Sau khi học hết lớp vỡ lòng, vừa lúc ba tôi mãn hạn tù, mẹ tôi quyết định định thôi phụ với ông cậu(em ruột bà nội tôi) giao dịch buôn bán ở cửa hàng đặt trụ sở trên đường Phan Bội Châu(1) cạnh chợ Bến Ngự(2), mẹ tôi cũng không còn cơm đùm cơm bới cho ba tôi ở Lao Thừa Phủ(3). Cũng cần nói rõ, ba tôi không phải là cán bộ Cách mạng, mà chỉ là một người dân yêu nước bình thường như bao người Việt Nam yêu nước khác. Nghe kễ lại rằng: nhân dịp kỷ niệm ngày Quatorze Juliet(4), chính quyền thuộc địa treo cờ khắp các cơ quan, trại lính, tư gia…để mặc bọn lính Lê Dương(5) uống rượu, quậy phá, hãm hiếp đàn bà phụ nữ…Ba tôi tình cờ nhìn lá cờ treo trên dinh của một viên chức ở đường Hàng Đoác (6) bay phất phơ trong gió, đã không kiềm chế được sự phẩn nộ, lén tìm cách lấy xuống xé đi, nhưng không may vẫn còn cầm trong lòng bàn tay, không chối cãi được. Ba tôi bị kết án 2 năm sáu tháng tù giam.
Khi hết hạn tù, được trả lại tự do, ba tôi từ giã Bến Ngự đưa gia đình chuyển đến khu đất được ba tôi thuê lại và làm nhà ở từ một người chuyên kinh doanh cây trồng ở Thề Môn nhân hay còn gọi là cửa Ngăn(7) phường Phú Thạnh, nên ngôi nhà của chúng tôi được vây quanh một rừng hoa, đủ các loại, buổi sáng buổi chiều vươn mình khoe hương sắc trong những ngày nắng dưới ánh mặt trời lấp lánh hay nép mình trong những ngày mưa tầm tã. Phía sau, trên mặt hồ những bông sen ngát hương, lung linh trong gió nổi bật trên cái nền xám của bức tường thành rêu phong, mà anh em chúng tôi kháo với nhau: khu vườn nhà tôi là tiên cảnh. Cảnh sắc đó càng trở nên lung linh hơn, khi từng đàn chim sẻ từ các nơi tụ về ríu rít hót ca, rồi tất cả im ắng, ẩn mình trong hoàng hôn trước khi chìm dần trong bóng tối đợi trăng lên. Nửa khuya, tôi bị đánh thức dậy bởi tiếng con chim Quốc(9) gọi bạn từ đưới hồ sen vọng lại, giọng buồn não nuột
Ở đây, mẹ tôi xin cho tôi vào học trường Sainte Marie( 9), một trường tư thục Thiên Chúa giáo do các nữ tu dòng Con Đức Mẹ vô nhiễm Phú Xuân thành lập nằm trên đường đi lên Kim Long. Trường này nằm giữa Đại Chủng viện Xuân Bích(Constitutions de la compagnie des Prêtres de Saint-Sulpice) và Đan viện Carmelo (mà người ta quen gọi là Dòng Kín) và Viện Dục Anh, một trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi do các soeur dòng Saint Paul đãm nhận. Nhà tôi cách trường Sainte Marie khoảng 2 km, mỗi buổi sáng tôi phải đi bộ đến trường, buổi trưa về, ăn ở tại nhà bà ngoại tôi, đến chiều, hết giờ học mới về thẳng nhà. Những ngày mưa bão, phần lớn chúng tôi đều mang áo tơi(10), đặc biệt những ngày lạnh giá, mẹ tôi bắt tôi mang theo một cái lồng ấp (11)bên trong là cái nồi bằng đất nung, đựng lửa than, có
Nhà thờ Dòng con Đức Mẹ Vô Nhiễm trong khuôn viên trường Sainte Marie
phần phiền toái nhưng rất ấm đủ đề chống lại cái giá lạnh như cắt của mùa đông xứ Huế.
Đến năm tôi lên lớp tư, thì em gái tôi vừa đủ tuổi đi học. Từ đó, ngày hai buổi, tôi phải dẫn theo em gái cùng đến trường. Thời đó, ở Huế, các phương tiện di chuyển công cọng chưa có xe chạy bằng động cơ hay điện, mà chỉ có xe bò, xe ngựa và xe kéo, nói chung là phương tiện thô sơ do người hay động vật kéo. Nếu tôi nhớ không lầm, thì một hai năm sau, tức năm 1955-1956 ở Huế mới bắt đầu có xe đò Renault Goelette được mang về Việt Nam, lmodel 1400 (được ra đời năm 1956) và được tận dụng để chở hành khách và hàng hóa. mà trạm trung tâm nằm trên đường Trần Hưng Đạo, mặt tiền chợ Đông Ba, cạnh cầu Tràng Tiền, nơi phát xuất và chạy đi các ngã như: Đông Ba-Văn Thánh, Đông Ba- Long Thọ, Đông Ba- Bao Vinh, Đông Ba - An Cựu, Đông Ba-An Hoà, Đông Ba -Chợ Dinh, Đông Ba –Tây Lộc v.v… Do vậy, trên con đường chúng tôi đi học cũng la \\\\\\
Đông Ba –Tây Lộc v.v… Do vậy, trên con đường chúng tôi đi học cũng là tuyến đường xe ngựa chạy Văn Thánh hoặc Kim Long đi chợ Đông Ba và ngược lại.
Tính tôi lại hiếu động, nghịch ngợm, mỗi chiều khi tan học, ra khỏi trường, nhìn thấy trên xe vỏn vẹn một hai người, tôi phóc lên dông trước, làm em gái tôi phải khổ sở khóc lóc chạy theo.
Khi về đến gần nhà, tôi lại phải xuống nước năn nỉ xin em đừng mách mẹ nếu không tôi có thể sẽ bị một trận đòn nên thân vì tội bỏ em đi về một mình, dù mẹ tôi chưa bao giờ dùng roi vọt đối với tôi. Những lần như vậy, em gái tôi nước mắt đầm đìa, nhìn tôi giận dữ không thèm nói với tôi câu nào, nhưng không hề mách mẹ. Thái độ của em làm tôi cảm thấy rất xấu hổ, nên những ngày sau đó dù rất thèm đu theo xe ngựa, tôi vẫn nghiến răng nín nhịn, thong thả cùng đi bộ với em. Bù lại, tôi được nhìn thấy nụ cười rạng rỡ cùng câu chuyện hồn nhiên về lớp em được em kể lại suốt trên chặng đường trở về .
Trong hai năm từ lớp năm đến hết lớp tư ở trường Sainte Marie, có thể tôi đã được dạy dỗ bởi nhiều soeurs, nhưng trong ký ức tôi chỉ còn nhớ Soeur Annette, và Soeur Jane, Soeur Anette lúc đó khoảng 25, 26 tuổi khuôn mặt xinh đẹp như một Thiên thần. Soeur có làn da trắng mịn, mũi dọc dừa, môi đỏ thắm, đôi mắt long lanh sâu lắng, dáng người cao cao, mái tóc chắc chắn đẹp ẩn giấu dưới vành mũ đen rộng vành của dòng tu. Thỉnh thoảng tôi lén nhìn khuôn mặt xinh đẹp của soeur đang say mê giảng bài mà trái tim non nớt của tôi rung lên vì xúc động, rồi không biết vô tình hay cố ý, Soeur quay lại nhìn tôi mĩm cười.Tôi chỉ còn biết đỏ mặt cúi xuống trang sách làm như đang cố tập trung nghe lời Soeur giảng, mà thật ra trong đầu tôi chẳng biết mình đang nghĩ gì, nếu không nói là tôi đang nghĩ về Soeur, ngắm nhìn nụ cười thánh thiện của Soeur.
Đến năm tôi lên lớp tư, thì em gái tôi vừa đủ tuổi đi học. Từ đó, ngày hai buổi, tôi phải dẫn theo em gái cùng đến trường. Thời đó, ở Huế, các phương tiện di chuyển công cọng chưa có xe chạy bằng động cơ hay điện, mà chỉ có xe bò, xe ngựa và xe kéo, nói chung là phương tiện thô sơ do người hay động vật kéo. Nếu tôi nhớ không lầm, thì một hai năm sau, tức năm 1954-1955 ở Huế mới bắt đầu có xe đò mà trạm trung tâm nằm trên đường Trần Hưng Đạo, mặt tiền chợ Đông Ba, cạnh cầu Tràng Tiền, nơi phát xuất và chạy đi các ngã như: Đông Ba-Văn Thánh, Đông Ba- Long Thọ, Đông Ba- Bao Vinh, Đông Ba - An Cựu, Đông Ba-An Hoà, Đông Ba –Chợ Dinh, Đông Ba –Tây Lộc v.v…
Do vậy, trên con đường chúng tôi đi học cũng là tuyến đường xe ngựa chạy Văn Thánh hoặc Kim Long đi chợ Đông Ba và ngược lại.
Tính tôi lại hiếu động, nghịch ngợm, mỗi chiều khi tan học, ra khỏi trường, nhìn thấy trên xe vỏn vẹn một hai người, tôi phóc lên dông trước, làm em gái tôi phải khổ sở khóc lóc chạy theo.
Khi về đến gần nhà, tôi lại phải xuống nước năn nỉ xin em đừng mách mẹ nếu không tôi sẽ bị một trận đòn nên thân vì tội bỏ em đi về một mình.Thật ra, mẹ tôi chưa bao giờ dùng roi vọt đối với tôi, nhưng tôi cảm thấy tội của tôi đối với em rất nặng khó thể tha thứ. Những lần như vậy, em gái tôi nước mắt đầm đìa, nhìn tôi giận dữ không thèm nói với tôi câu nào, nhưng không hề mách mẹ. Thái độ của em làm tôi cảm thấy rất xấu hổ, nên những ngày sau đó dù rất thèm đu theo xe ngựa, tôi vẫn nghiến răng nín nhịn, thong thả cùng đi bộ với em. Bù lại, tôi được nhìn thấy nụ cười rạng rỡ cùng câu chuyện hồn nhiên về lớp em được em kể lại suốt trên chặng đường trở về nhà.Nhưng thực ra mẹ tôi chưa bao giờ dùng roi vọt đối với tôi. Những lần như vậy, em gái tôi nước mắt đầm đìa, nhìn tôi giận dữ không thèm nói với tôi câu nào, nhưng không hề mách mẹ. Thái độ của em làm tôi cảm thấy rất xấu hổ, nên những ngày sau đó dù rất thèm đu theo xe ngựa, tôi vẫn nghiến răng nín nhịn, thong thả cùng đi bộ với em. Bù lại, tôi được nhìn thấy nụ cười rạng rỡ cùng câu chuyện hồn nhiên về lớp em được em kể lại suốt trên chặng đường trở về nhà.
Trong hai năm từ lớp năm đến hết lớp tư ở trường Sainte Marie, có thể tôi đã được dạy dỗ bởi nhiều soeurs, nhưng trong ký ức tôi chỉ còn nhớ Soeur Annette, và Soeur Jane, Soeur Anette lúc đó khoảng 25, 26 tuổi khuôn mặt xinh đẹp như một Thiên thần. Soeur có làn da trắng mịn, mũi dọc dừa, môi đỏ thắm, đôi mắt long lanh sâu lắng, dáng người cao cao, mái tóc chắc chắn đẹp ẩn giấu dưới vành mũ đen rộng vành của dòng tu. Thỉnh thoảng tôi lén nhìn khuôn mặt xinh đẹp của soeur đang say mê giảng bài mà trái tim non nớt của tôi rung lên vì xúc động, rồi không biết vô tình hay cố ý, Soeur quay lại nhìn tôi mĩm cười.Tôi chỉ còn biết đỏ mặt cúi xuống trang sách làm như đang cố tập trung nghe lời Soeur giảng, mà thật ra trong đầu tôi chẳng biết mình đang nghĩ gì, nếu không nói là tôi đang nghĩ về Soeur, ngắm nhìn nụ cười thánh thiện của Soeur.
Nghe nói Soeur là con của một vị Thượng thư(12) dưới triều vua Khải Định, do bố mẹ muốn ép gả cho một hoàng thân tánh tình phóng túng, chơi bời mà soeur không yêu, nên đã trốn khỏi nhà xin vào tu viện sống. Thời gian đầu gia đình Soeur đã làm khó khăn cho nhà Dòng không ít, vì việc Soeur cương quyết không trở về, bỏ phăng cuộc cưới hỏi môn đăng hộ đối. Cuối cùng, vấp phải sự cương quyết của Soeur, gia đình đành phải để soeur dứt bỏ vòng tục lụy. Mấy năm sau, khi Soeur đã được chấp nhận khấn hứa, soeur bề trên giao cho Soeur đứng lớp dạy học sau khi đã tốt nghiệp sư phạm do nhà Dòng tổ chức. Tôi đã nổi rõ.
Nụ cười xinh đẹp và thánh thiện của Soeur Anette đã dẫn dắt tâm hồn mơ mộng của tôi đến những chân trời xa lạ... Còn Soeur Jane. không có được nhan sắc đắm say như Soeur Arnette, cũng không gặp sóng gió trong tình trường như Soeur Arnette. Khi dạy chúng tôi, soeur đã khoảng 32 tuổi, con người chuẩn mực hay đúng hơn có phần nghiêm khắc, không thích bộc lộ. Tôi không mấy có cảm tình với soeur, nhưng không khỏi cảm phục và mong ước học được đức tính chuẩn mực và tinh thần khoa học trong cách hành xử công việc của soeur.
Tôi cũng muốn nhắc đến vài người bạn cùng học với tôi hồi đó, tôi không nhớ,vì tuổi đời của tôi không còn trẻ, vã lại khi đó tôi cũng còn quá nhỏ,thành thật mà nói, tôi không chơi thân với ai, chỉ còn lưu lại trong trí nhớ về một học sinh trong lớp, bạn đó, nếu không nhầm thì anh tên là Ánh, chỉ có cái tên còn họ anh là gì tôi không nhớ nổi,dù nhiều khi ngồi một mình tôi cố nhớ nhưng tôi vẫn không nhớ, ngoài điệu bộ nghịch ngợm hay truê chọc bạn cùng lớp. nhắc đến Ánh tôi chợt nhớ Xuân, cô bạn ngồi trước bàn của tôi . Cô xinh đẹp, đôi mắt long lanh, trên tóc có gắn chiếc nơ màu hồng nhạt hay đen nổi rõ trê khuôn mặt duyên dáng với nụ cười hiền trên môi. Nhưng chỉ vì chiếc nơ của Xuân đã trở thành nguyên nhân truê chọc của Ánh, nhiều lần cô bé bực mình đến phát khóc vì tính lỉ lợm của Ánh.
Sau này tôi không có dịp gặp lại Ánh, nghe đâu Ánh đã đăng lính. Còn Xuân thì tôi gặp lại ngay trong ngày khai giãng ở trường Quốc Học niên khòa 1963, tình cờ tôi nhỉn thấy Xuân xinh đẹp với chiếc áo lụa trắng màu mở gà vẫn đôi mắt long lanh và chiếc cặp ngang bụng đứng xếp hàng ở lớp Đệ NhấtA3. Tôi có ý định sẽ sớm gặp Xuân, nhưng không hiểu vì chuyện gì, cả năm tôi không gặp Xuân. Sau đó, tôi biết tin Xuân vào học Y Khoa Saigon. Nghe nói sau này Xuân ra trường và làm việc tại bệnh viện trung tâm Đà Nẵng.
Cũng trong thời gian theo học ở Sainte Marie, có một hiện tượng ghi đậm dấu ấn trong tâm hồn tôi: Trên đường đi học tôi tình cờ quen biết với Charles, một Hiến binh(13) người Pháp còn rất trẻ,anh cũng là một vận đông viên đua xe đạp, nghe nói từng tham dự và đã có lần đoạt giải nhì trong cuộc đua Xe đạp Vòng quanh Đông Dương. Cứ mỗi buổi chiều khi chúng tôi đi học về ngang qua đồn Hiến binh cạnh cầu Xe lửa, Charles lân la có mặt ở đó và tự động làm quen với chúng tôi. Ban đầu tôi chưa hiều anh muốn gì dù anh đã cố gắng diễn tả bằng vốn tiếng Việt ít ỏi mà anh đã học được ở đâu đó, nhưng cử chỉ thân thiện của anh đã gây được cảm tình trong tôi.Từ khi quen anh, tôi đã nhờ bà nội và mẹ tôi hướng dẫn tập tành cho tôi nói tiếng Pháp để giao thiệp với anh. Một thời gian sau, chúng tôi bắt đầu hiểu nhau, anh kể cho tôi nghe về miền đất quê hương anh.khi vào mùa thu hoạch, các vườn nho đỏ rực khắp nơi trên các sườn đồi. Từ vùng Bourgogne cho đến Jura băng qua Bordeaux – cái nôi của rượu vang, những vườn nho mênh mông trải dài tít tắp ban tặng cho vùng một cảnh quan cực kỳ tươi đẹp. Charles cũng nói về ba mẹ anh, về những đứa em nhỏ yêu quý của anh. Tụi nhóc nhà anh cũng xấp xỉ tuổi tôi và anh chỉ mong mau chóng hoàn tất nghĩa vụ để trở về làng quê phụ giúp săn sóc vườn nho của bố mẹ anh. Anh thú nhận anh yêu vô cùng khu vườn nho của nhà anh, công việc đồng án, và anh coi đó chính là hơi thở, nhịp sống của anh.Thân tình giữa chúng tôi ngày càng sâu đậm.
Một hôm vào buổi chiều trên đường đi học về, Charles hí hững báo cho tôi biết còn khoảng hai tháng nữa thì anh được giải thoát khỏi bộ quân phục và sẽ trở về nước, được gần bên khu vườn trồng nho với cha mẹ và các em của anh. Charles báo tin mừng với tôi, nhưng không che giấu nỗi hối tiếc vì sẽ phải xa cách tôi. Một tuần sau ngày anh thông báo việc anh có kế hoạch rời khỏi Việt Nam, một buổi sáng như thường lệ, đến cạnh đồn Hiến Binh, bất ngờ tôi thấy đám đông bu quanh trước đồn, linh tính báo cho tôi biết một điều gì đó không hay đã xảy ra. Sau khi dò hỏi, tôi được biết sáng nay, người ta khám phá Charles nằm chết úp mặt trên hàng rào kẽm gai bởi một lưỡi dao phóng thẳng vào ngực. Tôi ôm mặt khóc, lần đầu tiên tôi khóc vì một người không phải ruột thịt với mình, sinh ra ở một phương trời xa lạ bằng tất cả cảm xúc chân thành của mình. Tôi chưa đủ trí khôn ngoan để hiểu tại sao Charles phải chết? Tôi không trả lời được và cũng không ai muốn trả lời tôi.Tôi chỉ còn biết thắc mắc không biết ba mẹ Charles, các đứa em của Charles sẽ đón nhận cái tin Charles chết như thế nào, thay vì thấy anh trở về sum họp với gia đình?
Dù còn quá nhỏ, nhưng cái chết của Charles đã ăn sâu trong tâm não tôi, trở nên một chấn thương trầm trọng trong lòng tôi, đến mấy năm sau, mỗi khi đi qua nơi Charles chết, tôi luôn có cảm giác ớn lạnh, sợ hãi và hình ảnh Charles bị kẻ lạ phóng dao xuyên qua tim, ngực ướt sũng máu sống dậy ám ảnh trong trí óc tôi. Tôi mù mờ hiểu được rằng một tương lai với những máu và nước mắt đang chờ đợi tôi và dân tộc tôi ở phía trước..
Mấy năm sau, một lần nữa gia đình tôi phải giã từ căn nhà thơ mộng ở cửa Ngăn, vì người chủ kinh doanh cây trồng đã không được tiếp tục cho thuê đất nữa. Chúng tôi lại chuyển về Phú Xuân, Kim Long. Từ cầu Bạch Hổ, thay vì thẳng lên chùa Thiên Mụ, nhà tôi rẽ phải xuống dốc, dọc theo nhánh sông đào Kẻ Vạn, qua khỏi tường thành phủ đệ của dòng họ Phạm, bỏ con đường nhỏ đi vào Phú Mộng …là đến nhà bà ngoại tôi, tiếp đến là nhà cô họ tôi, rồi mới đến nhà tôi.. Khu vườn này vốn của bà nội tôi mua lại nhiều năm trước đó, theo như cách nói của bà nội tôi là “để bọn trẻ chúng tôi được gần gũi sớm hôm với bên ngoại tôi”. Khu vườn này trước đây tạm thời giao cho một người cháu họ của bà nội tôi trông coi trong thời gian ba tôi vắng mặt vì bị chính quyền Pháp bắt giam ở lao Thừa Phủ hơn mấy năm trời. Những ngày tháng cơ cực đó, mẹ tôi một mình chạy ngược chạy xuôi nuôi đàn con thơ dại, phần phải cơm đùm cơm bới nuôi ông chồng tù tội.
Có lẽ, khi trả đất ở Cửa Ngăn(12), ba tôi được thông báo trước, nên đã chuẩn bị, căn nhà ở Phú Xuân được bố trí và xây dựng lại cho phù hợp với nhu cầu của chúng tôi, không nặng vẻ phô trương, mà thật sự chúng tôi cũng không có khả năng phô trương. Tuy không được bao bọc bởi một rừng hoa như căn nhà ở cửa Ngăn, nhưng bù lại khu vườn của chúng tôi rộng hơn và có nhiều cây cối đã sinh hoa kết trái, hơn nữa. Nó là nhà của chúng tôi, đất của chúng tôi, hàng tháng chúng tôi không phải trả tiền thuê mướn nào cả, đánh mất cái cảm giác thời gian đi qua rất nhanh, cái ngày cuối tháng phải thanh toán tiền thuê như đến liền liền. Thỉnh thoảng anh em chúng tôi vẫn mời bạn bè đến chơi và có thể đãi đằng bạn bè bằng một số cây trái hái được từ trong vườn, đặc biệt là trái măng cụt,ổi,mít,, vú sữa và những loại trái cây thong thường khác…Nhưng ý nghĩa hơn hết, cũng là niềm hạnh phúc đối với mẹ tôi, vì ngoài việc không phải trả tiền thuê mướn hàng tháng mà chỉ cần một nắm rau bình bát hái ngoài dậu, một nhúm lá chua me đất(13) mọc hoang trong vườn hoặc một nắm bông bí trên giàn tre…qua tay mẹ tôi chúng đã cho chúng tôi một tô canh với hương vị đậm đà; hoặc một nắm rau càng cua trộn dầu giấm với trứng gà và thịt bò đã trở thành một món ăn sang trọng hợp khẩu vị với cả nhà, nhất là ba tôi, rất ghiền món ăn của mẹ tôi nấu mà không phải tốn kém bao nhiêu, hổ trợ mẹ tôi một phần đáng kể cho việc chi tiêu trong gia đình so với thời gian chúng tôi sống ở cửa Ngăn, mọi thứ đều phải bỏ tiền ra mua...Nơi căn nhà mới, ngay ngày đầu tiên, tôi bất ngờ khám phá một điều có thể nói là rất đặc biệt, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, tôi được nghe tiếng hót của con chim mà tôi chưa từng biết tên, chưa từng nhìn thấy màu sắc và dáng vẻ của nó.Suốt cả những ngày tháng sau đó, hễ cứ đến buổi sáng thức dậy, tôi lại được nghe tiếng hót của con chim lạ cất lên từ trên cành cây cao trước mặt nhà, tiếng hót lanh lảnh của nó không giống với tiếng cu gáy trầm buồn vào giữa trưa hè oi ả hay tiếng ve sầu inh ỏi sau vườn nhà tôi như đánh thẳng vào tiềm thức tôi một nỗi ray rứt mơ hồ, không tên…Buổi chiều, trời vẫn còn nắng khi tôi đi học về, tôi lại được nghe tiếng chim bìm bịp dập cánh, cất tiếng gọi đàn.
Có một điều tôi không thể không nhắc đến là cuối bức tường thành, bên trong có cây đa cổ thụ cao to, tán lá phủ rộng, thân phải đến ba bốn người ôm mới xuể. Lũ quạ không biết từ đâu rũ nhau từng đàn kéo đến làm tổ, những khi trời chạng vạng, bọn chúng có thói quen tụ họp đùa giỡn gào kêu, tạo thành một không khí âm u ma quái, có thể làm cho những người lần đầu tiên đặt chân đến đây có cảm giác lo lắng bất an, nhưng với những người sống ở đây, cây đa đã trở thành là một biểu tượng thân quen đặc biệt.
Đầu những năm năm 50 của thế kỷ trước, nơi ngã ba, dưới tán cây đa, có những buổi sáng sớm, dân chúng ở đây nhốn nháo, tụ tập quanh đó để tận mắt chứng kiến những xác người chết, Tây có ta có, bị chém treo ngành, đầu quặt ngược, với hàng chữ bằng máu viết lớn trên ngực áo hay trên băng vải: “Đây là hình phạt dành cho những tên Việt gian bán nước” hoặc “Tên xâm lăng, cướp nước phải đền tội”. Những hàng chữ và hình ảnh này vẫn luôn gây sự xôn xao chú ý của dân chúng sống quanh vùng, kể cả đám học sinh nhỏ tuổi chúng tôi... Những lần như thế, trước khi đến trường, bọn trẻ chúng tôi lén lút theo dõi cảnh tượng đó, rồi tản đi với những suy nghĩ có lẽ chưa được định hình…Nhưng những hình ảnh đó đã hình thành trong tôi, những đứa trẻ cùng lứa tuổi tôi một nỗi ám ảnh, một day dứt không bao giờ phai nhạt khi cuộc chiến tranh ngày càng trở nên khốc liệt theo tuổi đời của chúng tôi
Học hết lớp tư, mẹ tôi chuyển tôi vào học nội trú trường Saint Denis ở Phường Đúc thuộc các Frères dòng Thánh Tâm( Sarcré coeur).Chuyển sang chế độ nội trú, đối với tôi không khác gì một cuộc đổi đời. Mọi việc hoàn toàn thay đổi, mới 8, 9 tuổi, tôi đã phải xa cha mẹ, xa bà nội và các em của tôi. Cuộc sống ở nội trú cũng có khác, nếu không nói là khác xa khi ở nhà: Ở nội trú phải sống theo kỷ luật và tôn trọng giờ giấc chung với mọi người, chứ không tự ý muốn làm theo ý thích củamình..
20.8,2116
1.Bến Ngự: nguyên là đất cũ làng Dương Xuân xưa. Bờ nam Bến Ngự lại là đất cũ làng Phú Xuân. Qua đó có thể xác định rằng Bến Ngự ở sông An Cựu nguyên trước có tên bến Dương Xuân; bờ bắc thuộc đất làng Dương Xuân, bờ nam thuộc đất làng Phú Xuân xưa, , đã được xác lập từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836).
Gần đây, trong lúc thi công dự án xây kè hai bên bờ sông An Cựu, bộ phận thi công đã phát hiện một bến đá cổ ở bờ bắc, cách mối cầu Bến Ngự khoảng 60m, bên cạnh một gốc sung cổ thụ; phải chăng đây là Bến Ngự ngày xưa, nơi “Ông già Bến Ngự” Phan Bội Châu thường neo thuyền trong những tháng ngày bị thực dân Pháp quản thúc ở Huế từ cuối năm 1929 theo hồi ức của Đào Duy Anh: “... Để thoát khỏi cảnh cô liêu tù túng trong ngôi nhà Bến Ngự đó. Cụ đã mua một chiếc đò và thuê người chèo để có thể sống trôi nổi trên sông Hương để tìm cảnh nước rộng trời cao... Cụ đã quen sống trên mặt nước cho nên mỗi khi có khách xa muốn thăm thì phải hẹn trước để người nhà đem xuống đò đúng khi Cụ cho ghé đò vào bến (ở gốc sung bên bờ tả sông Bến Ngự
Từ khi lập bến cho thuyền ngự của nhà vua đi tế Giao mùa xuân, khu vực này dần định danh Bến Ngự gồm chợ, cầu, dốc và mở rộng ra là vùng đất Bến Ngự. Tại đây, vào đầu tháng tư năm 1930, trong một ngôi nhà cơ sở bên cạnh đường rầy xe lửa, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ đã tiến hành hội nghị hợp nhất hai tổ chức Cộng sản ở địa phương là Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Huế.
2.Đường Phan Bội Châu nằm trên địa bàn hai phường Vĩnh Ninh và Trường An, về phía Tây Nam Kinh thành Huế, khởi đầu từ đường Lê Lợi, chạy qua ngã tư các đường Nguyễn Huệ, Phan Đình Phùng, Phan Chu Trinh, qua ngã ba các đường Xuân Diệu, Đào Tấn đến đường Tam Thai (phía trái, trước Đàn Nam Giao), dài 2487m. Một số đoạn của tuyến đường này chỉ được đi một chiều
3.Lao Thừa phủ: nơi thực dân Pháp dùng để giam cầm và tra tấn nổi
tiếng tàn ác những người chống chế độ thực dân Pháp ở Huế.
4. Quatorze Juliet: Ngày 14 tháng 7 hằng năm là Quốc Khánh Pháp
5. Binh đoàn Lê Dương: ( Légion étrangère,: French Foreign Legion-FFL) là một đội quân được tổ chức chặt chẽ, có chuyên môn cao, trực thuộc Lục Quân Pháp. FFL hiện là lực lượng tổ chức tuyển mộ mạnh nhất thế giới. Được thành lập năm1831, đây là đơn vị đặc biệt của quân đội Pháp vì các binh sĩ của nó là những người nước ngoài tình nguyện chiến đấu cho nước Pháp (việc tuyển lính nước ngoài cho quân đội Pháp đã bị cấm từ sau năm 1830). Lê dương là một đội quân đánh thuê chuyên nghiệp. Nó thể hiện ở chỗ những người gia nhập không tuyên thệ trung thành với nước Pháp mà chỉ tuyên thệ trung thành với Binh đoàn Lê dương. Người ta không hỏi gì về quá khứ của người gia nhập mà chỉ đòi hỏi anh ta phải hoàn thành hợp đồng khi đã ký. Đã ký rồi thì không có đường lui. Nhiệm vụ ban đầu của Lê dương Pháp là bảo vệ và mở rộng các thuộc địa của Pháp, nhưng sau đó đội quân này đã trở thành một lực lượng quan trọng của quân đội Pháp tham chiến trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới cũng như nhiều cuộc xung đột khác. Các binh sĩ của Binh đoàn Lê dương Pháp được gọi là các légionnaire. Chữ Légion vốn nguồn gốc từ Le gio, một từ tiếng La tinh chỉ các Binh đòan chiến đấu La Mã thời cổ đại. Khi Pháp điều động lực lượng này sang tham chiến tạiViệt Nam, người Việt Nam đã Việt hoá từ Legion thành Lê dương. Cái tên binh đoàn Lê dương dần dầ5n trở nên quen thuộc từ đó.
6. Đường Hàng Đoác: Đường có trồng nhiều cây đoác hai bên đường. Thời Pháp
thuộc đường này có tên là đường Gia Long , Rue Gia Long, nay là đường Đống Đa
7. Cửa Ngăn: hay còn gọi là Thể Nhân Môn, nằm phía Nam, bên trái Kỳ Đài của Kinh Thành, lưu thông một chiều từ đường 23/8 ra đường Lê Duẩn. Phần vòm cửa được xây dựng năm 1809 dưới thời vua Gia Long, vọng lâu bên trên được xây dựng vào năm 1829 dưới thời vua Minh Mạng. Lúc đầu có tên là Thể Nguyên, sau khi xây vọng lâu thì cải thành Thể Nhân. Nhân dân quen gọi là cửa Ngăn Dưới để phân biệt với cửa thành Quảng Đức là cửa Ngăn Trên.
8.SôngHương hay Hương Giang ( 香江) có hai nhánh lớn, đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn. Nhánh Tả Trạch xuất phát từ Động Dài, chảy qua 55 ngọn thác lớn nhỏ đến ngã ba Bằng Lãng. Nhánh Hữu Trạch bắt đầu từ phía đông núi Chấn Sơn, chảy qua 14 dòng thác rồi đến nhập với dòng Tả Trạch ở ngã ba trên. Kể từ ngã ba Bằng Lãng về đến biển dòng sông trở nên rộng rãi, nước chảy hiền hoà. Quanh năm trừ những ngày lũ lụt nước sông đều xanh biếc. Chạy dài hơn 60 cây số, qua nhiều rừng núi với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng và nhận nhiều nguồn nước từ những con thác, rồi sau đó hợp lưu tại ngã ba Bằng Lãng thành một dòng sông, gọi là sông Hương là con sông chảy qua thành phố Huế và các huyện, thị xã: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang đều thuộc tỉnh Thừ Thiên rồi xuôi về biển thêm 30 cây số nữa.
8.Chim Quốc hay chim Đỗ Quyên hoặc chim quắc. Cuốc hay quắc đều mô phỏng theo tiếng kêu của loài chimmà thành tên.
9. Trường Sainte Marie. Năm 1920, Hội Dòng mới khởi đầu với 6 nữ tu nhỏ bé, đơn sơ nhưng đầy phó thác và Tình yêu Thiên Chúa. Gia đình chị em Con Đức Mẹ Vô Nhiễm ngày một thêm đông. Đức ái liên kết nhóm thiếu nữ đơn sơ khiêm hạ tiên khởi ấy trong sự đồng tâm nhất trí. Chị em yêu mến cảnh khó nghèo của buổi ban đầu, hăng hái làm việc trong kham khổ và thiếu thốn. Năm 1923, Cụ Nguyễn Hữu Bài cũng đã xin Đức Thánh Cha, lãnh ý của Bộ Tu sĩ và sau đó bàn bạc với Đức Cha Allys để nhóm nữ tu Cổ Vưu ở Viện Dục Anh Phước Môn do Cụ thiết lập được gia nhập Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Ngày 24.08.1924, tai Nhà nguyện Dòng Kín Carmel (vì Nhà nguyện của Dòng quá nhỏ) 11 trinh nữ tiên khởi của Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm được khấn Dòng lần đầu tiên doĐức Giám Mục Lécroart, Khâm Sai Tòa Thánh tại Việt nam chủ tọa, Đức Cha Allys, cha Bề Trên Chabanon và các thầy Đại chủng viện Huế giúp lễ.cha
Cha Alexandre Paul Marie Chabanon (Giáo), (1873-1936) – Đấng Đồng Sáng Lập Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, làm Tuyên úy và cha Bề Trên Dòng lúc bấy giờ.Hai năm đầu mới thành lập Hội Dòng, cha phải kiêm nhiệm các việc dạy dỗ tu đức và huấn luyện, phụ trách cả việc dạy văn hóa, giải tội, hướng dẫn các cuộc tĩnh tâm. Mỗi sáng đến gẫm chung lớn tiếng cho chị em; mỗi tuần 2 lần giáo huấn; Thỉnh thoảng trong tuần ngài đến thăm ban lời dạy dỗ. Ngày 25.05.1930, Đức Cha Allys tường trình lên Tòa Thánh về Hội Dòng mới để xin Đức Thánh Cha châu phê theo Giáo luật Ngày 03.07.1931, Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin phúc đáp bằng Văn Thư cho Đức Cha Columban Dreyer, Khâm sứ Tòa Thánh ở vùng Đông Dương, cho phép Đấng Bản Quyền Giáo phận ban hành “Nghị Định Thiết Lập Dòng” theo Giáo luật. Ngày 14.08.1931, Đức Cha Alexandre Paul Marie Chabanon, với tư cách Đại diện Tông Tòa Giáo phận Huế, ban hành “Nghị Định Thiết Lập” Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Tòa Thánh chính thức công nhận đường lối và tinh thần tu trì của Hội Dòng. Từ đó, Hội Dòng tiếp tục phát triển, lập thêm các cộng đoàn và mở trường trong các giáo xứ.
Các Cộng Đoàn được thành lập như những đóa hoa đua nở trong vườn hoa Giáo phận. Bước chân nhỏ bé âm thầm của các nữ tu lần lượt đến các thôn làng và các giáo xứ . Hội Dòng đã lập thêm 35 Cộng Đoàn phục vụ từ Thừa Thiên Huế đến tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình. Đời sống văn hóa khởi sắc, chị em đã vào các ngưỡng cửa Đại Học, các trường công lập, các chuyên ngành…
Cảnh sống khó nghèo, đạm bạc của các cộng đoàn càng làm cho chị em gần gũi với những người nghèo ở thôn quê. Nhiệm vụ của chị em là giáo dục con em về đức tin và văn hóa, cộng tác với các linh mục trong việc mục vụ như tập kinh sách, tập hát phụng vụ, lo hoa đèn trong nhà thờ, dạy tân tòng… và phục vụ thuốc men cho người đau yếu.
Năm 1936, Hai Đấng Sáng Lập từ giã trần gian đi về Quê Trời, Hội Dòng rất thương tiếc nhưng vẫn tin tưởng hai Đấng Tổ Phụ tiếp tục cầu bầu và theo dõi mỗi bước đường của con cái đang trung thành với tinh thần ý hướng của các ngài. Dù thời điểm rất khó khăn, chiến tranh, đói khát bệnh tật, nhưng các cộng đoàn vẫn tiếp tục lan rộng đến Quảng Bình.
Cũng năm 1936, Sau khi Đức Cha Chabanon qua đời, Đức Cha Lemasle Lễ kế vị Giám mục Giáo phận (1936-1946). Ngài đề nghị tất cả chị em đều thêm tên “Maria” ở trước tên mình để nhắc nhở mình là con Đức Mẹ, thuộc gia đình của Mẹ Maria.
Năm 1945, các chị em sống dưới bom đạn, nhiều lần còn phải tản cư lên núi, mạng sống lắm lúc bị đe dọa, ám sát hoặc chết vì súng đạn. Do thiếu an ninh bắt buộc phải đóng cửa một số Cộng đoàn tại Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình. Dù vậy, nhân sự vẫn nhanh dẫu giữa những biến động chiến tranh 1945 – 1947, 1954…
10. Áo tơi: Áo đan bằng lá để che mưa, dài tận chân, kín ba mặt hở một mặt, mưa phía nào xoay chắn về phía đó
11. Lồng ấp: Ở đây không để nói đến loại lồng ấp dành cho trẻ sơ sinh bây giờ, mà trước những năm năm 1950 lồng ấp là công cụ giúp chống lạnh cá nhân. Lồng ấp gồm có một giỏ đan bằng tre, bên trong đặt một cái trách hay nồi bằng đất nung có thể bỏ lửa than đang cháy để sưỡi ấm.
12. Thượng Thư; (尚書) là một chức quan thời quân chủ, là người đứng đầu một bộ trong lục bộ, hàm chánh nhị phẩm. Vào thời nhà Tần, chức quan này được gọi là chưởng thư. Ngày nay, nó có thể được coi tương đương với chức bộ trưởng. Phụ tá cho Thượng thư có tả thị lang, hữu thị lang (thời nhà Lý - Trần - Lê) hoặc tham tri (thời nhà Nguyễn), có thể xem tương đương cấp thứ trưởng ngày nay. Dưới nữa là lang trung, viên ngoại lang, tư vụ... (tương đương vụ trưởng, giám đốc các nha hoặc chánh/phó văn phòng ngày nay).
13. Hiến binh, cảnh binh, hay còn gọi nôm na là sen đầm (nguồn gốc từ tiếng Pháp: Gendarmerie) là lực lượng quân sự hoặc bán quân sự, được giao thực hiện các nhiệm vụ của cảnh sát dân sự.
Đôi khi các tổ chức không còn là các lực lượng quân sự nữa nhưng vẫn sử dụng tên gọi này vì lý do lịch sử, tương tự như việc nhiều đơn vị khác sử dụng tên gọi kỵ binh hạng nhẹ (hussar), kỵ binh mặc giáp (cuirassier),... Trong các trường hợp đó, từ "hiến binh" không còn đúng nghĩa.
!4.Cừa Ngăn hay còn gọi là Thể Nhân Môn, nằm phía Nam, bên trái Kỳ Đài của Kinh Thành, lưu thông một chiều từ đường 23/8 ra đường Lê Duẩn. Phần vòm cửa được xây dựng năm 1809 dưới thời vua Gia Long, vọng lâu bên trên được xây dựng vào năm 1829 dưới thời vua Minh Mạng. Lúc đầu có tên là Thể Nguyên, sau khi xây vọng lâu thì cải thành Thể Nhân. Nhân dân quen gọi là cửa Ngăn Dưới để phân biệt với cửa thành Quảng Đức là cửa Ngăn Trên.
15. Cây chua me đất:: Cây chua me đất hoa vàng mọc hoang trong vườn, nhất là ở Huế có thể nấu món canh chua với loại cây này với cá cơm, cá mờn hoặc thịt bò.