Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.111
123.139.353
 
Bảo tồn phát huy Và bảo tồn phát triển văn hóa nghệ thuật.
Tuấn Giang

                                 

             Phát huy và phát triển, là hai khái niệm thuật ngữ khác biệt nhau. Phát huy, một thuật ngữ chỉ những thay đổi bên ngoài các hiện tượng sự vật. Phát triển, là thuật ngữ nói đến sự biến đổi nội dung bên trong các hiện tượng sự vật. Hai khái niệm phát huy, phát triển bổ trợ nhau cùng tồn tại bền vững một hiện tượng, sự vật trong đời sống tự nhiên-Xã hội.

            Điểm lại một số Nghi quyết gần đây của Đảng về văn hóa, văn nghệ thường sử dụng khái niệm phát huy, phát triển nhưng cụ thể trong từng khái niệm mang ý nghĩa riêng. Tại Nghi quyết TW khóa 8, phần II nói về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết TW khóa 9, tiêu đề là: “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam”. Tại phần II, mục 2  viết: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà băn sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng với đặc trưng: Dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Tiếp theo mục 3 nói: “ Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa”. Phần III, mục 2 nêu: “ Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc,  văn minh”. Mục 6, viết: Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát triển tài năng tâm huyết của trí thức văn nghệ sỹ Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển văn hóa đất nước trở thành cầu nối quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam”.

            Điểm lại một số Nghị quyết TW thường sử dụng các khái niệm: Phát triển đi với cụm từ xây dựng, còn khái niệm phát huy đi với các gía trị truyền thống tốt đẹp. Thực hiện Nghi quyết Trung Ương, là các nghị định của Thủ tướng chính phủ: Nghị định số 05/ 2011/ND, nêu: Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hỗ trợ việc đầu tư, giữ gìn bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa được nhà nước xếp hạng”. Nói về chính sách bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số”. Quyết định 1270/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020, nêu: “ Bảo tồn  phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng địa bàn các dân tộc  có nguy cơ bị biến dạng văn hóa cao”… “Ưu tiên đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống các dân tộc thiểu số, sưu tầm phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền”.

            Luật Di sản tại chương I, điều 2 quy định: Các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối các di sản văn hóa.” Điều 12 viết: “ 1. Phát huy giá trị tốt đẹp của toàn xã hội”. Điều 2: “ Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng Việt Nam”. Điều 24 ghi: “ Nhà nước khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu”...

            Qua các văn bản Nhà nước sử dụng hai khái niệm Phát huy và phát triển rất khác nhau: Phát huy thường gắn với giá trị truyền thống, hoặc các di sản vật thể, phi vật thể như bản sắc văn hóa dân tộc…Khái niệm phát triển gắn với phục hồi, xây dựng mới, hoặc bảo tồn &phát triển.

            Khái niệm phát huy luôn đi với truyền thống, nghĩa là cụm từ phát huy sử dụng trong quan niệm bảo tồn vốn cổ, thường là những di sản văn hóa vật thể, cả văn hóa phi vật thể. Suy đến cùng thì khái niệm phát huy, là làm cho những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống lan tỏa trong cộng đồng xã hội. Phát huy, là giữ nguyên các giá trị lịch sử truyền thống giới thiệu đến nhiều người hiểu biết quan tâm, yêu quý chân trọng học tập theo gương tốt. Phát huy nghệ thuật múa rối nước dân gian, là diễn 17 trò rối nghệ nhân dưới dạng bảo tồn, không phát triển nhằm mang đến công chúng giá trị văn hóa, nghệ thuật dân tộc truyền thống của cha ông để lại. Nếu không phát huy vốn nghệ thuật dân tộc dưới dạng bảo tồn, bảo tàng các sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể thì không có kế thừa, phát triển nghệ thuật dân tộc. Bất cứ nền nghệ thuật đương đại nào không kế thừa truyền thống, sẽ lai căng đánh mất bản sắn văn hóa nghệ thuật dân tộc. Quyết định 1270/QĐ-TT, nêu: “Ưu tiên đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống các dân tộc thiểu số, sưu tầm phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền”. Quyết định này, phù hợp với nghệ thuật múa rối nước cần: Phát huy các giá trị múa rối truyền thống bằng hai hình thức bảo tồn vốn cổ, sưu tầm phục hồi và phát triển nghệ thuật múa rối nước dân gian. Phát huy các giá trị tốt đẹp của nghệ thuật múa rối nước trong việc phân chia văn hóa vật thể và phi vật thể, ranh giới này chỉ là tương đối. Ngành bảo tàng thường bảo tồn nguyên dạng như  những văn bia tiến sỹ Văn Miếu, là sản phẩm văn hóa vật thể hiện hữu ghi dấu tích thông điệp lịch sử khoa cử Việt Nam. Nhưng đằng sau những hiện vật ấy, đang phản ánh một giá trị văn hóa tinh thần phi vật thể chứ không chỉ là những hiện vật cụ thể. Nghệ thuật múa rối nước dân gian có sản phẩm các trò diễn bằng con rối, con rối là sản phẩm văn hóa vật chất, nhưng giá trị các trò diễn phản ánh hiện thực đời sống người nông dân thì nội dung các trò diễn thuộc về văn hóa tinh thần. Do đó, múa rối nước có cả hai chức năng:

            Bảo tồn, phát huy vốn cổ vào cuộc sống con người xã hội mới.

            Bảo tồn và phát triển vốn nghệ thuật cổ để xây dựng múa rối nước đương đại.

 

Nghệ thuật múa rối nước có chức năng bảo tồn, phát huy và bảo tồn phát triển các trò diễn rối nước nghệ nhân dân gian. Bảo tồn và phát huy là bảo tồn tĩnh, chỉ tác động bên ngoài hiện vật giới thiệu những giá trị truyền thống tới các cộng đồng xã hội. Bảo tồn và phát triển là bảo tồn động, tác động trực tiếp đến các các giá tri sản phẩm văn hóa vật thể cả phi vật thể. Đây là điều ít người quan tâm, theo quan điểm các nhà bảo tàng học không có chuyện làm biến đổi các hiện vật bảo tàng vật thể và phi vật thể. Nhưng thực tiễn nghệ thuật múa rối nước đã diễn ra cả hai lĩnh vực tinh thần và vật chất, là bảo tồn phát huy và bảo tồn phát triển.

Khái niệm phát triển xưa không xuất hiện trong bảo tàng học, vào những thập niên 70-80 chỉ nói đến bảo tồn và phát huy. Sau đổi mới xuất hiện trong luật Di sản văn hóa từ năm 2011, các khái niệm: Tôn tạo, cải tạo, phát triển làm bản sao các di vật, sản phẩm giống như bản gốc…Luật Di sản văn hóa, chương IV, điều 46, cho phép “làm bản sao di vật, cổ vật giống phiên bản gốc”. Từ những khái niệm này, bào tàng có nhiều biến đổi, người ta làm các bản sao vì mục đích du lịch. Ngày nay, sống trong thế giới mở, quan điểm nhiều nhà bảo tàng, văn hóa học cho rằng: Bảo tồn, tôn tạo, cải tạo, phát triển di sản văn hóa vật thể để phục vụ du lịch. Trung Quốc là nước đầu tiên, bê các kỳ quan thế giới về thị trấn Quảng Hạ Thiên Đô Thành. Tháp Effel Pais, các tòa nhà kiến trúc Ý, Đức, Tòa nhà Wasington…

ThápEffel, tại thị trấn ma: Quảng Hạ-Tỉnh Chiết Giang Trung Quốc.


Cách làm này giống như các di sản văn hóa phi vật thể, cách tân, phát triển đổi mới. Nguy cơ biến các di sản văn hóa vật thể gốc, thêm phiên bản nhái, làm sai lệch lịch sử . Việt Nam là nước thứ hai sau Trung Quốc đang làm hàng nhái, một số bảo tàng tư nhân, di tích tôn tạo, cải tạo, phát triển thêm khu: Đền Hùng, Khuê Văn Các… Theo đà phát triển ấy, một số phường múa rối xây nhà Thủy đình sai

lệch di vật cổ như minh họa dưới đây:

 

Nhà Thủy đình sai lệch (hàng nhái thêm hai buồng trò hai bên).

 

Nghệ thuật học thuộc loại hình động, văn hóa phi vật thể nên bảo tồn đi với phát huy và bảo tồn phát triển, cải tạo (ví như cách tân), xây dựng mới theo nhịp sống con người đương đại. Còn các sản phẩm văn hóa vật thể, nếu cách tân, làm nhái bản sao chỉ thấy tại Trung Quốc và Việt Nam. Theo ý kiến riêng không nên phát triển, vì nó vi phạm luật bản quyền cổ vật, tiếc rằng những di vật ấy không biết nói để kêu kiện.

Khái niệm phát triển nghệ thuật múa rối nước cần bảo tồn bản sắc văn hóa các trò rối nghệ nhân dân gian, nhưng bảo tồn thiếu phát triển sẽ không tạo ra nền rối nước thời đại mới. Thực tiễn tại các đoàn, nhà hát đã cải tạo (cách tân), phát triển các trò rối nghệ nhân mà không đánh mất truyền thống, hoặc biến nó thành loại sản phẩm hàng nhái. Nhà hát Múa rối nước Rồng vàng cách tân trò rối Đánh cá, lại úp vào người, Trò Đi cấy, nước pha đất màu đục như ruộng mới bừa ải để cấy, Trò mua Bát tiên trưng bày nhiều cô tiên phối cảnh sắp đặt hai bên…Nhà hát Múa rối nước Cố Đô Huế: Múa Bát tiên, phối cảnh kết hợp nghệ thuật sắp đặt nón trắng, phục trang con rối mang đậm nét văn hóa cung đình Huế…Các đoàn, nhà hát múa rối nước nghệ thuật Phương Nam nhiều trò rối cách tân vốn cổ được công chúng đồng tình vì không đánh mất bản sắc nghệ thuật dân tộc. Đó là bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, kế thừa và phát triển trò diễn nghệ nhân dân gian, cách làm này mang tính tiếp biến văn hóa, nghệ thuật trong thế giới quan mở. Những hình thức cách tân vốn cổ, là cải tạo nghệ thuật theo hướng bảo tồn&phát triển. Nếu bảo tồn &phát huy, phải giới thiệu nguyên trò rối cổ đồng bằng Bắc Bộ, phản ánh những tập tục sinh hoạt dân dã đậm nét văn hóa làng xã người nông dân vùng châu thổ sông Hồng như vốn có trong các trò diễn nghệ nhân. Múa rối nước từ thực tiễn nghệ thuật và công chúng, đã biến đổi vốn trò cổ đến phát triển tiếp biến nghệ thuật. Theo hướng bảo tồn&phát triển múa rối nước tạo dựng nhiều trò rối, vở diễn mới kế thừa truyền thống phản ánh hiện thực nhịp sống con người xã hội mới, phục hồi các truyện cổ tích dân gian lên sân khấu. Nhà hát Múa rối Thăng Long dựng mới các trò: Thiếu nữ Chăm, Tiếng sáo gọi người yêu…Nhà hát Múa rối Việt Nam dựng các vở: Hồn Quê, Chuyện tình Đầm Dạ Trạch…Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam diễn hoạt cảnh, các vở: Trò hội làng Gióng, Truyền thuyết nàng Neeaky, Cá chép hóa rồng, Sơn Tinh Thủy Tinh…

           

            

 

 

Tiếng sáo gọi người yêu.                                           Sơn Tinh-Thủy Tinh.

            Sang những năm đầu thế kỷ XXI, nhiều đoàn, nhà hát, các phường múa rối muốn phá tung lên lối diễn cổ xưa, hướng đến nền múa rối mới. Từ bảo tồn phát huy đến bảo tồn phát triển, đang hình thành nền nghệ thuật múa rối nước đương đại. Các tác giả biên kịch, đạo diễn, nghệ nhân, nghệ sỹ đang cách tân, đổi mới nghệ thuật múa rối nước, nhiều trò diễn mới phản ánh hiện thực xã hội còn người thời đại. Những sáng tác tác phẩm mới bắt nguồn từ nền tảng bản sắc văn nghệ dân gian sẽ tồn tại, những trò rối nào không kế thừa phát triển truyền thống văn hóa cổ xưa sẽ bị thời gian lịch sử và công chúng loại bỏ…Bảo tồn phát huy văn hóa nghệ thuật, là quá trình bảo lưu vốn nghệ thuật dân tộc trong cộng đồng giúp mọi người quý trọng vốn văn nghệ dân gian tòn tạ ngàn năm văn hiến. Bảo tồn phát triển, từng bước cách tân vốn nghệ thuật nghệ nhân, tiến lên cách tân đổi mới. Đổi mới vốn văn hóa, nghệ thuật dân gian dựa trên nền tảng tiếp biến văn hóa, nghệ thuật tạo dựng nền nghệ thuật đương đại trong các loại hình diễn xướng dân gian, xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật thời đại mới.

 

                                              Hà Nội 16-7-2016.

Tuấn Giang
Số lần đọc: 5455
Ngày đăng: 26.07.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Giới thiệu tác giả - tác phẩm (3) - Vũ Trọng Quang - Từ Sâm
Giới thiệu tác giả, tác phẩm (3) - Nguyên Minh - Từ Sâm
Giải pháp quản lý nghệ thuật biểu diễn - Tuấn Giang
Đến sự hiện đại hóa thơ Việt từ “trường phái trường ca Việt” - Đỗ Quyên
Khảo cứu về hò khoan Lệ Thủy (phần 3) - Đặng Ngọc Tuân
Ý Nghĩa của Nghệ Thuật - Võ Công Liêm
Khảo cứu về hò khoan Lệ Thủy (phần 2) - Đặng Ngọc Tuân
Khảo cứu về hò khoan Lệ Thủy (Phần 1) - Đặng Ngọc Tuân
Đẩy nhanh nhân tố sân khấu thị trường Hướng tới nền nghệ thuật hội nhập toàn cầu hóa - Tuấn Giang
Duy cảm khái niệm ( Sensual Concepts) - Tuấn Giang
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)