Chúng ta đã một đôi lần hay nhiều lần nghe qua về phân tâm học (psycho-analysis); đó là bản chất thực thể của tiến trình đặc trong sự kiềm chế, nó không phải là thứ dễ loại bỏ, một ý niệm được nói đến như bản năng nhưng trong sự ngăn ngừa đó là những gì khơi dậy từ ý thức. Trong khi đó; những gì xẩy ra ở đây chúng ta cho đó là ý niệm của tư duy trong trạng huống của hiện hữu vô thức –It is in a state of being unconscious và từ đó chúng ta có thể phát sinh ra một dấu hiệu tốt đẹp để bày tỏ những gì (muốn nói hay muốn làm) ngay cả khi sự cớ nằm trong vô thức; điều đó có thể sản xuất ra một ấn tượng ảnh hưởng vào đời sống sinh hoạt của chúng ta, luôn cả những gì mà nó đạt tới cho một ý thức mới đối với tâm thần. Mọi thứ đó đã được kiềm chế, có thể là một sự kiềm chế nguyên trạng trong vô thức. Nói như rứa hóa ra vô thức và hữu thức phát sinh từ trí tuệ? Nhưng hãy để cho chúng ta đặc tình trạng này một cách vô tư khởi từ những gì mới bắt đầu cái sự đè nén chớ không phải bao che cho những gì là vô thức –Unconscious; but let us state at the very outset that the repressed does not cover everything that is unconscious. Bởi; vô thức có hướng trải rộng tư duy, thực ra kiềm chế chỉ một phần của vô thức mà thôi. Rứa thời làm răng chúng ta đạt tới sự nhận biết của vô thức? Dĩ nhiên điều đó có trong ý thức là hữu thể trực tiếp cho chúng ta biết được sự cố của vô thức (unsconciousness) và hữu thức (consciousness) sau đó chưa hết để biến đổi trạng thái hoặc chuyển dịch qua một trạng thái khác có thể xem là có ý thức. Công việc của phân tâm là tỏ rõ cho chúng ta những gì có thể xẩy ra hằng ngày mà trong đó ý thức của vô thức nằm trong dạng vô thức của trí năng dẫu có kiềm chế đi chăng nữa.Trong qui trình và tiết độ chức năng trí tuệ sẽ được phân tích rõ để vượt qua được sự đề kháng của trí năng, sự đề kháng là chất liệu chú ý tới những gì kiềm chế được, tất là; loại bỏ nó ra khỏi những gì từ hữu thức. Nghĩa là trong ý thức của vô thức có cái vô thức sẳn có của nó. Thí dụ: ý thức nhận biết cho là hợp lý, thích đáng nhưng ý thức tâm lý đưa tới vô thừa nhận (bởi tư kỷ ) trong cái hợp lý đó. Vì vậy; từ hữu thức chuyển sang vô thức và từ vô thức chuyển sang hữu thức. Cả hai trạng huống vừa là vật lý vừa là tâm lý trong con người. Chính sự điều tiết đó là bản năng hữu cơ tự có chớ không đi qua một hóa trị (chemically) nào cả.Có thể;giữa hữu cơ và hóa trị có một sự tương nghịch(?)
Biện minh cho ý niệm về vô thức / Justification for the concept of the unconscious: về đặc quyền của chúng ta là thừa nhận hiện hữu tồn sinh của một vài thứ tinh thần và trí tuệ; dạng thức đó nằm trong vô thức và xử sự nó như là có mục đích cho những gì thuộc về khoa học và đã tranh luận hơn nửa thế kỷ qua. Thực ra đây là vấn đề mà chúng ta có thể dựa vào những giả định của vô thức là cần thiết và chính đáng; điều này chúng ta cho đó như là một ám ảnh cố hữu, một bằng chứng về những gì là hiện hữu tồn lưu nhân thế. Điều cần thiết bởi do từ suy luận của ý thức, có một số lượng lớn khác nhau giữa hai quan điểm, hai hoàn cảnh, hai trường hợp giữa sức khoẻ và bệnh hoạn là hành động thuộc tâm thần hay thuộc các hiện tượng nằm ngoài qui luật vật lý là điều thường xẩy ra, chỉ có thể giải thích được bởi một ngụ ý khác trong hành động. Song le; ý thức là cung cấp dữ kiện không cần phải chứng tỏ. Đây không những chỉ bao gồm cho hiện tượng thần kinh ngoài lãnh vực của tâm lý học thông thường (parapsychology) và mộng mơ dành cho người có đủ sức khoẻ và trong mọi điều được mô tả như triệu chứng thuộc về tâm lý hoặc do từ ám ảnh của bệnh hoạn. Tất cả hành động thuộc ý thức này chỉ còn lại ở đây là sự cách ly và đôi khi sự việc không thể hiểu nổi, nếu như chúng ta đòi cho được sự xác nhận thì đó là hành động hoàn toàn xẩy ra trong tâm lý chúng ta, đấy là điều cần thiết rút tiả từ kinh nghiệm sống bởi ý thức của chúng ta chạm tới. Trái lại; sự lý này có thể chứng minh hay giải thích được sự nối liền vào nhau nếu như chúng ta chèn vào giữa những gì là hành động vô thức mà chúng ta luận ra được. Như vậy đây là một hiện hữu mà chúng ta nhận lấy, vị trí và chức năng của vô thức là yêu cầu bất cứ gì miễn sao đạt được trong tâm lý, điều mà phải hiểu ý thức gây ra là một sự không thể lý giải ra được. Chúng ta có thể đi tới một mức độ xa hơn và bằng những biểu thị khác hơn; trong trường hợp tương trợ của một hiện hữu vô thức thuộc trạng huống tâm thần, cái đó chỉ là một cảm nhận tức thời trong giây lát của ý thức luôn cả những gì hài lòng nhỏ nhen thì đó là một phần lớn lao của những gì gọi là nhận biết qua ý thức, phải là một trong những trường hợp đáng để tâm của thời kỳ tiềm tàng; đấy là điều đáng nói của hiện hữu tâm lý vô thức. Trong khi đó tất cả những gì tiềm tàng của ký ức là ở trong trạng thái suy xét chín chắn để trở nên một tổng thể cho việc lãnh hội và để làm thế nào hiện hữu tồn lưu của vô thức có thể là chấp nhận hay là từ chối.
Trả lời một cách đúng đắng thì đây là những gì tiềm tàng trong ký ức, trái lại; điều không thể đặc vấn đề ở phần còn lại của tiến trình thuộc tâm lý mà ra. Nhưng; nó có nhiều quan trọng khác để thực hiện, mà ở đây có điều không tán thành và cân xứng trên căn bản cho đôi bên vô thức và hữu thức. Không! Răng lại không? –nó là sự thật; một tình trạng minh định được nhưng phải chụp lấy nó như một sự thật hiển nhiên –This objection is based on the equation-not; it is true, explicity stated but taken as axiomatic của những gì là ý thức với những gì tâm sinh lý. Đây là một tương quan khác hoặc một trong hai trạng huống ‘petitio principii’ của tâm sinh lý; tuy nhỏ nhen nhưng lại là chính yếu. Dẫu sao; vấn đề còn lại có hay không có cho một qui định nào là đủ để thích nghi; đấy là điều chúng ta vạch ra để nhận lấy nó. Vấn đề này được trả lời rằng: tục lệ này tương đương về những gì thuộc tâm lý với ý thức là một tổng hợp không thích nghi hoàn cảnh. Sự cớ này tiếp tục phá vỡ những gì thuộc tâm sinh lý, đẩy chúng ta vào trong cái khó khăn để hòa nhập vào lý thuyết song hành là những gì thuộc phân tâm học; mà mở ra con đường để đạt tới, đấy là lý do không được sáng tỏ và đó cũng là cái lực giúp cho chúng ta xác quyết được thực hư của hữu thức và vô thức; chúng ta phải tính trước để rời xa lãnh vực thuộc khoa tâm sinh lý, tìm kiếm điều không thể hiện hữu để đưa tới ý muốn nơi chúng ta; bất cứ bù đắp nào trong lãnh vực khác của khoa phân tâm. Rứa thì khoa phân tâm học nói lên cái gì của bệnh lý tâm thần? Đây là lý thuyết phân tích của Sigmund Freud và Carl Jung, hợp lại để điều trị trong những tình huống thuộc tâm lý hữu cơ và sinh lý của lý-hóa-nhiên; tức bệnh lý không có tính chất hóa trị. Ở đây chúng ta điều nghiên bệnh trạng theo lối chửa trị song hành có thích nghi và hợp lý giữa những người mang chứng tâm thần (mental-illness); triệu chứng này không thể chấm dứt dễ dàng, nó nằm trong hệ phái tinh thần, thuộc não bộ (dẫu có đưa vào ‘scan’ chăng nữa). Y khoa chỉ là giả định cho bệnh lý chớ không chửa trị bằng hóa trị một cách dứt khoát; chính hóa trị đôi khi đưa tới suy thoái trầm trọng hơn là thuyên giảm. Rứa thì làm răng để chửa trị theo phương pháp? Thì đây; chúng ta có thể trả lời rằng: bệnh trạng trông bình thường nhưng khi nhập vào thì trạng thái thay đổi hoàn toàn mà xử lý một phương án cân bằng qua phản ứng hóa dược của những gì thuộc tâm lý với nhận thức là một tổng thể không thích ứng cho những trường hợp tương tợ. –To this we may reply that the convention equation of the psychical with the conscious is totally inexpedient. Thí dụ: ở bệnh viện tâm thần; bệnh nhân không biết mình mắc chứng tâm thần, họ nhìn đối tượng vật thể dưới lăng kinh của hữu thức qua tư duy không còn là vô thức do từ não bộ chi phối và hành động… Độc thoại là nhu cầu của bệnh nhân; xử dụng phương pháp hóa trị chưa hẳn đã thức tỉnh, bởi bệnh nhân sống giữa thực và ảo, nghĩa là hiện tại là quá khứ và quá khứ là hiện tại. Cho nên bệnh nhân chỉ nhận một hiện hữu mà mình đang sống trong ý thức nhận biết, không cho đó là vô thức mà hài hòa vào ý thức trong vô thức. Lý thuyết gia cũng như chuyên viên y khoa cho đó là bệnh lý tâm thần bộc phát từ trí năng của thần kinh não bộ. Chứng này trở nên tập tục thông thường ‘convention equation’. Một triệu chứng khó giải dù đưa vào khoa học thực nghiệm nhưng vẫn trên bước đường nghiên cứu. Theo Freud phân tích tình trạng của những người mắc bệnh tâm thần là một chiếm cứ trọn vẹn từ não thức, một chuyển hóa của giấc mơ mà ra (The Interpretation of Dreams) là một hoàn cảnh bất ổn giữa trí tuệ và thần kinh; những sự cố đó thường có ở những người loạn thần (The Psychopathology) và thường xẩy ra nghiêm trọng hằng ngày, phát tiết ở mức độ không thể kiềm chế và không thể hiểu nổi. Đấy là chứng điên loạn ngoài những dự ước khác.
Chuyển hóa của giấc mơ: là hiện hữu của hai kiểu thức khác biệt nhưng dễ dàng nhận thấy ở chức năng, nhiệm vụ của tâm thần, những gì miêu tả ở đây là bước đầu nghiên cứu bệnh trạng, bước hai là tiến trình của trị liệu. Freud tin rằng trong mọi trường hợp là thích hợp hoàn cảnh, một xác quyết cụ thể đối với người mắc chứng tâm thần. Trong bài tham luận về Vô-thức / Unconscious (1915) của Freud : ‘Ông tin rằng thái độ người loạn thần dựa vào động thương, mê hoặc giữa xác và hồn đã vùi chôn trong trí tuệ vô thức’. (Freud believed that neurotic behaviour was based on trauma buried in the unconscious mind).
Để sáng tỏ cho những vấn đề đã nêu; dẫu có hay không có trạng huống ngấm ngầm trong đời sống tâm thần, sự hiện hữu đó là điều không thể từ chối, là được coi như đã hình thành trong trí, một tâm trạng ý thức hoặc coi như đó thuộc tính chất vật lý. Chừng như đó là chức năng thuộc vật lý tự nhiên để chú ý đến; tất thảy khó đạt tới với chúng ta: bởi; không có ý niệm thuộc về sinh lý học hoặc tiến trình của hóa trị có thể cho chúng ta một khái niệm sơ đẳng về cơ bản tự nhiên. Trái lại; chúng ta biết chắc những yêu cầu đó thặng dư cho những gì đi tới mục đích của hữu thức và vô thức.Yêu cầu tối hậu là tìm thấy nguyên nhân sự cớ do đâu mà có và đến từ đâu trong một căn bệnh hầu như mơ hồ để chửa trị. Do từ những gì thuộc tâm não xuất phát; ngoài ra một duyên cớ khác thuộc điều kiện sinh lý mà đưa tới khủng khoảng lý trí (kể cả người được nhìn là bình thường). Thí dụ: thời kỳ động kinh của phái nữ là một chuyển động cơ thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý khác thường. Vì vậy phương pháp song phương của Freud và Jung là một liều lượng dung thông vào tâm sinh lý để hóa giải bệnh trạng. Phương pháp này có thể đưa tới bình thường nếu ở đó có một giải quyết về vật lý. Thực vậy; chúng ta không buộc phải nói có một vài sự cố nằm trong dạng tiềm tàng mà đó chỉ là điều chú ý tới trong những gì đã xẩy ra đều khác đối với ý thức nhận biết một cách tế nhị và chính xác trong sự vắng bóng nhận thức và cảm giác con người. Như rứa thời chúng ta không còn chi nghi ngờ hay lưỡng lự để xử lý triệu chứng như mục tiêu tìm kiếm của những gì thuộc tâm lý học (psychological) mà chúng ta trả giá cho những gì liên đới giữa hữu thức và vô thức mà hầu như chúng gần gũi bên nhau nối liền với hành động ý thức tâm thần (conscious mental acts).
Phân tâm học không đòi hỏi gì hơn ngoài những gì chúng ta có thể thu nhận được để hướng tới trong công việc điều trị hay xử lý hoàn cảnh của nạn nhân; lối đối xử của ‘đánh thức’ để trở về với hiện thực là những gì chúng ta luận ra được và cũng chính ở tự nó -một tiến trình trong phương pháp chửa trị song phương. Đó là sự thật chớ chúng ta không chế tài một điều kiện cách nào hay nghiêng về một khuynh hướng khác.Thêm vào đó; qua kinh nghiệm đã tỏ bày được đôi điều là những gì chúng ta nhận thức về những gì gọi là phân tâm. Một phương pháp khả dĩ đem lại sự hồi tỉnh, nhận định rõ chức năng của vô thức và hữu thức do não bộ điều động. Trí năng là một tác động mãnh liệt; có thể sáng tỏ hay lu mờ. Ở đây nói lên sự ngăn ngừa để đạt tới một sự nhận biết thực sự. Còn bằng không thì dẫn đến một hiện hình của vô thức, đồng thời dẫn độ tới việc tranh cải hay lý luận (logically) cho một giả thuyết khác. Đó là điều người ta kiêng cử và nhận đúng của bất cứ gì thuộc về tâm lý vô thức là không giống cho việc sẳn sàng chuyển nhượng, trao đổi nó cho một vô thức nhận biết –Those who have resisted the assumption of any unconscious psychical are not likely to be ready to exchange it for an unconscious conscousness. Điểm khác; ở chỗ phân tích là tỏ ra những gì khác biệt vốn đã có một tiềm tàng cho một tiến trình đưa tới tính chất suy luận, bởi; chúng ta có một mực độ cao để hổ tương lẫn nhau, cho dù chúng không một tiếp nối vào hệ lụy nào khác và biết là không dính dáng vào người khác hay vật thể khác. Như vậy chúng ta có một lãnh điạ làm cho tình trạng dịu êm bớt đi những căn thẳng mà những gì chúng ta đã luận qua là những gì đã chứng tỏ là không có hiện hữu của nhận biết trong chúng ta, nhưng; hiện hữu thuộc về hành động tâm lý mà thiếu đi sự nhận biết về tri giác. Ở điểm này chúng ta cũng không được phép chối bỏ sự hiện diện của cái gọi là tiềm thức nhận biết (subconsciousness) cho điều không đúng đắng hoặc nhầm lẫn. Trường hợp này nhiều người biết tới; đó là hai mặt lương tâm (double conscience) nghĩa là có một ý thức đúng đắng, xác thực và một ý thức nhức nhối lương tâm (splitting of consciouness).Chứng tỏ rằng sự thật không thể chối cải. Như vậy chúng ta có thể mô tả tự sự trường hợp về hành động tâm thần và từ đó có thể nói rằng: ý thức của hữu thức (consciousness) được trở lại từ nhận thức của vô thức (unconsciouness).
Trong phân tâm học không có chọn lựa nào trong chúng ta nhưng có một khẳng định rõ rệt về sự tiến trình của tâm thần (mental) là chính sự vụ nằm trong tiềm tàng của vô thức, một sự tiềm tàng thuộc năng lực tri giác có nghĩa là những gì thuộc hữu thức nhận biết đến từ tri giác của thế giới bên ngoài qua tri nhận từ cảm thức. Phân tâm học được mô phỏng về tâm thần vô thức là tác động thường trực trong ta mà có khi ta không nhận ra đó là vô thức nhưng trong cái ý thức vô thức lại là hữu thức. Răng lạ rứa? Bởi một cởi mở rộng lớn hơn có từ nguyên sơ vật thiêng để thờ phượng của những gì vô tri mà trong vô tri vẫn có tâm thần (primitive animism) đấy cũng là nguyên nhân và sự cớ cho chúng ta nhận thức về vô thức tự nhiên. Lý do này cũng trùng phùng tư duy của Kant đó là năng lực tri giác cõi ngoài /on external perception. Đúng như Kant báo động chúng ta cái điều không nhận thấy về sự việc của tri giác là chủ đề phải chú ý, để tâm tới cho một cảm nhận dù không thể biết tới. Rứa thì phân tâm học báo cho chúng ta biết những gì giữa hữu thức và vô thức? Cái đó không phải là cảm thức ngang nhau mà trong cảm thức đều có một trạng huống khác nhau. Cái sự vụ này triết học cũng xen vào để lý luận như một phạm trù của nó. Nói vòng vo cho rộng nghĩa nhưng tựu chung của hai bề mặt hữu thức (consciousness) và vô thức (unconsciousness): là tiến trình của tâm thần mà cả hai coi như chủ thể của vấn đề. Tợ như thuộc về sinh vật thể (physical), còn tâm thần lý trí là ngoài tầm vật lý (psychical) là hoàn toàn không cần thiết trong một hiện thực mà đã hiện ra cho chúng ta biết đến. Thế nhưng; tri giác nhận biết ở cõi ngoài như một chứng cớ chớ thực ra đó là một chủ thể ở ngoài, ít nhiều có thể không biết tới hơn những gì thuộc thế giới bên ngoài. Rứa thì hữu thức và vô thức có chi lạ không? Có chơ! Lạ ở chỗ (như đã nói ở trên) ý thức là nhận biết xuất xứ từ trí năng sáng hay mờ do từ trí tuệ đưa dẫn. Còn vô thức xẩy ra trong ý thức mà ý thức không nhận biết đó là vô minh. Vô thức là nhìn vào thế giới bên ngoài qua nhận thức hiểu biết trong ý thức của nó. Rứa thì đâu là ý thức và đâu là vô thức? Ở nơi ta và tại lòng ta đó là biện chứng trong phân tâm học để luận cho một học thuyết hợp lý hay không mà xưa nay đã luận bàn một cách nghiêm trọng và kéo dài.
Dựa vào: ‘Văn Minh và Sự Bất Đồng của Nó / Civilization and Its Discontents’ của S. Freud. Ông có nói qua lý thuyết phân tâm học có từ sự đơn lẻ, từng cá nhân riêng biệt là khai hóa một nền văn minh ở tự nó / Freud extended his theories about psychoa from the individual to civilization itself. Như một nhấn mạnh.
Từ nan vai trò và cá tính vật lý của hành động tiềm tàng là đánh giá bởi tình huống mà hầu như đó là hiện tượng được chú ý đến chớ không phải là một chủ thể vấn đề nêu ra cho phân tâm học; mà đây là vấn đề của tâm sinh lý về những gì ý thức trong một qui trình cần thiết và trách nhiệm cho một hoạt động thuộc tâm thần vô thức. Nói cho ngay; trước thời gian của phân tâm học ra đời, kinh nghiệm những gì là trong mê hoặc của thôi miên (hypnotic), đặc biệt về sau hậu-mê-hoặc; thiết nghĩ đã có tính cách hữu hình bằng những chứng nghiệm cụ thể sự tồn lưu nhân thế, một bệnh trạng tái diễn và tồn lại đưa tới trạng huống bất thường nhất là người mắc chứng tâm thần (mental-illness) và kiểu thức hoạt động của những gì vô thức. Cho nên chi vô thức hay hữu thức là một điều động nơi con người hiện diện trước sự kiện do từ tâm thức khơi dậy của thần kinh não bộ để nhận biết hữu thực và vô thực trong mỗi tâm sinh lý con người gây ra ./.
(ca.ab.yyc. trăng nguyên-tiêu 21/2/2016)
Rút từ những tiểu luân, biên khảo, truyện ngắn của võcôngliêm gồm có:
-Sigmund Freud (Bk. 4/2012). -Freud và Jung (Bk. 8/2012). -Phê Bình Phân Tâm Học và Nghệ Thuật (Tl.9/2014). -Vấn Đề của Tự Thức (Tl. 5/2015).- Kant (Bk. 10/2012)- Phương Pháp Nguy Hiểm (Tr/n. 11/2015). Những luận văn trên hiện có ở một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/chỉ đã ghi.
TRANH VẼ: “Người Đi bộ / Man-walking” Khổ 12” X 16” Trên giấy bìa cứng. Acrylics+India-ink+Mixed. cvl# 2122016