Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.273
123.159.312
 
Cái Tôi và cái Tôi thuộc về mình
Võ Công Liêm

 

 

    Đó là bản thể tự tại. Một bản thể thuộc duy tâm, một cá thể có tính riêng biệt. Mà phải có chất liệu đó; thời tất mới xác nhận con người ở giữa đời này. Không có cái tôi không hiện hữu được với đời: cái tôi là danh xưng, cái tôi chỉ định từ, cái tôi nói lên ngã vị, cái tôi độc quyền. Con người là một sinh vật có tri giác, có ‘cái tôi’ trong đó. Nhưng cái tôi như nhiên khác với cái tôi của tôi (vị ngã/its ego). Cái tôi và cái tôi thuộc về mình (The Ego And The Id). Nghe răng lạ rứa? Không lạ! Bởi; câu hỏi đó đã nói lên cái bản ngã bào chữa, chứa đựng một nội tại chối bỏ và thừa nhận. Vì nó có cái ‘le moi /the ego’ che lấp và cái tôi tự nhận. Một triệu chứng nằm trong não thức thần kinh của sự lý che chở những gì trong ta và tùy thuộc vào ta (trong The Neuro-Psychoses of Defence của Freud). Cho nên chi ai cũng có cái tôi đáng qúy và cái tôi đáng ghét. Đó là lối xử thế của con người trước mọi hoàn cảnh, trước mọi sự kiện tùy theo từng đối tượng trong xã hội, chính trị hay văn hóa. Không ai nói rằng tôi không có cái tôi. Láo! Không có cái tôi thì gọi cái gì, con gì đây? Con vật có tên: tên chó, tên mèo, tên voi, tên cọp, chiếc xe, cái dao, cái kéo, đôi đũa…dẫu là vô tri nhưng vẫn có danh xưng cho cái tên của nó. Dễ thường thì đặc cho nó cái tên để gọi (The Id) đó là cái tôi xác nhận, còn cái tôi đáng ghét thì gọi là cái tôi tâm lý gần như một cái tôi vô thức –Super-ego is a psychoanalysis that part of the psyche which is critical of the self or ego and enforces moral standard at an unconscious…Nhìn chung cái tôi có cái chất riêng của nó trong đó. Nó thường trực với ta để xác nhận ta đang hiện hữu. Ngoại trừ nhắm mắt thì không còn cái tôi quấn quít hay giải thoát (enlightenment) được thì không còn cái tôi đeo đuổi tức là vô-ngã. Sự cớ đó là một đấu tranh triền miên giữa ngã thức (egotism) và vô ngã thức (unself-conscious) không sao dứt được. Chúng ta đã có một thể thức tạo nên ý tưởng trong mỗi cá thể, cái đó gọi là có dính dáng trong cơ cấu tổ chức thuộc tiến trình tâm thức; gọi là cái ‘của nó /ego’. Một cái tôi ý thức gắn liền nhau, một cái tôi kiểm soát để đưa tới một chuyển động –We have formed the idea that in each individual there is a coherent organization of mental processes; and we call this his ego. It is to this ego that consciousness is attached, the ego controls the approaches to motility. Không phải đơn phương cái tôi nói lên cái chính mình mà có cái gì đó thuộc về mình (kể cả cái tôi quá khứ) .Vì vậy những người nặng lòng với cái tôi thường sinh ra chứng tâm thần. Răng rứa? Bởi; cái tôi lồng lộng, chiếm cứ không chịu thoát để đi tới vô ngã. Vô ngã là hành vi đứng sau của nhận thức mà mỗi khi nói tới cái tôi thì cái tôi biến dạng từ thức (conscious) đến vô thức (unconscious) không còn phân biệt giữa chủ thể và khách thể mà chỉ thấy cái tôi lồ lộ, tồn loạt, tồn lủi, mà đã tồn lủi (to slip a way) là không hiện hữu giữa trần đời. Cái tôi ít khi có một trí tuệ phán xét (mind) đâu hữu và vô hữu do trí tuệ điều động, ngược lại đó là tri thức chủ thể đưa tới những lý lẽ không hợp thời trang mà trở nên ngu xuẩn. Cũng có thể do từ sự diễn tả của mơ mà tạo thành cái mơ chủ thể (The Interpretation of Dreams) trong cái tôi (ego) này không còn trong vùng siêu ngã (super-ego) mà nó rơi vào trạng huống của tâm lý siêu hình (metapsychological). Trong tất cả những gì ở đây đều là mối tương quan gần gũi của chức năng tâm thần và chức năng thiết kế; điều mà không thể tránh được cho một tư duy trong sáng của cái tôi. Một hình ảnh về trí tuệ như thể bao gồm hai sự lý giao thoa, chia chát lẫn nhau; nghĩa là một đằng chế ngự được và một đằng bị ức chế nào khác –to a picture of the mind as including two portions, one repressed and the other repressing. Trường hợp này nó nằm trong vùng sâu lắng (hypo) của một lý thuyết giả định (hypothesis) mà thôi; chớ chưa chắc chắn để giải bày sự kiện mà chỉ cung cấp như một cơ bản để có một suy lý chứng minh. Ở vị trí này cái tôi nằm trong vô thức và ức chế một phần của hữu thức cái tôi. Thí dụ: nhà văn nọ sanh ra một tác phẩm đầu tay thì nghĩ rằng mọi người có một tư duy thuộc về mình, tất giống ý mình hoặc cho đây là lý lẽ về cái tôi của mình. Cái tôi mang nặng chủ đề (motif) dù chủ đề không ăn nhập với nội dung thì cái đó gọi là cái tôi tồn lủi hình thức, còn trình bày cái vỏ là thuộc về cái tôi tồn loạt tự xưng. Thế mà cái tôi chưa chịu thoát cho một nội tại chất chứa bản năng của vị ngã. Rồi vòng vo tam quốc như con cá mắt cạn. Mắt cạn vì cá có cái tôi vùng vẫy để sống còn. Bản ngã dày vò vì cái tôi khống chế đành đưa cái tôi hình thức và cái tôi tự xưng để chứng minh cái tôi thuộc về mình mà quên đi nồng cốt của tác phẩm; thậm chí phải mượn lời đề bạt (trường hợp này một số thi nhân thường hay xử dụng tương tợ) nghĩa là nêu lên cái tôi chứng tỏ. Cái tôi này là cái tôi vô thức đứng trước cái tôi hữu thức. Lý về giá trị thì cái tôi chủ quan đánh hạ cái tôi khách quan đó là những cái tôi đưa tới cái tôi ngu xuẩn. Thành ra; cái tôi làm cho người ta lâm vào hoàn cảnh thuộc bệnh tâm thần (mental-illness) mà không hay. Thí dụ khác: một nhà thơ sáng tác là nhắm hướng vào cái tôi chủ quan hơn là cái tôi siêu thoát ‘chất thơ’. Nhưng quên đi những khi xuất thần thành thơ là ở một tinh thần chao đảo giữa hữu thức và vô thức của trạng huống tâm thần (mental); vì rứa mà có những câu thơ, lời thơ tối nghĩa, âm u (hay dụng tâm tạo hiện tượng thơ?) nhưng cái tôi duy lý vẫn cho đó là ý thơ siêu thoát mà không thấy bản thể suy đồi của tâm lý vị ngã trong thơ /văn. Đấy là triệu chứng thường tình của con người đang sống giữa đời. Chúng ta chỉ đơn cử để tìm thấy vai trò người sáng tác luôn luôn mang nặng tâm tư của cái tôi; ngay cả cảnh vật thiên nhiên, tình yêu, phiếm đàm đều chứa đặc chất của cái tôi; dẫu có mượn ngôi thứ ba thay cho ngôi thứ nhất là ‘tôi’. Một cái tôi chủ thể trong đó hay cái tôi điều động đều có cái tôi sở hữu chủ (The Id property) thay mặt để nói cái tôi tiềm ẩn. Đứng ngoài lãnh vực này mọi thứ, mọi lối trong cuộc sống đều chất chứa cái tôi. Đôi khi phải chấp nhận cái tôi hữu lý và cái tôi phi lý. Răng lại đưa hai cái tôi siêu hình vô đây? Cái tôi hữu lý là cái tôi bảo vệ sống còn. Cái tôi phi lý; theo khoa phân tâm học cho đó là siêu ngã (super-ego) là ngoài vòng cương tỏa của lý trí. Rứa thì lý cái chi cho đừng có cái tôi trong đó? Hỏi được như rứa tức là phân định được hai đường lối của cái tôi. Một cái tôi như nhiên (tự có / itself) và một cái tôi siêu ngã (super-ego). Nếu một trong hai cái tôi mà loại ra được thì đi tới chân không của cái tôi. Cái tôi biến hóa để không còn thấy cái tôi cho dù những thứ gì thuộc về mình đều trở thành vô ngã. Đạt tới vô ngã là đạt tới hư vô tánh không. Từ chỗ đó cho ta một nhận thức về diệt-ngã. Diệt ngã là tâm thức tuyệt đối, mọi chuyện coi như không, không còn thấy mình giữa vũ trụ của Ngã. Răng rứa? Xin đừng rứa với răng, càng răng rứa càng chấp ngã mà mỗi khi chấp ngã là để ý đến cái tôi (self / le moi) tức là hướng tới cái của mình (selfish) quên cái của người khác. Duy thức học (thức Mạt-Na thứ bảy) cho đó là một tâm thức có bản chất so đo, thương ghét, tính toán thiệt hơn, chấp trược vì quá ích kỷ, chấp ngã không bao giờ ý thức trước tư duy và hành động. Dù có tôi hay không có tôi đều là Không-Sắc; đòi hỏi duy nhất của cái tôi là quên mình thời cái tôi tồn lại, tồn lưu nhân thế. Chớ cứ trông ngóng người đời nhìn tới cái tôi của mình thì khác gì ‘ông ơi tôi ở bụi này’. Răng lạ rứa? Vì đó là cái tôi háo danh, cái tôi khoe khoan chớ chất lượng thì hoàn toàn trống. Cái tôi đi tới vô úy là cái tôi chứng thực. Lục Tổ Huệ Năng nói: “Đừng bám vào mà để lòng vào” (Ứng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm) Tợ như đừng đưa cái tôi vào mà để tâm vào thì cái tôi mới thanh cao diệu vợi. Rứa mà nhiều thi nhân đuổi theo với cái tôi hoặc đem cái tôi trù dập vì sợ cái tôi khác lấn áp cái tôi của mình; vì vậy mà cái tôi hoành hành, dày xéo, réo rắt tâm can để làm sao cái tôi của mình sống còn trước đối tượng tha nhân.Thậm chí có vài thi nhân một ngày sản xuất năm, mười bài thơ dễ dàng, không áy náy đến nổi ngựa quen đường cũ mà không thấy thân phận ‘nhà nho’ làm thơ. Rõ khốn!

 

Rứa thì làm răng tiêu diệt cái tôi? Hỏi cái này là tréo cẳng ngỗng. Làm răng mà tiêu diệt được; vì ai cũng có cái tôi hiện hữu (như đã nói ở trên) là cái tôi chỉ định, cái tôi độc quyền, cái tôi thay thế. Sáng mở mắt dậy là cái tôi dậy theo là vấn đề giữa bản thể duy lý: tôi phải đi đái, tôi phải rửa mặt, tôi phải ăn; tôi phải, tôi phải…là cái tôi sinh lý hữu cơ không thể chối bỏ, còn cái tôi trong người là cái tôi ý thức. Không thể đem cái tôi này bỏ qua cái tôi kia. Làm như rứa là tồn loạt và tồn lủi vì không nhận ra ngã vị ở chính mình mà do lý trí sai khiến biến thành nạn nhân ‘inmate’ không chừng. Nó không phải là bệnh lý để điều trị mà điều trị bằng cách tiêu diệt một bản ngã tự tại, nghĩa là có ngã nhưng không có ngã. Khó để thực hiện rốt ráo cho một cái tôi đúng đắng là không vị kỷ, vị ngã mà vô ngã là để đi vào thực tướng của một con người thực. Cái tôi không bao giờ sáng tỏ mà chứa một cái tôi tiềm ẩn. Phật giáo không nói cái tôi để diệt mà dùng một ngữ ngôn thâm hậu là: ‘ngã mạn / ego’chớ không nói ‘tôi/moi/self/itself’. Bởi; cái tôi đó không thể tiêu diệt được. Ngã-mạn là nói lên cái tốt, cái thiện (good) và cái xấu xa, cái ác (evil). Hai sự cớ này là ở cõi ngoài, cõi hư vô (beyond); cõi đó là cõi của lương tri  (trong tư tưởng Nietzsche), một cái gì vọng động ở nơi con người, một ý thức mới trong tư tưởng của dục vọng. Triết học Phật giáo có một chiều sâu của tâm-sinh-lý đưa con người hướng tới cõi thiện. Tâm lý là của Tâm và sinh lý là của Dục; hiểu được chân lý đó tức thực hiện được cái Ngã Mạn của Phật tính. Răng lại chêm ông Phật vô đây? Có như rứa mới đi tới chân như nhiên. Là; quên mình, quên tất cả để đạt tới chân lý tối thượng thừa của cái tôi. Một cái tôi đa tạp và một cái tôi khoan lượng đều dựa vào hữu thức và vô thức từ con người mà ra. Mà phải dùng Tâm để điều trị cái tôi. Phật giáo gọi: ‘Ta Không Phải Ta / Itself Non Self / Le Moi Non Moi’. Rứa Ta ở nơi mô? Hỏi làm chi rứa?-Ta là Ngã là chấp ngã tức cái ta mê loạn, háo danh, háo vọng còn tranh chấp thiệt hơn. Cái tôi đã ngự trị vào hồn khí rồi đó! (cho tới thất thập, bát thập cái tôi còn tồn lại không chịu tồn lùi, tồn lủi, tồn lui (diệt)) thời tất phải khốn khổ, không chừng đi tới nghiệp báo luân hồi. Phật chủ trương ‘vô thường’ và ‘vô ngã’ là ở chỗ đó. Bởi; cái tôi không nhận ra cái lý như nhiên vũ trụ là còn Mê vì cái tôi. Nhận ra được lý như nhiên vũ trụ là Tỉnh với cái tôi. Thí dụ: Người đàn bà nổi cơn ghen vì bảo vệ cái tôi thua thiệt, cái tôi mất mát, cái tôi tồn lại, tồn liếc, tồn lủi, cái tôi ức chế…những thứ tôi đó vây quanh cho nên u-mê không phân định giữa Có và Không. Rứa cho nên đưa tới quẩn trí, loạn thần.Đó là cái tôi ngu xuẩn chớ không phải cái tôi sáng suốt. Kiều không ghen; tức Nguyễn Du diệt được ngã vị không còn cái tôi chiếm cứ. Dù rằng Nguyễn Du mượn lời thay ý tất nói cái tôi nhưng không thấy cái tôi trong đó. Chấp ngã nhưng phá chấp. Đấy là nghĩa lý cái tôi trong ta để trở thành cái tôi siêu ngã (super-ego). Nguyễn Du đạt tới cái vô ngã đó.

 

Thế nhưng; chúng ta phải canh chừng về cái sự ngu xuẩn lơ láo đó mà coi đây là chức năng cá tính vì đó là cái tôi sở hữu chủ của ý thức hoặc không là một trong những phương kế cuối cùng, một ngọn đuốc soi đường dẫn lối từ bóng tối đi ra của một tâm lý chìm lắng trong ta –Neverthelesss we must beware of ignoring this characteristic, for property of being conscious or not is in the last resort our one beacon-light in the darkness of depth-psychology. Cho nên trong cái tôi tồn lại hay tồn loạt hoặc tồn lùi là do tự tánh mà ra. Nói vòng vo; cái tôi chủ quan, cái tôi mù lòa, cái tôi hờ hửng, cái tôi chiếm cứ, cái tôi a-dzua, a tòng , cái tôi đạp đuôi, cái tôi phất cờ theo gió, cái tôi hùm-bà-lằn…là những cái tôi phí phạm, vị ngã chỉ nói cái của mình, một cái tôi sở hữu chủ chỉ biết mình mà quên đi đối tượng tha nhân. Cuối cùng rồi cái tôi vẫn chiếm cứ. Một thứ chiếm cứ bệnh hoạn tìm thấy từ thể chất đến tinh thần nó đi thẳng vào người một cách trực tiếp, hữu ích của chúng ta, cũng không màng tới gán ép nào khác. –Pathological research has directed our interest too exclusively to the repressed. Đó là những gì chúng ta thu nhận được về cái tôi thời ít nhiều cho ta biết được cái tôi có thể xuất xứ từ vô thức trong cảm thức đích thực của điều muốn nói ra (word).Giờ chúng ta nhận thức được cái tôi là cố định và bùng dậy trong ý thức. Điều mà chúng ta cho rằng ý thức về cái tôi là một thiết bị cho bề mặt của tâm thần, sự cớ đó chúng ta qui vào như một chức năng có hệ thống của cõi ngoài ý thức là những gì phát sinh ra từ đó.Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời nào từ ngàn xưa cho tới nay nhu cầu của cái tôi hiện diện trực tiếp khi mới chào đời và đi vào giòng đời (hiện tại, quá khứ, vị lai) đều chất chứa và tàn ẩn cái tôi. Cái tôi bao hàm, cái tôi chứng thực đều là cái tôi. Nó trở thành lý thuyết (về cái tôi) của mọi thứ (The Theory of Everything).

 

Đấy là vấn đề không bắt nguồn có hay không có ngã vị mà coi như hướng tới một hệ thống, một khái niệm về vô thức mà những điều lệ đó có thích nghi và hòa hợp hay không cái đã. Trong cấu trúc của trí tuệ là những gì xẩy ra trong sáng nhưng tự thức xâm lấn để đưa cái tôi vào; một cách thức khác của vô thức đã có sẳn cái tôi chiếm cứ. Và;  sự cớ đó bắt đầu hiện ra những gì của cái tôi mà chính tự nó như dự phần để tỏ rõ một thứ vô thức. Vậy thì nó có đôi phần rõ ràng, gần giống như chú ý tới cái sự vô thức và như thể là quan tâm tới cái tôi –It had thus become apparent that, alike as regards ‘the unconscious’ and as regards ‘the ego’. Là; cốt xây dựng lên ở đó một thiết kế về hình ảnh của trí tuệ. Thiệt ra; sự tương quan của ngoại giới /external là một cảm nhận từ tri giác đưa tới cái tôi có chứng cớ rõ ràng, đó là những gì của bản thể nội tại /internal là một cảm nhận từ tri giác đưa tới cái tôi đòi hỏi đặc biệt. Tri giác nội tạng là thừa nhận một tiến trình cảm xúc bùng lên trong hầu hết biến đổi khác nhau chắc chắn trong đó chứa đựng một vị trí bệnh trạng tâm thần mà chửa trị được là một tu chứng.Trường hợp này có từ nguồn đầu, có từ những nhân tố cơ bản hơn những gì bừng dậy từ tri giác của một tạng thể xuất phát; cái tôi thừa cơ hội để bung ra dù cho ý thức lúc đó bị hoả mù. Đó là bản thể tự tại. Một bản thể khốn đốn, một căn bệnh trầm thống vô phương cứu chửa, nó nằm lì trong vũng tối tâm hồn, há hốc mồm cười ngạo nghễ trên tinh thần của đời người. Cái tôi chiếm cứ để thóa mạ đời là cái tôi gian ác, cái tôi đau xót, bi thương là cái tôi nhân ái. Hai thứ đó là hai chiến tuyến, bởi; bên nào cũng nói lên cái của mình, một thứ hợp lý quả quyết, mọi thứ là lý thuyết thời làm răng ‘ta không phải ta’? Có chăng chỉ là ngụy ngôn che lấp giả dối bên trong. Một cái tôi trở nên truyền thống, nó tồn trử trong huyết lệ, nó đâm chồi nẩy lộc trong tế bào âm dương để sản sinh những đứa con sáng tạo cái tôi hơn những cái tôi vốn có. Tỵ hiềm, hơn thua, trù dập, củi đậu nấu hạt đậu là bệnh lý tâm thần; đưa tới một ‘inmate’ trong hồn người, do đó; đứng trước cái tôi của một ‘external’ không thể hoà nhập với cái tôi ‘internal’. Cả hai vị trí đó nó có một sự cần thiết khác nhau. Rứa thì làm răng? Chọn lựa thuộc về trí năng, tức tiêu diệt ngã để đi tới vô ngã. Thực ra; đây chỉ là phạm trù đạo đức, luân lý, thứ giáo điều không thể ngăn chận cái bản ngã tự ti mặc cảm trong con người. Cái tôi bất khuất là cái tôi chính đáng có chính nghĩa, còn lấy bất khuất để chứng tỏ thay cho một ẩn dụ, dự mưu thì đâu còn cái tôi bất khuất. Ngay cả việc kể công kể tội để chứng tỏ cái tôi thời đó là cái tôi nguy hiểm, hủ hóa, lạc hậu, vì; chưa đạt tới một trình độ nhận thức sâu xa: đâu tà, đâu chính mà do từ cái tôi bảo thủ sai khiến. Thứ nhất: là qui cách, tập quán thuộc bản chất của ‘phép vua thua lệ làng’ cho thấy hệ thống hóa của tầng lớp xã hội nuôi dưỡng mấy trăm năm vẫn là tồn lại. Thứ hai: là ‘gia truyền’ một căn bệnh thuộc tâm thức, không thể phủ nhận ngay cả khoa học ngày nay thừa nhận trạng huống đó có thể là tâm thần, có thể là não thức gây ra. Hai thứ gia vị này là độc dược tố nuôi nấng cho một bản chất cố hữu khó lòng tiêu diệt mà phải qua một quá trình huấn luyện tâm can; thanh lọc thứ siêu-vi-tôi từ thế hệ này sang thế hệ khác thì may ra chuyển hóa được cái tôi tự tại.

 

Sau khi thanh lọc cái sự tương quan giữa bên ngoài và bên trong của tri giác cảm nhận và một hệ thống cạn cợt giữa tôi chủ thể và tôi khách thể thời chúng ta chiết ra được ý nghĩa của cái tôi –After this clarifying of the relations between external and internal perception and the superficial [Sub.-Obj.]; we can go on to work out our idea of the ego. Nhưng nhớ cho; như đã tiếp thu, cái tôi cũng là một thứ vô thức –But; as we have learnt, the ego is also unconsciouss. Chớ đừng nghĩ chỉ có cái tôi duy nhất để được nói đến mà quên đi những điều khác, nó chứa cùng một thể chất; một tạng thể khó thực hiện.

Rứa cho nên chi những gì chúng ta đề cập đến cái tôi là những gì thuộc cái tôi của chúng ta cho một đối đãi xử thế hết sức cần thiết và một đôi khi trở nên bị động (passively) trong cuộc đời. Một lý do khác; cái tôi trườn mặt là vì không biết đến và không thể kiểm soát được. Bởi cái lực đó do từ ‘external’ và ‘internal’ thu hút để cho cái tôi chao đảo lộng hành chiếm cứ, đưa cái tôi lạc lối mù tăm. Rứa thì làm răng? Xin đừng hỏi rứa với răng tức là cái tôi chưa chịu khuất phục. Hãy thắp đuốc mà đi!

Chớ cái tôi đâu phải bản chỉ đường nhắm vào mà đi. Cái tôi trở thành tàng hình, ẩn dụ, một cái tôi thuộc tính chất siêu hình (metaphysical). Cái tôi lộng hành; có thể là ‘tôi đó’ nhưng không phải là tôi đó, cho nên chi trước đối tượng của cái tôi cần phải cân nhắc, đắn đo suy xét mới nhận ra thực hư của cái tôi.

Rồi thế nào chúng ta cũng tìm thấy có hay không điều mà chúng ta có thể vạch ra dù dưới dạng thức nào của cái tôi, phát hiện từ viễn ảnh cho những mục đích hoặc đã mô tả hoặc là nhận biết. Giờ đây chúng ta hướng tới một cách riêng như tinh thần cái tôi thuộc về mình (psychical-Id) là sự cớ coi như không biết không hay để nhìn vào tất cả bề mặt của cái tôi; một cái tôi có hệ thống, Thể thức bề mặt của cái tôi, ít nhiều vốn đã phôi thai trong vòng quay để nhập vào tế bào trứng –Forms its [the ego’s] surface, more or less as the germinal disc rests upon the ovum; để hình thành trong đó cái ‘chất’ tôi. Nói rộng ra là nhiễm thể tính hay tiềm thức (tốt sinh tốt, xấu sinh xấu) nghĩa là cái tôi tốt xấu tùy thuộc vào [gene] hay [subc].

Còn nói về giữa cái tôi (ego) và cái tôi thuộc về mình (Id) tưởng là cách biệt nhưng mỗi đơn vị có một vai trò cách riêng của nó. Nói như rứa không có nghĩa cái tôi bỗng dưng tách ra từ những gì cái tôi thuộc về mình mà nó dự phần vào một sự hòa nhập trong đó. Thí dụ: Tôi chủ nhân cái nhà (ego); cái nhà do tôi dựng ra, đứng tên chủ hộ, có sổ đỏ, có mộc và chữ ký đàng hoàng là thuộc về sở hữu của tôi (Id). Đấy là chứng tỏ sự kiện để nhận ra rằng cái tôi chủ thể, mà trong vai trò chủ thể đã là một sự thay đổi đôi phần giữa chủ thể và tha thể; là một thế lực trực tiếp của thế giới bên ngoài xuyên vào trung tuyến tính của [Sub.-Obj.] trong cảm thức đó; nó có một sự mở rộng bề mặt của phân biệt (surface-differentiation). Đối với cái tôi; tri thức trình diễn một phần cái gì thuộc về cái tôi trong khi đó chứng thực của cái thuộc về tôi (Id) rơi vào trong một bản năng trực giác. Cái tôi được giới thiệu những gì có thể gọi là lý do chính đáng và cùng một cảm thức; trong khi đó cái tôi thuộc về tôi là một đối kháng, đối kháng để bảo vệ, duy trì, chất chứa cái tôi si mê. Nhiệm vụ quan trọng của cái tôi là tỏ rõ không còn nghi ngờ dữ kiện; đó là một sự kiểm soát bình thường hướng tới một tác động để đi vào cái tôi thường trực. Rứa cho nên chi cái tôi chủ động trong mọi lãnh vực văn hóa, chính trị. Hai bộ phận này thường biểu lộ cái tôi hùng tráng như vừa chứng tỏ như vừa thách thức. Người làm văn hóa cho tư duy là lý luận chính đáng, viết bằng cái tôi chứng thực. Người làm chính trị hay quân sự cầm chắc cái tôi chinh phục, tự hào. Do đó cái tôi thuộc về cái tôi của mình (Id) không còn thấy hiện diện ở cái tôi (ego) tự nó, một cái tôi gián tiếp nói về mình.

 

Cái tôi là hàng đầu và trên tất cả, một cái tôi riêng mình ta / body-ego; một cái tôi không những chỉ là bề mặt thực thể cho tồn lại, nhưng tự nó là một dự phóng vào bề mặt của nó –The ego is first and foremost a bodily ego; it is not merely a surface entity, but is itself the projection of a surface (S.Freud). Thực ra đây là mối dây liên đới giữa thân và xác kết cấu trong một ý thức (cái tôi) để chứng tỏ hơn là biểu lộ. Vì; chứng tỏ là nói cái tôi (ego), biểu lộ là nói cái thuộc về tôi (Id) là gia nhập vào trong đó để nhắc đi nhở lại ‘ta’ hiện hữu với cái tôi của ta; cũng chưa hẳn đó là vấn đề quan trọng nêu ra trong mạch nối để diễn tả mà đó là cảm thức tác động vào một đam mê thấp nhứt, vì rằng; tư duy nhỏ nhen đó chính là hành động của vô thức. Từ chỗ đó cái tôi lồng lộng, ngang tàn, phá phách, đòi hỏi cái tôi hiện diện với đời; đó là cái tôi chiếm cứ. Thế nhưng; chúng ta vẫn mong đợi ở một đỉnh cao trí tuệ trong bất cứ nhiệm vụ của tinh thần là chuỗi nối vào nhau trong một ý thức nhận biết về cái tôi; biến cái tôi hiện hữu để trở thành cái tôi như nhiên (hư không) là cái tôi quên mình mà là cái tôi phục vụ. Đạt được yêu cầu đó tức bước đường đi vào vô-ngã-thức. Đấy là cán cân đo được giá trị của nó một cách dễ dàng và tìm thấy; cái tôi lúc đó sẽ hội nhập trong một ý thức bảo đảm và tin tưởng. Nếu ở đó cho chúng ta hồi cố những gì mà cái tôi hoạt động trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai là cốt để thanh lọc những cặn bã đã tác động vào cái tôi của mình ngay cả những gì thuộc về cái tôi. Nói vòng vo tam quốc, lý này lẽ nọ về cái tôi đó là mặt chủ quan nhưng dưới lăng kính khách quan chúng ta sẽ có thể nói rằng: không có cái gì cho là cái tôi thấp nhứt nhưng cũng chẳng có cái tôi nào là đỉnh cao; có thể đó là thứ vô thức. Nếu sự thật cái tôi đáp ứng được nhu cầu cho một chứng thực cụ thể là những gì mà chúng ta khẳng định về ý thức cái tôi: thời tất đó là hàng đầu và trên tất cả cho một thân xác ngã vị. Tuy nhiên; ở đây không có nghĩa tổng hợp về cái tôi, nhưng; coi đây như một khám mới, ý thức mới cho dù phán xét để phê bình, bắt bẻ; tựu chung đều khơi dậy trong sự hướng tới cho một cảm thức vô thức phạm lỗi ‘unconscious sense of guilt’ mà thôi. Chớ khi thực hiện cái tôi người ta không thấy cái tôi trong đó mà cái tôi nằm dưới thể chất của hình thái khác; có thể là hợp lý và có thể là không hợp lý. Tất cả do từ một bản chất tự tại mà ra ./.

 (ca.ab.yyc. TBV.14/3/2016)

 

SÁCH ĐỌC: ‘Conscious and Unconscious’ by Sigmund Freud. Tras. Joan Riviere. London The Hogarth Press and The Institue of Psycho-Analysis. 1962.

*Rút tiả qua những bài: Biên khảo,Nhận định,Tiểu luận,Phê bình của võcôngliêm khởi từ 2012 đến 2015 để thành hình tiểu luận này:

-Sigmund Freud (Bk) 2012 . -Freud Và Jung (Bk) 2012. -Ý thức Thức tỉnh (Tl) 2013. –Phê bình về Phân tâm học và Nghệ thuật (Nđ) 2014.

-Lý tưởng của Từng Cá tính (Bk) 2015. -Vấn đề của Tự thức (Tl) 2015 và một số tổng hợp khác của võcôngliêm đã biên soạn.

Những tác phẩm ghi trên hiện có ở một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.

 

TRANH VẼ: “ Chân Dung Tự Họa / Self-portrait” Khổ 12” X 16” Trên giấy cứng. Acrylics+Acrylic-ink. vcl#1332016

 

                                                                        

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3393
Ngày đăng: 20.03.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bản lĩnh của sự lựa chọn - Hoàng Vũ Thuật
Không có Thượng Đế - Võ Công Liêm
Về bản in lần đầu bài thơ "Bẽn lẽn" của Hàn Mặc Tử - Nguyễn Hùng
Vô thức và hữu thức - Võ Công Liêm
Thi ca đương đại - Võ Công Liêm
Nghệ thuật là chống lại sự khắc nghiệt của cuộc đời - Du Tâm Nguyện
Cảm thức về nỗi nhớ cố hương trong thơ xuân Nguyễn Bính - Trần Hoài Anh
Đọc truyện: " chuyện xảy ra trong một giờ" Hiếu Tân dịch - Nguyễn Hồng Nhung
Đọc : L. N. Tolstoy: "Ông trời có mắt, nhưng còn đợi" - Nguyễn Hồng Nhung
Nghĩ về quan điểm hậu hiện đại - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)