Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.147.856
 
Hội Nghị Những Người Viết Văn Trẻ Toàn Quốc Lần IX Vẫn Chưa Nhập Cuộc Với Các Trào Lưu Văn Học Hiện Nay
Lê Hưng Tiến

 

 

Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần IX diễn ra tại Hà Nội đến đây đã kết thúc. Nhưng những vấn đề về diện mạo văn học luôn làm cho mình trăn trở và đau đáu mãi về nó. Trong những ngày dự Hội nghị, buổi tọa đàm về chuyên đề là quan trọng nhất, nó như là linh hồn để quyết định sự tồn tại hay không các trào lưu trong đời sống văn chương chữ nghĩa hiện nay vốn dĩ đã èo uột và đi ngược chậm so với sự phát triển văn học nhìn từ khu vực cũng như ra ngoài thế giới. Buổi tọa đàm Thơ được diễn ra ở đợt này trông nhàn nhạt, lạc lỏng và cũng lạc đề. Trọng tâm của vấn đề chưa khai mở được tên gọi đúng nghĩa của nó để làm rõ những giá trị mới, tư duy mới đang hiện tồn trong ngã thể sáng tạo từ những thập niên qua. Cất công lỗi thời. Lớp trẻ được hội tụ về đây là những hạt nhân mới tiêu biểu từ các vùng miền văn chương cả nước với nhiều màu sắc sáng tạo phong phú pha lẫn sinh động, ấn tượng. Họ còn kế thừa và tiếp nối những giá trị văn học cao cả mà cha ông ta đã từng phát triển, gìn giữ. Như vậy, lớp trẻ cần phải chuẩn bị tâm thế thời đại lẫn tâm thức sáng tạo được hun đúc từ vốn sống, vốn văn hóa và vốn tri kiến của mình không chỉ để nâng cao chất lượng sản phẩm do mình làm ra mà còn phải có trách nhiệm với những gì đang xảy ra và đã xảy ra ở xung quanh mình. Đời sống văn học cần phải bám sát vào những sự kiện - hiện tượng của đất nước để phản ánh giá trị cuộc sống, giá trị nhân văn, và nói lên được chính kiến của mình. Sáng tạo hay là cách tân thế nào đi nữa cũng phải theo dòng chảy của nó. Dòng chảy lúc nào cũng có nhiều nhánh, không lưu vực này thì cũng có lưu vực khác, tùy theo lưu lượng của dòng chảy mà định hình cái tên chính danh cho con sông ta gọi trong đời. Văn học cũng thế, cũng phải có dòng chảy, dòng chảy này có tiến trình lịch sử hẳn hoi, rõ ràng và chúng còn đang khai phóng nhiều ngả riêng lẻ sinh động khác để làm dòng chảy nhập cuộc với biển lớn. 
            Tọa đàm vắng đi tiếng nói từ các dòng lưu khác của giải trung tâm ngoại vi và ngoại biên đã đành, mà dòng lưu chính thống cũng vô tình làm mờ dần đi cái tên gọi của con sông trù phú, tươi đẹp đó vốn đã bao đời nay chảy trong lòng người. Để vươn ra biển lớn, hòa nhập với không gian mở, mà trước mắt mình là vũ trụ bao la với nhiều màu sắc lạ lẫm phong phú và đa dạng các thể loại ở môi trường sống, như vậy, đòi hỏi các dòng lưu phải hòa nhập, tạo tác và thúc đẩy với nhau để "hợp bích" thành dòng lưu lớn bền vững và khẳng định mình trên mọi dòng hải lưu khác. Rất tiếc là, chủ đề của Thơ trẻ "Truyền thống và Cách tân" đã đi chệch hướng khá xa so với những gì tên gọi chưa đúng bản chất của nó. Lẽ ra, buổi tọa đàm này là điều kiện để lớp trẻ chúng ta biết, hiểu và đào sâu nghiên cứu về các trào lưu sáng tạo văn học mà những năm đầu thế kỷ XXI, nhiều tên tuổi văn học đã làm sáng giá tên mình cũng như làm nên diện mạo văn chương nước nhà chuyển sang một bước ngoặt lớn trong xu hướng thời đại hòa nhập và phát triển toàn cầu văn hóa thế giới. Qua đó, chúng ta nhìn lại sáng tạo của mình để có cái so sánh và mở hướng tư duy mới nhằm hướng tới các giá trị mới của nhân loại. Đồng thời, chúng ta có trách nhiệm hơn với tâm thế thời đại cũng như tâm thức sáng tạo của mình để góp phần phát triển nên diện mạo văn học trong thời gian gần nhất. Chứ không phải tọa đàm văn chương chữ nghĩa của cả nước diễn ra, nào là kinh nghiệm sáng tác, nào là kinh nghiệm viết hay, nào là kinh nghiệm của những người đi trước, nào là vốn sống bằng cả tâm hồn, nào là đam mê cháy bỏng....đều quá cũ kỹ, xáo mòn, nhan nhản dày đặc trong các hội nghị bàn tròn văn học trong nhiều năm qua, thậm chí còn mang giọng điệu giáo điều, dạy bảo. Đến đây, những người sáng tác trẻ đều đã mang cho mình những hăm hở, đam mê sáng tạo rồi. Ai cũng phải có đam mê chứ. Không đam mê sáng tạo thì đến đây dự hội nghị làm gì. Thực sự, anh em văn nghệ đến đây chỉ là mục đích gặp gỡ, trao đổi tặng phẩm, tìm hiểu đời sống sáng tạo của anh em, và đặc biệt là tìm hiểu hiện tượng cách tân, đổi mới văn học trong những năm gần đây đã xôn xao âm ỉ trong dư luận. Vậy mà, hội nghị lại chuyển sang một hướng khác vô vị, lạc đề, thiếu tậptrung.

            Khi không, ý kiến của mình đưa dẫn ra các trào lưu văn học hiện nay để những người sáng tác trẻ chúng ta nên quan tâm và cần tìm hiểu. Và để các trào lưu này nhận diện và phát triển, tôi đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong tiếp nhận. Tự nhiên, hội nghị văn chương cả nước lại xoay quanh hai ý kiến của tôi để làm "cuộc nhậu" bàn tán, đi lệch chủ đề của buổi tọa đàm. Khi không, tọa đàm Thơ trẻ "truyền thống và cách tân" lại chuyển hướng say qua "Thơ với truyền thông" rồi lại "Thơ đương đại đến với học đường". TRỜI, ngồi nghe mà muốn nổi điên luôn. May mà mình còn trẻ, chứ già là huyết áp lên cao, có khi đột tử tại đó luôn quá. Đã vậy, người ghi chép ý kiến của mình còn bị sai ý, hiểu theo nghĩa khác mình. Ghi lịch sử văn học kiểu này chắc là cả thế hệ về sau chết luôn những cái hiểu lệch lạc của tác giả, mà chẳng ai biết cái chết đó chính là những nhà ghi chép lịch sử dẫn dắt những cái hiểu ý đi hoang! Đến đây đã kết thúc, hội nghị chưa có lối đi nào cho hướng mở mới trong diện mạo văn học sắp tới để những người sáng tác trẻ có thể khai phóng ngã thể sáng tạo của mình vượt qua giải trung tâm ngoại vi và cả ngoại biên. Thôi, chỉ biết nhiều và rất nhiều cách nghĩ của hầu hết anh em hiện nay là, cứ viết đi. Viết cho hay là được. Không cần trào lưu, trường phái gì đâu. Cứ viết đi! Thế là...cô đơn bắt tôi đi truy vấn họ, viết Hay là sao? Tiêu chuẩn của Hay là gì vậy? Cái Hay của anh nhận định chắc gì hay hơn cái Hay của tôi, và của người khác?. Họ đều trả lời: Không biết và hiểu Hay như thế nào để gọi là Hay đúng nghĩa nữa. Tâm thế và tâm thức của tôi lại bắt đầu đáo hạn...
            May thay, được nhà Lý luận - Phê bình văn học Văn Giá mời đích danh tôi sang giao lưu và phát biểu chính kiến về dòng chảy văn học Việt Nam hiện nay với các sinh viên Khoa Viết văn – Báo chí, thuộc trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Và cũng hơi tiếc nuối, vì thời gian có hạn, tôi đã làm những gì tôi nói và khát vọng muốn nói về những đột phá cái mới trong tư duy mới, hệ hình mới của bản chất sáng tạo. Sau buổi kết thúc, được mời ngồi dùng buổi cơm chiều tại quán thân mật, ấm cúng và được chia sẻ nhiều quan điểm của nhà Lý luận - Phê bình văn học Văn Giá, tôi bắt đầu thấy niềm vui có cánh và có cả số má đàng hoàng. Chia tay để lại lời hẹn vào cuối tháng 11, chuyên đề Thơ Tân Hình Thức Việt sẽ ra mắt tại đây. Hy vọng sẽ có nhiều bức phá trong việc sáng tạo và cách tân thơ Việt.
            Hà Nội hiện giờ thu đang lên, âm sắc đang lay thức những bậc xanh xánh của thành quách rêu phong và trầm tích hoang hóa. Tôi lại dắt nỗi cô đơn men theo những bước cỏ vui buồn vừa mới ướt đẫm cơn mưa bất chợt đổ vào mấy con phố lạc. Tôi đi tìm nhiều khuôn mặt đã làm tôi chảy ròng ròng ký ức. Heo may có về kịp để cảm thức còn xao động. Tôi lại đi tiếp. Đi khắp ngõ ngách hẻm hốc để sắp đặt lại những bước hoang trải dài không tới đường chỉ chân hay trong lòng kẽ tay. Và tôi lại hỏi phù thế và thần quái, rằng: Không biết Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc sau này có ai ngớ ngẩn, khờ khạo như mình để đi tìm và kiếm sự cô độc cho mùa thu rất đẹp nên thơ vào trong ngã thể của các dòng lưu thu thu thu thu không? vì tôi đã hai lần tham dự, 10 năm rồi, có ít đâu...

 

 

 

 

 

Lê Hưng Tiến
Số lần đọc: 1941
Ngày đăng: 12.10.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nho giáo Korea qua tiểu thuyết "Vụ bê bối ở Sung Kyun Kwan" - Trần Xuân Tiến
Sứ điệp văn hóa nơi cuộc sống tha hương - Nguyễn Đăng Trúc
Kính gửi cụ Nguyễn Du "nhân dịp về Hà Tĩnh vào ngày Giỗ lần thứ 196 của đại thi hào (10.8 ÂL) - Nguyễn Anh Tuấn
Lữ Kiều của Huế và một thời Ý Thức. - Hiếu Tân
Mạch văn cấu trúc và lý thuyết phân tích thuộc ngữ ngôn văn chương - Võ Công Liêm
"Bàn tay nhỏ dưới mưa" Bầu lên nhà văn không nhỏ Trương Văn Dân - Paul Nguyễn Hoàng Đức
Nghĩ về “cô điếm lễ độ” Kịch Jean-Paul Sartre: “The Respectful Prostitute” - Hiếu Tân
Bàn tay nhỏ dưới mưa - Đồng cảm, trân trọng và yêu thương! - Lê Thị Thanh Xuân
Tham vọng của Chữ Nghĩa - Võ Công Liêm
Giới thiệu tác giả - tác phẩm(4) - Hải Kỳ - Tôi ra cửa biển Kỉ niệm 5 năm ngày mất (25.7) nhà thơ Hải Kỳ (1949-2011) - Từ Sâm