Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
706
123.134.690
 
Hãy nói thẳng thắn về Trump
Hiếu Tân

 

Adam Gopnik

14, tháng Bảy, 2016

http://www.newyorker.com/news/daily-comment/being-honest-about-trump

 

 

 

Cuộc tirển lãm hay nhất ở New York vào thời gian này có lẽ là hồi tưởng của Guggenheim về tác phẩm của László Moholy-Nagy. Sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Hungary năm 1895, ông đồng hóa tất cả những phong cách tân tiên tiến của nghệ thuật thị giác, những năm đầu thế kì hai mươi, từ Nga cũng như từ Paris, và biến chúng thành một lối tạo hình thích hợp khiến ông trở thành một trong những bậc thầy quan trọng nhất ở Bauhaus, Dessau, Đức trong buổi giao thời thế kỉ mười chín –hai mươi, dưới thời Walter Gropius[1]. Khi Hitler lên nắm quyền, người công dân của chủ nghĩa thế giới này lúc đó di cư, lúc đầu sang Anh, nơi ông làm những apphich mạnh mẽ cho đường xe điện ngầm London, và cuối cùng may mắn tới được Chicago, nơi ông thực hiến những bài giảng về thiết kế hiện đại biến Chicago thành một thành phố đầy hào hứng về mặt kiến trúc ở giữa thế kỉ (mặc dù những từ “lúc đó di cư” gợi lên biết bao đau khổ và lo âu, và một cuộc sống thật sự bị đứt gãy, giằng xé!)

Hai ý tưởng, không chính xác là chính trị, mà xã hội, đến với trí óc khi người ta ra khỏi bảo tàng: Một là, nước Cộng hoà Weimar thật đáng trách cái cách nó kết thúc và thiếu tin cậy đối với biết bao tư tưởng sáng tạo thông minh và say sưa mà nó chứa đựng. Cái khái niệm rằng nó là trước hết, hoặc cực kì suy tàn, là bịa đặt của những kẻ thù của nó, những kẻ định nghĩa những năng lượng sáng tạo của chủ nghĩa thế giới như thế. Tất cả các nền cộng hoà đều mỏng manh dễ vỡ, nền cộng hoà Đức, nền cộng hoà thứ ba của Pháp tương đương với nó, không tự sát – nó bị giết, bởi nhiều kẻ sát nhân, ít nhất không phải bởi những người nghĩ họ có thể kiềm chế cơn khát quyền lực độc đoán. Và, thứ hai, Hoa Kỳ đã là quê nhà cuối cùng cho biết bao công dân thế giới bị châu Âu ruồng bỏ. Những người bị trục xuất bởi sự căm thù từ châu Âu khao khát muốn tới miền Trung Tây nước Mỹ, tới những thành phố như Chicago – và, chắc chắn là muốn tới Cleveland, nơi  tuần sau đảng Cộng hòa sẽ tổ chức Đại hội[2].

  Chủ nghĩa thế giới không phải là một nét tính cách bộ lạc, nó là một đức tính, như can đảm, như lương thiện, hay như lòng trắc ẩn. Hầu như không có ngoại lệ, các thời kì của nền văn minh nhân loại mà chúng ta ngưỡng mộ khi nhìn lại đều là thế giới chủ nghĩa trong thực tế: thậm chí những thời kì như Đồ Đồng, mà chúng ta hình dung như nguyên khối hoá ra được hình thành bởi thương mại và trao đổi và đa bản sắc.

Chúng tôi bước ra khỏi bảo tàng đẹp và thấy mình đang quay về một thời điểm kì dị đáng sợ trong đời sống Mỹ. Một ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hoà người bị lên án là kẻ thù của tinh thần cởi mở mà Mỹ có truyền thống ủng hộ, cái tinh thần đã thu hút những người di cư bị ngược đãi như Moholy-Nagy đến Mỹ như đến mảnh đất vàng, một ứng viên ôm ấp những khẩu hiệu và lối nói hung hăng của các nhóm ủng hộ phát xít từ cái thời cùng khốn, đã chiếm được một trong những đảng chính trị đáng kính nhất của chúng ta, và ông ta dường như vẫn còn nhiều uy lực. Ngôn ngữ của ông ta vẫn giữ không chỉ tùy tiện, hoặc kích động, mà còn công khai thù địch với những tiêu chuẩn đơn giản nhất của sự trung thực và đứng đắn đã điều hành nền chính trị nước Mỹ. Gần đây nhất, đúng tuần này, ông ta đã nhắc lại lời dối trá rằng đã có một lời kêu gọi “Một phút mặc niệm” để tỏ lòng tôn kính những kẻ giết năm cảnh sát ở Dallas.

Chuyện này đáng để tuyên bố “không đủ tư cách” như người ta đã nói một cách đúng đắn bốn năm tháng trước. Tuy nhiên, việc ông ta chiếm Đảng Cộng hoà đã hoàn thành, và, trong nhiều tư thế khác nhau của “rắn không xương”, những người có thẩm quyền trong đảng tán thành uy quyền của ông ta, hoặc rình cơ hội cho một vị trí đằng sau nó. Nhiều người trong số họ chắc chắn cho rằng ông ta sẽ thất bại và hi vọng một vị trí tốt hơn sau đó - dường như vẫn không có một thể hiện nhỏ nhất của cái sức mạnh cần thiết để chống lại sự chiếm lĩnh của ông ta. Thậm chí những người rõ ràng sợ và coi khinh ông ta, như gia đình Bush, hình như chỉ có khả năng nói lên sự chống đối của mình bằng một ngôn ngữ úp mở, và phát biểu một cách lập lờ, dè dặt; Jeb Bush biết Trump là gì, nhưng vẫn cảm thấy buộc phải nói rằng ông sẽ “cảm thấy buồn” nếu Trump thất bại.

Điều thật sự đáng báo động (dù ta biết rằng đây vốn là bản tính con người) là sự thôi thúc bình thường hóa cái bất bình thường bằng cách quay về những cảm xúc và thái độ quen thuộc. Với lòng tin mạnh mẽ của họ, các biên tập của hầu hết những sách báo bảo thủ chủ chốt ở Mỹ đã nhận ra Trump là cái gì, và chống lại ông ta vươn tới quyền lực. Tuy nhiên thói quen căm thù trong tâm hồn họ thâm căn cố đế đến mức ngay cả những người nhận ra ở mức độ nào đó rằng Trump là khủng khiếp, khi vớ được cái mồi nhử chập chờn về một cơ hội khác để ghét Hillary vẫn chộp ngay lấy, khăng khăng buộc bà “phạm tội” vào đúng lúc nó đã bị chính thức bác bỏ, và mưu đồ đánh đồng chính khách bình thường này với mối nguy bất thường cho bản thân đời sống chính trị. Họ làm điều đó, một phần là để xoa dịu số bạn đọc của họ. Trong khi khi đó, trong cái gọi là truyền thông dòng chính (tức là tự do) cuộc bầu cử được xử lí bằng tính phi lí vui vẻ, như một cơ hội khác để cân nhắc chiến lược. Chẳng hạn, tờ Times, chạy một bài bình luận trên trang nhất phê phán Trump là không đủ khả năng lợi dụng kẽ hờ chính trị do cuộc điều tra e-mail của Clinton đem lại, với lời phàn nàn như kiểu Trump không đủ thông minh để hiến cho chúng ta một trận đấu tốt – là đối thủ mà chúng ta muốn. Giá mà ông ta chỉ cần có kỹ năng hơn về vấn đề này.

Một số nhất định những người không theo phe phái nào luôn cho rằng Trump thật sự không đến nỗi xấu đến thế. Và thật ra có thể có một khoảng trời khác trong đó Donald Trump là một tỉ phú huênh hoang hơn với những chính sách lúng túng, nhưng có trái tim về cơ bản là nhân hậu, kiểu Ross Perot, hay có lẽ giống Arnold Schwarzenegger hơn, thuyết giáo một kết hợp lộn xộn của chủ nghiã dân túy và sự tự lực, và chắc chắn sẽ lúng túng loạng choạng khi nắm chính quyền. Điều này sẽ không phải là điều xấu nhất có thể tưởng tượng. Thật không may, chuyện đời không phải như thế. Trump là người không ổn định, là kẻ nói dối, kẻ tự mê mình, khinh thường các tiêu chuẩn cơ bản của đời sống chính trị, ngập sâu trong những thuyết âm mưu hoang tưởng và phi lí nhất. Quả thật có thể có một sự thống thiết trong những giấc mơ của những kẻ đi theo ông ta, về sự cứu nguy mang tính chất dân túy cho những cảnh ngộ của họ. Nhưng ông ta không đi vào sự chú ý chính trị như một người “dân túy,” ông ta đi vào sự chú ý như một kẻ phân biệt chủng tộc, kẻ chủ xướng “chủ nghĩa nơi sinh.[3]

Như tôi đã viết trước đây, gọi ông ta là phát xít với vài biến thể đơn giản là dán một cái nhãn lịch sử thích hợp. Những lí lẽ về liệu ông ta có  đáp ứng mọi điểm trong cái ma trận thống kê về phát xít hay không chứng tó có sự hiểu lầm hệ tư tưởng ấy bao hàm cái gì. Thực chất của chủ nghĩa phát xít là không có một hình thức cố định duy nhất - một hình thức giảm nhẹ của chủ nghĩa dân tộc trong bản chất của nó, nó lấy một cách tự nhiên những màu sắc và những thực tế của mỗi dân tộc mà nó lây nhiễm. Ở Italy, nó có hình thức khoa trương và tân cổ điển; ở Tây Ban Nha là Cơ Đốc và tôn giáo; ở Đức, bạo lực và lãng mạn. Nó lấy những hình thức còn điên rồ hơn và hung hãn luống cuống hơn, nếu người ta có thể hình dung ra, ở Rumani; trong khi dưới thời Oswald Mosley[4], ở Anh, cung cách của nó có thể đoán trước là gia trưởng và quí tộc. Không đáng ngạc nhiên rằng bộ mặt Mỹ của chủ nghĩa phát xít sẽ có những hình thức nổi tiếng trong truyền hình và sòng bạc, vì đó là khung cảnh tượng trưng cho chúng ta cũng như những ngành giải trí hoài vọng vẻ huy hoàng La Mã tượng trưng cho Italy một thời. Điểm chung của  tất cả mọi hình thức của chủ nghĩa phát xít là tôn vinh dân tộc và thổi phồng quá mức sự nhục nhã của nó, với hứa hẹn bạo lực cho các kẻ thù của nó, trong cũng như ngoài nước; sự sùng bái quyền lực ở bất cứ nơi nào nó xuất hiện và bất kì ai nắm giữ nó; khinh thường nền pháp trị và lí trí; khai thác một cách vô liêm sỉ những lời nói dối lặp lại; và hứa hẹn trả thù những ai tự cảm thấy được giải mê bởi lịch sử. Nó hứa hẹn quay ngược lại thời gian và không bắt tù. Điều đó nó có thể kêu gọi những ai không hiểu những hậu quả của nó là sự thật không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng việc đầu tiên của những người hiểu là tuyên bố rằng những hậu quả ấy luôn luôn là gì. Những ai nghĩ rằng những thiết chế bên dưới của chính phủ Mỹ được miễn dịch với nó đã không hiểu lịch sử. Trong mọi hoàn cảnh lịch sử khi mà một lãnh đạo kiểu Trump lên nắm quyền, thì cái bảo vệ an toàn bình thường sụp đổ. Các lãnh đạo của chúng ta già hơn và do đó mạnh hơn chăng? Nhìn xem sự suy sụp nhanh chóng của Đảng Cộng hoà không phải là một lời nhắc khích lệ. Donald Trump đã có một cơ hội để cướp chính quyền.

Hillary Clinton là một chính khách tự do bình thường. Bà ta có khuyết điểm của bà, được mô tả dễ dàng, thường được lập thành hồ sơ – mặc dù phần lớn những lời kết án tệ hại nhất chống lại bà hoá ra là bịa đặt. Không một người biết suy nghĩ nào, dù chống đối chính sách của bà thế nào đi nữa, có thể tin rằng việc bà Clinton tiếp cận quyền lực có thể là một đe dọa cho Hiến pháp hoặc sự tiếp tục nền dân chủ Mỹ. Không một người biết suy nghĩ nào có thể tin rằng việc Trump tiếp cận quyền lực không phải là một đe dọa như thế. Và lần này liệu có một nước Mỹ thứ hai, một Chicago mới, chờ đợi để tiếp nhận những công dân có thời là người của chủ  nghĩa thế giới đã bị thắng lợi của ý chí méo mó này vứt bỏ?

 

 



[1] Kiến trúc sư Đức (1883-1969) sáng lập trường phái Bauhaus.

[2] Đại hội Đảng Cộng hoà đã họp ngày  20 tháng Bảy và chính thức đề cử Donald Trump làm ứng viên Tổng thống.

[3] Phong trào ở Mỹ nghi ngờ và phủ nhận đương kim tổng thống  là không phải sinh tại Mỹ, ám chỉ ông không đủ tư cách làm tổng thống Mỹ.

[4] Oswald Mosley, (1896-1980) sáng lập Liên đoàn Phát xít nước Anh

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2294
Ngày đăng: 24.07.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những nhà độc tài ưa thích của Trump: Trong những tên bạo chúa bị phỉ nhổ, ứng viên Đảng Cộng hòa tìm thấy những nét để ca ngợi. - Hiếu Tân
Từ Brexit nhìn ra: phe dân túy Châu Âu lội ngược dòng chống lại xu thế nhập cư và toàn cầu hóa - Hiếu Tân
Người dân Venezuela nổi lên cướp bóc khi cái đói thít chặt đất nước. - Hiếu Tân
Lời lẽ mạnh mẽ của Mr. Obama về khủng bố - Hiếu Tân
Philippines dường muốn tách khỏi liên minh an ninh lâu dài với Mỹ - Hiếu Tân
Làm thế nào cứu nước Mỹ khỏi Donald Trump? - Hiếu Tân
Tính cách Mao-it của Donald Trump - Hiếu Tân
Chủ nghĩa bài trí thức theo phong cách Trung Hoa - Hiếu Tân
Các nhà văn Mỹ gửi thư ngỏ phản đối Donald J. Trump - Hiếu Tân
Venezuela đi từ tồi tệ đến thảm họa - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)