Đầu thập niên 1960 miền Nam nở rộ trong vườn hoa văn học nghệ thuật. Một đóng góp lớn lao kể từ những năm 1930 là thời gian quá độ để bước vào một nền văn học mới hơn; trong đó đáng kể nhất là Tự Lực Văn Đoàn và Phong trào Thơ Mới (1932/1945). Thời điểm đó thi ca bùng nỗ khắp nơi dưới những trường phái khác nhau. Thi ca lại một phen bừng dậy như một cuộc cách mạng văn hóa mà thi ca là kẻ tiên phong hàng đầu, kẻ mở đường. Ngọn sóng thần kéo phăng những gì khuôn phép, đóng khung, cục bộ, ước lệ để có một đòi hỏi đổi mới tư duy mà vốn đã núp bóng dưới nhiều dạng hay trường phái khác nhau, đưa thi ca vào một vận hành không siêu thoát cho lý tính thơ; ảnh hưởng trầm trọng vào thi ca cổ điển (bắt nguồn từ thi ca lãng mạn Pháp ở tk. XIX). Thế hệ trưởng thành của 1930 và 1945 là những văn nhân có hướng cải cách từ tâm hồn đến thể xác, đưa vào một luồng sinh khí mới trong văn chương Việt Nam với những gì có chất sáng tạo là vượt thoát ra khỏi những cái ban sơ bởi khuôn phép cũ để cho thơ được tự do bay nhảy, là cơ hội đưa cảm xúc và tư duy vào hồn thơ của nhà thơ. Dấu mốc sáng rực nhất là nhóm Sáng Tạo; nơi quy tụ những văn nghệ sĩ với khuynh hướng đổi mới trong địa hạt văn học nghệ thuật. Trào lưu thơ tự do trong nước khởi thủy từ những thi nhân được xem là sáng giá và chịu ảnh hưởng khá đậm nét qua Tristan Tzara , Jacques Prevert và nặng nhất là André Breton. Chiến tranh đã khóa chặt họ trong một khung cửa bí tỉ, xa lạ. Cho tới khi mở cửa những trào lưu tư tưởng thế giới đến với vùng đất mới vãng hồi hòa bình (1954). Ngọn gió của Phương Tây ào ạt, đổ xô vào miền Nam bằng một không khí mới lạ phù hợp cho những gì gọi là tự do của Guillaume Apollinaire, của Dostoievski, của Camus, của J-P. Sartre là dòng sinh mệnh dấn thân vào con đường hiện sinh của thi ca. Họ vồ chụp và đồng hành như một trào lưu thời thượng. Thậm chí đưa tới khả nghi, chê bai và cho đó là một sự bung phá thái quá, biến thơ tự do trở thành thơ cuồng…Nhưng sau đó được nhấn mạnh: thơ Tự Do không đồng dạng với Đa-đa hay Dã thú mà thơ Tự Do là một biểu lộ cái ‘thần trí và hồn tính’. Cả hai quan điểm này đã dung thông vào một trường phái khác là thơ Siêu Thực. Lan trải và du nhập vào một số thi nhân như Tô Thùy Yên, Nguyên Sa, Quách Thoại, Du Tử Lê và hơn ai cả là Thanh Tâm Tuyền. Ông đi từ thơ Tự do sang Siêu thực một cách bề thế, sang trọng; một thể thơ mê hồn trận đưa thơ vào mê lộ, ảo giác, miên man bằng một cảm xúc lan tỏa. Siêu thực của Thanh Tâm Tuyền không mơ hồ mà sống thực.Vô hình chung nó trở nên hiến chương của trường phái siêu thực (Manifesto of Surrealism). Trong loạt tư duy ấy là đại diện tuyển chọn cho một ý tưởng mới đưa dẫn đến cuối tk. XX. Một phơi mở, một ý niệm mới trong chặn đường khai phóng nền văn học; đã được xác định cho một quá khứ, hiện tại cho một thấm thấu; giữa giòng thi ca mà con người lấy làm lạ và cho đó là một tư duy thuộc cá tính. Thanh Tâm Tuyền hiển nhiên trong tư thế đó bằng phong cách của ngữ ngôn vừa tượng trưng, vừa tượng hình. Trong khi không thể tìm thấy những gì để hòa âm điền dã với tự nhiên hoặc theo sau ở tự chính nó, cảm thấy nhiều điều chưa thỏa mãn đầy đủ và ngoài cái nơi trong đời sống của họ. –When un able to find that harmony with nature or among themselves, many feel unfulfilled and out of place in their own lives. Từ mấu chốt đó chúng ta không còn hoài nghi những gì xa lạ mà mới hẳn ra. Theo văn chương thi ca thì nó thuộc thể thức siêu hình, một thứ siêu hình có lý tính của nó. Nói cho ngay; rất hiếm có ở dạng thức này. Thanh tâm Tuyền là kẻ mở đường cho trường phái siêu thực Việt Nam, dẫn đầu cho những thế hệ về sau theo hệ phái này. Không có một bài thơ nào trước và sau của Thanh Tâm Tuyền lạc hướng chủ nghĩa siêu thực mà nó hiện sinh trong đời thường của chúng ta đang sống. Quả không ngoa!
Dĩ nhiên; tính chất siêu thực không phải là ý tưởng giản đơn có liên quan đến chủ đề cho một dự tính khác mà coi đây là một khám phá, tìm thấy cái đặc trưng cố hữu trong thi ca của Thanh Tâm Tuyền; mà trong đó gần như một đối kháng nội tại hay một dàn dựng phức tạp hay một cái nhìn bao quát cho đời. Một điều gì thuộc về tóm lược vào trong chủ đề; tưởng chừng như gợi lên một chuyển thể cho một tư duy mới lạ về thơ, cái sự đó xẩy ra thường tình trong thi ca; nhất là thế kỷ chúng ta đang có mặt. Thi ca tư tưởng của Thanh Tâm Tuyền là tư tưởng mới mà ở đây được giới thiệu trong thể thức thuộc văn chương hầu như đó là một ý tưởng đa dạng đã được truyền thông hay chuyên chở vào các bộ môn khác nhau có tính siêu thực, đặc biệt ở trong thơ siêu thực Thanh Tâm Tuyền diễn ý và lời cấu trúc bằng từ, ý, lời quyện vào nhau rất tự do và hồn nhiên cho một sáng tạo thi ca: ‘Thân mật ngó lên tóc rối nền trời khuya / Ngó vào mắt hoang xa bờ sông không bờ’(Một Chỗ Trên Ô Tô Buýt). Thoáng qua như trừu tượng, siêu hình nhưng trong hiện thể của thi ca là một phát biểu thường tình nghe giản dị và thấy rõ bên trong của cảm thức. Đến khi cho ra đời: ‘Tôi Không Còn Cô Độc’ hay ‘Liên - Đêm - Mặt trời Tìm thấy’ là hai bài thơ thoát ra khỏi Thơ Mới, Thơ Tự Do nó không còn dính dấp vào những vần điệu cổ xưa đã một thời vang bóng. Cánh cửa siêu thực của Thanh Tâm Tuyền mở toang như biểu lộ cho một tuyên ngôn của chủ nghĩa siêu thực: ‘Hãy cho ta khóc bằng mắt em’. Siêu thực của thơ Thanh Tâm Tuyền là tự sự cho một chuyển thể có vần điệu, có âm thanh, có thời gian và không gian phản phất trong nỗi niềm xa vắng, chất thơ đã biến thành âm nhạc, thể nhạc siêu thực nhưng nghe rất gần :
‘tôi buồn khóc như buồn nôn
ngoài phố
nắng thủy tinh
tôi gọi tên tôi cho đở nhớ
thanh tâm tuyền
buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường
tôi xin một chỗ qùi thầm kín
cho đứa nhỏ linh hồn
sợ chó dữ
con chó đói không màu’.
Có những điệu thơ thể hiện sự bi tráng trong đó mang một tâm hồn cố hương, một quê hương chìm trong trí như trong Đỉnh Non Xa (1974): ‘…Nhập nhòa tiếng ngậm bặt tang thương…/ mùa hiu hắt thổi hoang vu quyện…’ Ngần ấy cũng đủ thấy chất liệu siêu thực trong thi ca của Thanh Tâm Tuyền. Gọi chung một tiếng đó là ý thức mới (new consciousness) dành cho thi ca siêu thực; thế nhưng; những sự đó đã có từ những thế kỷ trước đây; nó qui tụ như cơ bản sinh động trong văn chương, trong nghệ thuật. Con người siêu thực chính là con người hiện sinh là tìm kiếm một sự giải phóng khéo léo cho chính mình, một bày tỏ có từ tất cả ý thức hợp lý để tạo cho nhà thơ một hướng đi độc lập dù rằng không ít nhiều Thanh Tâm Tuyền chịu ảnh hưởng của cái thời hậu chiến miền Nam đã ‘nhập cảng’ phương Tây những Louis Aragon và Philippe Soupault…Ảnh hưởng nặng vào thi ca của Paul Valéry, của André Breton là những nhà thơ siêu thực đã chiếm cứ một phần linh hồn nhà thơ Việt, bởi; nó có những gì tương quan gần gũi của chiến tranh làm nên; tất thảy đã chạm phải vào nền văn học Việt Nam; cái thời được coi là đổi mới tư duy. Nhưng dưới mắt Thanh Tâm Tuyền chỉ là chủ đề để dựng lên cái khác biệt cho riêng mình. Thanh Tâm Tuyền đã thực hiện đa phương trong hình thức thơ mới sang lãnh vực siêu thực không gây một chướng ngại nào trong thi ca mà đi vào hồn thơ như tự nó, không còn thấy chi là chịu ảnh hưởng. Có chăng chỉ là sự gợi ý mà thôi. Chính thời điểm của văn chương miền Nam là thời điểm phát tiết mãnh liệt nhất, họ lao vào con đường sáng tạo để tìm thấy mình như một cõi riêng trong thi ca. Không riêng tác giả thơ siêu thực mà ngay những nhà văn cũng bị lôi cuốn vào tư duy bên ngoài như là sản phẩm để cải tổ cho một phong cách mới lạ hơn. Đó là thời cận đại của Alain Robbe-Grillet, của Sartre, của Gide, của Camus, của Miller…Từ những khơi dậy đó chính là chất liệu làm nên và mở đường cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam thời đó và sau này nhất là chủ nghĩa siêu thực.
Nói về trào lưu siêu thực chính là đường lối phá cách từ chỗ vị nể để cho thơ trong sáng, chuẩn mực là sự lý nghiêng về mặt xã hội hơn tâm hồn. Xã hội là qui luật, tâm hồn là khai phá; hai trạng huống đó chính là bờ vực của thi ca. Tuy nhiên; trong cái đố kỵ đó chính là cái nhấn mạnh dứt khoát của chủ nghĩa siêu thực vào tất cả những gì của tự do cá thể, của cái gọi là lời biện hộ tập thể chủ nghĩa cho ý thức hệ để rồi trở nên trong sáng, vững vàng đưa tới trong ‘hiến chương siêu thực’ – However; the incompatibility of surrealism’s emphasis on total personeal freedom, with the call for submission to a collectivist ideology at last became clear to ‘manifesto of Surrealism’. Hiến chương của Siêu Thực thành hình đầu tiên vào năm 1920 bởi André Breston (1896-1966) và từ đó coi như chủ thuyết và là ngọn đuốc soi đường trong tâm trí của thế giới vô thức (unconscious psychic world) đặc biệt cho thế giới mộng mơ (Freud); đúng ra đó là chức năng của tư duy. Nhưng phải ý thức qua cái khâu này thời tất thấy được tính chất siêu lý của siêu thực, thấy được ý tứ chuyển vần và dụng văn (thơ) của Thanh Tâm Tuyền, bởi; chính ông đã viết những gì mà trong đó hàm chứa một số tư duy cũ và mới của những văn thi nhân trong và ngoài nước với một dụng ý nói đến hướng đi trong thi ca (Tc.Sáng Tạo. 3 /1960).
Chủ nghĩa siêu thực không có đơn thuần như một thứ trào lưu thẩm mỹ nhưng nó lại là con đường sống hiện đại hóa tư tưởng để làm mới hơn những gì đã mới; đâm thủng những tàn tích cố cựu, những giá trị củng cố giai cấp (stable bourgeois) làm hư hại cả triều đại thi ca; tái phát hiện chất liệu mới của siêu thực và những gì gọi là siêu lý của nó. Thanh Tâm Tuyền đã thực thi đúng đường lối của chủ nghĩa siêu thực, dẫu là những năm trong lao tù hay cuối đời. Cảnh vật vừa đau xót, vừa quạnh hiu trong nỗi niềm quặn đau giữa thực và ảo. Siêu thực đó vẫn được coi là tồn lưu nhân thế cho một định nghĩa tự nó:
‘Mưa bay lất phất gió căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn
Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm’.
(Thơ Trong Tù 1978. Trại K2-Tân Lập).
Bài thơ khác của Thanh Tâm Tuyền trước năm 1975 chất chứa một thứ lãng mạn siêu thực, mang vóc dáng khác biệt của những người làm thơ hôm nay. Và; sau 1975 cho tới nay; một số thi sĩ làm thơ nói về tình yêu (suông) nói về thơ thời sự (sảng) nói về thơ tâm sự (gượng); tất cả những thứ đó trở nên lập ngôn đến nổi biến lời thơ vào con đường uất khí, những thứ thơ như vậy không thực với hồn thơ, không thực cảnh đời mà tích tụ thứ giả-dối-thơ; so ra cũng không phải là thơ chuồn chuồn, châu chấu. Mấy nhà thơ ‘hủ mắm’ chỉ biết chơi thơ, vọc thơ hằng ngày chớ ý tứ hết sức thất hồn lạc lối thơ. Rõ khốn!
Bài thơ ‘Ngợi ca Tình yêu’ của Thanh Tâm Tuyền đọc lên để thấy cái sáng giá tình người trong thi ca:
‘Tôi chờ đợi
Lớn lên cùng giông bão
Hôm nay tuổi trẻ khóc trên vai
Tìm cánh tay nước biển
Con ngựa buồn
Lửa trốn con người
Đất nước có một lần
Tôi ghì đau đớn trong thân thể
Những dòng sông, những đường cày mũi nhọn
Những biệt ly rạn nứt lòng đường …’
Giữa những cái hùm bà lằn, loạn xà ngầu, bầu cua cá cọp đã làm hư hại giòng thi ca đương đại, đau đớn nhất cho dạng thơ siêu thực mà một số thi nhân đã vận dụng trí tuệ siêu việt để viết thành thơ. Thứ qủi ám đó còn nhan nhản trên diễn đàn ngày nay, hỏa mù con thuyền văn học nghệ thuật, chao đảo một cách vô tư. Sáng giá của thi ca là mới lạ, là sáng tạo, là độc đáo còn như sáo mòn thì thơ biến hình trong một tư thế giữa người và vật; trong lúc chúng ta là kẻ kế thừa (heir). Chúng ta đã là phép tắc cho một thứ tự do tư tưởng có chuẩn mực ở trình độ lớn để làm thơ –we are allowed the greatest degree of freedom of thought. Nghĩa là, cho dù; có loại trừ ra khỏi thi ca đương đại cũng không hối tiếc. Thành ra đi vào thơ dù dưới vóc dáng nào, trường phái nào đi nữa cái đòi hỏi tối hậu cho tâm thức thơ được ‘sống’ với thế gian, bằng không gọi chung thơ là thơ hay là gì đi nữa; ‘thơ là cõi phi’: phi nghĩa hay phi lý (?). Nhưng thơ có nghĩa của nó dù là thơ đúc, thơ trình diễn, thơ lập thể, thơ rờ (tangible poems) đều có chất thơ riêng và có một chỗ đứng thực chứng đâu là thơ và đâu là không thơ. Đấy là hiệu năng của thi ca.Từ những sắc tố đặc biệt đó đưa tới sự đố kỵ lẫn nhau với một trào lưu tư tưởng qúi tộc và sang trọng. Do từ đối kháng trái nghịch mà không giao thoa vào nhau để tìm thấy chân lý tối thượng: trong thơ chứa đựng gì để ý thơ và mạch thơ điều hòa không khí vào tâm hồn thơ. Thanh Tâm Tuyền thừa thải những sinh tố đó mới thực hiện tài tình chất liệu mà ít ai đã thực hiện; dù có thực hiện đi chăng nữa. Đọc những bài thơ xuôi siêu thực của ông thời mới thấy chất lượng của nó là thứ hợp tố cho tâm hồn thơ siêu thực:
‘hồn nhiên tôi trở thành thi sĩ ca dao nhẹ những nhát cuốc xới lần áo mỏng ruộng đồng’ / ‘Những chuyến đi xa theo mưa về ngủ mái rạ. Đem hiền lành, có lẽ từ một cửa bể bến sông quán rượu. Những người bạn hứng mưa vào lòng tay, giọt mưa đẹp như mắt ngủ. Rất xa không cách…’ (trong Mưa Ngủ).
Một câu ‘thơ-văn’ xuôi khác mang đặc chất siêu thực không thể tưởng nổi: ‘dù tôi đang đứng bên bờ, nước đen sâu thao thức’ (trong Khúc Tháng Chạp .1969). Để rồi đưa vào siêu thực một nội tại bi đát: ‘Nội không quạnh quẽ như ngàn cõi chiêm bao vượt…Như điệu ngân hụt hẫng…’.Tác động đó của tri thức cho một cảm nhận thực hiện vào nó –the activity of the best minds feels the effect of it. Để rồi thông thường hóa cho vấn đề siêu lý trong thơ như đã bắt gặp; cho một mẫu số chung trong cách xây dựng thơ siêu thực. Chắc chắn Thanh Tâm Tuyền thấm thấu đặc chất đó mới hóa trị những bài thơ vừa siêu thực, vừa siêu hình trong một tâm thức vượt ngoài của tư duy. Siêu thực thơ của ông là thứ siêu thực hiện sinh. Trong thi ca một đôi khi có niềm vui trong cái bi thảm, bức xúc của nó cũng đủ nói lên cái cam chịu. Dẫu tư duy đó có giá trị đi nữa thời nó cũng chưa hẳn ban trải hết ở một cõi nào…Theo triết học phân tích sự cố đó đã dựa trên cơ bản không tương ứng nhận biết (inadequate knowledge) mà nó tương thức cho một thời hiện đại, nhận thức dựa vào sự kiện (tâm hồn) mà nó đã thẩm định một cách chính xác bởi kiến thức tâm lý. Cho nên chi tính chất siêu thực trong thi ca của Thanh Tâm Tuyền là nằm trong cái mơ chứng cớ hiển nhiên của hiện hữu diễn biến và bày tỏ ở đó dấu hiệu có thứ lớp. Trong khi hoài niệm thừa nhận một cách đơn phương ở chính nó để đáp lại cái gọi là mơ thực /dreaming-day hơn là thực mơ ở chính nó /dream itself. Cũng có thể Thanh Tâm Tuyền đang sống trong cái điều ‘có thể hoàn toàn là’ /it’s quite possible’. Và; từ khi lâm thời vào trạng huống đó thi nhân không cung cấp đầy đủ cho một chứng cớ mà dừng lại ở tọa độ mong muốn. Siêu hình trong chất siêu thực của Thanh Tâm Tuyền đã hóa giải một cách trọn vẹn và chân phương qua thi ca: chính yếu tố dửng dưng là coi nhẹ cách trình diễn hơn là tả thực; trong cách xử lý như thế là thực chất trong thi ca siêu thực của Thanh Tâm Tuyền đưa người đọc tiếp tục hiện diện với hiện hữu đang sống cho một trạng huống mơ thực; cái sự cố đó không chìm lắng trở lại trong cái xa xưa nữa (immemorial) mà sống lại với những gì sống thực.
Chủ nghĩa siêu thực là gì? –là tâm lý tự động hóa trong một trạng huống tinh anh, bởi; những gì mà thi nhân phát tiết là một bày tỏ đích thực của thơ – nó có nghĩa là chuẩn mực, thành lời văn (verbally) có nghĩa là văn phong như lời nói hoặc một lối diễn tả khác –đúng ra đó là chức năng của tư duy. Tiếng gọi bởi tư tưởng. Chủ nghĩa siêu thực là dựa trên niềm tin sống thực đã thành lập với một thể thức chắc chắn, bởi; những gì đã có trước mà đời bỏ rơi nó. Phóng bút theo dạng tùy tiện là xâm phạm vào thể thơ hay thể thức khác của thi ca.Trong cái sự hờ hững mất chất là do cái trò ‘chơi chữ’ trong cách dựng thơ của thi sĩ đời nay. Sự đó là khuynh hướng phá hủy từ một thứ tâm lý máy móc miễn cưởng; như thử là giải quyết được vấn đề riêng mình cho một đòi hỏi tham vọng gián tiếp. Tính chất siêu thực là minh định những gì gọi là hiện sinh trong thơ qua cách biểu diễn ở tự nó. Một thứ siêu thực vượt thoát; chỉ tìm thấy trong thơ của Thanh Tâm Tuyền: một chất liệu cô đọng trong một tâm hồn cởi mở và trong sáng ./.
(ca.ab.yyc. Xmas. 2017)
GHI THÊM: Nhóm khởi xướng siêu thực thi văn nhân: Louis Aragon (1897-1982)Philippe Soupault (1897-1990)Raymond Queneau(1903-1976)André Breton (1896-1966): Chuyên khoa về tâm thần học.Bác sĩ thần kinh, Nhà văn, Họa sĩ. Sáng lập chủ nghĩa Siêu thực (1920).
Hiến chương của Siêu thực; Breton viết:‘Chúng ta vẫn còn sống dưới triều đại của qui tắc / We are still living under the reign of logic’.
Sau cái chết của A. Breton. Đây là câu nói nằm lòng của những người theo phái siêu thực trên thế giới thuộc bộ môn văn học nghệ thuật .
Nghệ thuật Siêu thực: Salvador Dalí (1904-1989) Joan Miró (1893-1983) Jean Cocteau (1889-1963) Desmond Morris (1928- …) và… …
Từ ngữ Siêu Thực/Surrealism là chữ (phát kiến) của nhà thi văn Guillaume Appollinaire (1880-1918). Siêu thực khoa học thuộc hệ thần kinh nằm trong dạng Tiềm thức / Subconscious, Mơ / Dreaming và Hoài niệm / Memories của Sigmund Freud (1856-1939).
Nguyên nghĩa của Phi thực / Surreal: theo nghĩa của Pháp là ‘Thực cõi bên kia / beyond real’ hoặc ‘nhiều hơn cả sự thật /more than real’.
TRANH VẼ: ‘Người Canh / The Watcher’ . Khổ: 12” X 16” Trên giấy dầu hắc. Vẽ bằng gai khươi ốc. Acrylics+Mixed. Vcl# 112018.