Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
983
123.197.348
 
Nghệ thuật là chống lại sự khắc nghiệt của cuộc đời
Du Tâm Nguyện

 

 

Tặng facebooker “Triết Học”người đã sưu tầm được một loạt danh ngôn về nghệ thuật.

 

Nghệ thuật là gì?

 

Chúng ta thấy rằng câu hỏi này khó lòng trả lời được trong chỉ một vài câu chữ.

 

Trong những trường hợp nhất định, những định nghĩa về nghệ thuật có thể làm sáng tỏ thêm một phần của vấn đề. Sau đây xin viện dẫn một câu nói về nghệ thuật:

 

Có lẽ đau khổ lại tốt cho con người. Nhà nghệ sĩ có thể làm gì nếu anh ta hạnh phúc? Anh ta liệu có muốn làm bất cứ điều gì không? Nghệ thuật, rốt cuộc chính là chống lại sự khắc nghiệt của cuộc đời”  - Aldous Huxley

 

Câu nói này đem áp dụng trong lịch sử văn minh nhân loại nói chung và trong nghệ thuật nói riêng sẽ thấy nhiều điểm có lý. Trong chủ đề này xin phép cho tôi chỉ nói về phạm vi của câu nói này trong lĩnh vực nghệ thuật.

 

 

Đầu tiên xin được dẫn chứng trường hợp của Edgar Allan Poe. Câu chuyện về cuộc đời của nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nhà phê bình người Mỹ này như đã đăng trong bài “Nỗi thống khổ của Edgar Allan Poe” của tác giả Võ Công Liêm

(http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=9260 ).

 

Trong trường hợp này có lẽ Aldous Huxley đã đúng. Nếu không trải qua nỗi thống khổ lớn đến vậy thì chưa chắc Edgar Allan Poe đã để lại cho đời được khối lượng tác phẩm đồ sộ đến như vậy.

 

Trong lĩnh vực thơ ca, có thể kể đến một nhà thơ lãng mạn người Anh William Wordsworth, tác giả của bài thơ Hoa Thủy Tiên (Daffodils) nổi tiếng.

 

Nhà thơ đã có một cuộc tình buồn với chính người em gái của mình. Một mối tình cho đến nay vẫn còn gây tranh cãi. Nhưng dù thế nào thì trái tim ông cũng đã trải qua những ngày khó khăn và đau khổ vì hai người không thể đến được với nhau. Có lẽ vì vậy mà tâm hồn nhạy cảm của Worthsword trở nên gắn bó với thiên nhiên và sáng tác được những áng thơ sâu thẳm:

 

Với tôi hoa tầm thường chỉ có thể nở

Mà tư tưởng thâm sâu suối lệ nào thấm được

(To me the meanest flower that blows can give

Thoughts that do often lie too deep for tears)

 

(Trích bài thơ Ode. Intimations of Immortality. Người dịch: Phan Biên)

 

Lý giải về vấn đề sáng tạo nghệ thuật sâu hơn, chúng ta có thể kể đến một câu nói khác:

 

Con người chẳng bao giờ thực sự là kẻ theo thuyết định mệnh, hay thậm chí người khắc kỷ. Con người thường liều mạng chống lại số phận mình, vĩnh viễn dũng cảm đặt mình bên ngoài sự chi phối của thần linh. Không nghi ngờ rằng cuộc chiến này thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại, bởi nó ủng hộ kẻ mạnh mẽ can trường. Nó cũng thúc đẩy cái đẹp, bởi những người yếu đuối hơn thường tìm cách trốn thoát khỏi thế giới vô vọng và khắc nghiệt bằng cách tạo ra một thế giới đáng yêu hơn cho mình” – Henry Louis Mencken

 

 

 

Trong lĩnh vực âm nhạc, ta có thể nhắc đến ngay một tên tuổi không xa lạ với những ai yêu thích âm nhạc thế giới – ban nhạc Rock đương đại Radiohead.

 

Thành viên chính của ban nhạc, người đã có một mối tình đầy đau khổ, đã bình tâm lại sau nhiều năm và cuối cùng từ đó cùng với các thành viên khác trong Radiohead sáng tác nên những album bất hủ trong đó có tác phẩm phi thường OK Computer (phát hành năm 1997), một tác phẩm nằm trong top đầu của những tác phẩm vĩ đại nhất của âm nhạc thế giới thế kỷ 20.

 

 

 

Trong lĩnh vực mỹ thuật, có thể kể đến Francis Bacon – một họa sĩ lớn của thế kỷ 20. Sau khi người tình đồng tính của Bacon là George Dyer tự tử (1971) thì khoảng thời gian sau đó 3 năm ông đã sáng tác series tác phẩm Triptych nổi tiếng về người tình của mình (thường được gọi là series “Black Triptychs”). Trong số đó gây ám ảnh nhất là tác phẩm Triptych May-June 1973, xem hình:

 

 

 

Và cuối cùng, để thay lời kết luận, tôi cho rằng khi con người ta đau khổ, người ta có xu hướng gần hơn với thiên nhiên và ở trong God nhiều hơn. Từ đó mà sáng tác được những tác phẩm kiệt xuất cho nhân loại. Mà một ví dụ như thế chính là bản giao hưởng vĩ đại số 6 Bi thương (Pathetique) bất hủ của mọi thời đại của nhạc sĩ cổ điển người Nga Piotr Ilyich Tchaikovsky.

 

 

(bức tranh của họa sĩ Francis Bacon)

 

 

Du Tâm Nguyện
Số lần đọc: 2225
Ngày đăng: 22.02.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cảm thức về nỗi nhớ cố hương trong thơ xuân Nguyễn Bính - Trần Hoài Anh
Đọc truyện: " chuyện xảy ra trong một giờ" Hiếu Tân dịch - Nguyễn Hồng Nhung
Đọc : L. N. Tolstoy: "Ông trời có mắt, nhưng còn đợi" - Nguyễn Hồng Nhung
Nghĩ về quan điểm hậu hiện đại - Võ Công Liêm
Sự cô đơn của cá nhân và linh hồn - Nguyễn Hồng Nhung
Sự trổi dậy của chủ nghĩa hiện thực giữa Thiên Đường và Địa Ngục. - Võ Công Liêm
Bàn tay nhỏ dưới mưa-một cách nhìn mới về thế giới hiện đại của Trương Văn Dân - Từ Sâm
200 tác giả, 8 thế hệ: Phê bình thơ Việt hậu Đổi mới - Đỗ Quyên
Đọc lại một số thi phẩm của Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - Phan Thành Khương
Đọc một bài thơ như thế nào - Nguyễn Đức Tùng