Đang đọc lỡ dỡ một tập truyện. Tôi ngẩn ngơ cười một mình. Đứa cháu ngoại lên năm hỏi: -ông ơi sao có người không có răng, có người đầy răng giữa đời này, và; ngày hôm sau cháu đến gần tôi, ngã đầu vào vai tôi. Đó là những gì trong tác phẩm mà bạn văn tôi đã viết. Tôi nghĩ thế mà đẹp khi cái miệng không răng cười. Không thấy chi là xấu hổ hoặc là một sự không thật cho bộ răng giả.
Chiến đấu là một ‘hệ thống’ vô nghĩa –Combating the ‘system’ is nonsense. Đó chỉ là cứu cánh, mục đích và cũng là sự sống. Với người Việt Nam điều đó cũng có thể trở nên; ngoại trừ có một ít may mắn xẩy đến hoặc cho những người có trí tuệ muốn dàn dựng ý nghĩ tốt vào tác phẩm của mình, dẫu là một chuyện rất ngắn hay một câu thơ vô nghĩa đi nữa, mà họ đang làm chủ cuộc đời; do đó thi nhân và văn nhân có xu hướng ngả về để vận chuyển vào đó một phần dính tới của xã hội (fringes of society) trong chiều hướng thuộc phạm trù văn chương. Những nghệ sĩ (nói chung) hôm nay có lối sống cách riêng, tư chất khác xưa từ suy nghĩ đến hành động; tất cả đã phản ảnh được phần nào qua tinh thần ‘phản chiến’ hay ‘yêu nước’ dù dưới dạng thức nào đều nói lên bề mặt trong đó, văn phong hàm chứa sự thật của cuộc đời hoặc trở nên không thực tế, viễn vông; những sự cớ đó đưa cuộc đời vào con đường bế tắc, tù hảm trong khi đó một số khác khoác lác một cách kiêu căng cho đó là tư duy, một thứ nhận định chủ quan trên cương vị cá nhân thì dữ kiện không thể nhứt trí và luồn theo thị hiếu của đại chúng mà trở nên cục bộ, một thứ ‘biệt kích’ trá hình, một thứ đả phá không chứng từ mà cho đó là tư duy hướng tới chủ nghĩa cá nhân để tự do phát ngôn, tự do đăng đàn (diễn đàn văn nghệ), tự do tôn giáo, mà những thứ đó thực sự chúng ta không làm thích thú trọn vẹn –the way of life has become illusory; we lead the lives of prisoners while we boast about free speech, free press (forum) and free religion; none of which we actually to enjoy in full. Cái giá của chuyện làm văn là duy trì một sự an toàn trong ngữ ngôn mang tính chất lịch sử tính, nhân văn tính là cơ bản nồng cốt để tạo dựng một mạch văn vững vàng và trau chuốt. Tuy nhiên; văn, thơ có cái hạn hữu của nó, một sự hạn hữu có qui chế là không vượt ra khỏi tự do không luật pháp mà làm sao cho bộ môn văn học nghệ thuật lớn lao hơn / come too great; abundance has become a travesty, bỏ đi những thừa thải của lề thói a-dzua, bắt chước; mà phải coi văn chương là một cái gì bao la rộng lớn hơn cả cuộc đời –The literature large than life; thì may ra con người không còn buộc phải làm (nonenslaved) để đưa tới vực thẳm cho một trí tuệ lung lạc giữa hoàn cảnh thực tế trong đời mà sanh ra biến chứng. Đấy cũng là một thứ ngụy tạo.
Đừng ngồi mà đợi mong cho những gì sẽ xảy ra! Mà ngồi xuống để nhìn thấy những gì đã xẩy ra! Ở đây có ngụ ý nói đến một thứ văn chương không định mức được giá trị như thể là một tinh thần thiếu kinh nghiệm về sở học, nói rộng ra là trình độ chưa đạt yêu cầu. Thí dụ: Ngày nay; một số văn thi sĩ trong và ngoài nước chưa kinh qua cuộc đời đã sống, trình độ còn nông cạn, biết một chưa biết mười tự hào xem văn chương là nơi giải tỏa tâm tư hoặc là nơi dễ dàng chứa chấp rồi từ đó tung hô, bung phá theo sở thích, không còn phát khởi theo trí tuệ mà theo bản năng; càng đào sâu vào lòng đất không thấy đá qúi mà là một đống tạp-pí-lù, ngổn ngang gò đống ngập cả lối đi, mang lại thứ văn chương rờ-mông-vơ-đít (vagabondism) bởi; nhiều lý do khác cuộn vào nhau hóa ra không thành văn là ở chỗ đó. Phản ảnh qua tư chất con người trong thơ, văn của ‘nồi nào úp vung nấy’Văn thơ mất hướng đi là vậy.
Cho nên chi; chuyện làm văn là đứng trên lập trường nhất thể, không đi qua phép nhị nguyên; nghĩa là không buộc phải làm (nonenslaved) như cái lệnh, tức nô lệ chữ nghĩa, đã nô lệ tất không thoát, thoát là giải phóng (liberate) để đi tới cái gì mới hơn, bằng không đó chỉ là sự thi thố, trình diễn hơn thua. Người làm văn (chủ biên) và người viết (nhà văn) không một hệ lụy nào mà độc lập nhận định qua trình độ nhận thức chớ không nhận định theo tư duy chủ quan. Làm văn là một cái gì ‘thiêng liêng’ cao qúi cho văn chương, viết văn là ‘sứ mạng văn hóa’.Cả hai vị trí này là một giá trị tồn lưu nhân thế.
Sợ hãi không phải là nhút nhát, phản bội, phản biện, phản thùng. Trong vũ trụ của chúng ta đang hiện hữu là nơi chứa tất cả những gì, kể cả đặc thù của con người, có lẽ; những gì mà chúng ta cần có. Mặt trời không nằm trong việc đòi hỏi về vị trí của hành tinh và trước sự tỏa nhiệt của nó, cơn lốc điạ cầu là mức độ cho kẻ tin sùng bái (godly) và kẻ không tin sùng bái (ungodly). Thành thử con người trực diện dưới một hiện tượng hữu thức và vô thức; là tuần hoàn của vũ trụ, cái sự biến thiên đó xâm nhập ít nhiều nơi thi nhân để đưa thi ca vào bí truyền của ngữ ngôn, văn là biện chứng của hư cấu giữa thực và giả nhưng cả hai không xa vời thực tế của hiện tượng. Văn chương hiện đại là một đánh giá cao cho sự bảo vệ và an ninh nghệ thuật. Rứa thì thực sự có một tiêu chuẩn cao cho cuộc đời đang sống? -Có một số văn nhân nói không; có nghĩa siêu tưởng của của họ viết ra như chứng cớ của hiện tượng vũ trụ; và thi nhân đã nghĩ và làm ra thơ. Đấy là thẩm định chủ quan cho một cái nhìn riêng tư. Nhận định như thế là tư duy bí tỉ. Viết như sản xuất là thuộc kỹ nghệ phim ảnh. Kỹ nghệ nầy trở nên vắng khách vì không có sáng tạo độc sáng mà nhai lại. Krishnamurti có nói: ‘vấn đề thế giới là vấn đề cá thể; nếu cá thể là bình yên, có hạnh phúc, có khoan dung đại lượng và; một kích thích mong muốn giúp người như thế vấn đề thế giới coi như hiện hữu tồn lưu không dứt được / The world problem is the individual probem; if the individual is at peace, has happiness, has great tolerance and an intense desire to helf; then the world problem as such ceases to exist…’ Thành ra hạ bút xuống là chú ý đến một vấn đề đã để tâm: thành hình một sự bình yên và nhận thức từ tâm và trí một tư duy độc lập, bất vụ lợi dù vụ lợi tinh thần là mong muốn người đọc lãnh hội và thừa nhận; đấy là tư duy tham vọng chữ nghĩa để thành danh. Những thứ đó dần dà đi vào cõi không, tham vọng không bao giờ tồn tại. Không có gì để lại mà để lại cái lý trong sáng của văn tự sống thực có từ nơi con người. Đấy là sự thật để thành văn.
“Hãy để cho chúng ta có một bầu trời mới và một điạ cầu mới mẻ. –Let us have a new heaven and a new earth”. Đó là câu nói bướng bỉnh của Rimbaud . Dựa vào đó Henry Miller gọi là chặn cuối của phản kháng chống lại mọi áp đảo vào cho tất cả. Nhắc lại ở đây về lời nói của Rilke: “Mọi thứ mà chúng ta đem ra dạy là sai lầm /Everything we are taught is false”. Rứa thì chuyện làm văn là một ‘revolt’? Phản kháng cái gì đây? Vì; chắc chi đúng, chắc chi xác thực, chắc chi lịch sử. Hay chỉ phản kháng bằng mồm mà bấy lâu nay họ vẫn duy trì cho đó ‘thẩm định chủ quan’. Từ ngữ đẹp / fine words nhưng thực chất là một giả dối bi thảm. Rimbaud có một ít sự kiện kể lại về tuyệt vọng của văn chương / the literature of despair mà sự kiện xảy ra quanh chúng ta từ mấy trăm năm qua. Có lẽ; nhận thức này có đôi phần ảnh hưởng đến chúng ta. Vì; văn chương đương đại quá tự do, quá ‘loã thể’ nên chẳng còn là phép tắc để có một thứ văn chương sáng tạo. Dâm dục đã ẩn chứa trong tư duy, hàm hồ trong ngữ ngôn nhưng trong cuộc đời đang sống không nhận ra suy đồi của nó mà nhận nó như một sự đóng góp. Hiện tượng này giữa tk. mười chín Rimbaud là nạn nhân của đồng tình luyến ái và cuối tk. hai mươi Miller đã trở thành ‘ma dâm’bị lên án và chối bỏ. Phiá ta; đau đớn thay cho một Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Trần Dần, Phan Khôi đã đôi lần bị lên án, tẩy chay hay tẩy não dù là một thứ văn chương bằng phẳng và trong sạch. Đó là sự cớ của bọn ‘biệt kích văn hóa’ phá hoại văn hóa. Hiện tượng văn chương không còn nói lên cái kỳ quan nơi con người.Thì đâu còn sự thật của văn chương. Văn chương nói gì đây? Là phơi mở toàn bộ chân tướng của con người; nếu không nó sẽ sanh ra bi thảm / The Birth of Tragedy (Nietzsche) giữa xã hội, tôn giáo và chính trị. Chính vì vậy đứng trước hiện trường đó con người từ chối tất cả và nhìn thượng đế như việc đã chết, vì sự thật không là sự thật. Kể cả cuộc đời đang sống sự thật của gian dối chớ không có sự thật của sự thật như đã nói.
Có một số tác phẩm nặng chủ đề (the very titles) hơn là nội dung cho tác phẩm đã viết lên, bởi; người viết chịu ảnh hưởng dưới sức ép của xã hội, chính trị của cái thời chủ nghĩa, người làm văn cũng như làm thơ đều nằm trong rọ, muốn thoát cũng không được, họ ở trong dạng của ‘nonenslaved’ buộc phải làm, và; từ chỗ đó nhà văn chịu ảnh hưởng dưới cái lực để viết –written by influential writers của thời điểm cuối tk. hai mươi ở nước ta. May thay miền Nam là một liên hoan dấy lên (revelatory) để thay vào đó một bóng tối hãi hùng của Trăm hoa Đua nở trên Đất Bắc và tiếp theo đó ‘người cày có ruộng’ là những gì phản đề trong tư tưởng, nhưng; ngày nay đã hóa trị nhờ chịu ảnh hưởng trào lưu tư tưởng, mạnh nhứt ở thời điểm thập niên sáu mươi ngọn gió phương Tây ập tới, do đó; chịu ảnh hưởng đến nay để đổi mới tư duy; đấy là hành trình đi vào lịch sử văn học: những chủ đề của Kierkegăard ảnh hưởng tôn giáo (Ớn lạnh cái chết / The Sickness unto Death), ảnh hưởng xã hội của Gérard de Nerval trong (Giấc mơ và Cuộc đời /Dreams and Life), ảnh hưởng vào bi thảm đời của Baudelaire (Hoa chết / Les Fleurs du Mal), của Lautréamont trong (Trầm Ca / Les Chants de Maldoror) và nỗi thống khổ khác của Nietzsche trong (Sanh ra Bi thảm / The Birth of Tragedy). Nặng nề nhất là thuyết hiện sinh / Existentialism của J P Sartre trong (Buồn nôn / Nausea) và A. Camus trong (Người Dưng / L’Etranger)… Những gì xẩy ra khởi từ tk mười tám, mười chín, hai mươi là thời kỳ được mệnh danh là ‘thời sát sinh /the time of the assassins’ một thời thích khách giữa sống và chết không còn chi để lấy làm lạ. Một sự thật hiển nhiên cho chứng cớ lịch sử, người làm văn nghệ là sứ mệnh. Trở lại với Rimbaud lấy ký hiệu của cái chêt để thực hiện vào đó cho một thi ca hiện đại, phiá ta một Trần Dần, Phùng Quán là tiêu biểu giòng thi ca đương đại. Một kiểu thức khác được coi là thi ca siêu tưởng của hoang vu (desert poetry). Những thi nhân thời đó bị mạ lị, vu khống, bôi bác để rồi đưa tới phương châm ‘Thượng đế đã chết / Death of God’ không còn ai để cứu rỗi hay coi cái chết của Thượng đế là hy sinh cho đời sau. Phương Tây coi cái chết của Rimbaud và Miller là cái chết của thi ca (death of poetry) là chết cho lịch sử (death of history). Họ là những nhà thơ thống khổ, họ là những văn nhân đấu tranh. Nghĩa là ở đây không nhiều những thứ bắt nguồn để giải thoát mà rặc những thằng hề trong gánh xiếc, những thằng nhà quê ít học đứng ra làm chủ để điều hành. Văn nghệ sĩ lâm vào hoàn cảnh nhất thời mà trở nên tha hóa theo vận mệnh. Con sâu làm rầu trách canh, bởi; những kẻ cơ hội chủ nghĩa xen vào, đưa tới một thứ văn chương tạp nham, bừa bãi biến thành những thể loại khác nhau với nhiều trường phái, khuynh hướng khác nhau vô nghĩa, lẫn lộn giữa kình ngư và tôm tép; không thể sống chung hòa bình trong một dòng sông vẩn đục hay chảy ngược. Cái đó gọi là bi thảm văn chương! Phải nhìn thấu triệt mới định lượng giá trị của nó; mới nhận ra mặt trái bên trong, bên ngoài của văn chương, chính trị và tôn giáo. Chỉ còn lại rất ít những tâm hồm chân thật của con người và cuộc đời.
Không có đoạn kết ở đây; mà chỉ có tư duy vượt thoát ra khỏi những gì u uất, trì trệ vốn đã nảy mầm trong tế bào máu, trong ‘gene’, trong ngũ tạng kể cả tạng thức là những thứ khó lòng giải phóng. Có chăng ở ý thức nơi chúng ta; gạt phăng những trầm tích cố cựu đã một thời làm suy thoái. Văn nhân, thi nhân đi từ bóng tối ra ánh sáng tức hoà nhập vào thế giới siêu nhiên của ‘the Patagonian!’* ./.
(ca.ab.yyc. 5 feb/2017).
Đọc lại và chỉnh sửa văn phạm (Đông-kinh.Tokyo. Jpn. 11 feb/17).
* the Patagonian: Nguyên nghĩa là định danh hay định vị để được gọi là ‘Patagonia’ hay còn gọi cái gì thuộc của con người.
ĐỌC THÊM: Rimbaud, Henry Miller, Kiekergăard, Nietzsch , Jean-Paul Sartre, Camus . Krishnamurti . Những bài ghi trên hiện có ở một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc l/l qua email.
TRANH VẼ: “Người Đàn bà ngồi dưới nắng / Seated Woman under Sunshine” Khổ 15” X 20” Trên giấy cứng. Arcylics. Vcl# 422017.