Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.147.560
 
Còn một chút gì để nhớ
Phạm Thanh Chương

Tập thơ VŨ HỮU ĐỊNH

 
Một buổi trưa năm 1973 trong căn phòng bề bộn ở đường Nguyễn Trãi, trong thành Ô Ma, tôi đang dọn dẹp thì có một người đi thẳng vào, dáng thấp, đậm, bận áo che mie dài tay, trán cao, cười rạng rỡ :
- Mày là Phạm thanh Chương ? Tao Vũ hữu Định, nhà còn cơm không?
Vũ Hữu Định ngồi xuống sàn nhà, cởi áo, ăn cơm tự nhiên :
- Mày có biết Hạc thành Hoa nói“ làm người mà được ăn cơm thì có hạnh phúc gì bằng”chứ.
Câu nói cứ ám ảnh tôi mãi suốt những năm tháng sau này.Buổi chiều tôi giao căn phòng cho Vũ hữu Định, anh tắm giặt, viết rồi nằm lăn ra ngủ. Chiều tối trở về tôi không thấy Vũ hữu Định đâu cả, anh đến rồi đi bất chợt như một cơn mưa giông ở Saigon.
Bẵng đi hơn tuần lễ, một buổi sáng Vũ hữu Định đến tìm tôi :
- Sáng nay mày làm gì ?Gần đây có cái quán nào không?
- Chi vậy ?
- Đi uống với tao chai bia.
- Sao hôm nay chơi“ sộp” vậy ?
- Tao vừa ghé VĂN nhận nhuận bút bài thơ của Hạc thành Hoa.
Tôi với Vũ hữu Định vào cái quán nhỏ trong khuôn viên thành Ô Ma, Vũ hữu Định nói mỗi đứa uống một chai thôi, nhưng cứ vừa uống hết anh lại kêu thêm chai nữa…và cứ như vậy cho đến lúc nhuận bút bài thơ của Hạc thành Hoa bay theo những chiếc vỏ chai nằm lổn ngổn dưới góc bàn anh mới chịu ra về
“ Chiều khó thở ta ngồi bên quán xép
Một miếng khô một xị rượu nồng
Nhai là nói với đời lận đận
Uống là nghe sầu cháy  long đong”
Vũ hữu Định mất năm 1981, mười lăm năm sau, năm 1996 Trần từ Duy đứng ra quyên góp anh em trong giới văn nghệ, tập hợp bản thảo để in cuốn : CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ như một nén nhang tưởng nhớ anh. Sự đóng góp nhỏ nhoi và khiêm tốn của đông đủ bạn bè đó cũng là cách biểu hiện sự trân trọng và quí mến của tình bằng hữu những người đã một thời cùng sống hay quen biết Vũ hữu Định.
Anh mất để lại một lượng thơ khá lớn in rải rác trên các tạp chí và tản mác trong bạn bè. Và, anh cũng để lại trong lòng người yêu thơ nỡ in hớ tiếc khôn nguôi.
Hơn ba mươi năm sau, đọc lại thơ Vũ hữu Định bên cạnh những ngổn ngang và lo toan cuộc sống, vẫn thấy dòng thơ anh nhẹ nhàng, mộc mạc đến độ hồn nhiên như chính anh chẳng hề vướng bận điều gì ;
‘ Con đường đất cỏ màu xanh bữa nọ
Cây bên đường màu lá lụ chôm kia
Con chim bỏ đi có bận quay về
Cất tiếng hát chào niềm vui của gió
Anh ra đứng sau hè để ngó
Không thấy chim mà thấy tiếng kinh chiều”
Anh thấy“ tiếng kinh chiều ”giữa khoảng không gian bát ngát, giữa cái vô cùng của thời gian và trong cái ngắn ngủi của kiếp người không biết anh có cảm nhận được điều gì ? Nhưng chắc chắn một điều là lòng anh sẽ buồn man mác, vì :
   “Vui trong lòng anh đã bước chân theo
Em có nói là em không trở lại”
‘Không trở lại” là một điều mất mát mà trong mất mát bao giờ cũng đi kèm theo đó một nỗi buồn.
  Con đường đất, bãi cỏ, dòng sông, lũy tre làng hình ảnh quen thuộc của tuổi thơ, những hình ảnh quen thuộc đến nỗi không còn rõ nét mỗi khi nhớ lại, đó cũng là cách nói hết sức tự nhiên của một tâm hồn phóng khoáng :
“ Cây bên đường, cỏ bụi, hàng tre.
Quen đến nỗi không nhớ gì tha thiết”
Đôi khi những hình ảnh quá quen thuộc không làm ta để ý đến tiểu tiết,nhưng có một lúc nào đó ta chợt nhận ra :
       “Con chim nhỏ có nằm trong vạt cỏ
Bữa hôm nay anh mới thấy cỏ vàng”
Vũ hữu Định đã sống một quãng đời lang bạt, anh đã từng“bụi đời’
Như một gã giang hồ chính hiệu :
“ Ta có những ngày đi vất vưởng
Những buổi chiều ngồi chẳng đợi ai quen”
Tài hoa thì mệnh yểu, không biết câu nầy có đúng với trường hợp Vũ than thở, như tiếng nói tự đáy lòng mình.Chân chất, mộc mạc nhưng đầy ấn tượng :
“ Phố núi cao phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố tình thân
Đi dăm phút đã về chốn cũ…”
Anh mất không phải…CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ…mà còn biết bao điều để nhớ về anh :
“ Xin cám ơn thành phố có em
Xin cám ơn một mái tóc mểm…”
Xin được cám ơn những bài thơ anh đã viết, những bài thơ bao giờ cũng thấp thoáng một nỗi ngậm ngùi như cuộc đời ngắn ngủi của anh.
 
   Saigon, mùa Giáng sinh 2017
 
 
Phạm Thanh Chương
Số lần đọc: 1738
Ngày đăng: 10.01.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cõi Hồng, thăm thẳm phận người - Lê Thành Văn
Ý nhỏ về giai thoại Vua Minh Mệnh - Lê Ngọc Trác
Từ chuyện viết mới tiếng Việt đến nhà văn Nguiễn Ngu Í - Phan Chính
Định niệm - Võ Công Liêm
Vị thế nổi bật và ảnh hưởng của Việt Nam đối với các nước lân bang dưới thời Minh Mệnh - Lê Ngọc Trác
Thị độc Trần Phương - Nguyễn Thanh
Suy ngẫm về nghệ thuật hậu hiện đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập - Tuấn Giang
Nghệ sĩ Thanh Sang – Tiếng hát buồn thiên cổ - Nguyễn Thanh
Nhà thơ Tố Phang – danh sĩ đất Nam bộ - Nguyễn Thanh
Thế giới nguyên vi đêm hoàng lệ. - Phan Đình Dũng