Ở ĐÀ NẴNG
Năm 1968 tôi bỏ học vào ĐN để trốn lính…Ở nhà người cậu được một thời gian rồi
cũng bị bắt đưa vào TTHL Hòa Cầm.Số gặp may được quý nhân giúp đỡ tôi trở thành lính cậu mà không phải ra mặt trận.Vô cùng cảm ơn Trời Phật.Những ngày tháng ở Đà Nẵng từ 1968
đến 1973 là những xâu chuỗi kỷ niềm tràn đầy tôi mang vào hồn đăm đắm.Ở đấy tôi gặp gỡ các bạn bè như những đốm lửa kết nối thân thương: Trường Thi( đã có bài viết riêng về anh), Đynh Trầm Ca, Hoàng Đặng, Hồ Đắc Ngọc, Đoàn Huy Giao, Hà Nguyên Thạch, Trần Quang Lộc, Vũ Hữu Định, Trần Thị Loan, Thành Tôn, Thái Tú Hạp, Hạ Quốc Huy, Lý Văn Chương, Phạm Thị Lộc, Lê Thị Ngọc Quý, Vô Ưu, Cao Bá Minh, Nguyễn Tam Phù Sa, Nguyễn Gia Hữu, Phạm Phú Hải, Trần Trung Sáng…và sau này là Nguyễn Ngọc Hạnh, Gia Nguyễn, Nguyễn Duy Ninh, Vũ Ngọc Giao, ,Lê Công Đào…
Một thời đáng nhớ vì tình bạn trong văn nghệ chân tình, không ganh ghét đố kỵ nhau.Những quán cà phê ở ĐN là nơi để anh em hẹn hò đọc thơ, hát nhạc cho nhau nghe..Từ đó khơi nguồn, thúc giục nhau trong sáng tác.Đặc biệt là Vũ Hữu Định.Luôn kêu tôi về ngủ lại với anh trong căn nhà nhỏ ở chợ Cồn.Nhà nghèo nhưng anh và vợ anh ( chị Vân ) rất tốt bụng.Khi nào tôi về chị Vân cũng đi ngủ riêng để tôi và VHĐ nằm trò chuyện, đọc thơ, hát nhạc…một chút mà đến sáng ! Trước đó VHĐ viết cũng nhiều lấy tên là Hàn Phong Lệ.Anh khoe với tôi bài thơ Còn Một Chút gì Để Nhớ viết ở tận Pleiku. Tôi đọc xong vỗ đét một cái.Hay.Rất Hay.Chưa ai viết về Pleiku hay như thế.Vậy là tôi xúi anh gửi bài cho các tạp chí và động viên anh vào SG gặp nhạc sĩ Phạm Duy.
.Sau đó anh giang hồ và vào gặp Phạm Duy thật.Ông ta khóai chí nên phổ bài thơ.Từ đó tên tuổi anh bắt đầu nổi…
THƠ VŨ HỮU ĐỊNH
CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ
Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương
Phố núi cao phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố tình thân
Đi dăm phút đã về chốn cũ
Một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng
Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
Nên mắt em ướt và tóc em ướt
Da em mềm như mây chiều trong
Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc bên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên
Bài thơ được phù thủy âm nhạc Phạm Duy chắp thêm cánh cho thơ bay lên cao cùng âm nhạc.Rất nhiều người nghe, thuộc và hát.Vậy mà có một dạo trên FB, có người tự nhận mình là tác giả bài thơ trên.Tôi đã lên tiếng thì người đó lặn mất tăm.Buồn cười thật !
Tôi mừng cho anh.Từ đó anh cũng “đi bụi” nhiều hơn.Để chị Vân gánh vác hết mọi chuyện.Thấy tình cảnh chị tôi thật se lòng.Càng” đi bụi “thơ anh càng hay và sâu sắc hơn nữa.Năm 1981 anh qua đời trong một bữa rượu tại nhà em trai anh.Tôi chẳng hay.Sau này Lữ Thưọng Thọ vào SG gặp tôi mới hay.Thọ nói với tôi là trước khi chết VHĐ có làm 2 bài thơ thật cảm động.Đó là một bài thơ viết cho vợ và một bài viết
cho tôi.Thọ đưa bản thảo chép tay cho tôi.Tôi đọc mà lòng rưng rưng nỗi nhớ thương bạn.
Bạn qua đời.Con cái lớn lên làm ăn khấm khá.Chị Vân được hưởng an nhàn.Tôi
mừng vì gần hết đời người chị khổ vì chồng vì con mà chẳng bao giờ buông ra một câu than
thở…
Người thứ 2 ở Đà Nẵng tôi nói đến là Đynh Trầm Ca( tên thật là Mạc Phụ )Anh ở con phố nhỏ là Vĩnh Điện.Gặp nhau anh hay rủ tôi vào chơi.Cuối tuần đến hẹn lại lên.Con phố buồn hiu.Hồi ấy chưa có đèn điện.Đêm xuống anh giăng mùng xong là ôm đàn hát cho tôi nghe
từ nhạc Phạm Duy, Trịnh Công Sơn rồi nhạc anh sáng tác. Anh sớm nổi tiếng bởi bài hát RU CON TÌNH CŨ qua giọng hát của Lệ Thu.Nghe anh hát tôi se lòng không chịu nổi bởi nỗi buồn cứ quấn chặc lấy trái tim không buông tha:
Ba năm qua em trở thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình buồn
Xin một đời thôi tiếc thương nhau
Xin một đời ngủ yên dĩ vãng
Ba năm qua em trở thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình sầu
Kỷ niệm nào ghi dấu trên tay
Cho lòng này dài những cơn đau
ĐK:
Ôi ba năm qua rồi
Đời chưa nguôi gió bão
Người xa xôi phương nào
Người có trách gì không?
Thôi anh ơi anh đừng hờn trách nữa
Đời em như rong rêu tội tình
Xin gục đầu ghi dấu ăn năn
Thôi đừng buồn em nữa nghe anh ...
( Nhạc và lời Đynh Trầm Ca )
Đynh Trầm Ca sống chân tình và hết lòng vì bè bạn.Sau năm 75 anh lưu lạc phương Nam và lấy một người con gái Cần Thơ nhỏ hơn anh cả con giáp.Anh vẫn âm thầm sáng tác
cả nhạc cả thơ.Cuối cùng vợ chồng anh cũng quay về Vĩnh Điện mở quán cà phê làm kế sinh nhai…Nhiều năm rồi tôi chưa gặp.Lúc có dịp tôi ra đó anh lại đi Cần Thơ.Nhưng thế nào rồi tôi cũng sẽ gặp.
Người thứ 3 tôi muốn nhắc đến là Đoàn Huy Giao.Một người làm thơ đầy trăn trở về phận người.Thơ anh viết một cách rất riêng.Tính cách cũng rất lạ nhưng là người có trái tim
nhân hậu.Chúng tôi quen biết nhau ở tòa soạn tuần báo Thời mới ở ĐN do anh Nguyễn Hương Nhân làm chủ bút.Đoàn Huy Giao biên tập bài vỡ. Ở đây tôi cũng quen luôn anh Thiếu Khanh, Ngy Xuân Sơn( Phạm Sĩ Sáu )
Sau năm 1975 anh làm cho đài truyền hình. Hết làm việc anh cất công lên tận Tây Nguyên tìm tòi những dấu tích văn hóa …và xây dựng được một Bảo Tàng bên núi Sơn
Trà.Một kỳ công thầm lặng nhưng đáng bái phục.Một chuyện nhỏ song tôi cũng khó quên.Số là sau năm 1975, tôi đem vợ về quê ở Ngọc Anh làm ruộng.Tuy làm ruộng mà vẫn thiếu gạo ăn vì tôi được giao ruộng “đốt lóng’ tức là ruộng xấu nhất.Thu nhập không bao nhiêu thì phải đóng cho Hợp tác Xã.Một ngày nọ vợ chồng tôi đang ở ngoài ruộng thì có người báo tin
là có hai người vào nhà nhà chờ.Tôi tất tả chạy vào.Ngó quanh quất chẳng thấy ai.Một chặp Đoàn Huy Giao và Vũ Hữu Định tung mền dậy cười ngặt nghẻo.Để tạo bất ngờ hai bạn vào
giường ngủ của vợ chồng tôi nằm.Nhà thiếu gạo ăn, trống huơ nên đâu sợ trộm mà đóng cửa? Thấy bạn mừng muốn chết! Hai bạn đưa ra một bao cát gạo khoảng 10 ký tặng tôi.Hồi đó còn ngăn sông cấm chợ, không biết bằng cách nào mà Giao mang gạo ra Huế được cũng là chuyện lạ !
Cặp kè với Đoàn Huy Giao là Hồ Đắc Ngọc.
Anh này thật đúng là quái kiệt.Bất cứ nơi đâu, làm gì miệng anh luôn lẩm bẩm QUỐCTẾ
( ý nói mình là cỡ quốc tế) Tôi và Ngọc quen nhau qua Đoàn Huy Giao.Lúc này anh đã nổi tiếng trên tạp chí Văn qua hình minh họa bìa bằng bút sắt.Anh cũng trốn lính ,vào ở một ngôi chùa gần phi trường.Tôi tới chơi với anh thì gặp một người nữ rất Huế tên Loan( sau này mới biết là tình nhân của nhau ) ăn nói dịu ngọt và duyên dáng lạ kỳ.Có lần Loan đến, tôi đang ngồi chơi thì Ngọc xua đuổi tôi”Mi về đi.Mi về đi…” Thế là tôi biết mình phải như thế nào rồi.Loan yêu da diết Ngọc có lẽ từ bức tranh anh triễn lãm ở Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kỳ.
Bức sơn dầu anh vẽ thiếu nữ áo vàng đẹp mê hồn.Anh không bán mà để dành tặng cho Loan thì phải.Mối tình giữa chàng họa sĩ và cô giáo gốc Cầu Hai đẹp như cổ tích.Sau 75 cô ấy đưa Ngọc qua Mỹ.Một thời gian nghe đâu hai người chia tay.Vẫn còn biết tin Trần Thị Loan
nhưng Hồ Đắc Ngọc thì biệt vô âm tín.Không biết anh chàng “quốc tế “ ấy bây giờ ra sao? Cứ mỗi lần xem lại hình bìa bút sắt tôi lại mường tượng ra bạn: Một con người thật kỳ lạ !( còn tiếp).Hình ảnh tôi và họa sĩ Duy Ninh Nguyen