Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.109
123.144.498
 
Lý thuyết thể loại hay chuyện về "mẹ cảm xúc" và "cha lý trí".
Lê Anh Thu

CÂU CHUYỆN THƠ VĂN XUÔI (4).

 

 

 

Tôi đã phải dừng khá lâu loạt bài viết nối tiếp Câu chuyện TVX vì tư liệu tìm đọc ngày một nhiều; xử lý chúng … và cả khó khăn cho việc mở đầu bài viết này. Sẽ dùng kiểu Q&A ( hỏi&đáp) thì mới mong bài viết không quá dài ( mục tiêu chỉ trên dưới 1k chữ)..

1.

Câu hỏi mở đầu: thể loại vốn dĩ con AI? Mẹ cảm xúc và cha lý trí cùng “đẻ” ra thể loại.chứ còn ai trồng khoai đất này!. Nói mẹ cảm xúc là phần của nhà thơ hay người sáng tác khi viết một bài thơ văn xuôi. Tháng bảy mới đây, bạn thơ Trần Minh Tạo, quê nhà Đồng Tháp có gởi tăng AT tôi một tập thơ. Khi AT chat hỏi đoạn câu khẩu lệnh trong bài “Điểm danh mùa nước lũ” mang “đậm” chất TVX thì Minh Tạo tình ngay nói luôn “ … đó là cảm xúc đưa tới”. (AT tôi xin giới thiệu bài thơ, như một chú thích luôn có dưới các câu chuyện TVX này).

 

Đa phần giới sáng tác họ luôn để/bị cảm xúc dẫn dắt ( thực tế với người/dân Việt nói chung vì không có môi trường đào tạo viết văn làm thơ như các nước phát triển khác!). Song nói hoàn toàn không có nhận/ý thức gì về thể loại mỗi khi làm việc sáng tạo sẽ là không ổn. AT tôi gọi khoản này là nhận thức “mờ” và rất ít người trong số này có được một khái quát về thể loại tốt hay khá hơn “mờ” nói trên nếu không có được khoản làm việc cần thiết khác sau “đọc” thấy các bài viết liên quan đến TVX. Việc cần thiết AT tôi nêu đó, không chỉ là ngẫm ngợi, suy nghĩ mà cần ghi/viết ra giấy đặc trưng thể loại mà người sáng tác vừa đọc thấy hay tự đúc rút sau một ít bài thơ … thử nghiệm viết cho thể loại mới này. ( Có thể đọc thêm bài Ông Thích 2, sẽ được post sau đây ít hôm để xác tính lập luận này!).

 

Cha lý trí là phần việc của giới làm nghiên cứu hay phê bình văn chương. Số này xác định mặt thể loại sau bước phân lập người viết cùng tập hợp các tác phẩm TVX có được. Có thể nhìn thấy việc làm của người cha lý trí này qua các tuyển thơ VX hay một ít sáng tác cùng tập thơ VX, các luận văn ( cao học và Tiến sĩ) viết về thể loại TVX … Với TVX chúng ta đã có một tuyển tập xuất bản từ 1997 và khá nhiều luận văn sau Đại học và cả Tiến sĩ mà AT tôi đã giới thiệu từ loạt bài trước đây.

 

2.

Câu hỏi tiếp theo hơi “khó tiêu hóa” à nghe: Vì sao TVX không được phát triển …? Thực tế đã hơn chục năm trời, lượng thơ xuất bản cả nghìn tập/năm mà đã 20 năm qua vẫn không có tuyển thứ 2 về TVX? Sáng tác mới thì ghi nhận có mươi tập (toàn) thơ VX, song không tạo được ấn tượng nơi người đọc lẫn giới phê bình. Không đủ tác phẩm hay TVX không “thu hút” được người đọc nói chung nên không được giới làm sách đầu tư in ấn …Nếu thực tế sáng tác thể loại này không tốt hơn thì liệu có gì đó không ổn chăng, từ mặt lý luận chung này? Trong khi trên lý thuyết, lý luận hay lý thuyết thể loại nếu đã có thiết nghĩ nó sẽ quay lại giúp người sáng tác nhiều/tốt hơn. Câu trả lời rõ ràng không thể giải quyết được trong mỗi bài viết nhỏ này rồi.

 

Sẽ có người cho rằng đầu ra cho THƠ nói chung còn không tốt thì có đâu “đất” để TVX xuất hiện. AT tôi làm việc này hoàn toàn trên mạng, không hề có cản ngại này. Khi khảo sát nhiều tác giả trẻ có làm thơ VX ( quãng thời gian 2008-2010 ) và ngạc nhiên là đã thấy họ không tiếp tục với sáng tác thể loại này. Chưa có câu trả lời cụ thể từ họ, AT tôi vẫn đang chờ … và sẽ có bổ sung khi nhận được chia sẻ mới từ những người viết trẻ này.

3.

Và những câu hỏi chờ người đọc trả lời : Với một hình dung như thế thì rõ ràng lý thuyết thể loại có trình tự ban đầu từ … người/giới sáng tác mới đến việc của giới nghiên cứu phê bình làm tuyển cùng các nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn. Thử nhìn lại thơ mới, thơ có cùng chữ viết với TVX bài viết đề cập thì việc xuất hiện chữ viết Latinh với lớp nhà thơ có … học vấn trường/tiếng Pháp đã “nãy” nòi thơ mới. Giới phê bình văn chương đã chẳng luôn “kèm” cho thơ mới hai chữ phong trào là vì sự xuất hiện gần như đồng thời loạt người làm thơ cùng chung một hình thức thơ tự do mới mẻ ( là so với kiểu thơ cũ từ chữ Hán/nôm hay của giới nhà NHO trước đó)… Giả dụ sau này có loại hình thơ mới hơn, tân tiến hơn nữa thì vẫn cứ trật tự đi từ người mẹ cảm xúc viết ra cùng tác phẩm thơ mới, mới đến bước/việc xác định thể loại của lớp người làm phê bình trong vai trò người cha lý trí. 

 

Đấy là chúng ta chưa lạm bàn gì đến văn chương thời Hậu hiện đại, nơi ranh giới các thể loại văn học bị xóa nhòa hay pha trộn dữ dội nhất. Chưa đến lượt nhá!
--------------------------------------------

THƠ "Điểm danh mùa nước lũ".

Tháng chín rưng rưng con nước lũ về
phù sa máu đỏ ngầu ký ức
đất thì ngủ mà hoa vàng chợt thức
điên điển chùm chùm cháy rực giữa hồn cây
Xuồng nối xuồng
thây vớt tiếp thây
tầm tã mưa tuôn
đứa bơi đứa tát
pháo vục lên đầu đen ngòm tét nát
đồng đội tôi chết rồi lại chết một lần thêm
Từng nuộc dây luồn cay đắng buộc vào đêm
ni-lông phủ hàng hàng nằm xuôi tay theo đất
mười chín tuổi đối diện điều đau thương nhất
cả trung đội im lìm nằm nghe tôi thét điểm danh tôi…
Tôi điểm danh hoài về một mùa nước lũ xa xôi
có tiếng súng rớt ngã ngang chìm trôi mất hút vào thinh lặng
bao nấm mồ ngửa mặt lên trời trơ trọi thịt da màu nhợt trắng
bên dưới hẳn giờ còn thủng vỡ cả sọ xương!
Ôi những chùm hoa điên điển nhớ thương
từng mắt lá còn chi mà ngóng mãi?
“tiểu đội một: kềm chế, thu hút địch!”
“tiểu đội hai: chặn đánh, vòng bên phải!”
“tiểu đội ba: thọc nhanh sườn bên trái!”
tôi gọi nhắc đến khản lòng sao không thấy các anh nghe!?
Hái một mảnh trời năm cũ vàng hoe
thả theo nước tuôn chảy về vô tận
ở đâu đó nơi cuối cùng số phận
có được lại mùa điên điển đủ tên nhau…

TRẦN MINH TẠO.
Sa-Đéc – Đồng Tháp, tháng 9 năm 2005.

 

Link tìm kiếm: http://vannghequandoi.com.vn/…/VNQD-gioi-thieu-Tho-Tran-Min….

 

  • ÔNG THÍCH (2).
  •  
  • “Thơ văn xuôi xuất hiện như là một thể thức lưỡng tính, có nghĩa nó phải trước hết là thơ, sau phải mang hình thức của văn xuôi, đến độ nếu nhìn bề ngoài rất khó phân biệt rằng đó là một bài thơ theo quan niệm truyền thống. Hai yếu tố này phải là một, hợp nhất, hòa quyện trong một thể thống nhất mang tính lý tưởng mới tạo ra thơ văn xuôi. Do vậy, chỉ từ yêu cầu này tôi dám quả quyết rằng quá nhiều nhà thơ của chúng ta, dù bắt chết cũng không thể hoàn thành được một bài thơ văn xuôi đúng nghĩa của nó. Điều này không thể xem thường”.  Dương Kiều Minh.

 

Tôi dừng quãng viết nối tiếp loạt bài này chủ yếu do khâu tìm kiếm tư liệu thơ Dương Kiều Minh. Đây muốn nói mảng thơ văn xuôi nhằm minh họa cho quan niệm chung hay nhận thức “đúng” có thể có được về  thể loại văn chương này. Cho đến mốc thời gian giữa năm 2017, phát biểu về mặt đặc trưng thể loại dù là một “ít” cảm nhận ban đầu, tìm bằng google.com.vn  chỉ copy/thấy được hai bài.  Thơ văn xuôi với những cảm nhận riêng của DKM : http://www.vanchuongviet.com/luutru/index.php?menu=detail&mid=50&nid=1784 (*)

 

Và bài của AT tôi đăng trên blog cá nhân năm 2006: đã trích một phần đặt tại CC TVX kỳ 3:  http://tholeanhthu.blogspot.com/2006/10/ti-va-bt-gp-mt-bi-th-vn-xui-in-trn-t.html.

 

Ông Thích (2) xin tập trung tranh luận hai khoản mục sau : một là thể thức lưỡng tính… cùng nội dung của đoạn trích trên đây và hai là yêu cầu chung khi xây dựng hay xác định khái niệm, đặc trưng một thể loại văn học nói chung, TVX nói riêng.

 

 

1. Tôi không chắc mọi người (đọc) sẽ “đu” link bài của DKM, đọc trọn vẹn. Không vì nó dài hơn hai ngàn chữ. Chưa cần bàn đến chất lượng làm chi, một nội dung mà ông DKM có thể “tải”và “gởi” hai đề tài … khác xa nhau – một cảm nhận riêng và một cho TVX là nhu cầu của thời đại - thì hẳn rằng nó đã không OK, nói gì đến sự chặt chẽ của một bài viết luân đàm. Tôi xin copy/paste thêm ba khổ câu kết đặt/mở bài trước đoạn trích chúng ta nói đến trên.

 

- . Mỗi thể thức thơ này ( nói TVX) đều xuất hiện như một nhu cầu nội tại, không thể khác.

- . Sự xuất hiện thơ văn xuôi là một đặc trưng khá tiêu biểu của thơ hiện đại, và của nghệ thuật nói chung.

- Sự xuất hiện thơ văn xuôi cùng một loạt các loại hình nghệ thuật và trào lưu tư tưởng khác là đòi hỏi không khác được của thời đại. Người nghệ sĩ là địa điểm để phát khởi các đòi hỏi đó của thời đại.

 

Gọi là lưỡng tính hay nói như ông DKM thì bài TVX phải có tính chất của một bài thơ, và hình thức  (trình bày/bài) văn xuôi. Còn thì yêu cầu đi liền theo đó rõ ràng không dễ nắm bắt cũng như chia sẻ. “… phải là một, hợp nhất hòa quyện trong một thể thống nhất mang tính lý tưởng …”.  Chúng ta chưa thể hay không thể xác tín thể thống nhất cùng tính lý tưởng phải được/đến “nhường” nào, song rõ nhất với yêu cầu là một thì cái “thể thức lưỡng tính” nêu đầu đoạn trích trên đã hỏng hay nhà thơ DKM tự mâu thuẫn mất rồi!

 

Một thể loại, nói ngay thế này cho bạn đọc dễ hình dung được. Nhà thơ A sáng tác lục bát “nhuyễn”, còn B thì thơ toàn loại tự do. Đấy là sự thuận tay của người viết, nói chung. Nobel 2017 trao giải cho nhà văn Anh gốc Nhật Kazuo Ishiguro, gia sản có bảy tiểu thuyết, chỉ một tập truyện ngắn … thì chỉ vì ông này thuận tay với thể loại dài hơi mà thôi. Ngược lại thì bậc thầy truyện ngắn Alice Munro, nhà văn Canada đoạt giải Nobel Văn học 2013.

 

TVX rốt lại cũng chỉ là một thể loại, nên không thể đặt vấn đề khó dễ với những người sáng tác … Thực tế thì … ngay với B. cũng không dễ “ngoáy” bút mà có một bài TVX hay. Hay xui A, một cây viết chưa tốt với thơ tự do “nhảy” vào làm TVX … rồi kêu lên: “Đó, thấy khó chưa”.

 

 

2. Loại bài khảo cứu luôn kén người đọc bởi những “đan xen” “chồng chéo” các ý tưởng, quan niệm …lại rơi vào lĩnh vực khá chuyên biệt ( như TVX). Bởi khó khăn này mà AT tôi mới chuyển hóa chúng thành những câu chuyện … hầu có được sự tiếp cận người đọc thuận lợi nhất. Nói riêng với người yêu thích thơ, có làm thơ .. thì việc tiếp cận loạt bài này ít nhiều sẽ thu lợi lớn đó! …

 

Chỉ search hay tìm đến Wiki là chúng ta rõ về khái niệm hay định nghĩa. Bài AT tôi viết/post từ 2006 nên giờ tôi cũng không nhớ mình có tìm hiểu trước/được như bây giờ không. Chắc một điều là … tôi có “ngó” qua, vì như tôi đã chia sẻ : tôi là người ngoại đạo lĩnh vực văn chương này. Với khái niệm cùng định nghĩa thì rõ nhất là nêu ra được hai dấu hiệu sau. Một là cơ bản – đặc trưng tất yếu phải có, không thể thiếu và loại dấu hiệu không cơ bản : có thể có và có thể không. Ngôn ngữ sử dụng cần rành mạch, rõ ràng nhất. Cố mà né tránh “đặt chế” riêng, rồi phải giải thích … chỉ rối rắm dầy/nhiều hơn.

 

Dấu hiệu đầu thì đấy phải là bài thơ. Tức những yêu cầu về vần điệu, lối nói, kiểu chơi chữ … hay nói những gì yếu tính nhất của thơ phải hiện diện trong bài. Dấu hiệu cơ bản tiếp nữa là hình thức cộng ít nhiều “thuộc tính” tất yếu  của văn xuôi :  lời ăn tiếng nói, kiểu thuật kể, câu hỏi đáp, giọng điệu tự sự …Thiếu khoản này thì bài … đó là Thơ chứ không phải TVX., dù chủ quan người viết có trình bày như văn xuôi. Dấu hiệu về mặt hình thức thuộc loại không cơ bản, tuy nhiên với tên gọi TVX, AT tôi thiên/ nghiêng cho sự chủ động của người thơ : anh ấy trình bày bài thơ như một bài văn xuôi khi giới thiệu hay cho in, xuất bản! Lưu ý, trong phân loại AT tôi đề xuất thêm một loại thơ tự do có hay đậm“chất” TVX, tắt chung là thơ có chất TVX! (Rất nhiều ... thơ tự do có chất thơ văn xuôi, mà bài thơ của Trần Minh Tạo ở CC kỳ 4 là một ví dụ).

 

Tuyển thơ VX Việt Nam và nước ngoài, xuất bản 1997 có hơn một nửa ( tổng gần 200 bài thơ Việt) những người biên soạn sách tuyển đã “gán ép” mặt thể loại, vi phạm tính chủ quan của người sáng tác thơ. Có nhiều bài văn xuôi “rặt” như TRE Việt Nam (Thép Mới) hay Tôi đi học (Thanh Tịnh) … Hay như bài Cành Phong lan bể của Chế Lan Viên … mà rất nhiều bài viết thấy trên mạng gọi đấy TVX.

 

----------- Chú của bài OT (2)--------------

 

(*) Cùng nội dung link bài này, ông DKM có ít chỉnh sửa để đăng trên báo CAND ngày 11.4.2008 với tựa khác : Thơ văn xuôi - nhu cầu tự thân của thời đại.

(**) http://lyphuonglien.blogspot.com/2012/04/tho-duong-kieu-minh.html : Link đọc một số bài thơ Dương Kiều Minh.

 

Lê Anh Thu
Số lần đọc: 1638
Ngày đăng: 17.12.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trái đất… hình vuông - Từ Sâm
Phan Đình Tiến – Đục đẽo ra cái đẹp - Từ Sâm
Từ chủ trương “cấm đạo” dưới triều Minh Mệnh nghĩ về âm mưu của Pháp xâm lược Đại Nam - Lê Ngọc Trác
Xác nhưng là …hồn - Từ Sâm
Nhân vật truyện ngắn của Khánh Liên. - Phan Đình Dũng
Cách xây dựng nhân vật nữ trong tập truyện ngắn “Những cuộc hẹn bên lề” của nhà văn Trần Trung Sáng - Phan Trang Hy
Minh định vê cảm tính và quyết tâm - Võ Công Liêm
Đáo [Thô] bỉ ngạn cùng Đỗ Lai Thúy - Đặng Thân
Con người khát khao hạnh phúc trần thế trong thơ chữ Hán Nguyễn Du - Phan Đình Dũng
Đối chiếu sứ điệp Truyện Hồng Bàng Thị với sứ điệp các nền văn hóa khác - Nguyễn Đăng Trúc