Viết đến đây sực nhớ họa sĩ Hoàng Đặng.Anh là người gốc Huế “thiên di” vào Đà Nẳng
sống và vẽ.Họa sĩ không gặp thời thì sống được là may.Tôi quen Hoàng Đặng qua Hồ
Đắc Ngọc.Anh không bươn chải như người khác nhưng sống cũng “phiêu “ tận cùng.
Khi vẽ đam mê bừng cháy.Lúc nhậu cũng tận sáng.Giao du cũng nhiều.Anh có một xưởng vẽ
bên Sơn Trà.Năm 2015 tôi về ngủ lại.Thế là chuyện đời ,chuyện văn nghệ huyên thuyên.Tuy
lận đận nhưng anh cũng có hai cuộc triễn lãm tranh ở nước ngoài.Một lần ở Ireland mà báo Thanh Niên ngày 19.8.2006 giới thiệu:” Để được cầm cọ vẽ, suốt 35 năm Hoàng Đặng lầm lũi làm đủ thứ công việc; thợ hồ, phụ lò bánh mì, dạy kèm, vẽ Pa-nô Xi-nê…Từng phải vào chùa trốn lính để thỏa mãn một đam mê duy nhất trong đời là hội họa..Đó là chuyện đời, chuyện nghề của họa sĩ Hoàng Đặng, hội viên hội Mỹ Thuật Việt nam.Những ngày này, Hoàng Đặng
đang ở Ireland, có lẽ anh là người đầu tiên được mời đến để vẽ và triển lãm tranh tại xứ sở hoa hồng” Và báo Đà Nẵng cuối tuần ra ngày 25.10.2009 chạy tít : TRIỂN LÃM TRANH CỦA HỌA SĨ HOÀNG ĐẶNG TẠI MỸ.Với chủ đề “ Phong Cảnh và Đời Sống VN “ từ ngày 18.10.2009
họa sĩ Hoàng Đặng đã lên đường sang Hoa Kỳ cùng 30 bức tranh với chất liệu sơn dầu và Arcrylic để khai mạc cuộc triển lãm theo lời mời của 2 trường đại học St Benedict, St John.Sự thành công của anh cũng có cái giá của nó: Vượt qua gian nan đời sống và đốt hết đem mê
của tâm hồn trên ngọn thời gian…
Khi nhắc nhở bạn bè ngoài Hồ Đắc Ngọc, anh thường nói đến Đỗ Toàn.Một nhà điêu khắc
đáng quý với cái tâm mà trong giới văn nghệ gọi là Bồ Tát( cùng thời với điêu khắc gia Phạm Văn Hạng-một người rất nổi tiếng và sống đầy chất nghệ sĩ ) .Khi vào SG, tỉnh thoảng tôi điện thoại thăm bạn.Vẫn sống và làm việc không ngừng và cũng chẳng quên rong chơi.
Trái lại ,họa sĩ Nguyễn Duy Ninh mỗi ngày một đẹp ra và sống hạnh phúc với vợ con
đầm ấm. Anh có những cuộc triển lãm thành công.Tạp chí Sông Hương đã viết về anh:
: Họa sĩ Duy Ninh là một trong những gương mặt điển hình, thuộc thế hệ đầu tiên của mỹ thuật Đà Nẵng sau 1975. Suốt nhiều năm qua, Duy Ninh đã có những đóng góp sáng tạo không mệt mỏi, qua nhiều thể loại: sơn dầu, lụa, khắc gỗ…Thế nhưng, đến hiện nay, nhắc đến họa sĩ Duy Ninh, dường như nhiều người nghĩ ngay cái tên anh gắn liền với thể loại thủ ấn họa (monoprint). Bởi đây cũng chính là thể loại mà anh tâm đắc nhất, như có lần anh từng bộc bạch: “Với thể loại này, người nghệ sĩ có thể bày tỏ trên tranh những suy nghĩ sâu kín nhất, hoặc cũng có thể là những ý tưởng bất chợt. Cái hay của thể loại này là sự ngẫu nhiên mà người xem cảm nhận được lại chính là điều tác giả đã sắp xếp trước”. Với Duy Ninh, hẳn lĩnh vực này là một trò chơi lý thú của người khéo tay, vừa là tâm huyết của một họa sĩ trên con đường tìm kiếm tiếng nói của riêng mình. Tranh của anh thường thể hiện qua nhiều đề tài dàn trải phong phú, từ cụ thể… đến trừu tượng, bằng các chất liệu màu dầu, sơn ta, phấn tiên, thuốc nước… trên giấy trắng, giấy dó. Có thể nói, mọi ưu thế phóng túng trong việc sử dụng chất liệu cho thủ ấn họa đã được Duy Ninh khai thác một cách triệt để và hiệu quả.
Năm 1991, Duy Ninh có cuộc Triển lãm cá nhân tại TP Hồ Chí Minh. Đây cũng là lần đâu tiên Duy Ninh đã đem đến với công chúng một cái nhìn khá đầy đủ về nghệ thuật Thủ ấn họa của mình. Với 51 tác phẩm mang nặng những nội dung suy niệm sâu lắng về những thân phận, những mảnh đời giữa trần gian đầy bất trắc…đã khiến đông đảo người thưởng ngoạn và giới chuyên môn đánh giá cao. Cũng chính dịp này, chương trình nghệ thuật Đông dương (Indochina Art Project) của Hoa Kỳ, do David Thomas đại diện, đã chọn của Duy Ninh 7 tranh (trong tổng số 45 tranh được chọn tại Việt Nam) để trưng bày tại cuộc triển lãm chủ đề Two peoples – One land (Hai dân tộc – Một miền đất) ở Mỹ vào năm 1992….
.Tính tình Nguyễn Duy Ninh lại hiền hòa dễ mến.Trước 75 là khóa khăn xanh Thủ Đức.Tôi khóa khăn tím ( khóa huynh trưởng).Hồi ấy học thì ít mà chơi thì nhiều.Buổi chiều gần chạng vạng là Tôi, Nguyễn Duy Ninh, Lê Công Đào, Nguyễn Minh Nữu
thường kéo nhau lên đồi Tăng Nhơn Phú hát nhạc ,đọc thơ cho nhau nghe.
Năm 2015 tôi về thăm.Nguyễn Duy Ninh hú gọi bạn bè.Thế là các bạn Lê Công Đào, Hoàng Đặng, Trần Trung Sáng “e” tôi mấy bữa, cà phê, nhậu khắp Đà Nẵng.Bây giờ khi nghe ai nói về ĐN lại nhớ…
Đang viết tự nhiên nhớ đến Hoàng Đăng Nhuận.Một người không học trường lớp nào về Mỹ Thuật lại rất nổi tiếng như sóng lừng do lòng đam mê hội họa ngời ngời.Trước 75 tôi hay lên chơi chỗ họa sĩ Lê Văn Tài ở đường Trần Hưng Đạo Huế.Gặp và quen Hoàng Đăng
Nhuận từ đó.Sau năm 1968 anh vào Đà Nẵng sinh sống và làm việc.Nhưng nghiệp hội họa
vẫn là chính.Anh có mấy xưởng vẽ nhưng một xưởng vẽ ở Thanh Bồ là ấn tượng với tôi nhất.
Lâu lâu anh rủ tôi về đó ngủ lại.Hoàng Đăng Nhuận như một kiếm sĩ trên khung vải và màu.
Anh mệt mài không kể giờ giấc đêm ngày.Khu biển có rừng cây và gió hú ở Thanh Bồ có lúc khiến tôi
rợn người.Nhưng với anh là bất sá và hiện hình cung cách của một đạo sĩ.Cũng chính nỗ lực nội tại cộng thêm thiên phú anh đã bước vào vườn địa đàng của hội họa
HỌA SĨ HOÀNG ĐĂNG NHUẬN: GIẤC MƠ TRÀN NGẬP SẮC MÀU
Báo Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 10.10.2015 có giới thiệu như sau:
Nhiều người sinh ra trong khoảng thập niên 40 của thế kỷ XX nói Hoàng Đăng Nhuận vì mê vẽ tranh mà bỏ nghề thợ vàng, lang thang theo người bạn họa sĩ là Lê Văn Tài để học vẽ từ cuối thập niên 60.
Câu chuyện Hoàng Đăng Nhuận trở thành họa sĩ nổi tiếng cũng có nhiều ẩn khuất được truyền miệng từ các thế hệ cùng thời ông. Nhà phê bình mỹ thuật Huỳnh Hữu Ủy nhận xét: “Mê thế giới của giá vẽ và màu sắc, nên thời còn rất trẻ, trước năm 1968, Nhuận rời gia đình và sống trong cảnh phiêu lãng với họa sĩ Lê Văn Tài ở Huế, rồi khi Lê Văn Tài trở thành người lính của Mặt trận Giải phóng, đi lên rừng, rồi đi ra miền Bắc, thì Hoàng Đăng Nhuận đã trở thành họa sĩ lúc nào mà cũng chẳng hay. Tự học vẽ, không vào trường Mỹ thuật, vậy mà bước đầu triển lãm thì lại bày tranh với hai họa sĩ rất danh tiếng thời bấy giờ là Đinh Cường và Rừng”.
Tranh của anh triển lãm nhiều nơi và được Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam sưu tập.
Sau năm nhiều năm giang hồ, Hoàng Đăng Nhuận cũng đã quay về Huế để sống và vẽ.
Cơn tai biến đã khiến anh ngưng vẽ mấy năm.Nghe đâu bây giờ anh đã dần phục hồi sức khỏe và cầm cọ trở lại.Năm 2015 tôi về Huế có ghé thăm .Lúc ấy anh nằm trên giường
mừng vui khi thấy lại bạn cũ nhưng đọc trong mắt anh tôi biết anh rất buồn…khi phải
tạm ngưng cuộc hôn phối với hội họa.
Thêm một người hiện rõ trong hồi ức tôi: Anh Luân Hoán.Từ thập niên 60 anh đã nổi tiếng
Và là một người mà tạp chí Văn Học luôn quan tâm.Hai tập thơ của anh được được nhà xuất bản Văn Học SaiGon ấn hành năm 1964.Tôi quen biết anh từ năm 1970.Một cây bút tài
Hoa của đất Quảng .Trần Trung Thuần đã viết về anh như sau:
Luân Hoán là một người làm thơ có tiếng tăm, điều này ai cũng công nhận – từ thập niên 60 Thế Kỷ 20, các báo miền Nam Việt Nam đều thường xuyên đăng thơ Luân Hoán, anh cũng có nhiều tập thơ xuất bản đàng hoàng ở tuổi khi còn rất trẻ. Luân Hoán nổi tiếng nhờ tài làm thơ mau, hay…và xuất chúng. Anh là người sinh trưởng ở đất Quảng Nam, nơi có nhiều người làm thơ nổi danh nhất Việt Nam mình, cả hai miền Nam - Bắc, nhưng anh là người làm thơ sung sức và trường thọ. Nào Vũ Hữu Định, Hoàng Trúc Ly, Tạ Ký, Bùi Giáng…đều đã chết, họ làm thơ một thời với Luân Hoan đấy thôi. Sau Luân Hoán không bao lâu thì có Hoàng Lộc, Thành Tôn, Phan Xuân Sinh, Nguyễn Lương Vỵ, Hồ Thành Đức, Thái Tú Hạp, Ý Nga, Bích Xuân…Những người này hay lắm về thơ, tức về “chất lượng”, nhưng “số lượng” thơ thì tùy theo thời tiết, tức không bình thường, nay trồi, mai sụt, nay tăng, mai giảm, tùy hứng mà có thơ! Bền bỉ thi gan cùng tuế nguyệt thì duy nhất Luân Hoán. Anh vốn không “bình thường” về thể chất, chỉ còn một chân, một chân gửi trên chiến trường Quảng Ngãi năm 1969, mà anh làm thơ “bá cháy” và không bài thơ nào của anh bị gọi là “thơ sượng” hay “thơ gượng”. Anh em đọc thơ Luân Hoán đều tấm tắc: “cha này còn ngon”, và ngon thật…ở cái tuổi hết chừng mực rồi, Luân Hoán vẫn có thơ cho…nữ sinh Huế ngày xưa! Luân Hoán…như một người bình thường, làm tròn bổn phận đối với đất nước, với bạn bè (trai và gái), với vợ, với con, với thân thuộc còn ở quê nhà…Tôi không thấy trong thơ Luân Hoán lời ai oán nào, lời than van nào, thơ anh đượm tình và đậm tình…Quả thật xưa nay hiếm vậy!
Đến năm 1973 tôi vào SG thì không còn gặp anh nữa.Năm 1985 anh được gia đình bảo lãnh qua CANADA.Trước khi đi anh có ghé thăm tôi.Hai anh em chở nhau lên Lái Thiêu thăm nhà thơ Lê Vĩnh Thọ.Khi qua xứ người , dù mất một bàn chân trái nhưng anh vẫn làm việc cật lực và đã xuất bản thêm nhiều tập thơ nữa.Nhớ và thương anh.Nhất là khi đọc được bài thơ viết cho vợ có những khổ thơ khiến tôi giật mình:
GIẶT ÁO QUẦN CHO VỢ
Trộn chút tình ta vào bột giặt
vò nhẹ nhàng bởi lo sợ em đau
vải còn đượm mùi thịt da em thơm ngát
tay bùi ngùi như đang vuốt ve nhau
trông thau nước đục lờ những cáu bẩn
ta bỗng thương lớp bụi nổi màng màng
chúng là những nhọc nhằn em gánh chịu
nuôi chồng con dài năm tháng gian nan
vòi nước nhỏ chảy qua từng thớ vải
như chảy vào trong cùng tận lòng ta
em có thấy giọt lệ ta thầm nhỏ
và tan trên màu vải những thiết tha?
…
đời không giữ giùm ta hai chân đứng
có lẽ nào vô dụng mãi hay sao
giặt giũ làm thơ đọc vài trang báo
hai mươi bốn giờ thường trực chiêm bao
Luân Hoán
Dù ở nơi đâu, chân trời góc bể nào mà cái CHÂN –THIỆN- MỸ ta lấy làm đầu cho văn chương thì thì đó là ĐẠO vậy…
Hình 1 :Họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận bởi Bửu Chỉ
Hình 2: Họa sĩ Hoàng Đặng tại xưởng vẽ
Hình 3 : Họa sĩ Nguyễn Duy Ninh chụp trước tranh của anh