Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.107
123.139.248
 
NSND Phạm Khắc - kẻ ham chơi sống lại
Khuyết danh

Phạm Khắc, nghệ sĩ điện ảnh và truyền hình tài năng đã có nhiều người biết. Nhưng Phạm Khắc hiếu động và ham chơi thì lại ít ai biết.

 

Phạm Khắc thú thật là không mấy khi được cầm máy ảnh trong suốt những năm gắn bó với chiếc máy quay phim. Nhưng mỗi thoáng qua của cảnh sắc, của ánh sáng, nét thần sắc của một người… cứ khiến ông nhớ tới chiếc máy ảnh như nhớ người tình cũ. Đúng như người đời vẫn nói: "Tình cũ không rủ cũng tới", niềm đam mê máy ảnh hiện thực hóa khi ông cùng êkíp thực hiện bộ phim tài liệu 84 tập Mê Kông ký sự.

 

Ròng rã hơn bốn năm, đi lại nhiều chuyến qua 5 quốc gia láng giềng dọc 4.800 km chiều dài của con sông Mê Kông với vai trò là tổng đạo diễn, đôi tay rảnh rang có dịp trở lại với chiếc máy ảnh, ông đã sưu tập cho riêng mình qua các chuyến đi này hơn 12.000 bức ảnh.

 

Trong số ấy không chỉ có những đại cảnh mà còn có hàng trăm đóa hoa không tên, nở hoang dại hàng nghìn năm nay dọc triền sông Mê Kông, mỗi hoa một vẻ, đẹp một cách khác thường mà không mấy ai soi nhìn.

 

"Người chơi ảnh tài tử", ông đã nói như vậy về công việc chụp ảnh của mình, mặc dù nhiều tay nhiếp ảnh thứ thiệt nhìn thấy kho ảnh của ông cũng phải "lé" mắt.

 

Năm 17 tuổi, ông là thợ đứng máy chính của tiệm ảnh Cảnh Trung ở thành phố Mỹ Tho. Năm 1956, một tấm hình chụp ở tiệm Cảnh Trung không chỉ là niềm ước ao của các cô nữ sinh trung học Mỹ Tho mà cả nữ sinh dưới Cần Thơ cũng tìm lên.

 

Ông mê chụp ảnh vì tối ngày được ngắm người đẹp, cảnh đẹp và tự do ngao du lang thang để tư lự và để… hoạt động cách mạng. Chính chiếc máy ảnh đã đưa ông vào con đường nghệ thuật và trở thành Nghệ sĩ nhân dân. Đó là vào đầu năm 1962, khi lớp đào tạo những người quay phim kháng chiến đầu tiên ở miền Nam mở trong rừng Tây Ninh, tỉnh Mỹ Tho đã chọn trưởng đoàn văn công Phạm Khắc đưa đi đào tạo, vì ông là người biết… chụp hình. Người phụ trách của ông nói đơn giản rằng, chụp hình xem như bắn từng viên, còn quay phim là bắn hàng loạt, cũng chẳng khác gì nhau bao nhiêu.

 

Từ đó cuộc đời ông dính liền với chiếc máy quay phim, nó cũng đã giúp cho ông được thoả chí ngao du. Từ rừng miền Đông ông ra Hà Nội, sang Cộng hòa dân chủ Đức học nghề, rồi sang Paris quay phim cuộc hoà đàm, lại trở về vào căn cứ Khu Năm, rồi đúng 30/4/1975 vào tiếp quản đài truyền hình Sài Gòn.

 

Phải đến Mê Kông ký sự 84 tập ấy, kẻ ham chơi Phạm Khắc mới sống lại.

Ảnh : NSND Phạm Khắc.

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

Khuyết danh
Số lần đọc: 3731
Ngày đăng: 07.08.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hai mươi năm xem lại - Bích Ngọc
Tiếng lòng từ vùng đất hoang - Nguyễn Trung Hiếu
Nghệ thuật góp phần hoàn thiện nhân cách - Nguyễn Thị Thu Thủy
Mỹ thuật truyềnthống: - Khuyết danh
Những người còn sót lại của các dòng tranh dân gian - Khuyết danh
Phù điêu - Khuyết danh
Nữ hoạ sĩ đầu tiên của Việt Nam - Khuyết danh
Món nợ của điêu khắc với không gian đô thị - Nguyễn Luận
Chùa ANG KOR RAIG BOREI - Văn Tưởng
Mẹ Tổ Quốc - tượng đài của thời gian - Thụy Anh
Cùng một tác giả
Khu di chỉ Óc Eo (khảo cổ)
CHỢ ÂM DƯƠNG - NƠI (dân tộc học)
Chợ Việt Nam (dân tộc học)
Bình thơ : (văn hóa)
Phù điêu (nghệ thuật)
Võ Việt Chung và (thời trang)
Tranh dân gian (hội họa)
Dân ca (dân ca)
Văn Thánh Miếu (lịch sử)
Lý Cái Mơn (ca cổ)
Tranh dân gian (hội họa)
Ngày bình yên (thời trang)
Bàn tay (điêu khắc)
Bên nhau (điêu khắc)
Chim lửa (điêu khắc)
Cô gái vuốt tóc (điêu khắc)
Mối quan hệ (điêu khắc)
Ngọc (điêu khắc)