Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.888 tác phẩm
2.761 tác giả
777
123.366.413
 
Ngữ ngôn của chuyển dịch
Võ Công Liêm

 

                   

 

     Thông thường người dịch hay chú giải ở cuối bài như gợi ý cho thấy dịch là hợp lý của một chọn lựa có định hướng với mục đích chuyển tải về văn chương của ngữ ngôn; một dàn dựng có ý tứ và hòa hợp vào văn phong của song ngôn (a dual-language) với những lý do cân nhắc, điều độ hay suy xét làm sao cho hợp ‘phong thổ điạ phương’ đó là điều thận trọng của người dịch; tránh lạc hướng của văn bản mà quan tâm, đắn đo để giữ được giá trị của nó, tức giữ được tinh thần văn bản và tinh thần của người đọc. Chế ngự được những gì ở đây là điều mong muốn được tuyển chọn đại diện tác phẩm từ những chuyên đề khác biệt của những nhà văn nước ngoài. Tuyển ở đây không phải là tuyển thơ hay tuyển tập ưu tiên cho một chọn lựa đã có trước đây hoặc không coi đó là việc thường hay xảy ra thuộc thể thức hợp tuyển (văn / thơ) –Dominant among these was the desire to elect a representative work from several major foreigners writers, and to elect one not anthologixed previously or not often anthologized. Mà dịch là ‘thoát’ để phù hợp ngữ ngôn của từng điạ phương, tập quán hay khuynh hướng, chuyển hóa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, không quá câu nệ để cho bản gốc đông cứng không hòa điệu vào ngữ ngôn của văn chương, bất luận là quốc gia nào. Chuyển dịch là điều động vào đó một ngữ ngôn mà không làm mất chủ yếu của văn bản (tác giả). Dịch sát nghĩa đôi khi làm cho câu văn trở nên bí tỉ, mù mờ, có thể do vị nể của chữ nghĩa mà làm cho văn phong trở nên ấm ớ hội tề. Ngôn ngữ văn chương Tây phương là chuẩn mực gần như ước lệ giữa tĩnh từ và danh từ nếu dịch thẳng thừng thì hóa ra vô nghĩa, chẳng ai hiểu tình tiết của nó ra sao cả; cái kiểu bồi bếp ngoài đường phố ‘no star where’ là một bi thảm của ngôn ngữ chuyển hóa; thì làm răng mà hiểu ý và nghĩa của nó. Khó ở chỗ chuyển dịch là điều động vào đó một ngữ ngôn trung thực mà vẫn giữ được cốt tủy văn bản hay ít ra toát yếu được nội dung tinh thần của tác giả. Dịch là ‘lột’ trọn vẹn một ngữ ngôn chất chứa ý tứ thâm hậu trong đó. Khó! chớ không phải chơi như ta thường gặp ở giữa đời này. Đã thế dịch thơ là cả một khí công chuyển hóa để hòa điệu giữa ý và tình và làm sao để giao thoa vào hồn giữa ngữ ngôn với ngữ ngôn, giữa âm tiết với âm tiết. Thành ra chuyển dịch là vai trò của người tiếp thu đứng trức một thực tại hiện thể của ngữ ngôn là tri nhận và đả thông một cách hợp lý và sáng tỏ. Vai trò người đọc là tiếp nhận sự thật của hoàn cảnh như sống thực. Dịch văn hay thơ là phải thấm nhuần ý tứ của câu văn cũng như đường thơ để không còn cưỡng ép, cung cầu vào chữ nghĩa mà lạm phát tư duy đưa tới vô nghĩa lý. Văn, thơ, dịch là biểu hiện sống động vai trò.

Đây là một chuỗi hành trình được nối tiếp theo mạch văn để diễn tả ý và lời (words) không nằm trong qui trình thúc đẩy hay nản lòng; nhưng tốt hơn là đưa vào đó một phương thức có thể trông cậy được trong giọng điệu ngữ ngôn ngoại quốc, có như vậy dễ bắt chụp được sự đả thông và thỏa mãn những gì thuộc về tác phẩm văn chương và sẽ không làm cản trở cho việc chuyển dịch. Chọn lựa là đưa ra một đề xuất không thể coi thường kiểu cách biến đổi khác nhau trong những gì có tính chất triết lý và trong tín điều văn chương chữ nghĩa. Phản ảnh không những vào thẩm mỹ của những gì biến đổi khác nhau thuộc văn chương nhưng cũng không cho đây là mối bận tâm khi phỏng dịch hay chuyển dịch từ một tác phẩm nước ngoài, đặc biệt văn hóa Pháp trong thời kỳ chuyển biến của văn chương giữa cũ và mới, giữa siêu thực và hiện sinh thuộc siêu hình và tâm lý là vấn đề của con người. Rứa cho nên sự xuất hiện của Albert Camus vào giữa tk. hai mươi là một chú ý lớn qua những tác phẩm của ông đã viết mang tính chất hiện thực của con người thời đại, một giải thoát ‘enlightenment’ từ bản thể con người đến văn chương; nghĩa là không mang chất trong sáng theo dạng cổ điển hay một hoài bão tham vọng của con người. Với Camus những chuyện kể về người Algerian là đưa ra tính chất nhân bản một cách thực sự, trầm mặc vào sự đối kháng của ý chí hứa hẹn và vấn đề của công lý –Camus’s Algerian story is a serious humanist meditation on a conflict of wills and the problem of justice. Đó là những gì thuộc con người khai phá cho một văn phong tiến trình và trong khuôn khổ của chủ đề mà ông đã viết lên bởi những gì đặc thù của riêng ông, bởi nhận thức và chứng cớ trong văn chương nghệ thuật Pháp. Sáng danh qua những tác phẩm của Camus; bởi văn chương Pháp có nhiều đặc chất trong sáng và dễ hiểu so với những văn chương nước khác, đưa tới một thành quả rõ ràng như trong ‘Lưu đày và Quê nhà / Exile and the Kingdom / L’Exil et le Royaume’, mỗi một tác phẩm hay mỗi đoạn văn khác đều toát ra một thứ văn chương phản kháng. Camus viết rành rọt trong một chứa đựng thiết tha của bản chất nhân tính, không một tác phẩm nào là không đặc vấn đề dù cho ẩn ý; bởi vì ngắn ngủi hay vắn tắc vẫn diễn biến qua từng đoạn của mạch văn mà chúng ta tìm thấy nơi ông -một dấu hiệu liên tục là mạch nối mà tác giả đã để tâm đến, kiểu thức đó cho ta nhận ra nơi chốn trong tiến trình của văn chương và thái độ phản ứng về phiá con người. Vì vậy tác phẩm của Albert Camus như sóng cồn, hấp dẫn người đọc và khắp nơi trên thế giới đã chuyển dịch. Việc chuyển dịch một tác phẩm của Camus không như những tác phẩm thông thường khác; văn của Camus sâu sắc và hàm chứa, diễn tả tính trung thực trong ngữ ngôn, đấy là điều mà tác giả chú ý và quan tâm đến, hài hòa đúng tinh thần phát ngôn của từng nhân vật trong truyện, cái khó của người viết truyện là biết cách xử dụng ‘con chữ’ đúng dạng thức ngôn ngữ học (linguistics) hòa nhập vào nhau để không còn thấy dịch mà thấy mình đang đối diện với tác giả, chất vấn một lý giải có tính cách triết học một thứ triết học ẩn tàng nơi văn chương của Albert Camus. Nhưng ngược lại có người chuyển dịch với trọng tâm đi theo con chữ để thỏa mãn ý đồ dịch thuật theo dạng thức mới hơn. Cái đó thuộc mô thức sinh lý (thỏa mãn) chớ không đứng trên lập trường dịch đúng nghĩa của người dịch, bởi ; dịch là thoát, thoát ở đây không có nghĩa là vượt ra khỏi văn bản mà thoát để đến gần với ngữ ngôn thông thường. Dẫu biểu lộ; thậm chí không những Camus mà ngay cả Meursault là cố gắng tạo nên những gì đơn giản ngay ở chính họ.Cả hai chú trọng đến luân lý trong cách riêng của họ mà qua văn bản chỉ là nét giản đơn có thể hiểu được mà một vài nơi cho là nghịch lý. Camus nhận biết về cách xử dụng phương pháp kiểu Mỹ (American method) khi viết về ‘Người Lạ /The Stranger’ trong nửa phần đầu tập truyện đặc biệt: viết ngắn, xác định rõ ràng từng câu văn, miêu tả từng nhân vật tự thú một cách vô thức, và; trong nơi chốn của những ‘tay anh chị’ mang một âm sắc táo bạo, hỗn độn. Thành ra giọng văn của Camus là đi đúng đường lối chủ nghĩa tiểu thuyết mới. Ở đâu thì văn ở đó. Nhưng; có sự nghịch lý trong phép tắc chuyển dịch. Tựa đề L’Etranger của Camus người Mỹ lại dịch ‘Foreign’ hoặc là ‘Outsider’ gần như ‘Inconnu’ cùng văn bản nhưng xử dụng con chữ lại khác nhau rõ. Ở phần I  L’Etranger của Ward Matthew (Vintage International) chuyển dịch: ‘Mama died today. Or yesterday maybe, I don’t know. I got a telegram from the home: “Mother deceased. Funeral tomorrow. Faithfully yours”. That doesn’t mean anything. May be it was yesterday. … …Trong bản chuyển dịch The Outsider của Joseph Laredo (Penguin Books): ‘Mother died today. Or maybe yesterday, I don’t know. I had a telegram from the home: “Mother passed away. Funeral tomorrow. Yours sincerely” That doesn’t mean anything. It may have been yesterday. … …Tợ như nhau thôi; nhưng một bên nghe thanh và một bên nghe tục. Camus viết ‘mère / mother’ chớ không viết ‘maman /mummy’ gần giống như ‘mamie’ là mạ, bà nội, bà ngoại. Huống là dịch sang Việt ngữ lắm chi ly không chừng! Tựa đề có người dịch: ‘Kẻ lạ mặt’ hay ‘Người xa lạ’ hoặc ‘ Kẻ Ngoài đường’. Dịch như thế sát nghĩa chớ chưa thực cho một phản ảnh hàm chứa giữa người bình thường (ordinary people) và người không ai biết (unknown). Dịch thoát mà sát thực như dịch giả Dương Tường đã dịch là : ‘Người Dưng’ cho ta một ý niệm của con người bình thường mà lạ hoắt thời mới đúng ý tứ của Albert Camus. Thành ra văn bản L’Etranger mà dịch ra Việt văn chỉ có tác giả ‘Người Dưng’ là thực và có tính Việt. Đọc trọn bản dịch này bỗng nhiên không thấy đó là văn nước ngoài. Đọc bản dịch Người Dưng cho ta thêm một nhấn mạnh ở tinh thần Camus là tinh thần của người phản kháng; một thứ phản kháng siêu hình nơi L’Etranger. Người dưng là giới bình dân, đau khổ là lớp người luôn bị đè, đì, đày do đó trong họ là một sự phản kháng trầm mặc. Camus thấy được chiều sâu đó; tức thấy mình thấy người. Đấy là nhà văn sống thực. Còn viết văn thì ai cũng viết được, làm thơ thì ai cũng làm được, dịch thì ai cũng dịch được; nhưng tạo nên được mới là chân chính. Còn hô hào, đăng đàn, giới thiệu cho ra nhiều ‘đầu sách’ hay ‘sản xuất’ cho nhiều thơ, văn; viết như kể lể khoe khoang là thuộc dạng cơ hội chủ nghĩa thì hóa ra hùm bà lằn, tào lao, ba láp, ồn ào cả đám. Chả ra cái thể gì cả!

Chuyển dịch ngữ ngôn qua ngữ ngôn là một việc, còn ‘chuyển dịch’ khác là rút ra từ trí tuệ. Bất luận trong khuôn khổ hay giới hạn nào người làm văn chương là sống thực với chức năng. Còn làm ra như cung với cầu thì đâu phải là ‘dọc đường văn nghệ’ dấn thân mà cũng chẳng phải là khai phá văn chương. Rặc ròng đưa văn chương vào ngõ bí, chật hẹp và không lối thoát; làm cho thơ văn ù lì, ba chớp là đó. Nhất là chuyển dịch từ những tác phẩm lớn, đòi hỏi người dịch chuyển hóa làm sao giữ được hồn của văn bản, thoát ra bằng một chuyển dịch siêu thoát hài hòa mà không chạm vào nhau, chớ cắm đầu dịch cho bằng được thì hoàn toàn lạc đường trần.Thời làm răng bác học và bình dân chấp nạp dễ dàng được.

Rứa cho nên chi chuyển dịch là đồng hóa vào ngữ ngôn, diễn tả tình và ý là một hiệp thông giữa tác giả và người dịch. Còn dịch để cho có dịch là ba láp khoe tài hoàn toàn không đi đúng câu văn (sentence) nhất là văn chương Pháp phải hiểu thấu đáo ngữ ngôn của Pháp.Thí dụ: Thơ của Victor Hugo, Mallarmé, Rimbaud là dụng ngôn và dụng ngữ, hàm chứa và ẩn ý; đọc thoáng thì câu thơ nó tối tăm, mù mịt, khó hiểu: thơ không ra đường thơ mà thơ vô nghĩa lại càng vô duyên thêm. Thành ra dịch văn hay thơ nhất thiết phải chuyển hóa để văn ra văn, thơ ra thơ. Đừng để nó biến thành một thứ phong hóa thô tục mà ít ai ngó tới về những thể loại của mình dựng nên –It has become a sacred cow of sorts. Trong sổ tay Camus có chép, đại để như lời nhận xét, phân tích rằng: “cảm thức tò mò, tọc mạch, tìm hiểu khác thường mà đứa con cho mẹ hắn biết là cấu thành những gì đa cảm của hắn / the curious feeling the son has for his mother constitutes all his sensibility”. Và; Sartre trong lời giải thích về L’Etranger cho rằng quan điểm của Meursault thường dùng từ ‘maman’ trong khi nói về người mẹ (như đã nói ở trên). Có thể Meursault có một cảm nhận lạ đời /curious feeling tạo ngạc nhiên nơi người mẹ, nhưng; đó là thay đổi rất nhạy cảm. Giữa những lời nhận định trong văn chương Pháp là cả lý lẽ thâm hậu. Trong văn của Camus viết bằng một giọng văn bình dân trong đối thoại nhưng lại chứa một ngữ ngôn kỳ bí và lạ đời, bởi; do từ nhận biết để phù hợp văn phong cho những nước khác mà hầu hết có trong tác phẩm của ông. Nghệ thuật viết văn của Camus là có cái gì lương tâm ở nơi ông, một thứ văn chương viết cách riêng bằng một tri thức nhân bản và tình người và cố công xây dựng một xã hội công bằng nhân ái, một xã hội hoàn toàn đổi mới. Văn chương có một hạn hữu của nó là nói sự thật dẫu là hư cấu nhưng hư cấu phản ảnh được hiện thực cuộc đời. Chuyển dịch có một hạn hữu của nó là lột tả cái sâu sắc thâm thúy của nó (profound) và chúng ta giữ gìn cái giá trị phối cảnh trong văn chương –Keeping literature in perspective.

Thông thường; một ít người đọc bản dịch không mấy chú trọng hoặc coi đó là thú tiêu khiển, tợ như ‘nghe qua rồi bỏ’ vì nó chẳng để lại gì mà ‘cốp-pi’ lại văn bản của tác giả; có thể không chi tiết hóa về lịch sử nhân văn của mỗi quốc gia. Đó là lý do chuyển dịch làm cho xa lạ với ngữ ngôn. Trong nhận biết về giá trị văn chương và chuyển dịch là có nhiều cách quan trọng, đó là điều tạo ra sự khác biệt trong đời sống của chúng ta, chúng ta sẽ giữ được trong trí hai mặt phổ quát của văn chương (viết hay dịch). –In understanding the value of literature and many important ways that it can make a difference in our lives; we should keep in mind both the universality of literature. Rứa cho nên viết văn hay dịch thuật là cả một nghệ thuật chuyển biến trong ngữ ngôn, nghĩa là không bị động hay quá câu nệ con chữ hoặc cả nể vì chữ nghĩa mà làm tha hóa việc chuyển tải cho văn chương. Cứu cánh của nghệ thuật là chuyển hóa trong một văn phong thoát tục để đi về trong bản thể tự nhiên, thu tóm về chủ nghĩa tự do và trách nhiệm mà chúng ta tìm thấy nơi mỗi con người trong vũ trụ này –Vai trò của người nghệ sĩ (dịch giả); Camus viết: ‘The aim of art; the aim of a life can only be to increase the sum of freedom and responsibility to be found in every man and in the world’. Mà trong đó nhận ra được lòng nhân ái. Dẫn ở đây một trong sáu truyện khác ở tập Lưu đày và Quê nhà / L’Exil et le Royaume. Truyện L’Hôte / The Guest / Người Khách lạ (nhớ cho truyện này khác với truyện The Stranger / L’Etranger). Mà là chuyện đặc vào một hoàn cảnh khác ở vùng cao Algeria. Chuyện xoáy quanh  trong một ý nghĩa mỉa mai, châm biến đưa tới một kết thúc bi thảm. Chuyển dịch từ văn bản gốc Pháp ngữ qua Anh ngữ hoặc ngoại ngữ có đôi điểu diễn giải khác nhau; tựu chung là một ý nhưng có thể không vừa ý cho tác giả (nếu còn sống) vì; ý và lời chưa diễn dịch một cách thông đạt; không còn chi là phi thường đạo. Đại để như sau:

L’Hôte par Albert Camus

L’instituteur Regardent les deux homes monter vers lui . L’un était à cheval, l’autre à pied. Ils n’avaient pas encore entamé le raidillon abrupt qui menait à l’école, bâtie au flanc d’une colline. Ils peinaient, progressant lentement dans la neige, entre les pierres, sur l’immense étendue du haut plateau desert. De temps en temps, le cheval bronchait visiblement. On ne l’entendait pas encore, mais on voyait le jet de vapeur qui sortait alors de ses naseaux. L’un des homes, au moins, connaissait le pays. Ils suivaient la piste qui avait pourtant disparu depuis plusieurs jours sous une couche blanche et sale. L’instituteur calcula qu’ils ne seraient pas sur la colline avant une demi-heure. Il faisait froid; il rentr dans l’école pour chercher un chandail…

Bản dịch Anh ngữ và nhiều bản dịch khác, có đôi phần khác nhau trong chuyển dịch cùng một ý nhưng diễn giải lại khác nhau; chủ yếu dễ đả thông hơn là thoát tục cho việc chuyển tải ý của tác giả.

The Guest by Albert Camus

Bản dịch Anh ngữ I bởi Justin O’Brien (Macmiland Publishing Company. USA/Canada):

The Schoolmaster was watching the two men climb toward him. One was on horseback, the other on foot. They had not yet tackled the abrupt rise leading to the schoolhouse built on the hillside. They were toiling onward, making slow progress in the snow, among the stones, on the vast expanse of the high, deserted plateau. From time to time the horse stumbled. Without hearing anything yet, he could sêe the breath issuing from the horse’s nostrils. One of the men, at least, knew the region… …

Bản dịch Anh ngữ II bởi William Bradley (Dover Publications,Inc. New York. USA.1990):

The Schoolteacher watched the two men climb toward him. One was on horseback, and the other on foot. They had not yet tackled the steep ascent leading to the school which had been built on the side of a hill. Painfully they made slow progress in the snow, among the stones on the huge expanse of the high barren plateau. From time to time the horse could be seen stumbling. He could’t yet be heard, but the breath coming out from his nostrils was visible. At least one of the men knew the region…  …

Hai bản dịch trên không cho một cảm giác khác lạ, nhưng mỗi dịch giả xử dụng con chữ theo tư duy của họ; dù cho văn ngôn Pháp ngữ và Anh ngữ có một ít gần gũi và quen thuộc, nhưng; diễn cho đúng ý tác giả có đôi phần ngoài tư duy. Bản dịch I xử sự mạo từ (the) như một chỉ định cụ thể sự việc và đưa động từ hiện tại phân từ vào giũa giòng văn, đọc lên tợ như quay ngược đồng hồ. So ra không phải là điều đáng nói. Bởi; chuyển dịch là lột tả cho văn phong được đả thông, chú trọng vào ý hơn chữ. Bản dịch II là nhấn mạnh vào phân từ, đưa chuyện vào hiện tại hơn là quá khứ; cũng chẳng chú trọng vào ngữ pháp. Như trường họp chuyển dịch trong ‘Người Kách Lạ /L’Hôte /The Guest’. Một bên dịch ‘toiling’: lao động cực nhọc là danh động từ. Một bên dịch là ‘paintfully’ trạng từ : hêt sức đau đớn. Camus diễn tả ‘Ils peinaient’: họ khổ tâm tiến bước và vũng tuyết’. Dẫu là dùng từ gì đi nữa đều nói lên khổ đau nhưng xử dụng nghệ thuật ngôn ngữ cũng tợ như xử dụng nghệ thuật hội họa chọn chữ và chọn màu làm sao điều tiết để có hồn vào đó. Đấy là chuyển dịch. Ngay cả đoạn đầu vào truyện có bản dịch là ‘The Schoolteacher’ có bản dịch là ‘The Schoolmaster’ thầy dạy học hay sư phụ . Việt ngữ chuyển dịch ‘Thầy giáo làng’ có bản dịch ‘Thầy đồ’ cùng trong một chữ ‘L’instituteur Regardait’. Dịch như vậy gọi là dịch theo phong-thổ điạ phương để hóa trị (physicochemistry) câu chuyện; chớ đúng nghĩa của nó thì phong phú hơn. Cho nên chi chuyển dịch là biến thể của ngữ ngôn để làm sao đả thông là đạt yêu cầu. Còn đòi hỏi đúng niêm luật bằng trắc thì không ai ‘cả gan’ dịch. Huống là dịch thơ làm sao siêu thoát được!

Văn thơ ngó dễ mà khó. Dịch ngó khó mà dễ. Vì dịch sát hay thoát đều cho là dịch. Cần thiết là diễn đúng tinh thần của tác giả là chuẩn; chớ vị nể chữ nghĩa mà dịch thì trái ý tác giả và sai đi sự thật ./.

 

 (ca.ab.yyc. Rằm tháng chạp âm. Jan/2017).

 

SÁCH ĐỌC: ‘L’Étrager’ by Albert Camus’ Bản Anh ngữ của Ward, Matthew. First International Edition 1989.USA.

ĐỌC THÊM: “Người Khách Lạ” (Tr/dịch) / - ‘Camus I. Con người Phản kháng’. / -‘Albert Camus II: Myth và Sysiphus’ / -‘Tư duy Camus III./ -‘Tư tưởng Phản kháng’. Những bài đọc trên của võcôngliêm hiện có ở một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc l/l theo điạ chỉ email.

 

TRANH VẼ:‘Những Bộ mặt của L. / The Portraits’s L.’ Khổ 12” X 16”. Trên bià thùng mì gói. Acrylics + Ink-India+Mixed. Vcl# 812017.

                                                                                      

  

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2235
Ngày đăng: 24.01.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
"Dưới bóng hoàng lan" cảm xúc e ấp và êm đềm - Trương Quang Cảm
Thêm một năm lặng lẽ văn học Hàn Quốc tại Việt Nam - Trần Xuân Tiến
Vượt qua mọi mong đợi: Đọc lại Dickens - Hiếu Tân
Văn học miền nam 1954 - 1975 của Nguyễn Vy Khanh: động cơ thực hiện công trình và ý thức hạn chế - Trần Văn Nam
"Tiếu ngạo" cùng "bảy chữ ngàn câu" Tập thơ thứ 11 của Nguyễn Lương Vỵ - Võ Chân Cửu
Tâm thức văn hóa Huế trong tùy bút Nguyễn Xuân Hoàng* - Trần Hoài Anh
Một bản tuyên ngôn chống giặc nội xâm đầu thế kỷ XVII - Nguyễn Anh Tuấn
Yasunari Kawabata với ngàn cánh hạc - Võ Công Liêm
Tòa soạn Quán Văn - Trương Văn Dân
Vài nhận xét về hai bài thơ của Quách Tấn - NP Phan
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)