Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
825
123.196.753
 
Niềm tin bất diệt / Vĩnh Tế, tên người và tên kinh.
Huyền Văn

 

Huyền Văn (Nguyễn Thị Huyền Sương) là cây bút nữ của đất miệt vườn hoa trái có dòng sông Hậu đi qua -  Cần Thơ.

Chị Viết văn, làm thơ. Những bài thơ của chị ngọt lành  như trái chín. Những bài ký, tản văn  nơi chị đến như dấu chân  ướm vào thời gian .của kí ức... 

vanchuongviet.org xin giới thiệu hai bài viết của chị.

 

 

 

 

 

 NIỀM TIN BẤT DIỆT

 

 

Đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi có lịch sử hình thành thời tiền sử lại trên 5 ngọn núi lửa, Thới Lới là một trong năm ngọn núi lửa đó đã tắt từ lâu, nó cao gần 170m so với mặt nước biển và là ngọn núi cao nhất ở đảo Lý Sơn.

Sau một hồi chạy theo con đường bò quanh núi, hai chiếc xe lam chởđoàn chúng tôi gồm mười tám người cũng lên tới đỉnh núi Thới Lới.

Quả tiếng đồn không sai, cảnh quan mà 5 ngọn núi lửa đã tắt nàythật là tuyệt vời, nó khiến tôi như bị hút hồn bở thiên nhiên tuyệt tác hiện ra trước mắt, bởi núi này hầu như toàn là đá, những phiến đá chắc chắn, bền bỉ chống chọi với mưa to, bảo lớn vẫn tồn tịa một cách chắc chắn, bền bĩ.

Các cụ già Lý Sơn cho biết, trong lòng chảo của núi lửa Thới Lới trước đây là một cánh rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý, to bằng hai người ôm. Khi còn cánh rừng nguyên sinh này, nguồn nước ngọt trong lòng chảo của núi lửa khá phong phú. Nước ngọt từ đây thoát ra, đổ thẳng xuống chân núi, tạo nên suối Chình.

Cánh rừng bị tàn phá nên dấu tích suối Chình đã mất nhưng còn sự hiện hữu của chùa Hang. Lòng hang do kiến tạo địa chất khi gặp sóng biển vỗ vào  liên tục hàng ngàn năm làm lớp đá mềm bị xói mòn, khoét sâu, tạo nên một ngôi chùa có từ thế kỷ XVI.

Thới Lới sừng sững, đỉnh núi kiêu hãnh vươn ra biển với hình một hình chóp nhô lên ngẩng nhìn trời đất bao la, nơi đây được dựng cột cờ Tổ quốc cao khoảng hai mươi mét, đế trụ cờ và móng cột cờ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa. Phía sau cột cờ là bốn bức phù điêu mang biểu tượng ngọn lửa thể hiện sức trẻ của học sinh, sinh viên cả nước hướng về chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. 

Chúng tôi đã đứng trên đỉnh Thới Lới nhìn bốn phương, tám hướng.Dưới chân núi mênh mông cánh đồng tỏi chia ô, phân thửa như bàn cờ. Ở xa xa, màu xanh thăm thẳm của biển như một mãnh lụa khổng lồ, vài con thuyền hối hả lướt sóng ra biển Đông đánh cá, tạo nên một bức tranh sống động, tuyệt vời làm sao.

Cột cờ Tổ quốc không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn được ví như “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam là bất khả xâm phạm. Đây là công trình thể hiện sự chung sức, đồng lòng, sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc của thế hệ trẻ cả nước.

Cột cờ không những là lời thề son sắt của tuổi trẻ nguyện quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc đối với biển, đảo quê hương, mà còn là điểm tựa cho ngư dân thêm an lòng mỗi khi vươn khơi bám biển.

Đứng dưới chân cột cờ, tôi nhìn bốn phương tám hướng. Cánh đồng tỏi Lý Sơn bạt ngàn chia ô, phân thửa như bàn cờ. Phía xa, xanh ngắt một màu biển, tô điểm thêm một vài con thuyền hối hả lướt sóng ra biển Đông đánh đánh cá, tôi thấy quê hương mình hùng vỹ quá.

Đứng trước sự hùng vĩ của ngọn núi Thới Lới, tôi ngước lên lá cờ đỏ sao vàng đang bay phất phới dưới bầu trời trong xanh lồng lộng, lòng tôi dâng lên niềm xúc động lạ thường và cảm thấy tự hào là người con nước Việt, càng khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, đất liền, biển đảo là của người Việt Nam, không có gì có thể làm thay đổi thực tế lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước của dân tộc Việt Nam.

 

 (Thực tế sáng tác miền Trung 2016)

 

Vĩnh Tế, tên người và tên kinh.

 

 


            Tôi cùng đoàn nhà văn Cần Thơ đến Núi Sam vào một buổi trưa hè, trời nắng gắt cũng không ngăn nổi dòng người tấp nập đến viếng khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu, một công trình mang giá trị văn hóa, lịch sử của tỉnh An Giang, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia và là một trong những địa điểm du lịch hành hương lớn trong cả nước.

Thoại Ngọc Hầu, tên thật là Nguyễn Văn Thoại, có công phò tá chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, nên được phong tước Ngọc Hầu rất sớm, thời gian ông làm Trấn thủ Vĩnh Thanh (gồm cả Long Xuyên và Cần Thơ), ông đã đốc suất 1.500 dân binh đào kinh Đông Xuyên dài hơn 30.000m, được triều đình đặt tên Thoại Hà,  nhân thấy bờ phía đông gần đấy có ngọn Khâu Sơn, cho đặt tên là Thoại Sơn để biểu dương công lao của ông.

Năm 1819, Thoại Ngọc Hầu nhận lệnh vua Gia Long chỉ huy việc đào kinh Châu Đốc - Hà Tiên, có chiều dài khoảng 87km, độ rộng trung bình 30m, độ sâu trung bình khoảng 2,55m. Công trình đã phải huy động đến hơn 90.000 dân binh, mất 3.463.500 ngày công, đào 2.845.035m³ đất, thời gian kéo dài từ tháng chạp năm Mẹo 1819 cho tới tháng 5 năm Thân 1824, ước tính 5 năm.

Cái giá phải trả cho con kinh này là không nhỏ, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, việc ăn uống, thuốc men thiếu thốn, khiến số người chết vì bệnh tật, kiệt sức, vì thú dữ như cá sấu, rắn rết không phải nhỏ, nên việc tổ chức đào kinh gặp nhiều khó khăn, trắc trở.

Lúc bấy giờ, bà Châu Thị Tế (Châu Thị Vĩnh Tế) vợ chính thức của Thoại Ngọc Hầu (1766 - 1826) đã tận tình chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, động viên khuyến khích chồng, thay chồng kiểm tra, đôn đốc việc đàokinh trong những lúc chồng bận việc công cán. Đối với dân phu bà ân cần thăm hỏi, đối xử với họ bằng cả tấm lòng nhân hậu, lo lắng cho họ được ăn no, mặc ấm, để đảm bảo sức khỏe lo việc đào kinh, nên bà được mọi người kính trọng.

Kinh đào xong, vua Minh Mạng lấy làm mãn nguyện vì đã nối chí vua cha và thực hiện quốc sách: “Từ ấy đường sông lưu thông, từ kế hoạch trong nước, phòng giữ ngoài biên, cho tới dân buôn bán, đều được tiện lợi vô cùng” (*), nên đã ban thưởng vàng bạc, gấm vóc cho Thoại Ngọc Hầu, đồng thời cho làm bia dựng ở bờ sông để đánh dấu cho một công tác lớn lao của ông và xét thấy bà Châu Thị Tế, là người đức độ, từng tận lực giúp chồng trên đường công bộc, cho nên ban đặt tên kinh là Vĩnh Tế Hà và tên núi ở bờ kinh là Vĩnh Tế Sơn.

Có lẽ trong lịch sử nước ta, duy nhất cả hai vợ chồng Thoại Ngọc Hầu -  Châu thị Tế đều có công khai sông dẫn thủy được triều đình nhà Nguyễn lấy tên đặt tên cho công trình mà họ đã làm nên; đặc biệt là công sức đóng góp của người phụ nữ đối với đất nước, cho nên trong dân gian có câu: Nước Nam trai sắc gái tài/ Gương bà Châu thị lưu đời ngàn năm.

Trong văn bia Phụng đặc tứ danh Vĩnh Tế sơn bi ký (bia ghi việc được đặc ban tên núi Vĩnh Tế), Thoại Ngọc Hầu viết “… Năm trước đây, thần phụng mệnh coi sóc việc đào kinh Đông Xuyên, vua đã lấy danh tước thần nêu lên bên bờ kinh núi Sập mà đặt tên núi là Thoại Sơn. Đến nay, hoàng ân lại xét đến lòng thần, cho là biết tề gia hợp hòa khí, lại hạ cố đến vợ thần là Châu Thị Tế, cho rằng có đức dày trong đường lễ giáo, bên trong biết giúp đỡ chồng, một lòng trung thành bền chặt, có chút công lao, nên xuống lệnh ban cho tên núi Sam là Vĩnh Tế sơn...”.

Bia Vĩnh Tế Sơn dựng vào tháng 9 năm Minh Mạng thứ 9 (1828), sau khi kinh được đào xong 4 năm. lúc bấy giờ Thoại Ngọc Hầu đã 67 tuổi.Tấm bia đá to và cao ngang đầu người, khắc 730 chữ, đã sửa soạn từ lâu,được đem cắm trong vòng lăng mộ, lúc đó đã được chôn Thoại Ngọc Hầu phu nhân (đã mất trước đó 2 năm).

Năm 1836, nhà vua cho đúc 9 cái đỉnh lớn đặt ở Huế làm quốc bảovà khắc hình tượng con kinh Vĩnh Tế được chạm vào cao đỉnh thờ trước sân chầu Thế Tổ Miếu.

Sau khi rời lăng, xe của đoàn chúng tôi chạy dọc theo con kinh của 200 năm trước, con kinh thẳng tắp, dưới kinh xuồng ghe tắp nập cho thấy đến bây giờ, kinh Vĩnh Tế vẫn còn mới mẻ và hiện đại, vừa có giá trị lớn về giao thông, thương mại, vừa là đường hào giúp bảo vệ vùng biên giới Tây Nam, vừa giúp tưới tiêu cho một vùng ruộng đồng rộng lớn ở Hà Tiên - Rạch Giá, đưa nước ngọt của sông Cửu Long vào các khu đồng ruộng mênh mông để rửa sạch chất muối, chất phèn cho mùa màng thêm tươi tốt.

Câu chuyện đào kinh Vĩnh Tế và công đức của hai vợ chồng Thoại Ngọc Hầu - Châu Thị Tế có giá trị nhân văn rất lớn, bởi những giá trị thực tế vẫn còn ở hiện tại mà con kinh này mang lại cho cuộc sống của người dân miền sông nước./.

 

Ghi chú: (*) Nhận xét của Đại Nam nhất thống chí, ghi chép trước đây gần trăm năm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Huyền Văn
Số lần đọc: 1774
Ngày đăng: 22.12.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Một ngày làm dâu Cao Lao Hạ - Bạch Diệp
Chùm đoản văn của Lê Hưng Tiến - Lê Hưng Tiến
Chùm đoản văn của Lê Hưng Tiến - Lê Hưng Tiến
Lời tâm sự cuối cùng của Nhà văn Võ Phiến - Mang Viên Long
Lận đận Lương Khê - Nguyễn Thanh
Vết sẹo lồi của ý tưởng - Trần Băng Khuê
Hè về - Nguyễn Thanh
Thăm Gặp Hoài Khanh " Lần đầu - lần cuối" - Trần Yên Hòa
Mùa thu...những chiếc lá tìm nhau - Trương Văn Dân
Bạn có thể nói gì khi một nhà thơ Mỹ xin lỗi - Nguyễn Đức Tùng