(Nhân đọc Xác – thơ của Đỗ Thành đồng)
Là người thích…ăn. Khi vào mâm, tôi nhớ câu “khôn ăn cái (xác), dại húp nác (nước). Đó là mẫm cỗ. Còn mâm …thơ thì sao?. Tôi lại thịch…Xác và thấy ứng nghiệm.
Rất nhiều trong Xác mà Đỗ Thành Đồng chưng ra. Nhưng Xác không do gạn khô nước mà Xác được kết lại thành tinh túy như linh đơn, như hoàn tán, như là cao…chữ. Sự cô đặc đến điểm cuối của từ một âm tiết là tiêu đề của các bài thơ như Một, Lạ, Xác, Chiều, Cô, Cầu, Vay, Vỡ, Thở, Hỏi vv … được xem là các điểm nối bậc thang
lên từ tập Rác, Rỗng trước đây của anh.
Đó là thương hiệu hay là “nhãn hiệu hàng hóa” của thơ mà khi thấy nó ta hướng tới Đỗ Thành Đồng.
Đọc Xác, như tiệm cận với phương trình đa thức được rút gọn thành công thức đáng nhớ hay một tiên đề hiển nhiên. Đặt chữ ở vị trí tham chiếu của người viết, khi triển khai tôi phải lật ngược ý nghĩ của mình.
Ví dụ. Anh ngửi thấy/mùi văn minh trong từng xác người/../những xác chết mang hồn sống/… / những cái xác/di động/...
Sự sống hiển hiện trong cái tưởng như đã chết và ngược lại như trong dương có âm, trong âm có dương là vậy. Đó là một thể thống nhất của các quan niệm sống, giữa hư và thực, giữa sắc và không…
Xác là điểm trên của tam giác mà hai tập Rỗng và Rác là hai điểm góc hay nói đúng hơn là hai điểm làm nền để Xác lên cao hơn, nhìn xa hơn.
Bạn có thể tiếp cận từng chi tiết dù khẩu vị thưởng thức khác nhau về thế sự, tình yêu,.. được nhà phê bình Hoàng Thụy Anh giới thiệu ở lời tựa của Xác.
Sự ẩn ý về Xác mà họa sĩ Nguyễn Lương Sáng cố tình giấu vào màu xám nhạt làm cho các màu khác nếu tham gia cũng trở nên…vô nghĩa.
Xác nhưng không phải xác mà đó là Hồn. Tôi nghĩ vậy.