Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
960
123.137.110
 
Thanh Nga "Tài hoa bạc phận"
Nguyễn Thanh

 

 

 

 

            Thanh Nga (1942-1978), tên thật là Juliette Nguyễn Thị Nga, một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, tài sắc vẹn toàn, được mệnh danh là “Nữ hoàng sân khấu”. Thanh Nga đã thủ diễn nổi bật vai chính trong gần 30 vỡ tuồng Cải lương, tiêu biểu là Người vợ không bao giờ cướiSân khấu về khuya…, đóng trong 16 phim nhựa, tiêu biểu là: Đôi mắt người xưa, Hai chuyến xe hoa…; và đã hát 16 bài ca cổ, tiêu biều là: Lan và Điệp, Mưa rừng... Trong khi tài năng và sự nghiệp đang độ thăng hoa, Thanh Nga bị ám sát chết cùng chồng là Luật sư Phạm Duy Lân (1978) trước cửa tư gia sau một buổi diễn về khuya (đứa con trai nhỏ Phạm Duy Hà Linh thoát chết). Nữ nghệ sĩ Thanh Nga nhận được các giải thưởng: Giải Thanh Tâm triển vọng (1958), Giải Thanh Tâm xuất sắc (1966) và được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (1984). Tên của Thanh Nga được đặt cho một con đường khu Dân cư Gia Hòa, phường Phước Long B, quận 9, TP. Hồ Chí Minh.

              Trong lịch sử ca kịch cải lương miền Nam từ thập niên 1950, Thanh Nga là một tên tuổi lớn, không xa lạ với mọi người chứ không chỉ riêng cho giới mộ điệu sân khấu. Thanh Nga đã nổi tiếng về tài sắc mà còn được hầu hết công chúng nghệ thuật yêu mến vì nết na thùy mị và lòng nhân hậu vô bờ nổi bật trong làng nghệ sĩ.

             Thanh Nga mở mắt chào đời vào năm 1942 tại Tây Ninh, một thị trấn thơ mộng  thượng nguồn sông Vàm Cỏ ngọt màu phù sa, bên chân núi Điện Bà thiêng liêng, một vùng bán cao nguyên bạt ngàn rừng cao su còn in đậm dấu ấn tôn giáo và lịch sử đấu tranh kiên cường của dân tộc. Thân phụ Thanh Nga là Nguyễn Văn Lợi, và mẹ là Nguyễn Thị Thơ, tức bà Bầu Thơ, trưởng Đoàn hát Thanh Minh-Thanh Nga nổi tiếng một thời của danh ca tiền phong Năm Nghĩa ( Lư Hòa Nghĩa) cũng là dưỡng phụ của nữ nghệ sĩ. Xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ Phật tử, Thanh Nga được lấy pháp danh : Diệu Minh, là chị nghệ sĩ Bảo Quốc, cô nghệ sĩ Hữu Châu - con của Hữu Thìn, anh ruột Thanh Nga. Về con đường nghệ thuật, Thanh Nga bắt đầu ca vọng cổ lúc 10 tuổi và phụ họa rất thành công trên sân khấu Thanh Minh của nghệ sĩ Năm Nghĩa. Nhờ sự rèn luyện của nhạc sĩ Út Trong của đoàn, Thanh Nga đã chính thức diễn vào vai đào con trên sân khấu lúc 12 tuổi và được khán giả nồng nhiệt hoan nghênh qua các tuồng: Phạm Công Cúc Hoa, Đồ Bàn di hận, Lửa hờn. Vai chính đầu tiên lúc Thanh Nga 16 tuổi là Sơn Nữ Phà Ca trong tuồng Người vợ không bao giờ cưới của soạn giả Hà Huy Hà (Kiên Giang), và Thanh Nga đoạt ngay Giải thưởng Thanh Tâm cho nghệ sĩ triển vọng trong cùng năm. Với nỗ lực dìu dắt tận tình của những nghệ sĩ bậc thầy như: Năm Châu, Phùng Há, Kim Cương…cộng với          

                                                              1

sắc đẹp dịu dàng, quyến rũ trời cho và lối ca diễn truyền cảm đặc biệt gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người mộ điệu qua những vai như: Xuân Tự trong Áo cưới trước cổng chùa, Giáng Hương trong Sân khấu về khuya, Diệp Thúy trong Đôi mắt người xưa, Uyên trong Ngả rẽ tâm tình, Trinh trong Con gái chị Hằng, Mía trong Bọt biển …Trong các vở diễn, Thanh Nga từng đóng vai chánh với các nam danh ca nổi tiếng lúc bấy giờ như: Út Trà Ôn, Việt Hùng, Dũng Thanh Lâm, Hữu Phước, Thành Được, Thanh Sang… Trong vai Sơn nữ Phà Ca của vở Người vợ không bao giờ cưới của Kiên Giang, Thanh Nga đã làm cho khán giả xúc động trước mối tình ngang trái của nàng sơn nữ Phà Ca và chàng Kiều Mộng Long – con của sứ quân Kiểu Thuận ở đất Sơn Tây. Chính lối ca diễn xuất sắc trong vai diễn này cộng với nét đẹp riêng và đạo đức cá nhân, đã giúp Thanh Nga đoạt Huy chương vàng đầu tiên của giải Thanh Tâm đúng vào độ tuổi trăng tròn - cái mốc thời gian bắt đầu đưa dần Thanh Nga tiến đến vị trí của một siêu sao hay “Nữ hoàng sân khấu Cải lương ”của nước nhà. Đa phần khán giả và soạn giả thời đó khi nhận xét về chất giọng và phong cách trình diễn của Thanh Nga đã cho rằng : “Thanh Nga là một nghệ sĩ mà sắc đẹp, tài năng và tánh tình thật dễ thương, dễ mến nên Thanh Nga đã để lại trong lòng khán giả và bạn bè, nghệ sĩ thật nhiều nỗi thương cảm. Với giọng ngân nga buồn ray rức, thiết tha, đượm nét hồn nhiên chơn chất, lẫn vẻ đẹp kiêu sa sầu mộng của Thanh Nga trong bản “Hồi chuông Thiên Mụ” của soạn giả Viễn Châu (1924-2016), nữ nghệ sĩ đã làm cho khán thính giả nam nữ mọi lứa tuổi phải lụy tình”. Người viết bài này cũng thuộc làng văn nghệ, đã từng say mê uống từng giai điệu du dương của những bản vọng cổ sáu câu : Lắng tiếng chuông ngân (Viễn Châu) do Thanh Nga ca, thể hiện nỗi lòng của mình trước mộ phần người dưỡng phụ nghệ sĩ quá cố trong buổi hoàng hôn văng vẳng tiếng chuông chùa và bản vọng cổ (Kiên Giang soạn và từ bài thơ cùng tên của Thanh Nga): Một ngày xa lắm, nói lên tâm tình của mình sau một cuộc tình đẹp như một mà không thành, với một chàng trai hoạt động cách mạng: “Ai đó yêu em thì ráng đợi/ Một ngày xa lắm mới nên duyên”. Cả hai bài hát được coi là đỉnh cao nghệ thuật vọng cổ, được diễn tả bởi nữ nghệ sĩ tài sắc sầu mộng Thanh Nga của vùng đất Tây Ninh lịch sử. Không một ai nghe qua mà không cháy lòng cảm xúc và đọng mãi trong hồn những dư âm buồn thương diệu vợi !

                   Ngoài những cơn gió tình cảm hồn nhiên thoảng qua của thời tuổi ngọc với các bạn trang lứa cùng ở làng quê Thái Hiệp Thanh, mối tình đôi lứa đầu tiên sớm đến với Thanh Nga ở tuổi 16 khi nghệ sĩ vừa đoạt giải Thanh Tâm, với cậu thanh niên Đài Loan thật bảnh trai nhưng cuộc tình không thành. Nối tiếp sau đó lại thêm một sự chia tay trong nỗi nhớ nhung da diết của nữ nghệ sĩ tuổi trăng tròn với chàng hiệp sĩ xứ Đoài. Và rất nhiều phong lưu công tử giàu có và mặc khách tao nhân tài hoa đã trở thành những gã

                                                                   2

si tình của Nữ hoàng sân khấu. Theo lời đồn đoán, một trong số này là nhạc sĩ H.A, chàng nhạc sĩ đa tình đang viết phần lớn nhạc đệm cho các vở tuồng tình cảm của Đoàn Thanh Mnh-Thanh Nga, đôi khi là nhạc đệm cho những phim li kỳ tình cảm có Thanh Nga diễn. Người ta hay nhắc lại chuyện Hà Triều – một người trong cặp soạn già tài danh Hà Triều - Hoa Phưọng, từng được soạn giả đàn anh kiêm thi sĩ Kiên Giang dẫn dắt, được Thanh Nga để vào mắt xanh, tha thiết yêu trong thời gian anh viết tuồng cho đoàn. Nhưng trước sự nghiệp quá đồ sộ của đoàn Thanh Minh-Thanh Nga và bị chói mắt dưới ánh sáng rực rỡ của ngôi sao sân khấu đang lên, Hà Triều có thể tự trọng vì sĩ khí hoặc mặc cảm mình chỉ là một hàn sĩ quèn, không dám ngó cao, nên không nghĩ đến chuyện gia đình với Thanh Nga. Hà Triều lơ là, viện lẽ, theo lời giải trong số tử vi của Thanh Nga ở Cung phu, cho biết số nàng sau này không thể lấy người chồng đầu tiên là trai tân, còn độc thân mà phải lấy người đàn ông đã có vợ con. Hà Triều tỏ vẻ cảm thương cho Thanh Nga và buột miệng than: Đúng là hồng nhan bạc phận…Tưởng đâu Hà Triều nói đùa, chọc phá cô cho vui nên Thanh Nga vẫn thản nhiên, vui vẻ bình thường. Khi thấy sắc mặt Hà Triều phớt tỉnh không có vẻ gì bông đùa mà anh lại khẳng định lại lời giải ấy là nghiêm túc, Thanh Nga ôm mặt, ngã người ra sau chiếc ghế đối diện với Hà Triều, khóc nức nở, như chưa bao giờ được khóc và cô khóc trong tiếng nấc nghẹn ngào : Em có tội tình gì mà định mệnh lại bắt em như thế chứ ? Theo dư luận, danh ca Hữu Phước có dạo cạo trọc đầu vì Thanh Nga quá bến sang anh kép điển trai Thành Được. Nhưng không lâu, ông vua chơi xế nghệ sĩ còn quá tham đào này và Nữ hoàng sân khấu lại phải chia tay, khiến cho Thành Được buồn bã rời khỏi đoàn với cái đầu cạo trọc và mấy câu thơ: Ví dầu sợi tóc chẻ đôi/ Nhưng hình bóng cũ trong tôi vẫn còn. Sau đó, Thanh Nga bước lên xe hoa cùng đại úy Nguyễn Minh Mẫn, sĩ quan tiếp liệu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Tiệc cưới linh đình tại một nhà hàng lớn, có báo chí, nghệ sĩ và các giới đến dự rất đông…Rượu sang Champagne nổ giòn tan suốt tiệc, nhưng cuộc sum họp giữa chiến sĩgiai nhân cũng chẳng được lâu bền !. Đại úy Mẫn phải ra tòa, bị vào tù vì tội tham nhũng.

              Sau khi chia tay với người chồng sĩ quan không hôn thú, trong lúc buồn đau, Thanh Nga chợt nhớ đến một thanh niên đẹp trai, dáng vẻ thư sinh, đã tìm đến với nàng trong lúc con tim Thanh Nga còn đang hướng về anh chàng soạn giả nhát gái Hà Triều. Người đó là Nguyễn Văn Tài, bí danh Hai Vũ (H.V), chàng trai có trái tim yêu nước lớn hơn tình yêu đã dành cho nàng. Hai Vũ tốt nghiệp bằng Cao học Thương mãi ở Pháp, lúc ấy là Chủ nhiệm báo Phòng Thương mãi Sài Gòn. Theo đuổi Thanh Nga, Hai Vũ ban đầu còn giấu danh tín, người ta chỉ biết chàng là H.V, mỗi ngày gởi tặng Thanh Nga một

                                                                  3

 

bông hồng. Với một người nghệ sĩ nổi tiếng, việc nhận được hoa quả, quà cáp từ những người ngưỡng mộ là chuyện bình thường. Nhưng cứ mỗi sáng, mỗi tối, đều đặn nhận được một đóa hồng tươi gởi tới, là điều làm Thanh Nga phải trăn trở. Trong lần đầu hai người mới gặp nhau, chính sự đối thoại tinh nghịch và lém lỉnh của Thanh Nga đã khiến chàng thanh niên ngạc nhiên và bối rối: “Bộ anh Tài có cả một ki-ốt bán hoa hay sao ?”. Chàng thư sinh, bẽn lẽn, ấp úng: “Tôi tặng hoa là vì…” Thanh Nga càng tỏ ra khéo léo và tinh tế: “Nga đâu phải là Trà Hoa Nữ mà mỗi ngày anh Tài tặng Nga một đóa hồng ? Đời của Trà Hoa Nữ buồn lắm, Nga không muốn đời Nga giống như Trà Hoa Nữ đâu…”  Khi ấy, mẹ của Thanh Nga đã dành một ưu ái đặc biệt cho anh chàng si tình này bằng cách cho phép Tài mỗi đêm đến xem Thanh Nga biểu diễn. Kể từ lần tương ngộ đó, Thanh Nga có cảm tình với tấm chân tình và sự lãng mạn của Tài. Một tâm hồn nghệ sĩ mộng mơ như Thanh Nga thấy chuyện tình cảm lãng mạn như trong những tiểu thuyết tình yêu mà cô đã đọc. Thật trớ trêu, lúc tình cảm của Thanh Nga vừa chớm nở thì tình hình bị động, Tài đến tạm biệt nàng để vào khu giải phóng. Biết Tài là người hoạt động cách mạng đã thầm yêu mình nhưng chàng phải gác lại chuyện yêu đương, Thanh Nga càng cảm phục anh và thầm hứa với người yêu mình sự chờ đợi, qua bài thơ nàng xúc cảm làm ra gởi đến cho Tài nhan đề: “Một ngày xa lắm”nội dung bày tỏ tâm sự mình để đáp lại người đã ra đi mang theo trong lòng mình hình ảnh của Thanh Nga. (Bài thơ được Chí Tiên, em trai út - một mẹ khác cha - của Thanh Nga cho chép lại từ tập “Giai phẩm” kỷ niệm đoàn Thanh Minh-Thanh Nga vừa tròn 14 tuổi) : Một ngày xa lắm : “Một sớm xa rời miền cát trắng/ Bùi ngùi trông lại hướng rừng xanh/ Nửa tình lưu luyến chân mây ấy/ Còn nữa theo tôi đến thị thành/ Tôi dẫm chân lên giữa bụi đời Nào biết ra sao tự ý trời/ Những lúc tưởng mình vui hạnh phúc/ Nào ngờ ray rứt trái tim côi/ Đọc mấy lời thơ gửi đến tôi/ Bao nhiêu sầu mộng ý xa xôi/ Buồn thương khó thốt nên lời lẽ/ Vì cánh chim xa rẽ lối đời/ Bên gối, tôi thương đấng mẹ hiền/ Nửa đời sương phụ lỡ làng duyên/ Vì con, mẹ giữ tròn danh tiết/ Và cũng vì con, gánh lụy phiền/ Rồi đây giữa biển đời giông tố/ Ai lái con thuyền tiếp mẫu thân/ Ai xẻ ngọt bùi lau nước mắt/ Cho lòng mẹ vợi chuyện phong trần/ Từ đây em ép lòng xuân lại/ Vì đám em thơ, đấng mẹ hiền/ Ai đó yêu em thì ráng đợi/ Một ngày xa lắm…mới nên duyên”.Theo lời Chí Tiên : “Một trong những mối tình của chị Ba, anh Tài là người được chị kính trọng nhất, bởi anh ấy đã coi nhẹ tình duyên trong tuổi đầu đời trước một nhiệm vụ cao cả là tình yêu đất nước. Chị đã thực sự xúc động khi nghe tin anh ấy hy sinh trước ngày giải phóng, tức là từ sau lần đầu tiên anh ấy chia tay chị Ba vào chiến khu”.

               Trong cuộc đời nghệ sĩ ngắn ngủi mà vinh quang của Thanh Nga, nàng càng

                                                                       4

 

lúc càng trở thành tầm ngắm của những cậu ấm, công tử con nhà giàu. Một trong số đó có cậu Ba Th, con của bà chủ bút báo Sài Gòn Mới, say đắm Thanh Nga ra mặt. Nhà giàu si tình, cậu Ba Th không tiếc tiền chi cho gánh hát của Thanh Nga : từ việc đầu tư cho đạo cụ sân khấu, trang thiết bị cho tới việc đảm bảo cho mỗi đêm diễn đông khách, cậu Ba Th đã bỏ tiền ra mua toàn bộ vé hát trong một tuần lễ để phát cho nhân viên báo Sài Gòn Mới. Cậu Ba Th còn tặng cho Thanh Nga nhiều món quà quý giá, từ nữ trang, giàn máy hát stéréo hiệu National đến tú áo, máy lạnh… Tuy nhiên, sự si tình thể hiện ra bắng vật chất ấy không chinh phục được trái tim của người đẹp. Câu nói của Thanh Nga trả lời mẹ: “Người ta” tặng cho con một đóa hoa hồng, của ít thôi mà sao con không quên người ta được… đã khiến cho cậu Ba Th hiểu được hàm ý sâu xa của cô. Vẻ đẹp sắc nước hương trời của Thanh Nga minh chứng đúng với câu “hồng nhan đa truân”. Nhiều người đàn ông có địa vị, tiền bạc theo đuổi Thanh Nga nhưng hầu hết họ đều đã có gia đình. Cô không thể tiến đến với họ, nhưng nếu từ chối cũng không phải dễ dàng. Vì mất lòng họ đồng nghĩa với việc gánh hát khó mà tồn tại.

                    Có thể nói cuộc đời Thanh Nga là một chuỗi dài thăng trầm trong chuyện tình yêu. Nhưng hạnh phúc đích thực trong hôn nhân đến cô là từ khi gặp và lấy Duy Lân làm chồng. Thực tế, lúc ấy Phạm Duy Lân đã có vợ con, nhưng gắn kết cuộc đời tình ái với Thanh Nga là do định mệnh. Tết Kỷ Dậu năm 1969, Thanh Nga sang Pháp biểu diễn theo gợi ý của bộ Thông tin. Đoàn do ông Phạm Duy Lân (Luật sư) - Đổng lý văn phòng Bộ Thông tin dẫn đầu. Trong cuộc hành trình ra hải ngoại, Phạm Duy Lân đặc biệt quan tâm đến Thanh Nga. Trở về từ chuyến lưu diễn đó, Thanh Nga và Phạm Duy Lân chính thức kết hôn. Trải qua nhiều mối tình và cuộc hôn nhân đổ vỡ, nhưng rốt cuộc Thanh Nga cũng gặp được người chồng thực sự của đời mình. Ông Lân hết sức yêu thương, chìu chuộng vợ. Thanh Nga đi đâu, ông cũng tháp tùng bên cạnh Thanh Nga 24/24 h, cả lúc vợ đi tắm ông cũng đứng trước cửa toilet chầu chực. Bạn bè thân thấy vậy hay trêu chọc. Ông Lân chỉ lặng lẽ nói: “Đứng đây để tiện có gì Nga kêu còn nghe, chứ đi xa lỡ có việc gì, Nga kêu không nghe” Tôi chưa từng thấy người nào thương vợ như anh Lân (theo nghệ sĩ ưu tú Kim Cương - bạn thân thiết của Thanh Nga). Ở với Phạm Duy lân, Thanh Nga sinh được một cậu con trai là Phạm Duy Hà Linh, kết tinh của một tình yêu đẹp, một tình nghĩa vợ chồng keo sơn. Nhưng rồi cuộc sống êm đềm và hạnh phúc của nghệ sĩ ưu tú tài sắc vẹn toàn Thanh Nga và người chồng Luật sư Phạm Duy Lân bất ngờ khép lại bằng cái cái chết bi kịch của cả hai vợ chồng bởi sự ám sát năm 1978. Khoảng 11 giờ đêm ngày 26/11/1978, khi diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng (khu vực Chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh bây giờ), nữ nghệ sĩ Thanh

                                                                  5

Nga lên chiếc xe Volkwagen màu xám nhạt do chồng lái để về nhà. Thanh Nga ngồi băng ghế phía sau với con trai Cúc Cu (Hà Linh) 5 tuổi. Ở ghế trước, cạnh tài xế có võ sư Nguyễn Văn Các làm công việc bảo vệ cho Thanh Nga. Ngay lúc xe dừng trước cổng nhà (trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1), vệ sĩ Các vừa bước ra mở cửa thì bất ngờ một chiếc xe Honda trờ tới, hai tên lạ mặt nhảy xuống, dùng súng ngắn P.38 khống chế anh vào trong xe. Chúng uy hiếp vợ chồng Thanh Nga để bắt bé Cúc Cu. Bị vợ chồng nghệ sĩ chống cự, chúng nả đạn bắn chết cả hai rồi vọt mất. Viên đạn trúng ngực trái đã cướp đi sinh mệnh của Thanh Nga ở tuổi 36, khiến khán giả và giới nghệ sĩ cải lương rơi nước mắt, khóc thương cho một tài hoa của nghệ thuật sân khấu thành phố. Sau một thời gian dài điều tra, phá án, chân tướng của kẻ giết người và đồng bọn: Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức đã lộ diện. Bản án tử hình thích đáng dành cho hai kẻ sát nhân nhưng vẫn không làm nguôi được nỗi căm hận trong lòng người dân. Như vậy là mối duyên của Thanh Nga và Phạm Duy Lân đã đi tới mức cùng của sự sống. Khi nét mặt Thanh Nga như người đang ngủ, nước da trắng hồng với màu son phấn phơn phớt, suối tóc xõa dài đen huyền, quấn mượt mà hai bên. Bên Thanh Nga là người đàn ông yêu thương nhất của cuộc đời, người chồng rất mực yêu thương, tôn thờ Nga cũng đã chết. Họ ra đi đẹp như một bài thơ tuyệt bút.

                   Cái chết đau thương đầy tính bi kịch của Thanh Nga, đã để lại muôn vàn tiếc nuối trong lòng anh em văn nghệ và công chúng yêu nghệ thuật sân khấu. TS. nghệ sĩ kỳ cựu Bạch Tuyết không tránh khỏi bùi ngùi thương tiếc mỗi khi nhớ lại Thanh Nga, người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh đã vĩnh viễn rời xa ánh đèn sân khấu: “Ánh mắt vời vợi, thăm thẳm như vừa mất hút, lại vừa chói rực sau vầng sáng của đèn, của âm thanh. Đã mấy mươi năm rồi, trong tôi vẫn còn nguyên vẹn ánh mắt ấy”. Nữ nghệ sĩ nổi tiếng có giọng ca líu lo như tiếng hót của chim chìa vôi là Thanh Kim Huệ, trong một lần du lịch sang Mỹ, gặp Thành Được - mối tình xưa của Thanh Nga - bên đó, mới hỏi ông: “Nay đã qua tuổi cổ lai hy rồi, ngẫm lại trên đường tình, anh thấy thương ai nhất.. Thành Được trả lời: “Đến bây giờ, tôi vẫn thương Thanh Nga nhất, cô ấy là một nghệ sĩ có tâm tính hiền lành, trong sáng. Ngoài sân khấu, Thanh Nga rất điềm đạm. Trong hậu trường, cô không nghiêm nghị với đồng nghiệp. Thanh Nga vui tính hay nói đùa nhiều câu thật có duyên”. Trong cuộc đời biểu diễn nghệ thuật của Thanh Nga trên sân khấu, hai mươi bảy soạn giả tên tuổi có viết tuồng cho Thanh Nga hát như: Năm Châu, Tư Trang, Hà Triều - Hoa Phượng, Kiên Giang, Thiếu Linh, Thu An, Qui Sắc, Viễn Châu…đều hài lòng về các vai diễn của cô đã thể hiện đúng tâm lý nhân vật trong sáng tác của họ. Trên lĩnh vực phim ảnh, bên cạnh các minh tinh tên tuổi khác như: Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng…Thanh

                                                               6

 

Nga từng đóng thành công những phim của các đạo diễn Lê Dân, Lê Mộng Hoàng, Lê Hoàng Hoa…Thanh Nga chuyển từ điệu buồn qua nét vui trong các phim hài : Triệu phú bất đắc dĩ, Năm vua hề về làng, Quái nữ Việt quyền đạo,…bên cạnh hề râu Thanh Việt, Phi Thoàn, Tùng Lâm, Xuân Phát, Thanh Hoài. Nhờ  vui tính, dí dỏm đôi khi vặn vẹo, cô đã gây được những trận cười hả hê thích thú cho khán giả, tạo nên nét tương phản với những vai buồn của một đào thương trên sân khấu cải lương.

                    Nhưng nét đẹp mang tính nhân văn ở Thanh Nga là tình thương chan hòa với mọi người, thể hiện một lòng nhân hậu trong sáng và cao cả của một nghệ sĩ có trái tim lớn. Người ta hay nhắc lại đêm biểu diễn đầu tiên của đoàn Thanh Minh -Thanh Nga tại   tại Phú Cường, Bình Dương trước khi diễn ở Bầu Bàng vào hôm sau. Sự thành công vượt bậc, khán giả đầy rạp, hết vé ngồi lẫn vé đứng của đoàn khiến cho “một gánh hát nhỏ diễn ở một đình làng gần đó không mở màn được vì không còn khán giả. Gánh hát nhỏ, hát ở đình,  phải nghỉ, bị lỗ lã và đang chuẩn bị dọn đi nơi khác”. Sau khi nghe bà Bảy Tầm Vu, người địa phương gần đó kể lại sự việc, Thanh Nga cảm thấy xúc động vì hiểu được nguyên nhân sự thiệt hại của gánh hát nhỏ. Cô liền nghĩ ra cách giúp đỡ cho họ. Thanh Nga cho tài xế xe chở cô, bà Bảy Tầm Vu đến gặp ngay chủ đoàn hát nhỏ. Sau đó, Thanh Nga tìm đến gặp chủ đoàn hát nhỏ. Cô đề nghị ông chủ đoàn hát nhỏ hôm sau hãy dọn đến Bầu Bàng, Thanh Nga sẽ cùng đến hát giúp ông vài lớp đầu độc lập trước khi vào tuồng chính, sẽ có lợi cho ông. Ông chủ đoàn hát nhỏ hiểu ý cô nói và cũng nghĩ ra trước được tình hình vé bán của đoàn mình khi có mặt nữ hoàng sân khấu Thanh Nga trong buổi hát giúp mỏ đầu đêm sau. Sau khi thảo luận, Thanh Nga liền móc ví, trao tiền mua giàn trước cho người bầu gánh đồng thời trả lại tiền thiệt hại cho buổi hát đêm qua. Chiều tối hôm đó, trước khi vẽ mặt sắm tuồng, Thanh Nga cho người gọi nghệ sĩ Hữu Phước – kép chính của đoàn đang đóng cặp với Thanh Nga - và hề Kim Quang đến dặn trước chiều mai đi hát ở Bầu Bàng và hai người này sẽ cùng đi với cô. Muốn cho hai người không phải thắc mắc, Thanh Nga nói rõ luôn là hát đền bù thiệt hại cho gánh hát nhỏ kia và cô chịu trả tiền thù lao như hát tuồng vậy. Hiểu được việc làm có ý nghĩa nên Hữu Phước không nhận tiền thù lao, còn hề Kim Quang thì cũng thông cảm chỉ nhận tiền đờ-mi.

                   Với gia đình, Thanh Nga là tấm gương sáng một đứa con hiếu thảo với cha mẹ, một người chị, người em dịu dàng mềm mỏng với các em và anh chị. Trên sân khấu và hoạt động nghệ thuật, Thanh Nga luôn được bạn bè, đồng nghiệp lớn và nhỏ hơn cô, chân tình quý mến vì tài năng và đức độ. Trong lĩnh vực tình yêu đầy sóng gió,  Thanh Nga vẫn thể hiện được phẩm chất cao đẹp của một chân dung người tình lý tưởng.

                                                                  7

Trên hết ở Thanh Nga là tình yêu đất nước cao cả, thể hiện trong mối tình lớn được coi là lý tưởng mà hết sức trớ trêu của Thanh Nga với Nguyễn Văn Tài (Hai Vũ) - một tâm hồn nghệ sĩ chiến sĩ cách mạng, đã yêu Thanh Nga tha thiết. Tình yêu tổ quốc cao đẹp ấy cũng đã bộc lộ rõ nét trong các vở “Tiếng trống Mê Linh”, “Thái hậu Dương Vân Nga”- vở hát định mệnh mà Thanh Nga đã trình diễn xuất thần lần cuối cùng dưới ánh đèn sân khấu. Trong cuộc đời trải qua gần chục cuộc tình éo le, dang dở đầy đau thương và nước mắt, Thanh Nga đã lưu lại một hình ảnh đẹp tuyệt vời và thánh thiện trong lòng những người đàn ông đã từng đi qua đời mình cũng như ở công chúng nghệ thuật. Với tài hoa và phẩm hạnh đó ấn tượng đó, sự lên ngôi “nữ hoàng sân khấu”, một “siêu sao nghệ thuật cải lương” hay “nghệ sĩ ưu tú” của Thanh Nga hẵn không phải là một điều xa lạ với mọi người. Khi được ngồi trải lòng trong bài viết về Thanh Nga, tôi không sao ngăn được nỗi bùi ngùi xúc động phả lên từng con chữ nhỏ trên trang giấy. Tôi cảm thấy trong xa vắng như còn đọng lại dư thanh giọng ngâm thơ nảo ruột, chan chứa nỗi u hoài của người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh của vùng đất sông Vàm núi Điện, trong vở “Sân khấu về khuya”: “Màn khép lại rồi, danh lợi hết/ Người về, lòng rũ sạch sầu thương/ Người vào cởi áo, lau son phấn/ Bỏ hết vinh hoa, lẫn bụi đường”. (Thơ Hoàng Như Mai).

                                                                                                   Sang Thu. 2016

                                                                                                         

 

*Tựa bài có thể là : +THANH NGA-Nữ hoàng sân khấu                                                                                                                                                                 hay  BẾN TÌNH

 

 

Nguyễn Thanh
Số lần đọc: 3799
Ngày đăng: 30.08.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
THẨM THỆ HÀ - Một tài hoa và nhân cách văn học - Nguyễn Thanh
Nguyễn Quang Sáng - nhà văn cầm súng - Nguyễn Thanh
Nguyễn Ngọc Tư - nữ nhà văn xóm rẫy - Nguyễn Thanh
Kiên Giang - Mộc mạc "Một sắc thơ miệt vườn" - Nguyễn Thanh
Giới thiệu tác giả,tác phẩm - Man Nhiên - Từ Sâm
Inrasara - nhà nghiên cứu, phê bình thơ thời kỳ đổi mới - Chế Diễm Trâm
Du Tử Lê - Đặng Phú Phong
Trịnh Cung - Đặng Phú Phong
Việt Thương (Nguyễn Văn Giai) - Hồn lãng tử trong áo choàng linh mục - Mai Bá Ấn
Nguyễn Huyền Thạch và thơ màu xanh phai - Mai Bá Ấn
Cùng một tác giả
Bóng chiều hôm (truyện ngắn)
Bông vông đỏ (truyện ngắn)
Bâng-briêu mùa xuân (truyện ngắn)
Chờ đò (truyện ngắn)
Miên man quê chị (truyện ngắn)
Trong ngôi nhà ma (truyện ngắn)
Rứng chuối xôn xao (truyện ngắn)
Đồng đất thở dài (truyện ngắn)
Chợ cuối trời (truyện ngắn)
Quanh co Rạch Giếng (truyện ngắn)
Vắng vẻ chợ hoa (truyện ngắn)
Đá trắng (truyện ngắn)
Xuân muộn (truyện ngắn)
Từ một trang văn (truyện ngắn)
Mùa xuân trở lại (truyện ngắn)
Danh họa Picasso (hội họa)
Xoài khô Nam bộ (truyện ngắn)
Học trò chủ nhiệm (truyện ngắn)
Hè về (tạp văn)
Bài thơ định mệnh (truyện ngắn)
Hạt mùa sau (truyện ngắn)
Hệ lụy văn chương (truyện ngắn)
Mối tình xa cách (truyện ngắn)
Yêu chờ (truyện ngắn)
Tranh thờ Nam Bộ (nghệ thuật)