Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.099
123.139.023
 
Nsnd.TS Bạch Tuyết – Cải lương chi bảo
Nguyễn Thanh
 
 
                Nghệ sĩ Bạch Tuyết (sinh năm 1945), tên thật Nguyễn Thị Bạch Tuyết, là một ngôi sao nổi tiếng trên sân khấu cải lương từ hơn nửa thế kỷ đến nay. Thinh sắc lưỡng toàn, một khả năng vững vàng biểu lộ rõ nét trên sân khấu, bà được tặng danh hiệu “Cải lương chi bảo”. Bạch Tuyết luôn đóng vai đào chính cặp với những kép hàng đầu trên sân khấu cải lương như : Hùng Cường, Út Trà Ôn… ở các đoàn hát lớn: Thống Nhứt, Dạ Lý Hương, Hùng Cường-Bạch Tuyết, Bạch Tuyết… Năm 1962, Bạch Tuyết nhận được giải Thanh Tâm danh giá do ký giả nổi tiếng Trần Tấn Quốc (1914-1987) sáng lập. Sùng đạo Phật, lại có tinh thần hiếu học, Bạch Tuyết đã lấy bằng Cử nhân Ngữ văn (1985) trong khi còn đang đi hát. Năm 1988, bà tốt nghiệp khoa Đạo diễn ở viện Hàn lâm Sân khấu và Điện Ảnh tại Bulgaria. Sau đó, Bạch Tuyết tiếp tục du học tại Anh và đạt học vị Tiến sĩ Cải lương (1995) Việt Nam lần đầu tiên tại Anh và được nhà nước phong tặng nghệ sĩ nhân dân (2012).
 
               Trong không gian mênh mang của nghệ thuật cải lương Nam bộ, kéo dài bốn thập niên tính từ 1950, bên cạnh những ngôi sao sáng chói rực rỡ như : Út Bạch Lan (1935-2016), Kim Cương (sinh năm 1937), Thanh Nga (1942-1978)…, Bạch Tuyết là một nữ nghệ sĩ tài năng và giàu cá tính, đã hiện diện rất độc đáo ở một cõi riêng trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Nguyễn Thị Bạch Tuyết may mắn được sinh ra tại An Giang, vùng đất đầy dấu ấn cổ tích tâm linh của miền Tây Nam tổ quốc, với thế núi hình sông thơ mộng hữu tình với nhiều danh nhân văn hóa lịch sử. Tuổi thơ của cô bé Bạch Tuyết kéo dài trong một hoàn cảnh đặc biệt. Mẹ không may mất sớm khi mới lên chín tuổi nhưng được người cha, với hoàn cảnh gà trống nuôi con, rất giàu lòng thương con, đã tận tình chăm sóc dưỡng nuôi đứa con mồ côi mẹ. Yêu ca hát lại nhờ có khuôn mặt kháu khỉnh dễ thương, Bạch Tuyết sớm có dịp đến với sân khấu các nhà hàng ca nhạc bằng những bài tân nhạc như : Nắng đẹp miền Nam (Lam Phương, nay 80 tuổi) : Làng tôi (Văn Cao : 1921- 1995), Tiếng còi trong sương đêm (Lê Trực : 1928-1967)
 
               Vốn hâm mộ nữ nghệ sĩ tài sắc Thanh Nga và được nữ hoàng khấu khích lệ là có khiếu hát cải lương, Bạch Tuyết đã vững lòng tin ở mình trên con đường đi vào xã hội ca hát. Năm 15 tuổi (1960), Bạch Tuyết được cha gởi và học trường nội trú Công giáo. Trong thời gian này, Bạch Tuyết có cơ hội được giao lưu học hỏi với nhiều bậc thầy và lớp đàn anh trong làng nghệ sĩ như soạn giả Điêu Huyền (Phạm Văn Điều :1915-1983), người huyện Phong Điền - Cần Thơ. Nhờ vào lòng ham học và tính nết ngoan hiền dễ dạy, Bạch Tuyết được soạn giả Điêu Huyền thương mến, nhận làm con nuôi. Soạn giả Điêu Huyền giới thiệu Bạch Tuyết gia nhập vào đoàn cải lương Kiên Giang, dọn đường cho Bạch Tuyết có cơ hội thẳng tiến hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật sân khấu sau này. Chỉ một năm sau (1961), khi đoàn Kiên Giang diễn vở “Lá thắm chỉ hồng” (Điêu Huyền), vì cô đào chính tới muộn, Bạch Tuyết được thay được thế vai cô lái đò Lệ Chi. Không ngờ,
diễn xuất linh động tự nhiên của Bạch Tuyết đã khiến cho ông bầu gánh hát và khán giả hết sức ngạc nhiên và ngưỡng mộ. Tiếp sau đó, Bạch Tuyết được cho đóng các vai quan 
                                                                   1
trọng trong những vở “Kiếp chồng chung”, “Suối mơ rền pháo cưới”, … tiếng vang tốt của nữ nghệ sĩ trong lòng công chúng hâm mộ nghệ thuật cải lương ngày một bay xa, làm cho nhiều đoàn hát ở Nam bộ để vào mắt xanh. Vua vọng cổ Út Trà Ôn, chủ đoàn Thống Nhất mời Bạch Tuyết về đóng vai đào chính. Tại đoàn này, sau khi diễn vở “Tiếng hát Muồng Tênh” tên tuổi Bạch Tuyết càng nổi lên trong làng cải lương. Dù say mê đi hát, tính Bạch Tuyết rất hiếu học, xét ra cũng lạ so với đa phần cá tính của các nghệ sĩ khác. 
 
                Trong lúc đang là một diễn viên nổi tiếng trên sân khấu Thống Nhất, có lúc Bạch Tuyết xin nghỉ nửa năm để ôn thi Tú Tài. Trong thời kỳ đang đi hát giai đoạn sau, nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết cũng đã nhiều lần xin nghỉ diễn ở đoàn hát để đi học. Cuối năm 1962, Bạch Tuyết gia nhập đoàn Bạch Vân và một năm sau, nghệ sĩ nhận giải Thanh Tâm cho diễn viên triển vọng. Khi nghệ sĩ về hát cho đoàn Dạ Lý Hương (1964) đang có sự hợp tác của cặp soạn giả tài hoa Hà Triều - Hoa Phượng, tài năng của Bạch Tuyết càng được thăng hoa. Chỉ một năm sau (1965), khi diễn vở “Tần Nương Thất”, Bạch Tuyết đoạt danh hiệu nghệ sĩ xuất sắc của huy chương vàng giải Thanh Tâm. Trong một đêm tại rạp Quốc Thanh, sau khi xem Bạch Tuyết diễn vở “Xe cát Biển Đông”, soạn giả nổi tiếng Hoa Phượng, đã nói với nhà thơ Kiên Giang (tức soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà) : “Bạch Tuyết là cải lương chi bảo * , cô này có biệt tài sáng tạo và thông minh, còn tiến xa nữa”. Tại đoàn Dạ Lý Hương, khi nghệ sĩ tân nhạc Hùng Cường về gia nhập (1966), cặp đôi tài tử hoàn hảo đầy cá tính Bạch Tuyết - Hùng Cường tiếng tăm càng lừng lẫy. Sau mấy năm ngừng hoạt động do hoàn cảnh xã hội, năm 1971, Bạch Tuyết cùng với Hùng Cường thành lập gánh hát Hùng Cường-Bạch Tuyết (sau đổi thành Đoàn ca kịch Bạch Tuyết) đã trình diễn thành công các vở : “Trăng thề vườn Thúy”, “Má hồng phận bạc”, “ Cung thương sầu nguyệt hạ”. 
 
                 Tuy nhiên, do quá nặng lo về phần diễn xuất và không có kinh nghiệm về mặt quản lý đoàn, nên sau vài năm, gánh hát phải ngừng hoạt động. Không mấy quan tâm, Bạch Tuyết lấp khoảng trống thời gian bằng việc vào giảng đường Đại học Luật rồi sau đó chuyển qua học Văn khoa. Một việc không bình thường mà trong giới nghệ sĩ đồng nghiệp và cả công chúng nghệ thuật ít ai ngờ là khi đã 40 tuổi (1985), một nữ nghệ sĩ trẻ đẹp tài năng đã nổi tiếng trong làng sân khấu cải lương như Bạch Tuyết sở hữu được học vị Cử nhân Ngữ văn ! Điều cũng làm mọi người suy nghĩ là từ trước đến quãng thời gian đó, Bạch Tuyết cũng đã trải qua cuộc sống tình cảm cá nhân và gia đình không được yên bình. Ba lần muốn thoát ly sự sống mà không thành và một lần ly dị với danh thủ bóng đá Phạm Huỳnh Tam Lang (một hậu vệ tài hoa) trên thao trường. Phải chăng đó lá cái duyên nghiệp của Diệu Lộc (pháp danh của Bạch Tuyết khi quy y Tam bảo Phật giáo với hòa thượng Thích Thanh Từ).
 
                Với tài năng, thành tích và sự cống hiến trọn đời về nghệ thuật đã được khẳng định, năm 1988, Bạch Tuyết được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Cùng trong năm, sau 7 năm học tập, miệt mài nghiên cứu nghệ thuật, nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết tốt 
nghiệp khoa Đạo diễn ở Viện Hàn lâm Sân khấu và Điện ảnh tại Sofia - Bulgaria.
Vẫn chưa chịu dừng chân ở tuổi chiều của một nghệ sĩ nổi tiếng đáng được nghỉ ngơi,
                                                                    2
song song với triền miên những công tác từ thiện âm thầm cao quý, nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết tiếp tục trình diễn cống hiến trên sân khấu khi có yêu cầu và tiếp nối con đường học tập để phục vụ cho nghệ thuật và đạo pháp dân tộc. Năm 1995, Bạch Tuyết bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Anh, với đề tài “Sự thích nghi của nghệ thuật Sân khấu dân tộc cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á”. ,…, nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết đã vinh dự trở thành Tiến sĩ Nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam. Ngoài các vai chính thể hiện tài năng đáng nhớ trong hơn 10 vở tuồng nổi tiếng như : Thái hậu Dương Vân Nga, Lá thắm chỉ hồng, Đoạn tuyệt, Đời cô Lựu, Tần Nương thất, Tuyệt tình ca, Lý Chiêu Hoàng, Lục Vân Tiên,…; những dĩa CD và băng nhạc; và các phim tham gia : Như hạt mưa sa (1971), Như giọt sương khuya (1972), Lan và Điệp… thể hiện lòng yêu nghệ thuật dân tộc và tinh thần tôn trọng Phật giáo, NSND.TS Bạch Tuyết đã độc đáo chuyển thể thành trường ca cải lương tác phẩm “Phật giáo trong lòng dân tộc” (NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội) của Thiền sư Thích Thanh Từ, hòa thượng chân tu đáng kính đã chủ trì thực hiện thiện tâm quy y cho mình bằng đủ các bài bản cổ nhạc. Trong lúc sự nghiệp đã vững vàng và tài năng ngày một bay cao, NSND.TS Bạch Tuyết vẫn không bao giờ quên người cha nuôi - người thầy đáng kính : soạn giả Điêu Huyền và những lời dặn dò quý báu về ca diễn của những nghệ sĩ tiền bối như NSND Phùng Há, nghệ sĩ tài danh một thời vang bóng Năm Châu. Người quan tâm đến sinh hoạt nghệ thuật sân khấu Nam bộ còn nhớ lại một công tác đặc biệt mang tính đột phá rất sáng tạo của Bạch Tuyết. Trong những năm tháng khó khăn nghệ thuật cải lương, Bạch Tuyết đã cùng với Tiến sĩ âm hạc Quang Hải, NSND. Nhạc sĩ Thanh Hải, NSND. Họa sĩ Lương Đống nghiên cứu cho ra đời một vở kịch và một vở cải lương thể nghiệm - vở diễn chỉ duy nhấ với một nhân vật :”Diễn kịch một mình”, “Hoàng hậu hai vua” của soạn giả Lê Duy Hạnh. Chỉ đạo công tác dàn dựng, diễn xuất bởi hai đạo diễn trẻ Nguyễn Hồng Phúc và Minh Hải, hai vở diễn được dư luận, báo chí khen ngợi và khán giả nhiệt tình ủng hộ, khuyến khích. Vì nhóm nghệ sĩ giàu tinh thần cách tân nghệ thuật đã dũng cảm, đem hết nội lực thổi vào sân khấu dân tộc một luồng gió mới . 
 
                   Sau hơn năm thập niên coi như nghệ thuật như hơi thở, thủy chung hoạt động, tham gia diễn xuất trên 400 vở tuồng, lại vừa sáng tác vừa đi học, NSND.TS Bạch Tuyết được xem là một vì sao lấp lánh ở một góc riêng trên khung trời nghệ thuật cải lương Nam bộ. Bạch Tuyết có lối diễn xuất bình tĩnh, chững chạc, giọng ca ngọt ngào mà khoan thai trầm lắng, khá gần gũi với Thanh Nga và Út Bạch Lan, nhưng không hề giống với giọng hát vồ vập, lã lướt đầy nội lực của danh ca cải lương một thời vang bóng : Thanh Hương, Phượng Liên, Diệu Hiền… Trí tuệ Bạch Tuyết kết tinh từ nghệ thuật thể hiện tiếng hát nỉ non trong từng cung bậc ngũ âm dương, luyến lay nhấn nha : hò xự sang xê cống, dưới ánh đèn sân khấu lung linh, đã bao lần làm đắm say lòng người qua mỗi vở tuồng….nhất là tiếng hát dứt sang ở câu 2 của bài ca vua 6 câu vọng nghe sao mà tê tái cháy lòng. Ánh sáng tỏa rạng từ tài năng, đạo hạnh và lòng hiếu học hiếm có của Bạch Tuyết trên sân khấu nghệ thuật dân tộc, xứng đáng với lời khen tặng “Cải lương chi bảo” (viên ngọc quý của sân khấu cải lương), thật đáng ngưỡng mộ khôn cùng. Sự hiện diện của nghệ sĩ cải lương hoàn hảo mà độc đáo của một NSND.TS Bạch Tuyết khả dĩ xóa tan được thành kiến xướng ca vô loại đã tồn tại từ bao thế kỷ qua ở một số người và làm rạng rỡ cho làng nghệ sĩ trong vương quốc cải lương Việt Nam.
 
 14.03.2017  
                                                                                                           
 
   
 
Nguyễn Thanh
Số lần đọc: 2158
Ngày đăng: 02.12.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguyễn Tấn Hải – Gã nhà quê trên cánh đồng chữ nghĩa - Mai Bá Ấn
Nhà thơ Lê Anh Xuân - Dáng đứng Việt Nam - Nguyễn Thanh
Võ Thanh Hùng "một hồn thơ chiến sĩ" - Nguyễn Thanh
Diệp Minh Châu - Nhà nghệ sĩ huyết họa chân dung lãnh tụ - Nguyễn Thanh
Nguyễn Bính - Xuân mãi nở trong hồn thơ chân đất - Nguyễn Thanh
Hồ Dzếnh - Đằm thắm một giọng thơ - Nguyễn Thanh
Nguyễn Quang Trần - Trời bốn phương biết em ở phương nào? - Mai Bá Ấn
Lê Văn Thảo - "Ông Cá Hô" làng văn - Nguyễn Thanh
Phùng Há - Vị đắng của tài hoa - Nguyễn Thanh
Sơn Nam - Ấn tượng của tình đất tình người - Nguyễn Thanh
Cùng một tác giả
Bóng chiều hôm (truyện ngắn)
Bông vông đỏ (truyện ngắn)
Bâng-briêu mùa xuân (truyện ngắn)
Chờ đò (truyện ngắn)
Miên man quê chị (truyện ngắn)
Trong ngôi nhà ma (truyện ngắn)
Rứng chuối xôn xao (truyện ngắn)
Đồng đất thở dài (truyện ngắn)
Chợ cuối trời (truyện ngắn)
Quanh co Rạch Giếng (truyện ngắn)
Vắng vẻ chợ hoa (truyện ngắn)
Đá trắng (truyện ngắn)
Xuân muộn (truyện ngắn)
Từ một trang văn (truyện ngắn)
Mùa xuân trở lại (truyện ngắn)
Danh họa Picasso (hội họa)
Xoài khô Nam bộ (truyện ngắn)
Học trò chủ nhiệm (truyện ngắn)
Hè về (tạp văn)
Bài thơ định mệnh (truyện ngắn)
Hạt mùa sau (truyện ngắn)
Hệ lụy văn chương (truyện ngắn)
Mối tình xa cách (truyện ngắn)
Yêu chờ (truyện ngắn)
Tranh thờ Nam Bộ (nghệ thuật)