Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.032
123.137.676
 
Tại sao Obama sẽ được hoan nghênh như một trong những tổng thống vĩ đại nhất của mọi thời đại?
Hiếu Tân

 

http://www.gq.com/story/obama-greatest-president-legacy

JIM NELSON,
14 Tháng 4, 2016

Hiếu Tân dịch

 

Một điều gì đó vừa lóe ra trong tâm trí chúng ta, gần như quá sớm để chúng ta thừa nhận, nhưng nó đó, một ý nghĩ nửa chừng, mãi đến lúc này mới bừng nở trong óc chúng ta. Có lẽ chúng ta xua nó đi khỏi nhận thức bằng một nhát đập ruồi. Không, còn quá sớm để nói, hay để ghét con người này. Nhưng sự thật đang lộ ra, và nó hiện lên như thế này: Barack Obama sẽ được đưa vào liên đoàn những Tổng thống vĩ đại.

Khoan. Một trong những người vĩ đại nhất? Ngón tay cái của bạn giơ ra cho tôi đang lơ lửng không biết chỉ lên hay chỉ xuống. Những người ghét con người này muốn ghét với trò chơi ghét hay nhất của họ. Giống như tờ giấy 20 Dollar? Giống như núi Rushmore [1] vĩ đại?

Vâng. (Có điều chúng ta không xây thêm núi Rushmore nữa). Trong rất nhiều phương diện, Obama đã tốt hơn chúng ta tưởng tượng, tốt hơn một thực thể chính trị xứng đáng, và tốt hơn, hơn nhiều kẻ thù của ông có thể thừa nhận, nhưng điều vĩ đại trong việc trở nên vĩ đại là sự lên án của kẻ thù không thành vấn đề gì.

Thật ra tôi nói điều này với tư cách một người hâm mộ Bill Clinton, bây giờ tôi cảm thấy chắc chắn rằng, trong những thập kỷ sắp đến, ngôi sao Obama sẽ lên cao hơn ngôi sao Clinton và ông sẽ thay thế Bill trong lòng công chúng như một người Dân chủ Vĩ đại nhất kể từ Franklin D. Roosevelt.

Điều này liên quan tới bản chất sự lãnh đạo của Obama, phải xử lý di sản của Bill Clinton (và sự thúc đẩy của Bill, rằng phải biết điều chỉnh cho phù hợp [2]). Bill Clinton sẽ còn được tôn trọng lâu dàì, vì sức lôi cuốn của ông, khả năng ông điều hành phục hưng kinh tế, thay đổi và nâng cao hình ảnh của đảng Dân chủ. Barack Obama sẽ còn được tôn trọng lâu dàì, vì sức lôi cuốn của ông, khả năng ông điều hành phục hưng kinh tế, thay đổi và nâng cao hình ảnh của chức vụ Tổng thống. Đơn giản là ông lớn hơn Bill.

Hơn nữa, di sản của Obama thuộc loại có thể phong thánh. Bởi vì nguyên tắc đầu tiên của Đài Danh nhân là: Các thời đại phải thật tồi tệ để các tổng thống không tồi. Các cuộc nội chiến, các cuộc Chiến tranh Thế giới, các cuộc khủng hoảng, suy thoái. Anh phảỉ trải qua nó nếu anh muốn trở thành vĩ đại. Đó là lý do chúng ta tôn vinh Washingtons, Lincolns, và Roosevelts hơn Ông Béo Râu Quặp. Giống như Obama, các Vĩ nhân này có những bàn tay thô vụng, họ đã thắng lớn, và đưa đất nước tiến lên.

Nhưng đó cũng là lý do chúng ta đánh giá thấp Jimmy Carters và Herbert Hoovers. Phải chăng trong đời thực họ cũng tệ như chúng ta nhớ về họ trong lịch sử? Có lẽ là không. Nhưng họ không may, chỉ chơi một vòng, và để cho đất nước tồi tệ đi. Cuộc chơi di sản đã kết thúc. (Hoover ngày càng nhắc tôi nghĩ đến Donald Trump. Được bầu với một kinh nghiệm chính trị ít ỏi, Hoovers là một gã con hoang giàu có, mà chủ đề trung tâm của ông ta là: chính phủ là lãng phí. Câu trả lời của ông ta cho Đại suy thoái là mở ra ngành thương mại chiến tranh và xây dựng một dự án vĩ đại gọi là Đập Hoovers. Cái đập hóa ra thành một bức tường thành khổng lồ không ngăn chặn hay giải quyết được những vấn đề lớn hơn. Như đã thấy, tên nó là Bức tường Trump!)

Obama có những khốn khó khác trên chặng đường dài lịch sử, ngoài những khoảnh khắc được hoan hô như Obamacare, cứu nền kinh tế, và làm cho lối sống Mỹ bao dung hơn với tình yêu đổng giới. Là tổng thống da đen đầu tiên tất nhiên bảo đảm một tiến trình di sản nhất định. Nhưng điều ngày nay cảm thấy rõ ràng có thể là, như Martin Luther King Jr. mơ, với thời gian, ông có thể được phán xét không phải dựa trên màu da của ông mà trên nội dung tính cách của ông. Tính cách này luôn gặp những kẻ ghét, hay những Trump (to mồm hơn) hoặc những kẻ tôn sùng dòng dõi cố kéo ông xuống bùn, hoặc xoi mói gốc Mỹ của ông. Ông đơn giản bay cao trên tất cả. Và, may mắn sao, ông kéo theo tất cả chúng ta đi với ông. Ông là Lãnh tụ không chỉ của đất nước chúng ta, mà cả của tâm tính chúng ta, khuynh hướng của chúng ta, là cái khó chế ngự hơn. Vào cái thời chúng ta dễ bị phân cực hơn, những câu chuyện của chúng ta nhỏ mọn hơn và bị nhiễm độc nhiều hơn, Obama luôn luôn đi ngang qua Căn phòng lớn như một Người Lớn, người mà chúng ta muốn trở thành và đi theo.

Trớ trêu thay, một trong những điều gắn ông vào cái Vĩ đại của Đài Danh nhân ban đầu dường như lại chính là gót chân Achilles của ông, sự nông cạn mà những người phê phán ông thích dùng để bôi nhọ ông: tài hùng biện của ông, việc ông tin cậy vào những bài diễn văn và màn hình nhắc[3] (Sarah Palin[4] có lần đã ré lên “Ngài Tổng thống..rời ngay khỏi màn hình nhắc vở và làm công việc của mình đi!”, trong khi chính bà ta đang đọc từ một màn hình nhắc) như thể việc nói chuyện với toàn thể đất nước, cố gắng liên kết mọi người lại hay truyền cảm hứng cho họ, là một cái gì nông cạn lắm. Nhưng những lời lẽ then chốt tại những thời điểm then chốt không chỉ là cách chúng ta ngưỡng mộ những nhà lãnh đạo vĩ đại, nó còn là cách chủ yếu để chúng ta nhớ họ. Điều đầu tiên mọi người nhớ về Lincoln là gì? Diễn văn Gettyburg [5]. F.D. Roosevelt? Những cuộc trò chuyện ấm cúng trong nhà. George Washington? Những cuộc trò chuyện ngẫu hứng thú vị của ông. (Với George, cái gì cũng là đầu tiên.)

Với Obama, mỗi bước đi thận trọng, từ diễn văn nhậm chức bay bổng của ông (“Con đường phía trước sẽ dài. Chặng đường chúng ta leo lên là dốc đứng...” ) đến những diễn văn hùng hồn về chủng tộc và tôn giáo, những phản ứng của ông với các vụ nổ súng ở Tucson và Newtown [6], viếc giết Osama bin Laden, việc mở cửa với Cuba (Todos somos Americanos! – Tất cả chúng ta đều là người [châu] Mỹ) và vô số những dịp quan trọng khác, ông biết cách nói với những thiên thần tốt đẹp nhất trong chúng ta, vào cái thời khó tìm đâu cho ra một thiên thần.

Cuối cùng, có một vòng cung lịch sử, buộc phải cong xuống. Khi sự đoàn kết của chúng ta ngày càng trở thành xung đột hơn, manh mún hơn, và khả năng cho bất kỳ một chính khách nào đạt được bất kỳ điều gì đó càng xa vời, công việc của tổng thống sẽ trở nên kém chiến thuật hơn LBJ (Lyndon B. Johnson) và kém chiến lược[7] hơn FDR (Franklin D. Roosevelt). Công việc ấy phần lớn sẽ là điều khiển, chỉ huy [8]. Để đoàn kết, thống nhất bất kỳ ở đâu và bất kỳ cách nào chúng ta có thể. Cả theo cách này nữa, Obama đã chỉ ra con đường tiến lên phía trước.

Bây giờ có lẽ khó mà hình dung điều này, nhưng đối diện với những hỗn loạn ngày càng tăng, chúng ta sẽ càng cần đoàn kết hơn nữa, và trong những năm tháng sắp đến, bất kỳ ai có thể nói thuyết phục nhất về đoàn kết sẽ được lên cao nhất. (Cũng khó mà tưởng tượng nhiều người sẽ thắng Obama trong cuộc đấu này.) Ngày hội bầu cử năm nay, với Trump như một tay hoạt náo viên ở nơi du hí, chỉ làm cho chia rẽ rõ ràng hơn. Tính phi lí và hoạt cảnh tông xe của nó đã cho Obama thêm một phẩm chất vượt thời gian, như thể ông là con người của thế kỷ khác, cao thượng hơn. Dù tiếp theo có xảy ra chuyện gì, tôi cũng cảm thấy điều này trong da thịt tôi: Chúng ta sẽ ngoái nhìn vào lịch sử, một cách đầy hi vọng khi chúng ta nhìn vào cận cảnh Hệ thống Giao thông Siêu cao tốc [9] của Obama và nghĩ: con người này thật hiếm có. Chúng ta hơi bị may [10] khi có ông.


_____________________________

[1] Núi Rushmore: Khu tưởng niệm quốc gia, đỉnh núi tạc bốn tượng George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln
[2] Nguyên văn: to play to the room. Người ta bảo một tay trống: anh làm ơn đánh khẽ được không?...
[3] Nguyên văn: teleprompter: Màn hình lớn đặt trước mặt phát thanh viên hiển thị văn bản trong khi nói mà khán giả không nhìn thấy được.
[4] Sarah Palin: chính khách Cộng hoà, cựu thống đốc bang Alaska, ứng viên Phó Tổng thống trong liên danh của John McCain trong cuộc bầu cử 2008.
[5] Diễn văn Gettyburg là bài diễn văn nổi tiếng nhất của Abraham Lincoln đọc tại Gettyburg.
[6] Những vụ nổ súng bắn giết hàng loạt ở Tucson, Arizona ngày 8 tháng 1 năm 2011 và Newtown, Connecticut ngày 14 tháng 12 năm 2012.
[7] Nguyên văn: less big-dealer, nhắc đến New Deal, chính sách kinh tế xã hội mới của Roosevelt năm 1932.
[8] Chơi chữ: từ chữ preside: chỉ huy, điều khiển, làm chủ tọa, tổng thống ..
[9] Hyperloop: hệ thống giao thông dùng tàu chạy trên đệm không khí.
[10] Nguyên văn: damn lucky.

 

Obama Is One of the Greatest Presidents of All Time. Here’s Why

GQ Editor-in-Chief Jim Nelson on the legacy of our soon-to-be-former POTUS.

gq.com|By Jim Nelson

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2222
Ngày đăng: 10.05.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Barack Obama khuyên tuổi trẻ vứt bỏ tâm trạng bi quan và tương tác với những người có niềm tin khác, nếu họ muốn thay đổi thế giới. - Hiếu Tân
Nhật bản loan báo Kế hoạch 7 tỉ dollar cho Phát triển Khu vực Mekong - Hiếu Tân
Diễn văn Habana - Hiếu Tân
Danh tiếng Kundera ngày nay ra sao? - Hiếu Tân
Nhà thơ Tomas Transtromer: Thợ rèn chữ nghĩa - Lý Đợi
Có cần phải sợ Trung Hoa không ?* (tiếp theo) - Hiếu Tân
Có cần phải sợ Trung Hoa không ?* - Hiếu Tân
Gót chân Asin của Putin - Hiếu Tân
Tân Cương đang đến gần khủng hoảng - Hiếu Tân
Tân Cương đang đến gần khủng hoảng - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)