Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
926
123.136.811
 
Người dân Venezuela nổi lên cướp bóc khi cái đói thít chặt đất nước.
Hiếu Tân

 

 NICHOLAS CASEY

 NYT, JUNE 19, 2016

 

http://www.nytimes.com/2016/06/20/world/americas/venezuelans-ransack-stores-as-hunger-stalks-crumbling nation.html?hp&action=click&pgtype=Homepage&clickSource=story-heading&module=first-column-region&region=top-news&WT.nav=top-news&_r=0

 

Hiếu Tân dịch

 

SLIDE SHOW|12 PhotosMộtA Starving Country

CreditMeridith Kohut for The New York Times

Một nước đói kém.

 

 

 

CUMANÁ, Venezuela — những xe tái chở lương thực thường xuyên bị cướp, hiện nay việc chuyên chở phải có bảo vệ vũ trang. Cảnh sát bắn đạn cao su vào đám đông tuyệt vọng công phá những kho tạp phẩm, những tiệm thuốc, và những cửa hàng thịt. Một bé gái 4 tuổi bị bắn chết khi từng đoàn lũ cướp thức ăn trên đường phố.

Venezuela đang rung chuyển vì đói.

Hàng trăm con người ở trong thành phố Cumaná, quê hương của một trong những anh hùng của nền độc lập của vùng này, trong những ngày gần đây đến một siêu thị, gào thét đòi thức ăn. Họ phá một cánh cửa lớn bằng kim loại, và tuông vào bên trong. Họ chộp lấy nưởc, bột mì, bột ngô, muối, đường, khoai tây, mọi thứ họ thấy, để lại sau lưng những tủ lạnh vỡ và những gíá chất hàng bị lật đổ.

Và họ đã chứng tỏ rằng ngay trong một nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, nhân dân vẫn có thề nổi dậy vì không dủ lương thực.

Chỉ trong hai tuần vừa qua, hơn 50 cuộc bạo loạn, phản kháng, cướp bóc của đám đông đã xảy ra trên khắp nước. Nhiều doanh nghiệp đã bị cướp trắng, hoặc bị phá hoại. Ít nhất năm người đã bị giết .

Đây chính là nước Venezuela mà các lãnh đạo của nó đã thề ngăn chặn. Tại một trong những thời điểm tồi tệ nhất của nước này, những cuộc bạo loạn lan rộng từ thủ đô Caracas, trong năm 1989, để lại hàng trăm người chết trong tay những lực lượng an ninh. Được biết đến dưới tên “Caracazo” hay “đụng độ Caracas”, chúng nảy ra do giá dầu thấp, nhiều khoản trợ cấp bị cắt, và dân cư đột nhiên rơi vào bần cùng.

Sự kiện này làm kích động kí ức của một tổng thống tương lai, Hugo Chávez, người nói việc đất nước không có khả năng cung cấp cho nhân dân của nó, và việc nhà nước đàn áp các cuộc nổi dậy là những lí do để Venezuela cần đến một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

 Bây giờ những người kế tục ông ta thấy mình rơi vào tình trạng tương tự, có khi còn xấu hơn.

Nước này đang loay hoay tìm cách tự nuôi sống mình. Sự sụp đổ của nền kinh tế mấy năm gần đây khiến nó không thể làm ra, hoặc nhập khẩu từ nước ngoài đủ số lương thực cần thiết. Các thành phố đã bị quân phiệt hóa dưới sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp của tổng thống Nicolás Maduro, người do Chávez chọn trước khi ông ta chết cách đây ba năm, để tiến hành cách mạng.

“Không có lương thực, sẽ có nhiều bạo loạn hơn,” Raibelis Henriquez 19 tuổi nói, anh đã đợi cả ngày để mua bánh mì ở Cumaná, nơi tuần trước chỉ trong một ngày đã có ít nhất 22 doanh nghiệp bị tấn công.

Nhưng trong khi những cuộc bạo loạn và đụng độ đưa đất nước vào tình trạng báo động, thì chính cái đói đang duy trì tình trạng bất bình thường trực.

Một đánh giá gần đây về mức sống Venezuela của trường Đại học Simón Bolíva cho biết 87 phần trăm người dân nói họ không có tiền để mua đủ lương thực.

Theo Trung tâm Phân tích Dữ liệu và Xã hội, một nhóm nghiên cứu liên kết với Liên đoàn Nhà giáo Venezuela, khoảng 72 phần trăm tiền lương tháng chỉ dành để mua lương thực. Vào tháng Tư, nó tính ra rằng một gia đình phải cần đến 16 lần tiền lương tối thiểu để mua lương thực đủ cho nhà dùng.

Hỏi người dân trong thành phố này bữa ăn cuối cùng của họ là khi nào, nhiều người trả lời rằng không phải hôm nay. Trong số này có  tuổi Leidy Cordova, 37 tuổi, và năm đứa con của chị — Abran, Deliannys, Eliannys, Milianny và Javier Luis — tuổi từ 1 đến 11. Vào tối hôm Thứ Năm, cả gia đình chưa ăn kể từ bữa trưa ngày hôm trước, khi Cordova làm món xúp bằng cách luộc da gà và mỡ chị mua được giá rẻ ở cửa hàng thịt.

Các gia đình khác phải chọn ai được ăn. Bà Lucila Fonseca, 69 tuổi, bị ung thư bạch cầu và người con gái 45 tuổi của bà, Vanessa Furtado, bị khối u não. Dù ốm đau như vậy, nhưng Furtado phải từ bỏ chút thức ăn chị có trong nhiều ngày, vì mẹ chị không thể bỏ bữa. 

“Trước tôi béo lắm, nhưng bây giờ thì không,” chị nói. “Chúng tôi đang chết trong khi sống.” Mẹ chí thêm: “Chúng tôi đang sống trong khi Maduro nhịn: không thức ăn, không gì cả.”

Các nhà kinh tế học nói nhiều năm quản lí kinh tế kém – càng tồi tệ hơn do giá dầu thấp, nguồn thu nhập chính của đất nước, – đã làm đảo lộn việc cung cấp lương thực.

Những cánh đồng mía vốn là trung tâm nông nghiệp của đất nước bị bỏ hoang do thiếu phân bón. Máy móc không dùng đến nằm han rỉ trong những nhà máy quốc doanh bị giải thể. Những sản phẩm chủ yếu như ngô và lúa, đã từng được xuất khẩu, nay phải nhập, và số lượng không đáp ứng nhu cầu.

Để phản ứng lại, Mr Maduro đã xiết chặt cung cấp lương thực. Sử dụng những sắc lệnh tình trạng khẩn cấp ông kí trong năm nay, tổng thống đặt hầu hết việc phân phối lương thực vào tay những nhóm công dân trung thành với phái tả, một biện pháp mà các nhà bình luận nói đã gợi nhớ lại chế độ bao cấp lương thực ở Cuba.

“Bằng cách nói khác, họ đang nói rằng các anh có lương thực nếu các anh là bạn chúng tôi, nếu các anh đồng tình với chúng tôi.” Roberto Briceño-León, giám đốc tổ chức Quan sát Bạo lực, một nhóm Nhân quyền nói .

Đây là một thực tế mới đối với Gabriel Márquez, 24 tuổi, người lớn lên trong những năm thịnh vượng khi Venezuela còn giàu có và những giá hàng trống rỗng là điều không thể tưởng tượng nổi. Anh đứng trước siêu thị bị tàn phá nơi đám đông hỗn loạn đã kéo đến Camaná, và một dải vô tận những chai vỡ, hộp vỡ, và các giá vứt rải rác. Một số người, trong đó có cảnh sát, đang đi tìm trong đống đổ nát những đồ thừa còn sót lại để lấy mang đi.

“Trong lễ hội Hoá trang, chúng tôi thường ném trứng vào nhau cốt để mua vui. Nhưng bây giờ trứng là vàng,” anh nói.

Dọc con đường bờ biển trong một thị trấn đánh cá nhỏ tên gọi Boca de Uchire, hàng trăm người tụ tập bên một cây cầu để biểu tình trong tháng này, vì lương thực phân phối không đến. Dân đòi gặp thị trưởng, nhưng khi ông ta không đến họ cướp một cửa hàng rượu vang của người Hoa.

Cư dân dùng cuốc chim phá cửa và cướp cửa hàng, xả nỗi tức giận vào cường quốc toàn cầu đã cho vay hàng tì đô la để chống đỡ cho Venezuela những năm gần đây.

Người Hoa không bán cho chúng tôi,” một lái xe taxi nói khi nhìn đám đông chở đi tất cả những thứ bên trong cửa hàng. “Cho nên chúng tôi đốt cửa hàng của họ.”

Mr Maduro, người đang chống lại cuộc vận động đòi trưng cầu dân ý nhắc nhở ông ta về sự suy sụp của đất nước, nói chính lực lượng đối lập chính trị đứng đằng sau những cuộc tấn công vào các cửa hàng.

“Chúng trả tiền cho một nhóm tội phạm, chở họ trên những chiếc xe tải,” ông nói trên truyền hình hôm thứ Bảy, hứa đền bù cho những người mất tài sản.

Đồng thời chính phủ cũng đổ lỗi về những thiếu thốn đó cho một “cuộc chiến tranh kinh tế”. Nó lên án những chủ doanh nghiệp giàu có tích trữ lương thực và đòi những giá cắt cổ, gây thiếu thốn giả tạo để kiếm lợi từ nỗi thống khổ của đất nước.

  Nó đã để các chù cửa hiệu cảm thấy bị bao vây, đặc biệt những ai không có một cái tên tiếng Tây Ban Nha.

“Nhìn xem hôm nay chúng tôi làm việc như thế nào,” Boca de Uchire, gia đình bà di cư từ Syria từ thế hệ trước, nói và chỉ vào tấm lưới sắt chắn ngoài tủ kính bày hàng của tiệm giày của bà.

Tiệm của bà nằm trên một đại lộ thương mại ở Barcelona, một thị trấn ven biển khác bị rung chuyển vì bạo động tuần trước. Mười một giờ sáng hôm trước, có người kêu lên rằng có cuộc tấn công vào một bếp ăn quốc doanh. Tất cả mọi cửa hàng trên phố của bà Basmagi đóng cửa vì sợ hãi.

 Những cửa hàng khác vẫn còn mở, giống như tiệm bánh mì ở Cumaná nơi khoảng 100 người xếp hàng uốn lượn quanh một góc. Mỗi người được mua một pound (khoảng 450 gr) bánh mì.

Robert Astudillo, 23 tuổi có hai con, không chắc có còn khi đến lượt anh. Anh nói anh vẫn còn bột ngô để làm arepa, một thứ bánh kẹp Venezuela, cho các con anh. Nhiều tháng nay chúng không được ăn thịt.

“Chúng tôi làm những arepa nhỏ,” anh nói.

Trong tủ lạnh của Araselis Rodriguez và Nestor Daniel Reina, cha mẹ của bốn đứa con nhỏ, đến bột ngô cũng không còn. Chỉ có một ít chanh, và mấy chai nước.

Gia đình này đã ăn bánh mì trong bữa sáng và xúp trong bữa trưa nấu bằng cá mà anh Reina đã cố câu  được. Gia đính chẳng có gì để ăn tối.

Không phải luôn luôn rõ điều gì đã gây nên những cuộc bạo loạn. Chỉ do đói thôi ư? Hay còn có nỗi tức giận lớn hơn đã tích lũy trong đất nước nát bét này?

Inés Rodríguez không chắc. Bà nhớ đã kêu gọi đám đông đến nhà hàng ăn của bà đêm thứ Ba, hứa cho họ tất cà gà vào gạo mà nhà hàng có nếu họ chỉ để lại những đồ đạc và máy tính tiền cho bà. Họ không màng đến lời hứa ấy, và chỉ đẩy bà sang một bên, bà Rodríguez nói.

“Bây giờ nó là sự gặp gỡ giữa đói và tội ác,” bà nói.

Khi bà nói, ba chiếc xe tải với đội tuần tra vũ trang chạy qua, mỗi chiếc có treo ảnh Chávez và Maduro.

Những chiếc xe tải ấy đang chở lương thực.

“Cuối cùng họ đã đến đây,” bà Rodríguez. “Và nhìn xem phải có cái gì họ mới đến. Phải có cuộc lộn xộn này mới có cái để ăn.”

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2288
Ngày đăng: 27.06.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lời lẽ mạnh mẽ của Mr. Obama về khủng bố - Hiếu Tân
Philippines dường muốn tách khỏi liên minh an ninh lâu dài với Mỹ - Hiếu Tân
Làm thế nào cứu nước Mỹ khỏi Donald Trump? - Hiếu Tân
Tính cách Mao-it của Donald Trump - Hiếu Tân
Chủ nghĩa bài trí thức theo phong cách Trung Hoa - Hiếu Tân
Các nhà văn Mỹ gửi thư ngỏ phản đối Donald J. Trump - Hiếu Tân
Venezuela đi từ tồi tệ đến thảm họa - Hiếu Tân
Aung San Suu Kyi và Sùng bái Cá nhân - Hiếu Tân
Lí lẽ để Mỹ dỡ bỏ Cấm vận Vũ khí đối với Việt Nam - Hiếu Tân
Điều tồi tệ nhất của mọi thời đại. Cách mạng Văn hóa, sau 50 năm. Trung Hoa vẫn phủ nhận sự hủy diệt tinh thần của nó - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)