có thể làm bối rối cho lý tưởng nghệ thuật với điều không sáng tỏ cho lắm. Thật ra cái đẹp lý tưởng nằm trong lý tưởng của cảm thức mà ra.
Đây là một phát huy đầy năng động trong nghệ thuật mang tính chất triết học bao hàm, nghệ thuật cũng là một trong những gì thuộc hệ thống triết học (phân tích, lý giải (có thể) tìm ra một nguyên lý cho nghệ thuật ngang hàng những bộ môn khác), một phát triển tinh thần của nghệ thuật cho cả hai bề mặt (tinh thần và vật chất (chất liệu). Phát triển và mở mang: có một chỗ đứng riêng biệt, có phẩm tích, một cái nhìn xuyên suốt và đó là những gì đưa tới xác quyết cho việc nhận thức trước vấn đề; nhứt là vấn đề nghệ thuật và triết học: uyên nguyên của vũ trụ quan, phép tự nhiên, con người và tôn giáo. Thứ đến là tìm thấy sự đại diện của nghệ thuật; một khai triển, mở mang tầm nhìn vào vũ trụ nghệ thuật tất cả là cần thiết để phân biệt nét độc đáo trong lãnh vực hoạt động nghệ thuật (the sphere of art). Đấy là một cấu tạo đặc biệt nghệ thuật. Giờ đây chúng ta chỉ quan tâm tới những thứ chủ yếu để xây dựng tác phẩm; xác nhận sự hổ tương, những ý nghĩ về tinh thần để đi tới một bày tỏ cho cảm hứng sung sướng của nghệ thuật. Một thứ nghệ thuật bao gồm nhiều bộ môn có trước và sau của: Trường phái hội họa tượng trưng (Symbolic Art). Trường phái hội họa thuộc cổ điển (Classical Art). Trường phai hội họa lãng mạn (Romantic Art). Kiến trúc (Architecture). Điêu khắc (Sculpture) Hội họa (Painting). Thi ca (Poetry). Âm nhạc (Music). Là; những cái đẹp nghệ thuật nó qui tụ trong một tiến trình có tính chất văn học nghệ thuật; xác nhận được qua từng vị trí, chức năng tất xác định hướng đi của nó mà mỗi lãnh vực phát sinh từ trí tuệ, không thể cho là ngẫu nhiên, trường hợp phát tiết hay đột khởi xuất xứ từ tiềm thức ẩn chứa, do đó; tư duy chờ đợi như một bung phá. Nghĩa là trí tuệ làm trung gian giữa tinh thần và vật chất để có sáng tạo. Trong mỗi trường hợp hay trong mọi hoàn cảnh đã có một gợi ý sáng tỏ hay mơ hồ do sự điều tiết của trí năng; một tổng hợp để cấu thành biện chứng triết học. Đấy là đặc thù nghệ thuật (The Particular Arts).
- Đặc thù nghệ thuật: Là cái chi rứa? vốn có trong ý nghĩ về cái đẹp là một chuyển đổi làm cho khác biệt hơn, mà trong nghệ thuật lại chuyển sang hình thức của giác quan thỏa mãn –But; now, there inhere in the idea of beauty diffirent modification which art translates into sensuous forms. Và; từ đó chúng ta tìm thấy cơ bản chính yếu bởi những gì có một cá tính riêng tư của nghệ thuật; có thể đây là một sự sắp xếp, chuẩn bị trước sự kiện và nói rõ mục đích vạch ra cho một giới hạn cá biệt. Đó là; nói lên cái đặc trưng của nghệ thuật chứa đựng những gì chính tự nó tợ như một sự khác biệt cần thiết mà chúng ta phải tìm thấy ở những yếu tố cấu tạo trong thể cách của nghệ thuật. Thêm vào đó; nói chung qua các thể loại khác nhau trong nghệ thuật là một tương ngộ trùng phùng cùng một thể loại chung chung của nghệ thuật. Rứa thì cái gì gọi là cá tính nghệ thuật (the particular arts)? –nó thuộc vào mỗi thể loại, một cách riêng (specifically) để chỉ có một (one) trong những thứ nghệ thuật chung của nghệ thuật – It is these particular arts which give adequate and artistic external being to the general types. Cái cớ sự này là nói đến đặc thù, cá tính của nghệ thuật là cả một thỏa mãn trọn vẹn và những gì thuộc nghệ thuật, một đặc điểm trên mọi thể loại chung. Vì vậy đặc thù nghệ thuật tạo được cái riêng chưa ai có trong mọi thể cách hòa lẫn vào đó một tinh thần trong sáng qua một trí tuệ bừng dậy bằng chất liệu làm nên cá tính của mình mà trong đó sáng tạo là chủ động không dính vào cái thể chung chung của nghệ thuật.
Nói rút lại; đó là những gì cơ cấu là một trong những bộ phận, một qui tụ toàn bộ thể chất và tinh thần hòa hợp trong một tiết điệu siêu lý của triết học, thứ triết học của nghệ thuật là chìm đắm trong trí năng, một tiềm năng khơi dậy và bộc phát. Nghệ thuật đòi hỏi những yếu tố đó; nó không phải nói riêng cho đặc thù nghệ thuật mà nói chung. Nhưng trong cái chung vẫn hàm chứa; nghĩa là người nghệ sĩ không tìm thấy (thức tỉnh) mà mình tìm thấy. Cho nên chi đột hứng thường xảy ra trong nghệ thuật, kể cả những đối tượng khác như điêu khác, hội họa, thi ca, âm nhạc. Đỉnh cao chính yếu có từ những gì ở nguồn gốc, có từ phát sinh là những gì chúng ta tìm thấy trong nghệ thuật: tượng trưng, cổ điển, lãng mạn mà những thứ đó được phổ biến và áp dụng qua từng thời kỳ hay qua từng trường phái. Tuy nhiên; những dữ kiện như thế là thích nghi và tập tục đối với tất cả những gì đả động tới cái đẹp để dựng nên một ngữ ngôn của ‘fine arts’. Răng lại lọt cái ‘mỹ thuật’ vô đây? bởi; nó có cái yếu tính đặc trưng là có từ trí óc nghĩ tới thẩm mỹ. Trí tưởng (imagination) là cần thiết để phát sinh ra nghệ thuật, dù cho; thể loại nào đi nữa nó cũng đi theo chiều hướng đó. Còn nghệ thuật đạt tới đích thực thì gọi nó là thứ nghệ thuật hàm chứa. Hàm chứa cái chi? là chất triết của nghệ thuật. Đặc thù nghệ thuật là thực hiện được cái độc đáo riêng biệt trong nghệ thuật, tạo được một thứ ‘ngữ ngôn’ nghệ thuật tùy thuộc vào thẩm tích cho một ý niệm về triết học, đơn thuần là tự bộc phát (self-unfolding) của cái đẹp lý tưởng. Ngoài những gì nhận thức về lý tưởng trổi lên đều phủ một thứ nghệ thuật thần thánh (Pantheon of art) có màu sắc tôn giáo; dù ít nhiều đôi lần ứ đọng qua tư duy lý tưởng về cái đẹp thiên nhiên đượm chất giáo điều ở những thời kỳ Phục Hưng hay ở Đông Á thời kỳ đầu Phật giáo hình thành; đó là thời kỳ con người muốn đánh bạt ra khỏi những lý tưởng thực để hài lòng và hòa điệu với nghệ thuật…
Phát tiết nghệ thuật sáng tạo đòi hỏi một nhận thức sâu rộng, một lãnh hội đầy đủ hiện ra từ trí tuệ. Một trí tuệ của nghệ thuật là trí tuệ có trình độ và đi theo với thời gian, trong đó con người nghệ sĩ đã tiếp thu những gì qua kinh nghiệm sống. Đây là lý luận đơn thuần giữa triết học nghệ thuật với người làm nghệ thuật để tìm thấy chân lý nghệ thuật (có giá hay không) chớ không vơ đũa cả nắm. Vì trong nghệ thuật nó cũng có tầng lớp (level) và loại (sort). Đạt tới đỉnh cao nghệ thuật là suy ngẫm và nhận thức mới thành hình cho một triết học của nghệ thuật; trong đó chứa đựng những yếu tố cần thiết để làm nên ./.
(ca.ab.yyc. Tết BínhThân 8/2/2016)
(Tập hợp, rút tiả từ những tiểu luận đã thực hiện của võcôngliêm)
TRANH VẼ: “Tái Sinh / Recycling” Khổ 12” X 16” Trên giấy cứng. Acrylics +Acrylic-ink+Mixed vcl # 822016.