Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.114
123.144.781
 
Huyền thoại, hoang đường và ma thuật trong hình ảnh của người nghệ sĩ
Võ Công Liêm
                                 
 
 
Tôi ghét những thứ không dính tới văn chương, nói năng bực mình tôi (ngay cả khi nói đến văn chương), chào đón, thăm hỏi phiền toái tôi, buồn vui đến những gì quan hệ tới tôi, tẻ nhạt cả linh hồn tôi. Lời nói là quan trọng, nghiêm chỉnh, thực lòng là ngoài những gì tôi nghĩ.*
            Franz Kafka (Nhật ký 1918).
 
    Trong ba thứ hão huyền nêu trên đều nằm trong dạng thức mập mờ bí tỉ của người nghệ sĩ, luôn vây quanh trong hồn thi văn họa nhân và thứ ma thuật phát tiết từ họ mà ra –The riddle of the artist the mystery surrounding them and the magic emanating from them. Nói ra nghe như võ đoán, chủ quan để phê nhận và rồi vơ đũa cả nắm; nhưng nếu có cái nhìn khách quan vào hiện tình thì sự đó là vấn đề đạt tới thuộc tâm lý học / psychological approach. Vậy thì thử nhìn lại bối cảnh đó thực hư như thế nào. Người ta có thể thăm dò, điều nghiêng sự lý một cách tự nhiên ở khả năng của con người để có một tạo tác đặc biệt trong tác phẩm của họ là chất liệu mà chúng ta xem như thích đáng và lý thú. Hoặc; người ta có thể đặc vấn đề làm thế nào mà con người có một tư duy độc đáo, đặc thù đến thế, nói cho ngay; tất cả những tác phẩm là điều dễ dàng hòa điệu cho một giá trị đặc biệt của nó, là đánh giá được nó, bởi; cái sự đương đại kịp thời là đạt tới thuộc khoa xã hội học / the sociological approach. Gọi ‘đạt tới’ cho cả hai là giả định; mà ở đó có cái mập mờ, ẩn ý vùi chôn trong một ý nghĩ khác, sự đó ắt là đặc biệt và tuồng như chưa hẳn là một sự yếu lòng cho một định nghĩa (ill-defined), những đặc điểm và yếu tính của nó là buộc phải có cho người sáng tạo nghệ thuật. Chắc chắn yếu tố đó thuộc vào từng thời kỳ và văn hóa có tính thời thượng cho tác phẩm dựng nên; còn như tạo ra một điều gì không có cớ sự hay mơ hồ là bởi người sáng tạo đưa vào tác phẩm của mình làm ra.Từ chỗ đó sinh ra hình ảnh trừu tượng, siêu hình vô căn cứ, mất chất. Do từ phi ngôn, phi nghĩa không hợp thời làm cho văn chương không thực chứng.
Thành ra trong ba từ ngữ gọi là : Huyền thoại / Legend, Hoang đường / Myth và Ma thuật / Magic là ba đặc chất qua hình ảnh người nghệ sĩ nói chung và thi văn họa nói riêng là tác động mãnh liệt để tìm thấy cái ‘đạt tới’ của tác phẩm tạo ra: thực hay giả giữa tâm hồn con người và tinh thần của tác phẩm.
Gọi là đạt tới nghe ra rất tự nhiên nó có một vài lý sự để đả thông vừa xúc tác, vừa tiếp cận. Tác giả đặc tựa đề là thừa nhận đúng lý mình đưa ra cho khả năng sáng tạo và vai trò của người nghệ sĩ đang đối diện với đời, mặc khác; như nói lên cái siêu lý do mình dựng nên. Quan điểm đó đã đi lệch nghĩa ‘đạt tới’. Một thứ chủ quan tư tưởng khó để ‘mua chuộc’ quần chúng nhất là lãnh vực văn học nghệ thuật. Thế nhưng; ngày nay những người nghệ sĩ vẫn du mình vào một tương lai của ảo tưởng (The Future of an Illusion) (Freud); không thể hóa trị mà nghiễm nhiên như một chọn lựa dành cho vi tính hóa, vi tính đồng lõa để thừa nhận sự hợp lý của nó không (without) còn tính chất nghệ thuật vị nghệ thuật, mà ‘vị’ nhân sinh: -vì quen thuộc, vì tình cảm riêng tư hay bởi; họ đã lỡ bày ra cái sự không nhận thức ở lãnh vực văn chương cũng như trong lãnh vực của khoa tâm lý –they have slipped unawares out of the literate field into the field of psychology. (Trong ‘Group Psychology and the Analysis of the Ego by S. Freud).
Từ chỗ đó cả hai xa tầm nhìn nhân thế, không còn thấy người mà chỉ thấy ta; cả hai lao đầu vào cái lỡ tay, lỡ bày cho một hợp thông vô nghĩa, không để lại dấu hiệu đặc thù của ‘huyền thoại ngữ ngôn’’ mà chỉ thấy ở đó một thứ ‘ma thuật ngữ ngôn’; thời không thể ‘đạt tới’ cho một truyền lưu mai sau. Mà phải đặc nặng vai trò nhận thức hợp lý hay không hợp lý, còn bằng không biến diễn đàn văn học nghệ thuật là sân chơi dành cho đám ‘liêu trai chí dị’, hùm bà lằn, bầu cua cá cọp: văn chả ra văn, vẽ chả ra vẽ đảo lộn thị trường văn học nghệ thuật hiện đại, hỏa mù không tiến mà lùi hóa ra vô bổ, vô loại thứ.
Trong khi chúng ta hy vọng đây là một học hỏi qua kinh nghiệm sẽ được cấu thành, một sự mở đầu tác phẩm cho xã hội tương lai của người nghệ sĩ dành cho một cơ hội để phát tiết những gì đặc thù trong ngữ ngôn văn chương, là hạn hữu của những gì đạt tới, là hướng đi của con người văn nghệ qua các thời đại, dẫu đã kinh qua những cổ tích hoang đường và từ chỗ đó thần thánh hóa cho một huyền thoại; vin vào sứ cớ để miêu tả những gì cho một kiểu thức ma thuật lồng vào đó cái gọi là anh hùng hóa của người nghệ sĩ vào trong tiểu sử (The Heroization of the Artist in biography). Ông Tạo như kẻ sĩ được phong thánh –Creator as divine artist. Dựa trên cơ sở đó người làm văn nghệ luôn có dấu hiệu ‘tự hào’ là mình làm nên sự nghiệp như một thần tượng; ví phỏng mình là danh tiếng (legend) đáng được ngợi ca. Một tư duy suy tàn, cạn cợt do từ ‘cái ta/self’ khống chế trước con người và thế gian. Trước tiên; chúng ta chú ý tới  những gì cơ bản có từ thi văn họa nhân thành hình dưới những góc độ: -có thể vì thói quen, -có thể vì bản năng; tất cả nó qui tụ trong nhu cầu đòi hỏi thuộc về lý tính cá thể. Trong mọi tình huống phải thực chứng mới xác định được cho một tác phẩm. Sau nữa là sự nghiệp của họ phản ảnh phần nào tâm tư mình trong đó, phơi mở một góc cạnh riêng tư mà họ muốn phản chiếu vào để mô tả cho một tâm thức vượt thoát, chất chứa một cái gì mang tính chất huyền thoại (legend). Bởi; như thế này: -hình ảnh của một thứ anh hùng nó trở nên quan trọng đặc biệt cho văn chương thuộc lịch sử, đặc biệt trong trường hợp cho nghệ sĩ tạo hình (điêu khắc gia, kiến trúc gia) xẩy ra từ thời kỳ đồ đá, sang đồ đồng kim khí hay đục chạm lên đá trong hang động, cái sự xuất thần khuyết danh đó được lưu truyền như hoang đường (myth). Ở Trung quốc đời nhà Đường được ghi như lịch sử huyền thoại anh hùng ca (heroization) thừa nhận như thời kỳ đương đại. Những gì xưa cổ là thuộc về cổ điển, hình ảnh của văn hóa tồn lưu nhân thế, một vị trí giữa những gì tư duy thuộc lịch sử, một thứ văn chương độc lập có thể loại. Đây là ngọn nguồn biểu lộ sự sống thực bên trong tác phẩm, một giao liên giữa văn hóa và văn hóa một cách vững bền, dài lâu giữa hiện đại và tư tưởng để dựng ra huyền thoại, giữa những gì thuộc lý thuyết và ý thức về thần tiên.Thời đại ngày nay nhất là khoa học cho đó như một di sản có nguồn gốc dành cho huyền thoại hoang đường, những thứ đó không đơn thuần để liệt vào một thể chung. Cuối cùng chúng ta đứng lại trong ý niệm của dues artifex / divino artista có nghĩa rằng đưa người nghệ sĩ đến đỉnh cao của một nỗ lực không ngừng, đặc vào đó một điạ vị thánh hóa. Qua từng mảng của cổ La Hy cũng như huyền thoại Âu Cơ của Việt Nam là di sản lịch sử, ngọn nguồn của sử ghi không dấu tích, có thể coi đó là thời kỳ phục hồi lại những gì đã lãng quên hoặc đã vùi chôn qua từng niên đại, để rồi về sau vay mượn như chứng cớ của từng thời kỳ mà trong đó vóc dáng người nghệ sĩ chỉ bừng lên từ trong điạ hạt của họa phẩm hay đúc tạt qua chuyện hoang đường thần thoại, những chứng cứ đó chỉ giữ gìn trong ý niệm và qua nhiều yếu tố lập thành huyền thoại và được truyền đi cho tới thế hệ về sau. Nhưng chúng ta đọc được ở đó những sắc thái khác nhau, nó dựng nên bởi hoàn cảnh xã hội hay dưới một chế độ, đặc biệt hơn chúng ta bắt gặp một nền văn hóa, văn minh trong đó chớ không nhất thiết nhìn nó như một tàn tích cổ điển. Ở mỗi tác phẩm nó chứa đựng nhân cách và tác phong cho một định nghĩa cụ thể của sáng tạo, là nói đến một trình độ thấm thấu, phát tiết trong một cảm thức song hành giữa văn và người để từ đó nhận ra tư chất nhà văn, nhà thơ, nhà họa nó ‘phong tỏa’ bởi di tính (gen) là phản ảnh cá thể của con người thuộc con nhà tông hay con nhà nông. Tất cả đã vận hành vào đó cho một lý tính lịch sử; khám phá tài năng được coi như chủ đề một thứ huyền sử ca / The discovery of talen as a mythological motif. Từ suy nghĩ đó cho ta một nhận thức chung mà hầu như giới văn nghệ sĩ phơi mở phần nào ‘hồn phách’ của họ qua ‘con chữ’ diễn tả, là thấy được trình độ và cá tính con người bên trong; dẫu có trá hình chữ nghĩa đi nữa nó vẫn lộ ở đó một ý thơ hay mạch văn qua nhận thức hiểu biết; có nghĩa rằng không huyễn hóa ngôn từ để che lấp văn phong ‘ngụy quân tử’; chớ nói chi đến điển tích, điển cố hay mượn ‘thổ âm’ để đưa vào thơ, văn; những sản phẩm đó làm hư hại giá trị tuyệt đối của nó nhất là thi ca. Giá trị của huyền thoại là khắc ghi cái thực chứng dù là thời kỳ man khai. Ngữ ngôn là thiết thực và phản ảnh nội lực bên trong làm cho văn chương mới lạ và phong phú hơn. Tuyệt đối không vay mượn để thánh hóa. Thánh hóa là khám phá về thiên tính như chủ đề thuộc huyền thoại hay thần thoại. Thí dụ: Phù Đổng Thiên Vương, Thánh Gióng, Đinh Bộ Lĩnh, Trương Chi Mỵ Nương, Sơn Tinh Thủy Tinh…là chứng cớ của lịch sử huyền thoại là  động viên tích cực khí thế anh hùng có tính lịch sử dân tộc. Câu chuyện thần đồng Phù Đổng thời trẻ là một khám phá lớn của những con người cùng thể loại mà trong đó chủ đề đưa ra để chỉ rõ chuyện thần tiên được khám phá của thiên tính –‘tale of the discovery of talen’, một hình ảnh nổi bậc. Một chứng cớ cụ thể trước khi chúng ta yêu cầu cho một diện tích rộng lớn có nguồn gốc và đặc vào đó một cơ bản kiểm chứng. Và; từ chỗ đó nhân vật huyền thoại không còn là thần thoại như ta đã nghĩ, nó hoàn toàn thánh hóa với bao nhiêu chuyện truyền kỳ khác của mỗi dân tộc. Có lẽ; lịch sữ đi từ huyền thoại mà ra ? Ngay cả thời hiện đại người ta tô hồng cuộc đời và cái chết để huyền thoại hóa dù cái chết bình thường nhưng đó là chuyện cá tính nó chả dính dấp gì đến huyền thoại hay sử ca. Văn nghệ sĩ có trước hay có sau (như thường nhắc tới) không phải là chứng cớ để coi đó là thần tượng của huyền thoại (legend/icon) thực sự là để đời giá trị của tác phẩm dựng nên hoặc làm nên lịch sử thời gọi là huyền thoại. Còn dựa vào huyền thoại để thánh hóa là lạc đường cho một định nghĩa của: ‘Legend, Myth and Magic in the Image of the Artist’. Không thể coi người nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ, nhà văn là ‘nhân vật huyền thoại’ như đã ngợi ca và đề xuất; có thể đó là thiên tính xuất hiện đúng thời điểm làm choáng váng những người ‘mê’ yêu chuộng suy tôn. Vậy thì như thế này: -Hãy để cho chúng ta qui vào sự cố của những gì xẩy ra thất thường trong thời tuổi trẻ của người nghệ sĩ là sự việc thường tình, tuổi trẻ chính là tuổi trưởng thành  chịu ảnh hưởng từ ngoại giới để có một chọn lựa cho chính mình và từ đó bùng lên trong một tư duy đối đầu với xã hội và con người, là hai đối tượng mà con người văn nghệ cưu mang để thành hình tác phẩm, một thứ ám thị tư tưởng, mặc khác; khám phá những gì vốn có trong bẩm sinh thiên tính…Nguồn cơn thuộc cổ điển là chủ đề để chứng minh sự thật hoặc tồn lưu của sự vật trong từng nơi chốn khác nhau. Chúng ta lập lại để nói lên rằng chúng ta quan tâm vào chứng tích dù đó là huyền thoại hay thần thoại, người nghệ sĩ thủ diễn vai trò ma thuật (magic) để thần thông biến hóa chớ không phá cách để dựng nên cái không thực của nó mà thành lập ở đó những gì xẩy ra trong đời hoặc coi đó là điều đặc biệt của người nghệ sĩ –we repeat that we are concerned here not with what happened in the life of this or that particular artist. Nhưng nhớ cho những gì sự thật và tự nhiên của thông tin là đồng nhất để nhận biết (identifiable), có nghĩa rằng từ phong cách tập quán dựa vào huyền thoại để làm sống lại cuộc đời đang sống. Nhờ đó mà người nghệ sĩ tìm thấy giá trị sáng tạo trong tác phẩm đã dựng.
Hình ảnh mới của người nghệ sĩ là phát triển trong những năm đầu kỉ nguyên, tìm thấy một phơi mở trong sáng có lý lẽ giữa con người và vũ trụ và từ đó thành lập những gì có tính ảo hóa (illusions) thuộc tư duy thần thông, ‘một cái gì tuyệt vời và một tư duy thánh hóa / wonderful and divine thoughts’ là những gì đến trong hiện hữu đối với con người, đưa vào say đắm, tin tưởng và niềm tin thiêng liêng. Vì vậy; những gì không thể tránh được thời đó là sự hiện rõ trong hình ảnh của người nghệ sĩ và chính trong ‘vesion’ phần lớn xẩy đến bằng hình ảnh ảo hóa qua tư duy nhà thơ và họ đã tạo trong tác phẩm một thứ thi tứ không thể kiềm chế bởi sự thúc đẩy của tri giác, đưa thi văn vào nơi không lối thoát để rồi phát sinh ngữ ngôn thơ lạ chữ, lạ người (alien) khó phân định mà gần như vận dụng vào đó thứ cổ ngữ của thời tiền sử, thứ ngữ ngôn chưa thành hình trước khi xác định cho những gì là huyền thoại cổ tích hay đó chỉ là ma thuật của nhà thơ muốn diễn tả một thứ siêu hình huyền thoại(?).Tuồng như có chất men trong dạng thức của ‘hùm bà lằn của cau có và phẩn nộ / mixture of fury and madness’ trong thi ca.  
Cho nên chi chuyển hóa đúng trào lưu tư tưởng là thể cách của đỉnh cao và người nghệ sĩ chính họ là kẻ được trân trọng, như hiện hữu tại thế của một thiên tài. Văn chương đặc vào đó một thứ nghệ thuật mà người nghệ sĩ đã gia nhập một cách tràn đầy (steeped) trong cái gì trinh nguyên (assumption) giữa con người và vũ trụ; có thể dữ kiện nầy nằm trong mô thức thuộc tâm sinh lý không thể tránh khỏi, đó là những gì (cảm hứng) nói ra đây là phương tiện để đạt tới mục đích của người nghệ sĩ làm ra tác phẩm.
Vậy thì; huyền thoại, hoang đường và ma thuật là cái chi chi? -Gom chung trong một từ huyền thoại và những chứng cớ sáng tỏ / myths and demystification cho trọn nghĩa xưa nay, dựa theo nghệ thuật phê bình (criticism) trong văn chương thường nói lên đường lối khác biệt nhau; nó có thể cho đó là tham chiếu vào hay qui vào một trong hai có từ chuyện kể và có từ cung cấp là những gì có một cơ bản chủ yếu là điều có thực hoặc ở đó là phác thảo cho một dữ kiên có tính chất ảo tưởng phong thần. Từ ngữ xử dụng ở đây như một danh xưng đáng kính, sự đó thường dính dáng tới thần linh mà trở nên tôn giáo (ma chay, đồng bóng, voo-doo). Huyền thoại /myth là lời diễn giải cô đọng về sự hiện hữu của con người và coi đây là một nỗ lực để giới thiệu đến hiện thực với cấu trúc trung thực, những thứ đó đối với con người như một sự cấu thành của hiện thể. Gọi huyền thoại thì đây là cảm thức thuở ban sơ, đình đám như một tôn giáo và không những làm cho người ta tin và hầu như khẳng định của niềm tin mà con người khám phá ra nó. Trong niềm tin huyền thoại là một thiết yếu không thể thiếu được của một hợp nhất trong đời sống cá thể và trong đời sống xã hội. Yếu tố chung một trong hai cách được miêu tả về huyền thoại, hoang đường hay phong thần đi nữa đều là lôi cuốn mãnh liệt: huyền thoại giới thiệu những gì thần thông biến hóa, thiêng liêng, bất tận hoặc cho đó là một hình ảnh vi diệu bao trùm cả vũ trụ loài người. So sánh giữa Phù Đổng Thiên Vương và Sisyphus (huyền thoại cổ Hy Lạp) có những dị biệt: bên tuổi nhỏ, tài năng diệt giặc, hét ra lữa. Bên lăn đán lên dốc núi là nghịch lý.Thế nhưng thế gian vẫn tin là hoang đường có thật.Trái lại; Tất-Đạt-Đa (Siddhartha) của Hermann Hesse tạo hình ảnh đầy năng động cho một thanh niên trẻ ra đi tìm kiếm một chân lý tánh không cho nhân loại để về sau hóa ra ông Phật như một ‘thượng đế’. Theo Jung thì huyền thoại, hoang đường là những gì về hình ảnh mà chúng ta đang sống trong một tri giác vô thức (unconscious mind). Nói chung ‘huyền thoại’ là chỉ định từ dành cho ngữ ngôn văn chương với đầy đủ ý nghĩa nêu lên đặc chất cá tính thực tế hay tượng trưng; dẫu trừu tượng hay siêu hình; trong khí đó những gì huyền thoại, hoang đường hay cổ tích thường được coi như thuộc về ‘vô biên/eternal’ hoặc thuộc ‘vũ trụ quan/universal’ cho một hữu hạn bất biến. Cụ thể; hầu hết các tôn giáo là dựa vào huyền thoại không ít và coi những gì huyền thoại là sự cố hẳn nhiên mà thế giới loài người qui nạp một cách hồn nhiên vô tư để rồi thành lập như giáo phái, đặc biệt bộ tộc da đỏ ở Bắc Mỹ hay bản điạ ở Phi châu hoặc một vài buôn bản miền cao Á châu. Thành thử đặc vấn đề huyềng thoại, hoang đường hay cổ tích không phải là một phân tích hay so sánh một cách xác quyết hiện hữu của con người đã làm nên; người ta dựa vào đó như một lý lẽ để thành văn, thơ, họa lấy đó làm phương tiện để nhận biết cho văn chương –Recognizing myths and analyzing them are powerful tools for understanding literature. Từ cơ sở đó con người căn cứ vào Sự sống Huyền thoại / living Myths như một hiện hữu sống động giữa lịch sử và con người; đó là những gì có tính hữu dụng một di sản cổ của xã hội và tàn tích là chứng cớ để lịch sử xác quyết là huyền thoại sống còn, bởi; nó nằm trong một định vị của bí truyền. Dẫn ở đây theo lý luận tâm sinh lý để nhận diện tính chất đặc thù của huyền thoại hay là chuyện phong thần không có thực, mỗi hình ảnh hiện ra nó trở nên một diện mạo của đàn ông, một tư thế độc hữu, là hình tượng nói lên huyền thoại; dẫu cho đó là thật hay không thật. Con người mơ là tiến trình cho một chủ thể mới, định vị trong cuộc đời là chứng cứ cho huyền thoại trở nên sống thực. Vậy thì huyền thoại hiện ra có từ giữa những gì thuộc khoa phân tâm học là sự kiện xẩy ra hằng ngày trong đời sống chúng ta bằng giấc mơ của dạng tiềm thức để được sống vào giấc mơ của ban đêm. Trong tri giác đó nó tràn ngập và chính bí hiểm thâm sâu cùng cốc luôn đọng lại trong một tâm thức mới lạ; sự cớ đó là lý do duy trì cho một huyền thoại xuyên suốt cuộc đời chúng ta đang sống. Huyền thoại lịch sử của Angko wat, Angko Thom (Cambodia), những tháp Chàm Phan Rang, Phan Rí và một vài nơi miền Trung Tây Nam Việt Nam gần như dựa vào huyền hoại để dựng nên niềm tin tôn giáo. Đấy là huyền thoại và giấc mơ (Myth and Dream) một thứ ảo giác của mơ biến hình qua hoang đường từ những câu chuyện thần tiên. Huyền thoại, hoang đường không còn là giả thuyết mà là những gì chúng ta sẽ thừa nhận như thật. Không còn thờ ơ hay lãng quên và xem đó là chuyện kể để mua vui. Tất cả đến như giấc mơ trong hứng khởi, trầm ngâm (muse). Huyền thoại của con người đến với chúng ta nó có một cái gì khai mở và hiện ra ở đó một tác động của thân thể con người và trí tuệ; đó là những gì mà trong đó có một cái lực không cạn kiệt và năng lực bất tận của vũ trụ trút vào trong nhân loại một nền văn hóa rõ ràng, dễ hiểu không còn nghi ngại hay đặc vấn đề thực hư, bởi; nó trở thành huyền thoại, hoang đường nhưng có chứng cứ. Tôn giáo, triết thuyết, nghệ thuật (thi văn họa), ngay cả luật xã hội thuở ban sơ đã được thành lập là chứng tích cho một lịch sử con người. Về sau; dựa vào đó như một khám phá mới của khoa học và kỹ thuật, những gì mơ về là những gì say mê có căn bản là âm vang ma thuật của huyền thoại / magic ring of myth. Biểu tượng của thần thoại học không phải là thứ chế ra hay ‘phiạ’ để cho đó là huyền thoại hay hoang đường. Đúng ra huyền thoại chẳng phải qui tắc có thứ lớp hay luật điều để dựng nên. Có thể do truyền thống, tập quán hay tưởng tượng để có chuyện huyền thoại ngay cả chuyện phong thần. Đấy là lý lẽ mà Freud và Jung cho đó thuộc căn bệnh tâm thức mà ra, hoán chuyển từ mơ (dream) sang thực (reality). Tất cả những gì thuộc về nó là tự phát, tự sinh của tâm sinh lý qua mỗi biến cố nằm trong đó, một năng lực sanh sôi từ nguồn gốc của nó. Rất nhiều câu hỏi đặc ra xưa nay: -Điều gì bí ẩn không ảnh hưởng qua thị giác thời gian? -Tại sao thần thoại, hoang đường có khắp nơi gần như trùng lập, dưới mỗi tập quán đặc thù khác nhau? -Và từ những gì bắt nguồn trong trí một cách sâu thẳm? Trả lời rằng: Dưới mắt nhìn là xác nhận thời gian huyền thoại đứng lại chớ không đi như thời gian vận hành của vũ trụ, bởi; nó hiện diện cho một thực thể của tri giác làm nên huyền thoại kể cả chuyện thần tiên hoang đường. Lấy huyền thoại coi như tôn giáo: nghi lễ, ‘giáo điều’ đồng vọng đến trời, nhìn vũ trụ hoang đường là thượng-đế đó là lý do khơi dậy khi con người đối diện với vạn vật hãi hùng bằng trí tưởng để chống lại những gì hung bạo, đe doạ con người; đó là đối tượng để hình thành huyền thoại và trí tưởng đã tạo dựng anh hùng cứu nguy là chính danh (legend/icon) trong những câu chuyện đưa ra. Tất cả đều xoáy vào sự cớ hữu hình và vô hình trong một dạng thức mơ hồ có tính chất siêu hình, trừu tượng là những gì được xác nhận hoặc không lý giải trọn vẹn mà căn cứ vào chứng tích từ cổ đại để lại hoặc thần thánh hóa cho một giáo điều siêu lý của một thứ ‘tôn giáo huyền thoại’; một phần dựa trên điển cố, điển tích, truyện kể hoặc những hiện vật qua hình ảnh hay hình tượng mà cho đó là huyền thoại và đó là sự trùng lập cùng quan điểm. Ngày nay người nghệ sĩ lấy huyền thoại để đặc tên trên sự kiện hoặc cho mỗi cá thể là để ngợi ca cái siêu lý vô thức của nó. Thực ra huyền thoại mà văn nghệ sĩ xử dụng không dính gì với lý thuyết huyền thoại học mà xử dụng nó như một ngữ ngôn vay mượn để thần thánh hóa vì quá ‘sùng đạo’ cho một đối tượng nào đó để rồi ra công vun xới, tô điểm để biến cái vô thủy chung thành huyền thoại để đời và cho đó là ‘huyền thoại’ duy trì để khỏi thất lạc mai sau. Nghiệm ra chưa hẳn phải là duy trì; có thể ấn tượng đó chìm đắm trong tiềm thức như sự kiện và đã đến lúc thức dậy như một hoài niệm; chớ xét ra việc đó là cái thú chơi chữ, chơi sách để ‘anh hùng hóa trong tiểu sử’ thì quả là quá ‘mê’ cho việc thần tượng nhân vật, vô hình chung là đẩy họ vào viện tàng cổ mà không chịu khai mở giá trị tuyệt đối của nó. Thành ra công việc đó gần như ‘mua vui cũng được một vài trống canh’ không thấy ở đó đúng nghĩa cho một ‘legend’. Tác phẩm để lại chỉ trong phạm vi hạn hẹp chớ không có tính chất thuộc văn học, những thứ đó nó nằm trong dạng ma thuật. Ma thuật trong hình ảnh của văn nghệ sĩ là xử dụng nó như phương tiện để tạo nên giá trị tiêu biểu trong tác phẩm cho thêm hiện thực chớ không hiện thực với đời. Bởi; không có một kết cấu nào hay không có một hệ thống cuối cùng nào dành để lý giải về huyển thoại –there is no final system for the interpretation of myths. Ngay cả Albert Camus với tác phẩm ‘Huyền thoại của Sisyphus / The Myth of Sisyphus’ chỉ xử dụng như một tượng trưng, tượng hình để biện minh cho lý thuyết đưa ra giữa hữu hình và vô hình chớ rốt ròng không động tới huyền thoại hay huyền thoại sử ghi cổ Hy Lạp mà dựa vào cảnh ‘đội đá vá trời’ (roll a heavy stone uphill) lấy đó cho một chủ đề mà sự kiện trong tác phẩm là nghịch lý như một giả định. Trường hợp khác; Nietzsche trong tác phẩm ‘Zarathustra đã thốt như thế / Thus Spake Zarathustra’ trong vai trò của Zarathustra là nhà tiên tri, hiền triết thốt lên lời bi thảm cho một tai họa về sau, rao báo khẩn trương trải dài qua thế kỷ với lời tuyên bố: ‘tất cả thượng đế là đã chết /Dead are all the gods’ để rồi cho đó như một huyền thoại hoang đường, chỉ còn lại đó một di sản kế thừa, ký hiệu vô tận của vũ trụ vây quanh, bao hàm trong huyền thoại siêu hình.
 
Huyền thoại, hoang đường và ma thuật trong hình ảnh của người nghệ sĩ giờ đây chỉ là thứ ảo ảnh, một thứ mỹ ngữ dành cho văn chương và trí tuệ khai mở để bước vào một nơi chốn nhận thức về giá trị của nó. Con người thời đại đã đứng lên từ cái chỗ cổ xưa mờ ảo, tạo tác bởi vô thức. Huyền thoại, hoang đường chỉ là di sản để lại trong một ý tưởng siêu hình, trừu tượng cho một chứng cớ để lịch sử tán dương; tợ như con bướm từ tổ vò vò của nó mà ra hoặc giống như mặt trời hoàng hôn lọt vô vũng sâu của bóng đêm tự khi nào. Chả thể sánh được (comparison) và có thể đưa tới nghịch lý (contrast) ./. 
 
 (ca.ab.yyc. 15/1/2018)
 
*I hate everything that does not relate to literature, conversation bore me(even when they relate to literature) to visit people bores me, the koys and sorrows of my relatives bore me to my soul.Conversation takes the importance,the seriousness, the truth,out of everything I think.
 (Franz Kafka, from his diary 1918).
 
SÁCH ĐỌC: ‘Finding Meaning in the Second Half of Life’ by James Hollis. Penguin Group (USA) 2005.
ĐỌC THÊM:
-Huyền Thoại I. (2016).
-Tác giả của Huyền thoại (2017)
-Siêu hình Hiện sinh và Trừu tượng Hiện hữu (2017)
Những văn bản của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.
TRANH VẼ:’ Ảo ảnh / Illusion’ Khổ: 12” X 16” Trên giấy bìa. Acrylic+ India-ink. vcl# 1412018.
 
                                                                                            
 
Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2011
Ngày đăng: 24.01.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Gửi trái tim - Từ Sâm
Quang Dũng – Tài hoa ngòi bút thơ áo lính - Nguyễn Thanh
Nghĩ thêm về những biến hóa siêu tự nhiên của Tấm - Phan Đình Dũng
Thân phận và khát khao của người phụ nữ trong Đỉnh khói của Nguyễn Thị Kim Hòa. - Phan Đình Dũng
Câu chuyện thơ văn xuôi (tt).Ông thích (2+). - Lê Anh Thu
Tặng phẩm của ngôn ngữ: Thói "ăn" nếp "ở" của người Việt qua cách nói - Ngô Nguyên Dũng
Lý thuyết thể loại hay chuyện về "mẹ cảm xúc" và "cha lý trí". - Lê Anh Thu
Trái đất… hình vuông - Từ Sâm
Phan Đình Tiến – Đục đẽo ra cái đẹp - Từ Sâm
Từ chủ trương “cấm đạo” dưới triều Minh Mệnh nghĩ về âm mưu của Pháp xâm lược Đại Nam - Lê Ngọc Trác
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)